Quan niệm của Heghen, Đecacto về con người?

Cả Hegen và Decacto đều nhấn mạnh đến sức mạnh và khả năng lý tính của con người.

Đề-các-tơ đã đứng trên quan điểm nhị nguyên lận mà giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học, tức vấn đề giữa tư duy và tồn tại. Ông thừa nhận có hai thực thể: thực thể của nhục thể có thuộc tính là quảng tính và thực thể của linh hồn có thuộc tính là tư duy; do đó có hai bản nguyên không lệ thuộc vào nhau: một bản nguyên vật chất, một bản nguyên tinh thần. Sự tồn tại của nhục thể và linh hồn là do một thực thể thứ ba là Thượng đế quyết định. Về mặt vật lý học, Đề-các-tơ ủng hộ các quan điểm duy vật chủ nghĩa. Theo Đề-các-tơ thì tự nhiên là một khối liên tục gồm những hạt nhỏ vật chất. Đặc tính của vật chất là quảng tính. Sự vận động của thế giới vật chất là vĩnh viễn và diễn ra theo đúng những quy luật của cơ học: Vận động của thế giới vật chất quy lại chỉ là sự di chuyển của những hạt nhỏ vật chất, tức là nguyên tử, trong không gian.

Ở đây, tuy còn những điểm hạn chế, nhưng cả Hegen và Decacto đã nhấn mạnh đến vai trò của con người trong triết học. So với những tư tưởng mang tính thần giáo ngày đó thì có thể nói quan niệm của hai ông nghiêng về duy vật nhiều hơn. Làm nền tảng cho chủ nghĩa duy vật biện chứng sau này.
 
"Trong triết học cổ điển Đức, nhà triết học nổi tiếng Hêghen đã phát triển quan niệm về con người theo khuynh hướng chủ nghĩa duy tâm. Hêghen, với cách nhìn của một nhà duy tâm khách quan, thông qua sự vận động của “ý niệm tuyệt đối”, đã cho rằng, con người là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”. Bước diễu hành của “ý niệm tuyệt đối” thông qua quá trình tự ý thức của tư tưởng con người đã đưa con người trở về với giá trị tinh thần, giá trị bản thể và cao nhất trong đời sống con người. Hêghen cũng là người trình bày một cách có hệ thống về các quy luật của quá trình tư duy của con người, làm rõ cơ chế của đời sống tinh thần cá nhân trong mọi hoạt động của con người. Mặc dù con người được nhận thức từ góc độ duy tâm khách quan, nhưng Hêghen là người khẳng định vai trò chủ thể của con người đối với lịch sử, đồng thời là kết qủa của sự phát triển lịch sử."
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top