Triết học duy vật về vật chất có những quan niệm nào ? Và đâu là những điều cần chú ý về vấn đề này. Để giải đáp thắc mắc này của bạn đọc, mình xin gửi đến các bạn bài viết về quan niệm cơ bản của triết học duy vật về vật chất sau đây.
*Quan niệm cơ bản:
Nếu vấn đề kết cấu và tính chất của thế giới vật chất được các ngành khoa học làm sáng tỏ, thì vấn đề bản chất của thế giới được triết học vạch ra thông qua phạm trù thực thể - cái cơ sở thống nhất của mọi tồn tại. Nếu thực thể của thế giới được triết học duy tâm coi là một bản nguyên tinh thần nào đó như ý niệm tuyệt đối, linh hồn vũ trụ…, thì đối với triết học duy vật, nó là một bản nguyên vật chất. Bản nguyên vật chất này được diễn đạt bằng phạm trù vật chất - phạm trù cơ bản nhất của trào lưu triết học này.
Triết học duy vật đã phát triển trải qua các hình thức duy vật biện chứng chất phác, duy vật siêu hình máy móc và duy vật biện chứng hiện đại. Điều này đã làm cho cách hiểu vật chất với tính cách là một phạm trù triết học ngày càng hoàn thiện và chính xác hơn.
1. Triết học duy vật biện chứng chất phác chủ yếu hiểu vật chất theo hai cách sau:
Một số nhà triết học duy vật thời cổ Hi Lạp đã đồng nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể hữu hình cảm tính của nó đang tồn tại xung quanh chúng ta như đất (Xénofan), nước (Thalès), lửa (Héraclite), không khí (Anaximène), hay tứ đại - đất, nước, lữa, không khí (Empédocle). Trong khi đó, Aristote lại coi vật chất là vật liệu - khả năng thụ động mang tính liên tục; và cùng với hình thức, chúng là hai nguyên nhân cơ bản tác thành sự vật tự nhiên (quan niệm nền chất).
Một số nhà triết học duy vật khác thời này như Anaximandre đã coi vật chất là apeiron - một bản nguyên vô định về chất, vô tận về lượng và không quan sát được; còn Leucippe và Démocrite đã coi vật chất là nguyên tử – các phần tử cực nhỏ, cứng tuyệt đối, đa dạng và nói chung không cảm giác được (quan niệm thực thể).
2. Triết học duy vật siêu hình máy móc dựa trên phương pháp siêu hình và chủ nghĩa cơ giới lý giải tính đa dạng của mọi cái tồn tại vật chất chủ yếu dựa trên lực hấp dẫn và lực điện từ… xây dựng hai cách hiểu về vật chất đối lập nhau:
Khi tuyệt đối hóa tính liên tục của vật chất, một số nhà triết học duy vật -khoa học thời này (Descartes, Maxwell…) tiếp tục phát triển quan niệm cổ Hi Lạp (Aristote) đồng nhất vật chất với không gian hay với trường điện từ. Rồi từ chỗ coi năng lượng là đặc tính cơ bản nhất của vật chất, một số nhà khoa học đã đồng nhất vật chất với năng lượng, tuyệt đối dao động điện từ của vật chất –trường điện từ liên tục trong không gian theo thời gian tuyệt đối.
Khi tuyệt đối hóa tính gián đoạn của vật chất, một số nhà triết học duy vật -khoa học thời này (F.Bacon, I.Newton…) tiếp tục phát triển quan niệm cổ Hi Lạp (Démocrite) coi vật chất là nguyên tử, tức đồng nhất vật chất với một dạng thể cụ thể của nó. Rồi từ chỗ coi khối lượng là đặc tính cơ bản nhất của vật chất, họ đã đồng nhất vật chất với khối lượng và chia cắt một cách siêu hình vật chất – nguyên tử với vận động, không gian, thời gian; tuyệt đối hóa vận động cơ học của vật chất trong không gian, thời gian tuyệt đối.
Quan niệm thứ hai giữ vai trò thống trị trong giai đoạn này cho phép hiểu vật chất là tất cả các nguyên tử - phần tử bất biến nhỏ nhất, không có cấu trúc, không cho xuyên qua… Coi khối lượng bất biến - đại lượng đặc trưng cơ bản nhất của nguyên tử; còn tính không sinh, không diệt của vật chất được đồng nhất với tính bất biến của khối lượng; sự vật vật chất được coi là các chất điểm... Nghĩa là, vật chất đồng nhất với nguyên tử; vật chất - nguyên tử đồng nhất với khối lượng; vật chất - khối lượng đồng nhất với chất điểm... Từ đây, họ đồng nhất vận động của vật chất với chuyển động cơ học của các chất điểm xảy ra trong không gian và thời gian tuyệt đối, theo các định luật cơ học, có nguồn gốc là Cái hích của Thượng đế.
Nhìn chung, các quan niệm trên không phân biệt được vật chất như một phạm trù của triết học với vật chất như một quan niệm của khoa học về tính chất và kết cấu cụ thể của thế giới vật chất mà khoa học ở thời đại đó phát hiện ra. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, những phát minh mới trong lĩnh vực khoa học tự nhiên như phát hiện ra tia X, hiện tượng phóng xạ, điện tử, sự thay đổi khối lượng của điện tử theo vận tốc của nó, cấu trúc nguyên tử… đã đưa quan niệm của khoa học tự nhiên cũ về kết cấu và tính chất của vật chất rơi vào tình thế khủng hoảng. Sự khủng hoảng của khoa học tự nhiên cũ trước những thành tựu mới đã kéo theo sự sụp đổ của quan niệm triết học duy vật siêu hình máy móc về vật chất nói riêng, triết học duy vật siêu hình nói chung. Tình hình này đã làm cho những người theo chủ nghĩa duy tâm nhanh chóng rút ra kết luận sai lầm cho rằng vật chất tiêu tan, rằng chủ nghĩa duy vật đã bị bác bỏ…Khi phân tích kỹ tình hình phức tạp của khoa học và triết học lúc bấy giờ, V.I.Lênin đã chỉ rõ ra rằng những phát minh mới của vật lý học không bác bỏ chủ nghĩa duy vật mà là bác bỏ chủ nghĩa duy tâm và quan niệm duy vật siêu hình về giới hạn cấu tạo của thế giới vật chất. Từ đây, Người đi đến kết luận: “Điện tử cũng vô cùng tận như nguyên tử, tự nhiên là vô tận” . Điều này nói rằng, quá trình nhận thức thế giới không có giới hạn, bởi vì bản thân thế giới vật chất là vô tận cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
3. Triết học duy vật biện chứng hiện đại hiểu vật chất dựa trên định nghĩa của Lênin. Định nghĩa này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học hiện đại.
a) Nội dung định nghĩa vật chất của Lênin
Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V.I.Lênin đã phát biểu cách hiểu đó như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” . Định nghĩa này có ba nội dung cơ bản:
Một là, vật chất không phải là một quan niệm của khoa học mà là một phạm trù triết học, nghĩa là một sự phản ánh trừu tượng nhất và khái quát nhất của tư duy con người.
Hai là, phạm trù vật chất phản ánh tính thực tại khách quan, nghĩa là phản ánh mọi cái tồn tại bên ngoài và không phụ thuộc vào cảm giác (ý thức, tư duy) ở con người, nhưng có thể gây ra cảm giác bằng cách tác động trực tiếp hay gián tiếp lên giác quan của con người.
Ba là, cảm giác (ý thức, tư duy) của con người - thực tại chủ quan - chỉ là sự phản ánh (chép lại, chụp lại) thực tại khách quan – vật chất.
b) Ý nghĩa
Định nghĩa này có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học hiện đại.
Một là: Nó thể hiện cách giải quyết duy vật vấn đề cơ bản của triết học. Khi khẳng định tính thứ nhất của tồn tại vật chất và tính thứ hai của tồn tại tinh thần, ý thức, nhận thức của con người, triết học duy vật biện chứng không chỉ khẳng định thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài và độc lập với ý thức của con người mà còn chỉ rõ, thông qua ý thức của con người, thế giới vật chất được nhận thức. Cảm giác nói riêng, nhận thức, ý thức của con người nói chung chỉ là hình ảnh chủ quan chép lại, chụp lại, phản ánh thế giới vật chất khách quan. Từ cảm giác hình thành tri giác, biểu tượng… và các hoạt động cảm tính; rồi từ đây, khái niệm, phán đoán, suy luận… xuất hiện cùng các hoạt động lý tính của con người. Song song với hoạt động lý tính, các quá trình cảm xúc, ý chí xảy ra dưới sự tác động của thế giới bên ngoài lên các cơ quan thụ cảm. Nhận thức, ý thức chỉ là đặc tính của một dạng vật chất phát triển cao – vật chất xã hội, có nguồn gốc sâu xa từ thế giới vật chất khách quan. Điều này không chỉ góp phần khắc phục những khiếm khuyết của chủ nghĩa duy vật cũ đồng nhất vật chất với một dạng thể cụ thể nào đó của nó hay đi tìm một thứ vật chất “thật sự” tồn tại bên cạnh các sự vật vật chất trong thế giới, mà còn bác bỏ thuyết không thể biết của chủ nghĩa duy tâm.
Hai là: Nó cho phép xác định cái vật chất trong đời sống xã hội của con người để tìm kiếm các nguyên nhân vật chất - những nguyên nhân thuộc về phương thức sản xuất chi phối đời sống xã hội. Khi xác định đúng những nguyên nhân vật chất - cơ sở cuối cùng gây ra các biến cố xã hội, triết học duy vật biện chứng góp phần củng cố nhận thức khoa học cho các ngành khoa học xã hội và tìm ra các phương án tối ưu thúc đẩy hoạt động xã hội phát triển. Điều này góp phần khắc phục sự thống trị lâu đời của chủ nghĩa duy tâm – thần bí, củng cố quan niệm duy vật lịch sử trong nhận thức xã hội của con người.
Ba là: Nó khẳng định tính đa dạng và tính vô tận của thế giới vật chất khách quan mà các ngành khoa học khác nhau chỉ nghiên cứu những lát cắt, những lĩnh vực khác nhau trong thế giới đó, để làm sáng tỏ những tính chất và kết cấu phức tạp của thế giới vật chất và làm sâu sắc thêm nhận thức của con người về thế giới vật chất khách quan nhận thức được. Điều này góp phần khắc phục sự đồng nhất siêu hình quan niệm (phạm trù) của triết học về vật chất với các quan niệm của khoa học về tính chất và kết cấu của thế giới vật chất, và chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa chúng với nhau.
Trên đây, là những quan niệm cơ bản triết học duy vật về vật chất. Hi vọng rằng, bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học triết học.
Xem thêm Triết học phương Tây
*Quan niệm cơ bản:
Nếu vấn đề kết cấu và tính chất của thế giới vật chất được các ngành khoa học làm sáng tỏ, thì vấn đề bản chất của thế giới được triết học vạch ra thông qua phạm trù thực thể - cái cơ sở thống nhất của mọi tồn tại. Nếu thực thể của thế giới được triết học duy tâm coi là một bản nguyên tinh thần nào đó như ý niệm tuyệt đối, linh hồn vũ trụ…, thì đối với triết học duy vật, nó là một bản nguyên vật chất. Bản nguyên vật chất này được diễn đạt bằng phạm trù vật chất - phạm trù cơ bản nhất của trào lưu triết học này.
Triết học duy vật đã phát triển trải qua các hình thức duy vật biện chứng chất phác, duy vật siêu hình máy móc và duy vật biện chứng hiện đại. Điều này đã làm cho cách hiểu vật chất với tính cách là một phạm trù triết học ngày càng hoàn thiện và chính xác hơn.
1. Triết học duy vật biện chứng chất phác chủ yếu hiểu vật chất theo hai cách sau:
Một số nhà triết học duy vật thời cổ Hi Lạp đã đồng nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể hữu hình cảm tính của nó đang tồn tại xung quanh chúng ta như đất (Xénofan), nước (Thalès), lửa (Héraclite), không khí (Anaximène), hay tứ đại - đất, nước, lữa, không khí (Empédocle). Trong khi đó, Aristote lại coi vật chất là vật liệu - khả năng thụ động mang tính liên tục; và cùng với hình thức, chúng là hai nguyên nhân cơ bản tác thành sự vật tự nhiên (quan niệm nền chất).
Một số nhà triết học duy vật khác thời này như Anaximandre đã coi vật chất là apeiron - một bản nguyên vô định về chất, vô tận về lượng và không quan sát được; còn Leucippe và Démocrite đã coi vật chất là nguyên tử – các phần tử cực nhỏ, cứng tuyệt đối, đa dạng và nói chung không cảm giác được (quan niệm thực thể).
2. Triết học duy vật siêu hình máy móc dựa trên phương pháp siêu hình và chủ nghĩa cơ giới lý giải tính đa dạng của mọi cái tồn tại vật chất chủ yếu dựa trên lực hấp dẫn và lực điện từ… xây dựng hai cách hiểu về vật chất đối lập nhau:
Khi tuyệt đối hóa tính liên tục của vật chất, một số nhà triết học duy vật -khoa học thời này (Descartes, Maxwell…) tiếp tục phát triển quan niệm cổ Hi Lạp (Aristote) đồng nhất vật chất với không gian hay với trường điện từ. Rồi từ chỗ coi năng lượng là đặc tính cơ bản nhất của vật chất, một số nhà khoa học đã đồng nhất vật chất với năng lượng, tuyệt đối dao động điện từ của vật chất –trường điện từ liên tục trong không gian theo thời gian tuyệt đối.
Khi tuyệt đối hóa tính gián đoạn của vật chất, một số nhà triết học duy vật -khoa học thời này (F.Bacon, I.Newton…) tiếp tục phát triển quan niệm cổ Hi Lạp (Démocrite) coi vật chất là nguyên tử, tức đồng nhất vật chất với một dạng thể cụ thể của nó. Rồi từ chỗ coi khối lượng là đặc tính cơ bản nhất của vật chất, họ đã đồng nhất vật chất với khối lượng và chia cắt một cách siêu hình vật chất – nguyên tử với vận động, không gian, thời gian; tuyệt đối hóa vận động cơ học của vật chất trong không gian, thời gian tuyệt đối.
Quan niệm thứ hai giữ vai trò thống trị trong giai đoạn này cho phép hiểu vật chất là tất cả các nguyên tử - phần tử bất biến nhỏ nhất, không có cấu trúc, không cho xuyên qua… Coi khối lượng bất biến - đại lượng đặc trưng cơ bản nhất của nguyên tử; còn tính không sinh, không diệt của vật chất được đồng nhất với tính bất biến của khối lượng; sự vật vật chất được coi là các chất điểm... Nghĩa là, vật chất đồng nhất với nguyên tử; vật chất - nguyên tử đồng nhất với khối lượng; vật chất - khối lượng đồng nhất với chất điểm... Từ đây, họ đồng nhất vận động của vật chất với chuyển động cơ học của các chất điểm xảy ra trong không gian và thời gian tuyệt đối, theo các định luật cơ học, có nguồn gốc là Cái hích của Thượng đế.
Nhìn chung, các quan niệm trên không phân biệt được vật chất như một phạm trù của triết học với vật chất như một quan niệm của khoa học về tính chất và kết cấu cụ thể của thế giới vật chất mà khoa học ở thời đại đó phát hiện ra. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, những phát minh mới trong lĩnh vực khoa học tự nhiên như phát hiện ra tia X, hiện tượng phóng xạ, điện tử, sự thay đổi khối lượng của điện tử theo vận tốc của nó, cấu trúc nguyên tử… đã đưa quan niệm của khoa học tự nhiên cũ về kết cấu và tính chất của vật chất rơi vào tình thế khủng hoảng. Sự khủng hoảng của khoa học tự nhiên cũ trước những thành tựu mới đã kéo theo sự sụp đổ của quan niệm triết học duy vật siêu hình máy móc về vật chất nói riêng, triết học duy vật siêu hình nói chung. Tình hình này đã làm cho những người theo chủ nghĩa duy tâm nhanh chóng rút ra kết luận sai lầm cho rằng vật chất tiêu tan, rằng chủ nghĩa duy vật đã bị bác bỏ…Khi phân tích kỹ tình hình phức tạp của khoa học và triết học lúc bấy giờ, V.I.Lênin đã chỉ rõ ra rằng những phát minh mới của vật lý học không bác bỏ chủ nghĩa duy vật mà là bác bỏ chủ nghĩa duy tâm và quan niệm duy vật siêu hình về giới hạn cấu tạo của thế giới vật chất. Từ đây, Người đi đến kết luận: “Điện tử cũng vô cùng tận như nguyên tử, tự nhiên là vô tận” . Điều này nói rằng, quá trình nhận thức thế giới không có giới hạn, bởi vì bản thân thế giới vật chất là vô tận cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
3. Triết học duy vật biện chứng hiện đại hiểu vật chất dựa trên định nghĩa của Lênin. Định nghĩa này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học hiện đại.
a) Nội dung định nghĩa vật chất của Lênin
Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V.I.Lênin đã phát biểu cách hiểu đó như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” . Định nghĩa này có ba nội dung cơ bản:
Một là, vật chất không phải là một quan niệm của khoa học mà là một phạm trù triết học, nghĩa là một sự phản ánh trừu tượng nhất và khái quát nhất của tư duy con người.
Hai là, phạm trù vật chất phản ánh tính thực tại khách quan, nghĩa là phản ánh mọi cái tồn tại bên ngoài và không phụ thuộc vào cảm giác (ý thức, tư duy) ở con người, nhưng có thể gây ra cảm giác bằng cách tác động trực tiếp hay gián tiếp lên giác quan của con người.
Ba là, cảm giác (ý thức, tư duy) của con người - thực tại chủ quan - chỉ là sự phản ánh (chép lại, chụp lại) thực tại khách quan – vật chất.
b) Ý nghĩa
Định nghĩa này có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học hiện đại.
Một là: Nó thể hiện cách giải quyết duy vật vấn đề cơ bản của triết học. Khi khẳng định tính thứ nhất của tồn tại vật chất và tính thứ hai của tồn tại tinh thần, ý thức, nhận thức của con người, triết học duy vật biện chứng không chỉ khẳng định thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài và độc lập với ý thức của con người mà còn chỉ rõ, thông qua ý thức của con người, thế giới vật chất được nhận thức. Cảm giác nói riêng, nhận thức, ý thức của con người nói chung chỉ là hình ảnh chủ quan chép lại, chụp lại, phản ánh thế giới vật chất khách quan. Từ cảm giác hình thành tri giác, biểu tượng… và các hoạt động cảm tính; rồi từ đây, khái niệm, phán đoán, suy luận… xuất hiện cùng các hoạt động lý tính của con người. Song song với hoạt động lý tính, các quá trình cảm xúc, ý chí xảy ra dưới sự tác động của thế giới bên ngoài lên các cơ quan thụ cảm. Nhận thức, ý thức chỉ là đặc tính của một dạng vật chất phát triển cao – vật chất xã hội, có nguồn gốc sâu xa từ thế giới vật chất khách quan. Điều này không chỉ góp phần khắc phục những khiếm khuyết của chủ nghĩa duy vật cũ đồng nhất vật chất với một dạng thể cụ thể nào đó của nó hay đi tìm một thứ vật chất “thật sự” tồn tại bên cạnh các sự vật vật chất trong thế giới, mà còn bác bỏ thuyết không thể biết của chủ nghĩa duy tâm.
Hai là: Nó cho phép xác định cái vật chất trong đời sống xã hội của con người để tìm kiếm các nguyên nhân vật chất - những nguyên nhân thuộc về phương thức sản xuất chi phối đời sống xã hội. Khi xác định đúng những nguyên nhân vật chất - cơ sở cuối cùng gây ra các biến cố xã hội, triết học duy vật biện chứng góp phần củng cố nhận thức khoa học cho các ngành khoa học xã hội và tìm ra các phương án tối ưu thúc đẩy hoạt động xã hội phát triển. Điều này góp phần khắc phục sự thống trị lâu đời của chủ nghĩa duy tâm – thần bí, củng cố quan niệm duy vật lịch sử trong nhận thức xã hội của con người.
Ba là: Nó khẳng định tính đa dạng và tính vô tận của thế giới vật chất khách quan mà các ngành khoa học khác nhau chỉ nghiên cứu những lát cắt, những lĩnh vực khác nhau trong thế giới đó, để làm sáng tỏ những tính chất và kết cấu phức tạp của thế giới vật chất và làm sâu sắc thêm nhận thức của con người về thế giới vật chất khách quan nhận thức được. Điều này góp phần khắc phục sự đồng nhất siêu hình quan niệm (phạm trù) của triết học về vật chất với các quan niệm của khoa học về tính chất và kết cấu của thế giới vật chất, và chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa chúng với nhau.
Trên đây, là những quan niệm cơ bản triết học duy vật về vật chất. Hi vọng rằng, bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học triết học.
Xem thêm Triết học phương Tây