• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Chia Sẻ Quân nhật bản xâm lược Đông Nam Á và cuộc đấu tranh dân tộc Đông Nam Á phát triển

Trang Dimple

New member
Xu
38
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai do phát xít Đức châm ngòi ở châu Âu cũng chính là lúc ở châu Á quân phiệt Nhật bắt đầu cuộc chiến tranh mở rộng

phạm vi thế lực của mình.

Ngày 7 tháng 7 năm 1937, Nhật Bản tấn công Trung Quốc và thực ra cuộc chiến tranh châu Á - Thái Bình Dương đã được bắt đầu.

Đông Nam Á đã từ lâu được Nhật Bản coi là vùng đất chiến lược, là vùng giàu lúa gạo nuôi đạo quân chiến tranh, là vùng đất có thể giúp Nhật

Bản giải quyết nhiên liệu, hậu cần.


Vào giữa năm 1940, Đức đã chiếm châu Âu. Cuộc chiến tranh ở phía Tây đã kìm chân cả Anh, Mỹ, Pháp, Hà Lan. Như vậy, mặt trận phái Thái

Bình Dương như để trống, quân phiệt Nhật có thể tung hoành.

Quân phiệt Nhật Bản hiểu rằng nhân dân khu vực Đông Nam Á đã từ lâu căm thù đế quốc thực dân phương Tây, như vậy Nhật Bản có thể lợi

dụng ý thức dân téc trỗi dậy của các quốc gia Đông Nam Á để làm hậu thuẫn đánh bại các đối thủ đế quốc Âu - Mỹ.

Nhật Bản từ giữa thế kỷ XIX đã thành một tấm gương hấp dẫn tự cường và sau đó đã thử sức mình trong việc tranh chấp chỗ ngồi trong bàn tiệc

chia phần ở châu Á. Bây giê đã đến lúc đế quốc Nhật có thời cơ giành chọn quyền làm chủ.

Nhật Bản dùng chiêu bài "Châu Á của người châu Á" và ở Đông Nam Á chính sách đó đã tìm được miếng đất màu mỡ

Quá trình quân phiệt Nhật Bản xâm lược Đông Nam Á, hất cẳng các thế lực đế quốc Âu - Mỹ, được ngụy trang bằng chính sách "Khu vực thịnh

vượng chung Đại Đông Á".

Chính sách "Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á" như một đòn tâm lý lôi kéo các quốc gia dân téc Đông Nam Á vào một viễn cảnh hy vọng.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản lúc đó giải thích công khai chính sách trên:

"Đông Á và vùng biển Nam gần nhau về địa lý, lịch sử, chủng téc và tính chất kinh tế. Do đó, số phận của những nước trong khu vực phải dùa vào

nhau, và giúp đỡ lẫn nhau, cung cấp cho nhau những nguồn tài nguyên không giới hạn. Làm được như vậy, nhân dân Đông Nam Á sẽ sống giàu có

và bảo đảm"

Chính sách "Đại Đông Á" với những lời giải thích về khách quan đã kích dậy tinh thần dũng cảm đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân phương Tây, làm

cho chủ nghĩa dân téc phát triển. Các dân téc châu Á từ lâu bị hấp dẫn bởi tấm gương Duy tân tự cường của Nhật và dễ dàng tin theo Nhật Bản, dấn

thân một cách dũng cảm. Chúng ta càng biết rằng đây là tác dụng ngoài mục đích chủ quan của đế quốc quân phiệt Nhật.

Nhưng có một tác dụng là tự lời tuyên bố trên sẽ dẫn tới một lực phản chống lại. Những chính sách bóc lột vơ vét của Nhật Bản nhanh chóng làm

tiêu tan ảo tưởng của các dân téc Đông Nam Á đối với "chủ nghĩa Đại Đông Á", "Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á"; Và cuộc đấu tranh chống

đế quốc phương Tây để giành độc lập tự do lại chuyển hướng sang đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản.

Như vậy, dù nhằm mục đích nô dịch, người Nhật vào Đông Nam Á còng đã góp phần làm cho ngọn lửa đấu tranh dân téc bùng lên mạnh mẽ. Các

cuộc đấu tranh mang tính chất giải phóng giành độc lập sẽ không loại trừ bất cứ kẻ nào xâm phạm đến quyền lợi thiêng liêng độc lập dân téc, kể cả

Nhật Bản , cho dù ban đầu Nhật Bản vào Đông Nam Á với cái áo khoác "anh cả da vàng", "giải phóng châu Á khái sự nô lệ của người da trắng".

Nhìn lại cuộc chiến tranh chống Nhật Bản xâm lược Đông Nam Á của nhân dân khu vực, ta có thể thấy toàn bộ quá trình phát triển của nhân dân

Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh tiến tới thời cơ cách mạng tháng 8 năm 1945.


Quân phiệt Nhật tiến từ phía Bắc Đông Nam Á, và như vậy Việt Nam là đầu cầu, là vị trí chốt đầu tiên quân Nhật vào sớm nhất. Khi quân phiệt

Nhật Bản vào Việt Nam năm 1940, tổng thống Mỹ Roosevelt đã từng nhận định, coi đó là sự bắt đầu của một mục đích xa hơn.

"Đó là bước quan trọng trong chương trình của Nhật nhằm chinh phục Đông Nam Á"

Cuộc tập kích Pearl Harbour (7-12-1941) mở màn cho cuộc chinh phục cụm chiến tuyến Đông Nam Á. Ngày 10 tháng 12 năm 1941, phát xít Nhật

tấn công đảo Luxông (Philípin). Ngày 22 tháng 12 năm 1941, Nhật Bản chiếm Bắc Mãlai và ngày 15 tháng 2 năm 1942, Nhật Bản đánh bại 10 vạn

quân Anh ở Singapore. Cho đến cuối tháng 2 năm 1942, Nhật Bản đổ bộ lên Java và nhanh chóng khống chế quần đảo có nguồn dầu lửa và cao su này.

Chiếm được vùng đất Đông Nam Á rộng tới hơn 4 triệu cây số vuông bao gồm bán đảo và hàng vạn đảo. Với đạo quân không đủ sức rải ra khống

chế nên Nhật Bản đã dùng chính sách lợi dụng các nhân vật có khuynh hướng dân téc chủ nghĩa, đã có uy tín, vị trí nhất định trong phong trào dân

téc để nắm giữ và tuyên truyền cho chính sách "người anh cả da vàng" đấu tranh cho "châu Á thịnh vượng phồn vinh". Ta thấy quân phiệt Nhật đã sử

dụng ở nhiều nước các địa biểu dân téc có lợi cho mình. Ở Miânm dùng lãnh tụ dân téc tư sản cánh hữu Bamao và cả nhân vật cách mạng cấp tiến

Aung San; ở Philípin dùng Varga, Ala Loren, Roza; ở Việt Nam lập chính phủ Trần Trọng Kim, chỉ có Malaya quân phiệt Nhật xem như một tỉnh trực

trị; Thái Lan thì xem như con bài theo mình đã tiếp đường cho quân Nhật vào Malaya.


Gánh nặng của chiến tranh với nhu cầu khổng lồ trên một chiến tuyến rộng lớn, Nhật Bản không thể không bắt tay khai thác ngay nguồn kinh tế

phục vụ cho chiến tranh như: gạo, dầu mỏ, cao su, kền, thiếc v.v...

Nhân dân Đông Nam Á hy vọng một "Đại Đông Á phồn vinh" thì chính sách vơ vét lúa gạo với các chính sách cưỡng bức nép thuế, lao dịch, nhổ

lúa trồng đay đã làm hàng chục triệu nông dân lâm vào cảnh đói nghèo xơ xác. Đông Nam Á đã chết đói đến mấy triệu dân năm 1945.

Nhật Bản đã sớm tung vào Đông Nam Á những đội quân gián điệp nắm kỹ nghệ khai thác tài nguyên hầm mỏ. Vào Inđônêxia, chỉ không đầy 4 tháng

sau, vùng dầu mỏ Onakrôm khai thác khoảng 20 vạn tấn/năm ở phía Nam Xurabaya được khôi phục dưới sự điều hành của kỹ sư Nhật là

Toxukasada Takeo. Cuối mùa thu 1942, Nhật Bản đã khôi phục 70% đồn điền cao su và hầm mỏ, công nghiệp chính mà Hà Lan đã phá huỷ khi bị

đánh bại.

Quân phiệt Nhật đã thọc tay sâu vào bóc lột kinh tế các quốc gia Đông Nam Á và tự bóc trần chiêu bài giải phóng các nước Đông Nam Á. Các công

ty Nhật đã có mặt sau bước chân của quân đội tiến hành khai thác: Công ty Mitshubishi khai thác Phốt phát ở Đông Dương, khống chế xưởng đóng

tàu ở Singapore, công ty Mitsui làm chủ mỏ đồng ở Philippin, nắm cao su ở Malaya, gạo ở Việt Nam, kền ở Mianma, thiếc ở Malaya.


Đông Nam Á là vùng nông nghiệp sản xuất lúa gạo là đối tượng để Nhật Bản khai thác cung cấp đủ lương thực phục vụ hậu cần, chúng ra sức

vét lúa gạo đến mức cao nhất để nuôi đạo quân chiến tranh hàng triệu. Ở nhiều nơi còn bắt nông dân nhổ lúa trồng đay. Chúng thi hành chính sách

lao dịch Romusha ở Indonesia, chế độ khổ công ở Malaya, Mianma, Việt Nam để đắp đường, làm sân bay, khuân vác, đào hầm .v.v. Nạn đói phổ

biến xảy ra ở khắp nơi. Ở Việt Nam chết đói đến hơn hai triệu, Indonesia 5 triệu, Philippin chết đói hai triệu. Để mỗi con đường phục vụ hành quân

liên thông Malaya, Thailan, Mianma chúng đã huy động tới 15 vạn công nhân lao dịch. Những người đi lao dịch khổ sai này gọi con đường này là con

đường của tử thần "Railroad of Death". Hơn 10 vạn người chết vùi xác trên con đường này.
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top