(GD&TĐ) - Bước vào năm học mới 2009 - 2010, PGS.TS Lương Ngọc Toản - nguyên Thứ trưởng Bộ GD; nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, TN&NĐ của Quốc hội đã có cuộc trò chuyện với PV Báo GD & TĐ.
PV: Là người làm quản lí nhiều năm ở ngành GD, ông có những suy nghĩ và băn khoăn gì về nền GD Việt Nam ta hiện nay?
PGS.TS Lương Ngọc Toản: Đúng là tôi có nhiều năm được cử giữ trọng trách quản lí (QL) trong ngành GD từ Vụ trưởng Vụ cấp 3 rồi sau đó được đề bạt giữ chức Thứ trưởng Bộ GD. GD nước ta đã đưa một dân tộc 95% mù chữ trở thành một dân tộc 94% biết chữ. Chúng ta đã xây dựng được một hệ thống GD hoàn chỉnh từ GD mầm non tới GD đại học và sau đại học; có một mạng lưới trường lớp rộng khắp đến tận thôn, ấp, đảm bảo ai ai cũng được học hành; đã xây dựng được một hệ thống QL GD từ TW tới địa phương. Trong thời kỳ đổi mới của đất nước chúng ta đã đa dạng hóa các loại hình trường học, xã hội hóa GD một bước. Ngành GD đã xây dựng được một đội ngũ nhà giáo và cán bộ (CB) QLGD với con số lên tới 1,2 triệu người có nhiều phẩm chất đạo đức – trí tuệ tốt đẹp.Chúng ta đã ban hành nhiều chế độ, chính sách cho GD, tuy còn nhiều việc chưa đáp ứng. Đặc biệt nguồn lực Nhà nước đã dành tới 22% ngân sách đầu tư cho GD...
Tôi muốn nhắc lại như vậy để khẳng định những thành tựu ta đã đạt được nhưng tôi cũng thực sự có nhiều băn khoăn, vì những gì còn yếu kém của GD nước nhà và vì những thua kém của GD nước nhà so với các nước trong khu vực. Sự băn khoăn bức xúc này không phải của riêng ai mà chính trong Kết luận của Bộ Chính trị mới đây, rồi Quốc hội khóa XI và Chính phủ ta cũng đều có những nhận định chung.
PV: Xin ông cho biết cảm nghĩ về việc Bộ GD-ĐT đưa ra chủ đề của năm học 2009-2010 này là đổi mới QL GD và nâng cao chất lượng GD?
PSG.TS Lương Ngọc Toản: Tôi thực sự hoan nghênh Bộ GD&ĐT đưa ra chủ đề như vậy trong năm học năm này. Như Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân khi trả lời trực tuyến đã nói: QL GD là khâu ách tắc nhất của GD. Tôi đồng ý với nhận định này. Có lẽ đây là lý do ông đưa ra chủ đề phải đổi mới QL GD. Còn về chất lượng GD thấp kém thì đã được nêu ra từ lâu, nhưng điều quan trọng là cần tìm biện pháp, giải pháp để giải quyết vấn đề quan trọng, sống còn này.
Học sinh trường THPT thực hành (ĐHSP TP. HCM)
PV: Vậy theo ông trong đổi mới QL GD phải đổi mới những gì?
PSG.TS Lương Ngọc Toản: Trước hết phải hiểu QL là gì? Theo định nghĩa mà Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO đưa ra thì QL=định hướng+kiểm soát. Chúng ta phải thực hiện cả 2 khâu này chứ không thể chỉ quan tâm vào việc định hướng. Đương nhiên việc hoạch định những chính sách quốc gia về GD là vô cùng quan trọng, nhưng không kiểm soát được người ta có thực hiện hay không và kết quả thực hiện ra sao thì coi như chưa hoàn thành quy trình QL.
Như lâu nay Đảng và Nhà nước đã định hướng coi GD & ĐT là quốc sách hàng đầu, vậy thử xem từ cấp vĩ mô xuống cấp vi mô GD thực sự đã được xem là quốc sách hàng đầu hay chưa? Tôi vẫn cảm thấy chúng ta còn “hô khẩu hiệu” nhiều, chương trình kế hoạch thực hiện cụ thể để hiện thực hóa chủ trương hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước chưa được nghiêm túc và quyết liệt. Thử xem các Bộ, ngành có thực sự dành sự quan tâm chăm lo cho GD ở hàng quốc sách hàng đầu hay chưa? Các cấp ủy và chính quyền các cấp đã thực sự coi GD ở tầm quốc sách hàng đầu để hàng năm làm được bao nhiêu trường học, bao nhiêu công trình cho GD? Tại sao trong quy hoạch xây chung cư lại không có trường học trong đó? Chỉ lấy một ví dụ như vậy thôi ta mới thấy quốc sách hàng đầu của GD thật sự chưa đi vào cuộc sống. Tôi cũng thấy dù sao Nhà nước ta đã có sự quyết tâm đầu tư cho GD từ ngân sách, nhưng ngân sách ấy có đến được GD đầy đủ hay không thì chưa bao giờ được minh bạch hóa. Đổi mới QL phải bắt đầu bằng việc đổi mới QL nguồn lực cho GD, bằng việc yêu cầu các bộ ngành và chính quyền các cấp phải thực sự lo cho GD ở tầm quốc sách hàng đầu.
Tôi thấy thế giới người ta đã vận dụng các hệ thống QL chất lượng để đổi mới QL GD của họ. Nước Nhật nhờ vận dụng Hệ thống QL toàn diện vào QL kinh tế, QL xã hội và họ đã đi lên rất nhanh. Tại sao ngành GD là một ngành trí tuệ lại không đi đầu học tập công nghệ QL của thế giới để đổi mới QL của ta. Hai cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QL của ngành chưa thật đi đầu trong việc vận dụng thành tựu của khoa học QL thế giới thì làm sao giúp cho cán bộ QL của các trường, các sở, các phòng về học có thể đổi mới QL được. Nước Nhật thì vận dụng Hệ thống QL toàn diện (TQM =Total Quality Management), các nước khác thì vận dụng hệ thống QL theo tiêu chuẩn của Bộ ISO, các trường Đại học của EU thì thực hiện theo hệ thống QL EFQM, còn ta thì hầu như chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này.
PV: Thế còn vấn đề nâng cao chất lượng GD theo ông chúng ta phải tập trung vào những khâu nào?
PSG.TS Lương Ngọc Toản: Trước hết phải định nghĩa xem chất lượng là gì? Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) định nghĩa: chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng, mà khách hàng ở đây là xã hội chúng ta trong từng thời kỳ. Khi chúng ta làm cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, nhà trường chúng ta phải đào tạo cho được những con người sẳn sàng lên đường, cầm súng ra trận, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Khi đó chất lượng GD được đánh giá theo mục tiêu phục vụ sự nghiệp giải phóng đất nước. Ngày nay chúng ta đã đổi mới, đã nhìn vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, đã làm bạn với các nước và các dân tộc khác nhau, hợp tác làm ăn với các nước tư bản, thậm chí cả những nước trước đây là kẻ thù của chúng ta. Trong đổi mới chúng ta đã chấp nhận cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Chúng ta đang hội nhập với thế giới này trong thời đại toàn cầu hóa. Vậy thì mục tiêu đào tạo con người đã khác, phải đào tạo ra những con người sáng tạo. Con người đào tạo ra bây giờ phải khác trước, con người đó phải có nhân cách và tài năng, phải có thực lực để đứng vững trên địa vị và tư cách công dân, đủ khả năng ra biển lớn đua tranh cùng nhân loại.
Như vậy thì chất lượng GD bây giờ đây phải khác, vì mục tiêu đào tạo con người đã khác. Nếu nội dung dạy và học và phương pháp GD của chúng ta vẫn theo như cũ thì làm sao đào tạo được con người mới của thời đại ngày nay. Nếu việc đánh giá chất lượng chỉ chủ yếu chăm chăm vào việc đánh giá HSSV tiếp thu kiến thức các môn học như thế nào, việc dạy và học chỉ nhằm vào chất cho đầy kiến thức vào đầu HSSV thì thứ chất lượng ấy chắc chắn không đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới. Chúng ta tự hào đi thi quốc tế học sinh ta dành được giải cao trong các môn học này nọ mà lầm tưởng rằng ta đã đào tạo được học sinh có chất lượng ngang tầm khu vực và quốc tế thì đó là một nhận định không chính xác. GD của hầu hết các nước khi chuẩn bị cho con người bước vào nền văn minh trí tuệ, vào kinh tế trí thức, vào hội nhập toàn cầu đều phải tiến hành CCGD để đào tạo con người đáp ứng cho thời đại mới này. Nước ta Bộ Chính trị đã có quyết định về cải cách GD với nội dung được thể hiện trong chiến lược phát triển GD 2011-2020 là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung.
PV : Xin cám ơn ông!
PV: Là người làm quản lí nhiều năm ở ngành GD, ông có những suy nghĩ và băn khoăn gì về nền GD Việt Nam ta hiện nay?
PGS.TS Lương Ngọc Toản: Đúng là tôi có nhiều năm được cử giữ trọng trách quản lí (QL) trong ngành GD từ Vụ trưởng Vụ cấp 3 rồi sau đó được đề bạt giữ chức Thứ trưởng Bộ GD. GD nước ta đã đưa một dân tộc 95% mù chữ trở thành một dân tộc 94% biết chữ. Chúng ta đã xây dựng được một hệ thống GD hoàn chỉnh từ GD mầm non tới GD đại học và sau đại học; có một mạng lưới trường lớp rộng khắp đến tận thôn, ấp, đảm bảo ai ai cũng được học hành; đã xây dựng được một hệ thống QL GD từ TW tới địa phương. Trong thời kỳ đổi mới của đất nước chúng ta đã đa dạng hóa các loại hình trường học, xã hội hóa GD một bước. Ngành GD đã xây dựng được một đội ngũ nhà giáo và cán bộ (CB) QLGD với con số lên tới 1,2 triệu người có nhiều phẩm chất đạo đức – trí tuệ tốt đẹp.Chúng ta đã ban hành nhiều chế độ, chính sách cho GD, tuy còn nhiều việc chưa đáp ứng. Đặc biệt nguồn lực Nhà nước đã dành tới 22% ngân sách đầu tư cho GD...
Tôi muốn nhắc lại như vậy để khẳng định những thành tựu ta đã đạt được nhưng tôi cũng thực sự có nhiều băn khoăn, vì những gì còn yếu kém của GD nước nhà và vì những thua kém của GD nước nhà so với các nước trong khu vực. Sự băn khoăn bức xúc này không phải của riêng ai mà chính trong Kết luận của Bộ Chính trị mới đây, rồi Quốc hội khóa XI và Chính phủ ta cũng đều có những nhận định chung.
PV: Xin ông cho biết cảm nghĩ về việc Bộ GD-ĐT đưa ra chủ đề của năm học 2009-2010 này là đổi mới QL GD và nâng cao chất lượng GD?
PSG.TS Lương Ngọc Toản: Tôi thực sự hoan nghênh Bộ GD&ĐT đưa ra chủ đề như vậy trong năm học năm này. Như Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân khi trả lời trực tuyến đã nói: QL GD là khâu ách tắc nhất của GD. Tôi đồng ý với nhận định này. Có lẽ đây là lý do ông đưa ra chủ đề phải đổi mới QL GD. Còn về chất lượng GD thấp kém thì đã được nêu ra từ lâu, nhưng điều quan trọng là cần tìm biện pháp, giải pháp để giải quyết vấn đề quan trọng, sống còn này.
Học sinh trường THPT thực hành (ĐHSP TP. HCM)
PSG.TS Lương Ngọc Toản: Trước hết phải hiểu QL là gì? Theo định nghĩa mà Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO đưa ra thì QL=định hướng+kiểm soát. Chúng ta phải thực hiện cả 2 khâu này chứ không thể chỉ quan tâm vào việc định hướng. Đương nhiên việc hoạch định những chính sách quốc gia về GD là vô cùng quan trọng, nhưng không kiểm soát được người ta có thực hiện hay không và kết quả thực hiện ra sao thì coi như chưa hoàn thành quy trình QL.
Như lâu nay Đảng và Nhà nước đã định hướng coi GD & ĐT là quốc sách hàng đầu, vậy thử xem từ cấp vĩ mô xuống cấp vi mô GD thực sự đã được xem là quốc sách hàng đầu hay chưa? Tôi vẫn cảm thấy chúng ta còn “hô khẩu hiệu” nhiều, chương trình kế hoạch thực hiện cụ thể để hiện thực hóa chủ trương hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước chưa được nghiêm túc và quyết liệt. Thử xem các Bộ, ngành có thực sự dành sự quan tâm chăm lo cho GD ở hàng quốc sách hàng đầu hay chưa? Các cấp ủy và chính quyền các cấp đã thực sự coi GD ở tầm quốc sách hàng đầu để hàng năm làm được bao nhiêu trường học, bao nhiêu công trình cho GD? Tại sao trong quy hoạch xây chung cư lại không có trường học trong đó? Chỉ lấy một ví dụ như vậy thôi ta mới thấy quốc sách hàng đầu của GD thật sự chưa đi vào cuộc sống. Tôi cũng thấy dù sao Nhà nước ta đã có sự quyết tâm đầu tư cho GD từ ngân sách, nhưng ngân sách ấy có đến được GD đầy đủ hay không thì chưa bao giờ được minh bạch hóa. Đổi mới QL phải bắt đầu bằng việc đổi mới QL nguồn lực cho GD, bằng việc yêu cầu các bộ ngành và chính quyền các cấp phải thực sự lo cho GD ở tầm quốc sách hàng đầu.
Tôi thấy thế giới người ta đã vận dụng các hệ thống QL chất lượng để đổi mới QL GD của họ. Nước Nhật nhờ vận dụng Hệ thống QL toàn diện vào QL kinh tế, QL xã hội và họ đã đi lên rất nhanh. Tại sao ngành GD là một ngành trí tuệ lại không đi đầu học tập công nghệ QL của thế giới để đổi mới QL của ta. Hai cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QL của ngành chưa thật đi đầu trong việc vận dụng thành tựu của khoa học QL thế giới thì làm sao giúp cho cán bộ QL của các trường, các sở, các phòng về học có thể đổi mới QL được. Nước Nhật thì vận dụng Hệ thống QL toàn diện (TQM =Total Quality Management), các nước khác thì vận dụng hệ thống QL theo tiêu chuẩn của Bộ ISO, các trường Đại học của EU thì thực hiện theo hệ thống QL EFQM, còn ta thì hầu như chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này.
PV: Thế còn vấn đề nâng cao chất lượng GD theo ông chúng ta phải tập trung vào những khâu nào?
PSG.TS Lương Ngọc Toản: Trước hết phải định nghĩa xem chất lượng là gì? Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) định nghĩa: chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng, mà khách hàng ở đây là xã hội chúng ta trong từng thời kỳ. Khi chúng ta làm cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, nhà trường chúng ta phải đào tạo cho được những con người sẳn sàng lên đường, cầm súng ra trận, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Khi đó chất lượng GD được đánh giá theo mục tiêu phục vụ sự nghiệp giải phóng đất nước. Ngày nay chúng ta đã đổi mới, đã nhìn vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, đã làm bạn với các nước và các dân tộc khác nhau, hợp tác làm ăn với các nước tư bản, thậm chí cả những nước trước đây là kẻ thù của chúng ta. Trong đổi mới chúng ta đã chấp nhận cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Chúng ta đang hội nhập với thế giới này trong thời đại toàn cầu hóa. Vậy thì mục tiêu đào tạo con người đã khác, phải đào tạo ra những con người sáng tạo. Con người đào tạo ra bây giờ phải khác trước, con người đó phải có nhân cách và tài năng, phải có thực lực để đứng vững trên địa vị và tư cách công dân, đủ khả năng ra biển lớn đua tranh cùng nhân loại.
Như vậy thì chất lượng GD bây giờ đây phải khác, vì mục tiêu đào tạo con người đã khác. Nếu nội dung dạy và học và phương pháp GD của chúng ta vẫn theo như cũ thì làm sao đào tạo được con người mới của thời đại ngày nay. Nếu việc đánh giá chất lượng chỉ chủ yếu chăm chăm vào việc đánh giá HSSV tiếp thu kiến thức các môn học như thế nào, việc dạy và học chỉ nhằm vào chất cho đầy kiến thức vào đầu HSSV thì thứ chất lượng ấy chắc chắn không đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới. Chúng ta tự hào đi thi quốc tế học sinh ta dành được giải cao trong các môn học này nọ mà lầm tưởng rằng ta đã đào tạo được học sinh có chất lượng ngang tầm khu vực và quốc tế thì đó là một nhận định không chính xác. GD của hầu hết các nước khi chuẩn bị cho con người bước vào nền văn minh trí tuệ, vào kinh tế trí thức, vào hội nhập toàn cầu đều phải tiến hành CCGD để đào tạo con người đáp ứng cho thời đại mới này. Nước ta Bộ Chính trị đã có quyết định về cải cách GD với nội dung được thể hiện trong chiến lược phát triển GD 2011-2020 là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung.
PV : Xin cám ơn ông!
Đinh Lê Yên
(Thực hiện)