• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Quan hệ quốc tế trong chiến tranh thế giới thứ 2 ( 1939-1945)

Trang Dimple

New member
Xu
38


Quan hệ quốc tế trong chiến tranh thế giới thứ 2 ( 1939-1945)


Quan hệ quốc tế trong chiến tranh thế giới thứ hai là một vấn đề phức tạp với những mối quan hệ chồng chéo, phản ánh nhiều mặt trong mối quan hệ giữa các nước nhằm thực hiện mục tiêu xác lập một trật tự thế giới mới có lợi cho dân tộc mình hay lực lượng đồng minh của mình.

Quan hệ quốc tế trong chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh mối quan hệ giữa các ba lực lượng chủ yếu lực lượng chủ nghĩa phát xít, lực lượng chủ nghĩa đế quốc, Liên Xô và các lực lượng dân chủ hòa bình và tiến bộ, sau đó là mối quan hệ giữa một bên là lực lượng chủ nghĩa phát xít với một bên là lực lượng quân đội Đồng Minh chống phát xít.



1. Trật tự mới của chủ nghĩa phát xít trên thế giới (tháng 9/1939 – tháng 5/1942)

1.1 trật tự mới của chủ nghĩa phát xít ở châu Âu

* Vấn đề Ba lan với việc Đức tấn công Ba Lan –mở đầu chiến tranh thế giới thứ hai

Mùa xuân năm 1939, chính quyền Đức quốc xã quyết định thông qua kế hoạch tiến công Ba Lan, mở đầu chiến tranh thế giới nhằm phân chia lại thị trường thế giới. Quyết định trên dựa trên những cơ sở sau đây:

Thứ nhất: Các tướng Đức hiểu rằng muốn chiến thẳng toàn thế giới, nước Đức phải gặp rất nhiều khó khắn. Vì vậy chúng rất coi trọng yếu tố bất ngờ mà chúng cần tính đến để giành ưu thế “ vào một đêm nào đó, cửa các nhà chứa máy bay và các ga ra ô tô quân sự sẽ mở ra, các động cơ sẽ rú lên và các đơn bị lao về phía trước. Các vùng công nghiệp và vùng lãnh thổ quan trọng sẽ bị chiếm đóng do một trận tấn công đầu tiên bất ngờ, hoặc bị phá hủy di những cuộc tấn công bằng không quân, và như vậy sẽ bị loại ra khỏi nến sản xuất chiến tranh... ngay từ trận tấn công chiến lược đầu tiên mang yếu tố bất ngờ, quân đội sẽ thâm nhập ít nhiều vào sâu hậu phương của địch”.

Như vậy quyết định thôn tính Ba Lan được chính quyền Đức Quốc xã thông qua từ mùa xuân năm 1939. Đó là một kế hoạch được chuẩn bị từ trước nhưng sẽ là một yếu tố bất ngờ không chỉ với Ba lan và các nước Anh, Pháp.

Thứ hai: Quyết định thôn tính Ba Lan của Đức dựa trên những cơ sở về thái độ của các nước lớn đối với Ba Lan- một vị trí chiến lược kê hoạch chiến trnah chớp nhoáng của Đức. Thứ nhât: Hít le cho rằng Anh và Pháp sẽ không có hành động tích cực để giúp đỡ người bạn đồng minh là Ba Lan. Còn đối với Liên Xô nước duy nhất có mong muốn giúp đỡ Ba Lan và có khả năng giúp đỡ nước này đã có những thỏa thuận với trong hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau giữa Xô – Đức vào tháng 8 năm 1939 về việc phân chia ảnh hưởng ở Ba Lan. Mặt khác chính quyền phản động Ba Lan với đường lối chống Liên Xô sẽ không bao giờ nhận sự giúp đỡ của nước này trong trường hợp Liên Xô vẫn muốn giúp đỡ.

Do đó ngày 1/9/1939 Đức thực hiện chiến tranh chớp nhoáng, bất ngờ tấn công Ba Lan với một lực lượng quân sự hùng hậu và trang bị vũ khí tối tân.

Mâu thuẫn không thể giải quyết nổi giữa chế độ phản động Ba Lan và quần chúng nhân dân được thể hiện đặc biệt trong những ngày đầu của chiến tranh. Trong khi quân đội và nhân dân anh dũng chiến đấu thì chính phủ hoảng sợ và đặt tất cả niềm hy vọng vào sự giúp đỡ của Anh- Pháp.

Chính sách của chính phủ đó, về đối ngoại là chống Liên Xô, về đối nội thì phản dân chủ, đã không thể đáp ứng được yêu cầu của một cuộc chiến tranh chính nghĩa chống lại Đức. Ngày 1/10/1939, Ba Lan chính thức nằm dưới quyền kiểm soát của phát xít Đức.

Có thể thấy thất bại của nhân dân Ba Lan trong cuộc đấu trnah chống phát xít Đức không chỉ đơn giản là sự bạc nhược của chính phủ phản động mà đó còn là sự sắp xếp nhân nhượng của các nước lớn với những âm mưu khác nhau, trong đó nổi lên là sự nhân nhượng của Anh- Pháp đối với quân đôi phát xít.

Việc Ba Lan rơi vào ách xâm lược, nhưng chính phủ hai nước Anh - Pháp không hề có ý định thực hiện những cam kết của họ với Ba Lan với hy vọng quân phát xít nhanh chóng tấn công Liên Xô.

Mút xô li ni nắm bắt được tham vọng của hai nước Anh, Pháp và ngày 2/9/1939 hắn đề nghị một hội nghị mới giống như hội nghị Muy- ních. Đây là hành động của phe phát xít nhằm thăm dò thái độ của Anh – Pháp do đó có thái độ dè chừng nhưng cả Anh, Pháp và chính phủ Ba Lan đều đồng ý ngay lập tức. Các nhà chính trị của các nước đều bắt đầu nói tới sự “hòa dịu chung” Chính phủ Pháp tuyên bố ở hạ viện rằng sẽ không có một người Pháp nào sẽ tiến công vào nước ngoài. Ở Béc – lin, người ta thấy những lời nói đó được đảm bảo rằng các Đồng Minh của Ba Lan sẽ không giúp nước này.

Chính sách “ hòa dịu” của Anh, Pháp không phải không gặp phải sự phản đối của dư luận vì đó rõ ràng là chính sách khuyến khích xâm lược của các nước phương Tây. Việc Anh, Pháp một lần nữa hạ mình trước các nước Hít – le, công khai từ bỏ những cam kết với Ba Lan, có nghĩa là họ thừa nhận sự bá quyền của Đức đối với các nước Tây Âu, đồng thòi tự mình lùi xuống các cường quốc loại hai. Và câu hỏi đặt rà tại sao Anh, Pháp lại có thể để mất những quyền lợi như vậy?

Các nước đó hiểu rằng việc lùi một bước đẻ tiến hai bước, nếu âm mưa Đức tân công Liên Xô trở thành hiện thực thì Anh, Pháp lại là người ở giữa có lợi nhất ( sơn quan tranh hổ đấu), chứng kiến sự suy yếu của cả hai kẻ thù là chủ nghĩa phát xít và Liên Xô sẽ tạo điều kiện cho Anh- Pháp nhanh chóng khôi phục lại vị thế của mình.

Tuy nhiên khi chiến tranh thế giới tiếp tục nổ ra thì việc các nước Anh- Pháp tiếp tục duy trì hình chính sách như trong hội nghị Muy nich dưới hình thức cũ là điều không còn phù hợp. Ngày 3/9/1939 Anh, Pháp tuyên chiến với Đức nhưng chỉ là trên hình thức, các nước này chier “tuyên” chứ không “chiến”. Làm như vậy, một mặt Anh, Pháp che đậy sự phản động đối với vẫn đề Ba Lan, mặt khác các nước này tự khoác trên mình cuộc chiến tranh mang tính chất “chính nghĩa và giải phóng”. Nhưng tất cả những điều đó chỉ là hình thức ngụy trang của chủ nghĩa đế quốc, cụ thể liên quân Anh- Pháp đã tập trung lực lượng mạnh tập trung phía bắc biên giới nước Pháp nhưng lại không có một hành động nào để tấn công Đức và chi viện cho Ba Lan. Hành động trên chỉ nhằm đưa quan hệ quốc tế theo chiều hướng mà họ mong muốn, lạnh lùng nhìn số phận của Ba Lan và nuôi giấc mộng Đức tấn công Liên Xô.

Một nhà quân sự nổi tiếng người Ba Lan đã đánh giá chính sách mà Anh và Pháp đã theo đuổi bằng những lời như sau: “ Nước Ba Lan bị nước Đức tấn công một cách hèn hạ và bị nạn diệt chủng đe dọa, đã trông mong vào sự can thiệp của các đồng minh của mình trong khi chính các nước đồng minh này lại tìm cách thảo hiệp với Hit le nhằm chống phá Liên Xô, nhằm tiến hành một cuộc chiến tranh dựa trên những đổ nát của Ba Lan chống alij nước duy nhất thực sự quan tâm tới nền độc lập của Ba Lan, nước duy nhất có khả năng cứu Ba Lan khỏi ách thống trị nô dịch của Hit le”.

Như vậy trong khi sự sống còn của nhân dân Đông Âu và Tây Âu đang bị đe dọa bởi chủ nghĩa phát xít thì các nhà lãnh đạo Anh và Pháp không hề nghĩ tới việc đẩy lùi kẻ thù, mà lại câu kết với chúng nhằm chĩa mũi nhọn tấn công vào Liên Xô, nước duy nhất có khả năng cứu thế giới khỏi nạn “ dịch hạch nâu”.

* Vấn đề nước Pháp với sự kiện Đức tấn công Pháp

Lợi dụng chủ trương tuyên mà không chiến của Anh, Pháp, sau khi chiếm được Ba Lan, Hit le quay sang tấn công phía tây, ngày 10/5/1940 bằng cuộc chiến tranh chớp nhoáng nhu vũ bão đánh chiếm hầu hết các nước tư bản châu Âu như Bỉ, Hà Lan, Lucxambua, Đan Mạch, Nauy và đánh thẳng vào Pháp. Chính phủ các nước lần lượt đầu hàng, tàn quân Anh- Pháp gồm 34 vạn người bị dồn đuổi tới cảng Dodooongkec ở phía bắc nước Pháp. Trong cơn nguy kịch đó của quân Anh và quân Pháp, Bộ chỉ huy quân sự Đức lại quyết định hoãn đòn quyết định. Ngày 24 tháng 5 Hít le ra lệnh từ bỏ chiến dịch đó. Ngày nay các nhà nghiên cứu đã giải thích sự thần kỳ của Ddooongkec. Đó là bước đầu của bọn độc quyền Đức và chính phủ của chúng nhằm thực hiện một kế hoạch mới : sau khi đạt được sự đầu hàng của Pháp trong những ngày tới, sẽ hòa với Anh và dưới sự hỗ trợ của nước này, quay lại chống Liên Xô.

Ngày 14 tháng 6 năm 1940, các đạo quân Đức tiến vào Pari mà không gặp một khó khăn nào. Ngày 22 tháng 6 năm 1940, văn kiện đầu hangfcuar Pháp đã được ký kết.

Ta thấy rằng tấm thảm kịch của Pháp không phait là sự ngẫu nhiên. Đó là kết quả của sự thất bại trong việc điều khiển nước Đức mà trái lại các nước này lại bị chính nước Đức điều khiển và phải trả giá cao cho những chính sách sai lầm đón, đó là việc theo đuổi chính sách Muy mich. Nước đầu tiên phải gánh chịu hậu quả chính là nước Pháp. Sức mạnh quân sự của Đức được xác lập ở châu Âu,và sức mạnh đó cần được nhìn nhận có sự tham gia cả yếu tố quan hệ quốc tế trong thời kỳ này hay nói cách khác nếu không có việc các nước Anh, pháp tiếp tục theo đuổi chính sách Muy nich thì chiến thắng quân sự của Đức không phải là quyết định.

* Ý tham gia chiến tranh thế giới thứ hai:

Ý là một lực lượng phát xít mạnh ở châu Âu và trong quan hệ quốc tế, Ý thể hiện những tham vọng của riêng mình. Việc Ý chần chừ chưa tham chiến là chò cơ hội thuận lợi nhất để đảm bảo cho Ý một vị trí cân bằng nào đó trong quan hệ với Đức trong việc phân chia với Đức.

Còn về phía Đức thì nhanh chòng muốn Ý tham chiến nhằm tăng cường lực lượng phát xít trên chiến trường châu Âu. Những cuộc đàm phán riêng giữa Đức và Ý đã dẫn tới kết quả là việc Đức cam kết cung cấp 12 triệu tấn than cùng những khoản viện trợ khác về kinh tế để Ý tham chiến. Theo đó cuối tháng 3 năm 1940 Mussolini đã quyết định tham chiến đứng về phía Đức nhưng ngày giờ thì chưa có sự xác định cụ thể.

Nhưng những chiến thắng chớp nhoáng của quân Đức đối với nước Phá đã thúc đẩy nhanh Ý tham chiến nhằm “dây máu ăn phần”.

Ngay khi số phận của Pháp được định đoạt thì ngày 10 tháng 6 năm 1940, Mussuolini đã chính thức tuyên bố tham gia chiến tranh thế giới thứ hai đế giải quyết các vấn đề biên giới nước mình mà thực chất đó là một hành động toan tính quyềm lợi cho đất nước mình.Tuy nhiên việc Ý tham chiến đã tăng cường lực lượng phát xít của Đức ở châu Âu.

Như vậy trên thực tế một trật tự mới của chủ nghĩa phát xít được thiết lập ở châu Âu tư bản chủ nghĩa. Trên thực tế ngoài nước Anh chưa bị chiếm đóng nhưng đang phải chống cự vất vả trước những đòn tấn công của quân Đức thì các nước châu Âu đều bị rơi vào vòng nô lệ hoặc phụ thuộc vào chủ nghĩa phát xít.

1.2 chủ nghĩa phát xít Nhật ở châu Á với chính sách “ Đại Đông Á”

Nhật Bản ở châu Á đã có những toan tính của riêng mình với âm mưu bá chủ ở châu Á. Tình hình quốc tế thời kỳ này có lợi cho Nhật vì các nước phương Tây bận tham chiến ở chiến trường châu Âu và Bắc phi còn Mĩ tiếp tục quan điểm “ biệt lập” đứng ngòa cuộc chiến. Điều này tạo điều kiện cho Nhật dẽ dàng thôn tính châu Á. Ngay trong đầu tháng 9 năm 1939 chính phủ của thủ tướng Abe đã ra tuyên bố nêu rõ , Nhật sẽ không tham gia chiến tranh ở châu Âu để nỗ lực vào việc kết thúc chiến tranh ở Trung Quốc. Đồng thời Nhật sau thất bại ở khu vực hồ Khassan (1938) và sông Khalkhin – Gol (1939), giới quân phiệt Nhật đã tỏ ra thận trọng trong việc tấn công Liên Xô, bởi thấy không dễ dàng gì có thể tấn công Liên Xô bằng cuộc chiến tranh chớp nhoáng.

Do đó Nhật chủ trương tạm thời đình hoãn cuộc tấn công phía bắc Liên Xô để quay xuống phía nam đánh chiếm các khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương – nơi mà Nhật phải tập trung ít lực lượng hơn, do hia đối thủ lớn nhất là Pháp và Hà Lan đã bị thất bại ở châu Âu còn Anh thì đang khốn đốn trước những đòn tấn công của quân Đức.

Vì vậy, tháng 7 năm 1940 Nhật Bản đã đề nghị với Liên Xô kí kết một hiệp ước không tấn công nhau, để tâp trung mặt trận phía Nam.

Và tới những năm 1942, Nhật đã gần như chi phối được toàn bộ vùng Đông Nam Á với tổng cộng khoảng 3,86 triệu km2 với dân số 150 triệu người và vùng lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn.

Giấc mơ “ Đại Đồng Á” và sự hình thành khu vực thịnh vượng chung đã đạt được những kết quả bước đầu.

Việc chủ nghĩa phát xít thống trị hầu như toàn bộ Đông, Tây Âu và khu vực Viễn Đông đã chứng tỏ sự thắng thế tạm thời của chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước phát xít Đức, Ý, Nhật đặt ra yêu cầu phải xác lập một địa vị quốc tế trong quan hệ quốc tế, đồng thời phủ nhận trật tụ V- O không hề có lợi cho các nước này.

Do đó ngày 27/9/1940 Đức, Ý, Nhật ký kết hiệp ước đồng minh quân sự và chính trị ở Beclin, được gọi là hiệp ước Tay ba với nội dung cơ bản như sau:

Điều 1: Nhật Bản thừa nhận và tôn trọng sự thống trị của Đức và Ý trong việc thành lập một trật tự mới ở châu Âu.

Điều 2: Đức và Ý thừa nhận và tôn trọng sự lãnh đạo của Nhật Bản trong việc lập trật tự mới ở Đại Đông Á.

Điều 3: Đức, ý, Nhật Bản đồng ý hợp tác với nhau trên cơ sở đã nêu ở trên. Họ có trách nhiệm ủng hộ nhau bằng tất cả các phương tiện quân sự, kinh tế, chính trị trong trường hợp một trong ba bên thỏa thuận bị tấn công từ cường quốc nào mà hiện giờ chưa tham chiến tranh châu Âu và xung đột Trung – Nhật.

Hiệp ước trên đánh dấu sự ra đời của “trật tự mới” do các nước phát xít thiết lập, đồng thời thể hiện sự thay đổi tương quan lực lượng trong mối quan hệ giữa các nước trong quan hệ quốc tế với ưu thế tạm thời nghiêng về phía phát xít.

2. Phản ứng của Liên Xô trước sự hình thành trật tự mới của chủ nghĩa phát xít trên thê giới thể hiện trong quan hệ với các nước Đông Âu (1939-1940)

Tuy Xô – Đức ký kêt hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau nhưng trên thực tê phát xít Đức vẫn không ngừng chuẩn bị kế hoạch tấn công bất ngờ Liên Xô. Và sau khi chiến tranh bùng nổ, việc Đức nhanh chóng giành thắng lợi trên khắp chiến trường châu Âu càng đe dọa nghiêm trọng đến nền an ninh của Liên Xô. Tình hình càng trở nên nghiêm trọng khi Liên Xô phải đối phó với hai nguy cơ đe dọa từ phát xít Đức phía phía Tây và quân Nhật ở phía Đông. Trong khi đó chủ trương tìm kiếm bạn đồng minh với các nước Anh, pháp không đạt kết quả. Do đó đòi hỏi Liên Xô phải có những chính sách linh hoạt nhằm tăng cường quốc phòng và đảm bảo an ninh của Liên Xô ở biên giới phía Tây. Việc Liên Xô tiến công vào Đông Ba Lan sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, và đưa vùng này trở lại Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết là một phần trong kế hoạch an ninh đó.

Bên cạnh đó, Liên Xô còn thực hiện hàng loạt các biện pháp cần thiết khác đối với ba nước vùng biển Baltic cũng như đối với Phần Lan và Rumani nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của mình trong điều kiện chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng có nguy cơ lan rộng.

Nhưng các biện pháp của Liên Xô không phải là một vấn đề dẽ dàng vì hiệp ước Xô – Đức đã gây ảnh hường rất lớn tới chính quyền của Estonia, Latvia, Litva. Trong chương 1 của nghị định thư đi kèm với hiệp ước bất xâm phạm Xô – Đức ngày 23/8/1939 đã thỏa thuận là Estonia và Latva thuộc phạm vi ảnh hường của Liên Xô, còn Litva thuộc phạm vi ảnh hường của Đức. Cả Đức và Liên Xô đều công nhận quyền của Litva đối với Vilna- khu vực tranh chấp xung đột căng thẳng giữa Ba Lan và Litva trong những năm 1937- 1939.

Những thảo thuận trên giữa hai nước lớn đã trực tiếp trực tiếp xâm phạm nghiêm trọng tới quyền lợi dân tộc của ba nước vùng biển baltich, tạo nên làn sóng phản đối mạnh mẽ.

Trước tình hình trên, Liêm Xô buộc phải sử dụng tới biện pháp gây áp lực nhằm nhanh chóng đạt tới việc ký kết hiệp ước. Tuy nhiên cuộc đàm phán giữa Liên Xô với Estonia vẫn tiếp tục và các cuộc xung đột quân sự đã không diễn ra. Ngày 27/9/1939 chính phủ Estonia quyết định chấp nhạn đề nghị của Liên Xô trong việc ký hiệp ước tương trợ lẫn nhau; sau đó ký với latvia( 5/10), Litva ( 10/10). Sau đó Estonia, Latvia, litva cũng lần lượt ra nhập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết. Ngày 1/8/1940 trong một phiên họp của Xô viết tối cao họp tại Liên Xô, ngoại trưởng Molotov đã khẳng định rằng những thỏa thuận đạt được với nước Đức đã “ thủ tiêu được các va chạm có thể có trong quan hệ Xô – Đức khi Liên Xô tiến hành các biện pháp cần thiêt tới tận biên giới phía Tây, đồng thời cũng đảm bảo cho nước Đức một sự yên tâm tin tưởng ở phía Tây”.

Trong khi Liên Xô giành được thắng lợi to lớn ở ba nước ven biển Baltic để dảm bảo an ninh của mình thì với những mục địch tương tự như vậy trong quan hệ giữa Liên Xô với Phần Lan lại khó khăn hơn nhiều.

Nhằm mục đích phòng thủ vùng biên giới phía tây Bắc, Liên Xô đã tiế hành đàm phán với chính phủ Phần Lan về việc ký kết hiệp ước tương trợ nhưng Phần Lan không chấp nhận đề nghị của Liên Xô. Sau những diễn biến căng thẳng trong quan hệ song phương, Liên Xô cắt đứt quan hệ ngoại giao với Phần Lan. Tháng 11 năm 1939 chiến tranh Xô – Phần bùn nổ và kéo dài tới tháng 3 năm 1940. Hòa ước Xô – Phần được ký kết, theo đó biên giới Liên Xô được lùi xa 150km về phía Phần Lan.

Cũng trong mùa hè năm 1940, Liên Xô giải quyết xong việc sáp nhập vùng Betxarabia và bắc Buconiva, vốn ở trong tình trạng tranh chấp lâu dài giữa Nga và Rumani, vào lãnh thổ Liên Xô.

Chính sách đối ngoại của Liên Xô đối với các nước Đông Âu trong thời kỳ này đã tạo điều kiện nhằm tăng cường khả năng phòng thủ ở khu vực biên giới phía Tây, mở rộng thêm lãnh thổ và tăng cường tiềm lực cho đất nước. Chính sách của Liên Xô lúc bấy giờ còn nhằm tạo ra một chỗ dựa cho các nước Đông Âu trong tình hình số phận các nước này đang đặt trong trật tự mới của chủ nghĩa phát xít.

Tuy nhiên cũng nhận thấy rằng quan hệ của Liên Xô trong thời kỳ này bao trùm vẫn là nhằm xuất phát từ chính lợi ích an ninh của Liên Xô. Liên Xô tôn trọng các hiệp ước đã ký với ba nước vùng biển baltic thoe tinh thần không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau chừng nào nền an ninh của mình chưa bị đe dọa. Cụ thể trong thời điểm bắt đầu chiến tranh thé giới thứ hai, Liên Xô tin tưởng rằng Anh, Pháp sẽ giành thắng lợi và do đó nhu cầu cần một bàn đạp chiến lược ở vùng biển Baltic sẽ mất đi ý nghĩa của nó, những thòa thuận của Xô – Đức về phân chía phạm vi ảnh hưởng ở khu vực này sẽ không còn giá trị. Chính sách của Liên Xô ở khu vức vùng biển Baltic mang tính phòng thủ rõ rệt. Nhưng tới tháng 4 năm 1940 những thắng lợi không ngờ của Hit le ở Tây Âu đã làm cho Liên Xô cực kỳ lo lắng. Tình hình cho thấy Pháp khó tránh khỏi thất bại, còn người Anh cũng sẽ bị hất khỏi lục địa châu Âu. Điều đô có nghĩa là Hit le được rảnh tay hơn và có được những tiềm lực lớn hơn về người và của để chuẩn bị tấn công vào Liên Xô. Vì vậy nhu cầu tăng cường và củng cố quốc phòng của Liên Xô ở phía tây được tăng lên rõ rệt. Do đó cũng không tránh khỏi những biện pháp can thiệp quá sâu vào nền chính trị của ba nước ven biển vùng baltic mà cụ thể dưới áp lực của Liên Xô, tháng 6/1940 chính phủ ba nước Baltic đều phải từ chức, nhường chỗ cho chính phủ mới thành lập hay việc các cuộc xung đột quân sự xảy ra nhằm buộc Phần Lan ký kết hiệp ước tương trợ. Điều đó cũng phản ánh tính chất của quan hệ quốc tế là sự áp đặt của nước lớn lên các nước nhỏ mà không quan tâm tới nguyện vọng của các nước nhỏ.

3. Sự hình thành, phát triển trong sự thống nhất và mâu thuẫn của các lực lượng Đông Minh trong chiến tranh ( 1939- 1944)

3.1. Sự hình thành lực lượng Đồng minh chống phát xít.

Sau khi Đức tấn công Liên Xô và chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, chiến tranh đã lan rộng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các nước vào guồng máy của cuộc chiến tranh.

Việc chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới thì đòi hỏi về một liên minh chống phát xít là yêu cầu bức thiết trong quan hệ quốc tế thời kỳ này.

Liên Xô bước vào cuộc chiến tranh về quốc không hề đơn độc mà có sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Vì những quyềm lợi dân tộc và quốc tế của họ, những dân tộc các nước khác ngày càng mở rộng cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, đồng thời thúc đẩy nhân dân Mĩ, Anh đấu tranh đòi chính phủ các nước này phải thay đổi thái độ và liên minh với Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống phát xít.

* Đứng trước yêu cầu đó thì thái độ của Mỹ, Anh như thế nào?

- Quan hệ Xô- Anh:

Từ lâu trước chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã kêu gọi những hoạt động tập thể chống lại phát xít. Trong quá trình cuộc chiến tranh, Anh hiểu rằng chỉ có liên minh với Liên Xô mới có thể chiến thắng chống đế quốc Đức- kẻ gieo rắc cái chết và sự hủy diệt cho các đảo của nước Anh.

Soc sin không hiểu biết về nhân dân Xô viết, sợ Liên Xô đầu hàng trước cuộc tấn công bất ngờ của phát xít Đức nhưng những tin tức về cuộc kháng chiến ở Matxcova khiến người ta yên tâm và một tình cảm mới xâm chiếm người Anh, khiến họ phải thốt lên rằng “ từ nay chúng ta không còn đơn độc nữa”. Ngày 22 tháng 6 trên đài phát thanh, Sóc sin tuyên bố ông ta vẫn là kẻ thù của chủ nghĩa Bonsevich nhưng liên minh với Liên Xô là vẫn đề sống còn với nước Anh”. Do đó ngày 21 tháng 7 năm 1941, hiệp ước Xô- Anh trong cuộc chiến tranh chống Đức được ký kết ại Matxcova. Hiệp ước quy định hai bên sẽ giúp đỡ, chi viện cho nhau trong cuộc chiến tranh chống Đức và cam kết không có hiệp ước riêng rẽ nếu không có sự đồng ý của bên kia.

Có thể nói Hiệp ước Xô- Anh là bước tiến mang tính chất chính thức đầu tiên trên con dường hình thành một liên minh rộng lớn chống phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai.

- Quan hệ Mỹ -Anh

Quay lại thời điểm khi chiến tranh thế giới mới bắt đầu, tổng thống Mỹ Rudoven tuyên bố qua radio rằng nước Mỹ sẽ trung lập. Mỹ thi hành chính sách trung lập nhằm phục vụ cho mục lợi ích cao nhất của nước Mỹ. Bởi lẽ Mỹ không tham gia chiến tranh một mặt nhìn cả hai kẻ thù của mình là chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản hoặc bị tiêu diệt hoặc bị suy yếu, mặt khác các nước tư bản cạnh tranh với Pháp mà tiêu biểu là Anh, Pháp cũng không tránh khỏi thiệt hại nặng nề, do đo Mỹ sẽ là nước có lợi nhất trong việc buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến và biễn các nước tham chiến trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa cho Mỹ sau khi chiến tranh kết thúc.

Tuy nhiên cũng trong thời gian đó, mâu thuẫn Mĩ- Đức ngày càng trở nên gay gắt, không thể điều hòa được nữa, tương tự như mâu thuẫn với Mỹ- Nhật.Do đó trong chính sách trung lập thì tổng hống Rudoven cố gắng giúp đỡ Anh, Pháp trên nền tảng an ninh và quyền lợi Mỹ.

Sau thất bại của Pháp trước cuộc tân công của phát xít Đức tháng 6 năm 1940, sự khốn đốn của Anh trước những chiến dịch tân công dồn dập của Đức càng thúc đẩy hoạt động can thiệp của chính phủ Mỹ đối với Anh và Pháp. Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ tích cực giúp đỡ Anh. Qua sự khốn đốn của Anh, Mỹ khối lượng vũ khí trị giá 37,6 triệu USD trong tháng 6 năm 1940. Mỹ muốn lợi dụng cơ hội này buộc Anh chấp nhận những điều khoản nặng nề của Mĩ như việc cung cấp các bí mật khoa học quân sự cho Mỹ cùng các nguyên liệu chiến lược, cho Mỹ thuê trong vòng 99 năm 8 căn cứ quân sự của Anh trên các vùng thuộc địa ở Tây Bán cầu. Ngược lại Anh chấp nhận đè nghị trên của Mỹ vì trong hoàn cảnh của Anh lúc nấy giờ, Anh đã suy yếu, việc Mỹ viện trợ tàu chiến có vai trò quan trọng đối với Anh trong cuộc đấu tranh chống các chiến dịch của Mỹ. Thảo thuận trên được thực hiện pháp lý bằng hiệp ước ngày 2/9/1940.

Ngày 27/3/1941 Anh, Mỹ đã đạt được thỏa thuận về “kê hoạch ABC-1” chống tất cả các cường quốc trong trục phát xít. Theo đó Anh và Mỹ cam kết tập trung sức mạnh trước hết vào chiến trường châu Âu nhằm đánh bại kẻ thù chính là Đức, còn ở Viễn Đông và Thái Bình Dương, chừng nào Đức chưa bị đánh bại thì phải giữ quan điểm phòng thủ.

Sau “kế hoạch ABC- 1”, liên minh Anh- Pháp có bước phát triển và củng cố hơn với sự ra đời của bản Hiến chương Đại Tây Dương tháng 8 năm 1941 trong đó nêu lên 8 nguyên tắc quan trọng trong quan hệ quốc tế mà những điều cơ bản là : các bên tham gia bản Hiến chương Đại Tây Dương cam kết từ bỏ mọi tham vọng về lãnh thổ, cũng như điều chỉnh lãnh thổ của các quốc gia khác mà không có sự đồng ý của các quốc gia ấy; tôn trọng quyền dân tộc tự quyết, theo đó mỗi dân tộc đều có quyền lựa chọn chế độ và chính phủ của mình; tất cả các quốc gia – dân tộc đều có quyền được hưởng các nguồn nguyên liệu của thế giới; tự do hóa các biển và địa dương; hợp tác cùng phát triển về kinh tế và xã hội. Hiến chương cũng khẳng định, sau khi tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, cần phải thiết lập một nền hòa bình, an ninh vững chắc, đảm bảo cho các dân tộc, cho mọi người được sống tự do và thoát khỏi nỗi sợ hãi bởi chiến tranh. Trong tương lai tất cả các quốc gia đều phải từ bỏ việc sử dụng bạo lực...

Cần phải khẳng định rằng những nguyên tắc của Hiến chương đưa ra mnag tính chất dân chủ, tiến bộ, chống phát xít rõ rệt, đáp ứng mong muốn của các lực lượng đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

- Quan hệ giữa Mỹ - Xô:

Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ngay cả khi Pháp thất bại còn Anh rơi vào tình trạng cực kỳ nguy khốn thì không phải tất cả các chính khách của Anh và Mỹ đều từ bỏ lập trường chống Liên Xô, nhất là khi họ biết rằng Hit le cuois cùng cũng tấn công Liên Xô. Ngày 23 tháng 6 năm 1941, 1 ngày sau khi Đức tấn công Liên Xô Truman đã công khai phát biểu rằng : “Nếu chúng ta thấy Đức có ưu thế, thì chúng ta cần phải giúp đỡ Liên Xô, còn nếu Liên Xô có ưu thế, thì chúng ta cần phải giúp đỡ Đức; tức là phải làm sao cho họ đánh nhau càng nhiều càng tốt mặc dù rằng tôi không muốn Hit le có thắng lợi cuối cùng trong bất kỳ tình huống nào”.

Tuy nhiên có những bộ óc tỉnh táo hơn tiêu biểu là tổng thống Rudoven với tuyên bố Mỹ sẽ ủng hộ Liên Xô “ bất kỳ một cuộc chiến tranh tự vệ nào trước chủ nghĩa Hitle, bất kỳ một sự liên minh nào của các lực lượng chống chủ nghĩa Hitle nhằm lật đổ những thủ lĩnh của nước Đức thòi hiện đại, bất kể nguồn gốc của lực lượng ấy như thế nào đều phục vụ cho an ninh và khả năng phòng thủ của chúng ta”.

Việc ký kết hiệp ước Xô –Anh về hành động chung trong cuộc chiến tranh chống Đức, sự ra đời của bản Hiến chương, việc Liên Xô thma gia Hiên chương đẫtọ điều kiện cần thiết cho sự thành lập một mặt trận Đồng minh chống phát xít.

Ngày 1.1.1942 tại Oasinhton địa diện cho 26 nước, đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh đã ký vào bản tuyên bố Liên Hợp Quốc “ cam kết dốc toàn bộ sức mạnh quân sự và kinh tế của đất nước vào cuộc chiến trnah chống phát xít và tay sai của chúng”, Tuyên bố Liên hợp quốc đánh dấu sự ra đời của mặt trận Đồng minh chống phát xít trên phạm vi toàn thế giới.

3.2 Quan hệ giữa các nước Đồng minh và vấn đề mở mặt trận thứ hai

Sau tuyên bố Liên hợp Quốc ngày 1/1/1942, sự hợp tác trong lực lượng Đồng minh ngày càng được đẩy mạnh, theo đó các hiệp ước Xô – Anh ( 26/5/1942) và hiệp ước Xô –Mĩ ( 29/5/1942) đã một lần nữa củng cố mối quan hệ trong qua trình hợp tác Xô- Anh- Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Nhưng không phải vì vậy mà quan hệ giữa ba nước này không có những bất đồng, mâu thuẫn. Liên quan trước hết cà chủ yếu tới vấn đề này là vấn đề mở mặt trận thứ hai ở tây Âu.

Hiệp định ký kết năm 1942 giữa Liên Xô, Mĩ, Anh khiên Liên Xô và các lực lượng dân chủ tiến bộ tin tưởng vào việc mở một mặt trận thứ hai ở châu Âu nhằm đẩy nhanh sự sụp đổ cảu nước Đức. Đã có đầy đủ các điều kiện để thực hiện hiệp định trên: quân Đức đang tập trung lớn lực lượng tại mặt trận Xô- Đức,mỹ - Anh có trong tay những binh đoàn được trang bị tốt; phong trào kháng chiến lớn mạnh ở châu Âu có thể giúp đỡ có hiệu quả trong cuộc tiến công của quân Đồng minh vào Đức.

Thê nhưng mặt trận thứ hai vẫn không được mở vào năm 1942 và cả trong năm 1943. Tại sao như vậy? Các chính phủ mỹ và Anh có ý định giữ nguyên lực lượng của họ nhằm phục vụ cho đường lối đế quốc của họ, họ cũng muốn làm cho Liên Xô kiệt quệ sau chiến tranh.

Chỉ 8 ngày sau khí công bố bản thông cáo Anh- Mỹ- Liên Xô về việc mở mặt trận thứ hai, vào tháng 6 năm 1942, Socsin đã đề nghị với Mỹ hoãn việc thành lập mặt trận thứ hai. Ông ta không gặp khó khăn nào trong việc thuyết phục các nhà lãnh đạo Mỹ.

Tháng 8 năm 1942 đúng lúc trận Xtlingrat đang diễn ra ác liệt thì Sóc sin thông báo cho chính phủ Liên Xô rằng mặt trận thứ hai sẽ không được mở vào năm 1942, hứa sẽ mở mặt trận ngoại giao vào năm 1943.

Trong khi từ chối mở mặt trận thứ hai thì Mỹ và Ah thống nhất với nhau về kế hoạch hoạt động quân sự tại Bắc phi. Đây là hành động nahwmf phục vụ cho những toan tính của riêng mình. Nhưng hành động trên vấp phải sự phản đối gay gắt của dư luận quốc tế.

Đường lối của Liên Xô lại hoàn toàn khác. Đường lối đối ngoại của Liên Xô là nhằm củng cố khối liên minh chống phát xít, ủng hộ tất cả các dân tộc trong cuộ đấu tranh chống lại bọn hitle.

Đối với thái độ cố tình trì hoãn của Anh, Mỹ trong việc mở mặt trận thứ hai, ngày 24/6/1943 chính phủ Liên Xô cảnh báo cả Rudoven và Sowc sin rằng , việc Anh – Mĩ từ chối mở mặt trận thứ hai trong năm 1943 “vấn đề là không đơn giản chỉ là sự thất vọng cua Liên Xô, mà quan trọng hơn là việc duy trì niềm tin của chính quyền Xô viết đối với các nước Đồng minh của mình – lòng tin đó đã lâm vào thử thách nặng nề.

Đẻ giải quyết căng thẳng trong quan hệ giữa ba cường quốc Đồng minh về vấn đề này, từ ngày 19/10 tới ngày 3/11/1943 tại Matxcova đã diễn ra hội nghị Ngoại trưởng tam cường Xô- Mĩ – Anh( còn gọi là hội nghị thượng đỉnh Teheran) trong đó hội nghị tập trung hơn cả là giải quyết dứt khoát vấn đề mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, theo đó các nước Anh, Mĩ hứa sẽ cam kết mở mặt trận thứ hai bằng việc đổ bộ lên nước Pháp vào năm 1944.

Hội nghị thượng đỉnh Teheran có ý nghĩa to lớn khồng chỉ ở những thảo thuận cụ thể đạt được trên các mặt quân sự, chính trị mà còn ở chỗ nó đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cấp độ hợp tác giữa ba lực lượng chủ chốt của lực lượng Đồng minh lúc bấy giờ. Không phải ngẫu nhiên mà thủ tướng Anh Soc sin khi đócho rằng đây là “ sự tập trung quyền lực lớn nhất từ trước tới nay chưa từng có. Các nhân vật có mặt tại đây nắm trong tay hạnh phúc, tương lai nhân loại”

Sau hội nghị tượng đỉnh Teheran, Anh, Mĩ thực sự chuẩn bị tích cực cho việc thành lập mặt trận thứ hai ở Tây Âu. Vào Ngày 6/6/1944, mặt trận thứ hai được mỏ bằng cuộc đổ bộ của Liên quâ Anh- Mỹ vào bãi biển Normandie của Pháp. Trong khi đó, trên chiến trường Xô- Đức, Hồng quân Liên Xô cũng mở những cuộc phản công chiến lược nhăm quyest sạch bọn xâm lược ra khỏi tổ quốc, đông thời tiến lên giúp đỡ các dân tộc Đông Âu đứng lên giải phóng khỏi ách phát xít.

4. Quan hệ quốc tế giai đoạn kết thúc chiến tranh và những cơ sở, tiền đề cho sự hình thành trật tự thế giới mới ( từ đầu năm 1945 tới tháng 9 năm 1945)

Quan hệ quốc tế trong giai đoạn kết thúc chiến trannh thể hiện thông qua các hội nghị thượng đỉnh, những thống nhất và bất đồng và sự thỏa thuận trong các hội nghị này là cơ sở cho sự ra đời của một trật tự thế giới mới.

4.1 Hội nghị Ianta

Đầu năm 1945 trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ hai sắp bước vào giai đoạn kết thúc, từ ngày 4 tới ngày 11/2/1945 tại thành phố Ianta( bán đảo Crum, Liên Xô) diễn ra hội nghị thượng đỉnh tam cường Xô – Anh- Mĩ lần thứ hai nhằm thỏa luận các biện pháp phổi hợp hành động chống Đức, Nhật cùng chư hầu và thỏa thuận những vấn đề liên quan tới trật tự thế giới mới:

- Hội nghị đã đạt được những thỏa thuận quan trọng trong vấn đề phối họp hành động chung để chống khối trục phát xít trong giai đoạn chiến tranh thế giới kết thúc, về việc tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít Đức và việc xây dựng những đảm bảo thực sự để nước Đức không còn khả năng gây chiến tranh một lần nữa.

- Các vấn đề liên quan tới chấu Âu, hội nghị thống qua “ Tuyên ngôn giải phóng châu Âu”, nêu rõ những chính sách và hành động chung nhằm giải quyết những vấn đề chính trị, kinh tế của châu Âu sau chiến tranh phù hợp với những nguyên tắc dân chủ.

- Đối với vấn đề Viễn Đông, các nước bí mật thỏa thuận việc Liên Xô sẽ tham gia cuộc chiến tranh Thái Bình Dương từu hai tơi ba tháng sau khi Đức đầu hàng và chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Qua đó phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc lớn ở châu Âu và châu Á.

- Hội nghị còn khẳng định việc thành lạp tổ chức Liên hợp quốc trên nguyên tắc cơ bản là sự nhất trí hoàn toàn của 5 nước: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, trung Quốc. Sự ra đời của Liên Hợp Quốc là tổ chức chính trị nhằm đam bảo hòa bình và an ninh thế giới, là sự thay thế Hội Quốc Liên – công cụ phục vụ cho các chính sách phản động của đế quốc trong trật tự V-O.

Nhìn về mặt tổng thể, Hiến chương Liên Hợp Quốc đã đáp ứng nguyện vọng lớn nhất của cộng đồng quốc tế là hòa bình và an ninh xong việc thực hiện mục đích cao cả của Liên Hợp Quốc là một vấn đề không dễ dàng.

Hội nghị Ianta với nhứng thống nhất chung đã tạo điều kiện nhanh chóng kết thúc chiến tranh, tạo nên khuân khổ của một trật tự thế giới mới, từng bước phá vỡ trật tự V-O được thiết lập sau chiến trnah thế giới thư nhất kết thúc.

Tuy nhiên các đại biểu không mong muốn một sự hợp tác quốc tế thành thật. Bản thân Soc sin cũng tự thú nhận rằng ông đã chấp nhận các hiệp định ở Ianta chỉ vì muốn khuyến khích Liên Xô đưa ra sức mạnh quân sự khổng lồ của mình ra chống Đức và Nhật. Soc sin đã viêt: “ cái gi sẽ xảy ra nêu ta xích mích với nước Nga vào lúc Đức còn có hai hoặc ba trăm sư đoàn trên chiến trường”

4.2 hội nghị thượng đỉnh Potdam

Hội nghị thứ ba và là hội nghị cuối cùng về chiến tranh giữa những người lãnh đạo Liên Xô, Mỹ, Anh diễn ra ở Potdam( 17/7 -2/8/1945). Hội nghị lần này khác hẳn bầu không khí của hai hội nghị trước. Chiến tranh đã chấm dứt ở châu Âu. Điều nay lại càng thúc đẩy Mỹ và Anh tìm kiêm một địa vị ưu thế dù phải dùng nước Đức bại trận vào việc này.

Điều đáng chúy là, một ngày trước khi hội nghị potdam được khai mạc, ngày 16/7/1945, lần đầu tiên trong lịch sử loài người , Mĩ đã cho thử thành công quả bom nguyên tử, thống qua đó nhằm gây áp lực với Liên Xô. Tuy nhiên chính sách ngoại giao nguyên tử của Anh- Mỹ cũng không gây được ấn tượng nào đáng kể.

Hội nghị potdam nhằm giải quyết vấn đề nước Đức trên cơ sở những thỏa thuận của hội nghị Ianta. Hội nghị chủ trương tiêu diệt tất cả những tổ chức quân sự, nửa quân sự cũng như các nghành công nghiệp quân sự và xóa bỏ các tập đoàn tư bản lũng đoạn Đức- lực lượng chủ đạo của chủ nghĩa Đức quốc xã.

Đối với việc tiêu diệt phát xít Nhật ở Viễn Đông , Liên Xô bí mật sẽ tham gia cam kết chống Nhật . Ngày 26/7/1945. Anh, Mĩ và Trung Quốc đã thông qua và gửi cho Nhật “ tuyên cáo Potdam” yêu cầu Nhật đầu hàng bvoo điều kiện.

Như vậy hội nghị potdam đãcụ thể hóa vấn đề nước Đức và vấn đề Nhật, vấm đề ký hòa ước với các nước phát xít chiến bại...nhằm bổ sung và hoàn chính những nghị quyết của hội nghị Ianta về những vấn đề chủ chốt của thế giới sau chiến tranh, đập tan “ trật tư mới” do lực lượng phát xít hình thành, phá vỡ trật tự được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ nhât, thiết lập một trật tự mới sau khi chiến tranh thế giới kết thúc

Và đúng như cam, kết trong hội nghị, Liên Xô tham chiến chống Nhật cùng với hai quả bom nguyên tử của Mĩ đổ xuống hai thành phố Nhật bản đã quy định số phận bại trận của phát xít Nhật.

Ngày 2/9/1945, Nhật bản chính thức ký văn kiện đầu hàng không điều kiện, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Chiến tranh thế giới kết thúc đánh dấu thật bại trong “trật tự mới” của chủ nghĩa phát xít và thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong quan hệ quốc tế. Đồng thời nó cũng là dấu mốc đưa quan hệ quốc tế bước sang một giai đoạn phát triển mới mà ở đó những mâu thuẫn trong quan hệ cua các nước Đồng Minh trở thành nội dung chính trong chiến tranh lạnh.

KẾT LUẬN:

Thực tế đã chứng minh nội dung của chiến tranh thế giới thứ hai vốn đã là một vẫn đề lịch sử đầy phức tạp, nội dung quan hệ quốc tế trong thế chiên thứ hai lại phức tạp, đa dạng và chằng chéo hơn nhiều. Do đó nhìn nhận và đánh giá về lịch sử quan hệ quốc tế cần có cái nhìn nhiều chiều, có nhiều quan điểm đánh giá và sử dụng nhiều phương pháp lịch sử khác nhau.

Nổi lên một vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế trong thời kỳ này đó là vai trò của Liên Xô. Rất nhiều vấn đề quan trọng của quốc tế sẽ không được giải quyết hoặc khó có thể giải quyết nếu thiếu vai trò của Liên Xô. Điều đó cho thấy vị trí, vai trò của Liên Xô với tư cách là cường quốc xã hội chủ nghĩa trên trường quốc tế.

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top