Chia Sẻ Quan hệ quốc tế của Liên Xô trong thập niên 30

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bước vào thập niên 30 Liên Xô tiếp tục cuộc đấu tranh trong quan hệ quốc tế nhằm củng cố vị trí quốc tế của mình, đồng thời kiên trì lập trường thiết lập nền an ninh tập thể ở châu Âu và bảo vệ hoà bình thế giới.

a) Cuộc đấu tranh củng cố vị trí quốc tế và nền an ninh tập thể

Trong những năm 1929-1932, một chiến dịch chống Liên Xô được phát động trong các nước tư bản phương Tây. Âm mưu đánh bom cơ quan Tổng đại diện Liên Xô tại Vácxava (1930), chiến dịch chống Liên Xô ở Phần Lan (1931) kế hoạch mưu sát Đại sứ Nhật Bản tại Mátxcơva (1931), việc tên bạch vệ Goócnulốp mưu sát Tổng thống Pháp Pôn Đume (1932)...

Tất cả những vụ khiêu khích đó nhằm tạo ra quan hệ quốc tế căng thẳng dẫn tới việc các nước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Tháng 2 - 1930 , Giáo hoàng Pie XI đã kêu gọi tổ chức một cuộc “thập tự chinh” chống chủ nghĩa cộng sản, tập hợp các tín đồ trên thế giới “hành động tập thể” chống Liên Xô. Đồng thời các nước tư bản phương Tây khởi xướng việc bao vây kinh tế chống Liên Xô. Đặc biệt là dự án thành lập Liên bang châu Âu do ngoại trưởng Pháp Briăng (Briand) đề xướng (5 - 1930) mang tính bài Xô rõ rệt. Dự án đề xuất việc thành lập một Liên minh châu Âu bao gồm đại diện của tất cả các quốc gia châu Âu thành viên của Hội Quốc liên, loại trừ Liên Xô - quốc gia lớn nhất ở châu Âu.

Bằng chính sách ngoại giao kiên quyết và khéo léo, Liên Xô đã kiên trì đấu tranh để vượt qua được tình trạng căng thẳng và phức tạp trong quan hệ quốc tế. Thời gian này, Liên Xô thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 - 1933) với những thành tựu quan trọng, tăng cường sức mạnh kinh tế và quốc phòng của đất nước. Đồng thời, các âm mưu thù địch chống Liên Xô đều bị phá vỡ. Liên Xô đã kí kết những hiệp ước không xâm lược với phần đông các nước láng giềng và một số nước tư bản châu Âu: Phần L an, Latvia, Extônia, Ba Lan (1932), Italia (1933) ; đồng thời đạt được thoả thuận gia hạn các Hiệp ước không xâm lược đã kí với Thổ Nhĩ Kì, Đức, Iran, Lítva, Apganixtan. Tham gia vào Hội nghị giải trừ quân bị ở Giênôvơ khai mạc ngày 2 - 2 - 1932 (với sự có mặt của đại diện 63 quốc gia), Liên Xô đã đưa ra một chương trình giải trừ quân bị và nêu rõ quan điểm của mình về định nghĩa khái niệm xâm lược trong quan hệ quốc tế. Hội nghị Giênôvơ không đi đến một kết quả đáng kể nào do mâu thuẫn giữa các cường q uốc tư bản phương Tây, đồng thời những đề nghị của Liên Xô cũng không được thông qua. Tuy vậy, năm 1933, Liên Xô đã tiến hành đàm phán và kí kết ba công ước về xác định khái niệm xâm lược với các nước Extônia, Látvia, Ba Lan, Rumani, Thổ Nhĩ Kì, Iran, Apganixtan, Rumani, Tiệp Khắc, Nam Tư và Lítva.

Tháng 9 - 1934 Liên Xô tham gia Hội Quốc Liên và trở thành Uỷ viên thường trực Hội đồng Hội Quốc Liên. Điều đó cho thấy vị thế ngày càng được khẳng định của Liên Xô trong các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên khi gia nhập tổ chức này Liên Xô nêu rõ quan điểm của mình trong việc không đồng ý với những quyết định trước đây cũng như một số điều khoản vi phạm chủ quyền các dân tộc của Hội Quốc Liên. Đồng thời Liên Xô đã tranh thủ điều kiện để đấu tranh cho hoà bình và nền an ninh toàn thể, ngăn ngừa nguy cơ chi ến tranh thế giới.

Tháng 5 - 1935, Hiệp ước tương trợ song phương Xô - Pháp và Xô-Tiệp đã được kí kết, thể hiện những cố gắng quan trọng của Liên Xô trong việc xây nền an ninh toàn thể ở châu Âu. ở khu vực châu Á, Hiệp ước tương trợ lẫn nhau với Mông cổ (1936) và Hiệp ước không xâm lược với Trung Quốc (1937) cũng được Liên Xô kí kết nhằm tạo dựng mối quan hệ cùng tồn tại hoà bình giữa các quốc gia, đảm bảo an ninh cho vùng Viễn Đông.

Khi Nhật mở rộng chiến tranh ra toàn lãnh thổ Trung Quốc (1937), Liên Xô đứng về phía Đảng cộng sản và nhân dân Trung Quốc, giúp đỡ về tinh thần và vật chất cho Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Nhật (cho Trung Quốc vay 100 triệu USD năm 1938, 150 triệu USD năm 1939, nhiều phi công Liên Xô tình nguyện tham gia chiến đấu chống Nhật ở Trung Quốc). Trong thập niên 30, Liên Xô cũng giành được thắng lợi trong việc bình thường hoá quan hệ Xô - Mĩ. Gần một thập kỉ sau khi bình thường hoá quan hệ với hầu hết các nước tư bản chủ yếu, tháng 11 - 1933 Liên Xô đã đạt được thoả thuận về việc bình thường hoá quan hệ với Mĩ. Mặc dù quan hệ Xô - Mĩ còn gặp nhiều trở ngại, nhưng việc bình thường hoá quan hệ với Mĩ đánh dấu một thắng lợi lớn của nền ngoại giao Xô viết. Từ chỗ là một đế quốc tích cực và ngoan cố trong liên minh chống phá nước Nga Xô viết, cuối cùng Mĩ đã phải thoả thuận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

b) Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau.

Sau khi Hítle xé bỏ hiệp ước Muyních, thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc, Liên Xô đã đề nghị triệu tập một hội nghị để bàn về vấn đề bảo vệ an ninh châu Âu, ngăn chặn chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa phát xít. Trước áp lực mạnh mẽ của dư luận trong và ngoài nước, chính phủ Anh, Pháp đã bắt đầu các cuộc đàm phán với Liên Xô từ giữa tháng 4 -1939 tại Matxcơva. Do thái độ thiếu thiện chí và chủ trương "bắt cá hai tay'' của Anh, Pháp, cuộc đàm phán không đạt được kết quả và hoàn toàn bế tắc. Trong khi đó, từ tháng 6 - 1939, cuộc đàm phán bí mật Anh - Đức đã được tiến hành ở Luân Đôn để thảo luận về việc hợp tác Anh - Đức chống Liên Xô, Trung Quốc và phân chia khu vực ảnh hưởng ở đây.

Lúc này ở Viễn Đông, sau khi gây ra cuộc xung đột quân sự chống Liên Xô ở khu vực hồ Khaxan bị thất bại, ngày 12 - 5 - 1939 phát xít Nhật mở cuộc tấn công vào khu vực sông Khankhin - Gôn (Khalkhin-Gol) thuộc địa phận Mông Cổ, nhằm uy hiếp con đường huyết mạch của Liên Xô ở Viễn Đông và chuẩn bị cho việc mở rộng cuộc chiến chống Liên Xô sau này. Mặc dù kế hoạch của Nhật ở Khankhin - Gôn thất bại nhưng toàn bộ những sự kiện diễn ra ở Viễn Đông làm cho giới cầm quyền Anh và Pháp vẫn hy vọng về một cuộc chiến tranh chống Liên xô từ phía Nhật. Chính trong lúc này Đại sứ Anh ở Tôkiô Craigi (Craigie) đã kí với Ngoại trưởng Nhật Arita một hiệp ước (7 - 1939), theo đó Anh thừa nhận cuộc chiến tranh của Nhật ở Trung Quốc và tuyên bố không can thiệp vào công việc của Nhật ở đây.

Tình hình phức tạp nói trên ở cả phương Tây và phương Đông khiến cho mọi cố gắng kiên trì của Liên Xô nhằm đạt tới một thoả thuận với Anh và Pháp trong cuộc đấu tranh chống sự xâm lược của chủ nghĩa phát xít đều thất bại. Trong bối cảnh đó, Liên Xô buộc phải có những giải pháp kiên quyết để tự bảo vệ nền an ninh quốc gia. Ngay từ tháng 5 - 1939 với ý đồ kéo dài thời gian để xâm lược châu Âu trước, Chính quyền Đức đã thăm dò Liên Xô về khả năng kí kết một hiệp ước không xâm lược nhau Xô - Đức. Lúc đầu Liên Xô đã bác bỏ đề nghị đó, nhưng sự tan vỡ không thể cứu vãn nổi của cuộc đàm phán Xô - Anh - Pháp đã khiến Liên Xô thay đổi ý định và tiếp nhận đề nghị của Đức.

Ngày 23 - 8 - 1939, Hiệp ước không xâm lược nhau Xô - Đức đã được kí kết, theo đó Liên Xô và Đức cam kết không tấn công nhau, không gia nhập một liên minh nào thù địch với một trong hai nước kí hiệp ước, không giúp đỡ một nước thứ ba nào chống lại nước kia... Sau đó một ngày, Liên Xô và Đức còn kí thêm một Nghị định thư bí mật phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Đông Âu.

Việc kí kết Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau đã làm thất bại chính sách hai mặt của các nước phương Tây, phá tan âm mưu thành lập mặt trận thống nhất chống Liên Xô do các nước đế quốc dựng lên ở Muyních. Đồng thời sự kiện này cũng phá vỡ âm mưu của Nhật muốn dựa vào sự ủng hộ của Đức để xâm lược Liên Xô.
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top