• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Trang Dimple

New member
Xu
38
Trong quá trình thể hiện ngôn ngữ, người ta phải dùng các đơn vị từ ngữ lắp ghép lại với nhau. Sự kết hợp giữa chúng sẽ tạo nên một giá trị ngữ nghĩa mới nào đó. Ðể có được những giá trị ngữ nghĩa ấy, giữa các đơn vị sẽ nảy sinh một mối quan hệ nào đó mà ta gọi là quan hệ ngữ pháp. Thường trong các ngôn ngữ, các nhà ngữ học đề cập tới các loại quan hệ ngữ pháp phổ biến sau:

1. Quan Hệ Chính Phụ.


Ðây là mối quan hệ giữa một yếu tố chính và một số yếu tố phụ. Mối quan hệ này được thể hiện ở các cấp độ dùng để tạo nên những đơn vị lớn hơn.

Ở cấp độ từ ghép: hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc, hoa lan, hoa ngâu, hoa mai, hao đào; thợ mộc, thợ hồ, thợ sơn, thợ vẽ, thợ máy...

Ở cấp độ cụm từ ( ngữ ), tùy theo yếu tố chính mà có thể có 3 cụm từ chính phụ với cách thức tổ chức và quan hệ khác nhau, đó là: cụm chính phụ danh từ ( danh ngữ ), cụm chính phụ động từ ( động ngữ ), cụm chính phụ tính từ ( tính ngữ ).

Danh ngữ có cấu trúc đủ là phụ-chính-phụ, và hai cấu trúc thiếu là phụ-chính, hoặc chính-phụ, được biểu thị trên hình vẽ có đầu mũi tên hướng về yếu tố chính. Chẳng hạn:

Cụm danh từ: Ðài truyền hình Việt Nam có cấu trúc chính phụ được biểu thị bằng hình vẽ sau:

Ðài truyền hình Việt Nam


ch4.ht3.gif


Cụm danh từ: "Nhà khoa học vĩ đại về khám phá đại dương" có cấu trúc chính phụ được biểu thị bằng hình vẽ sau: Nhà khoa học vĩ đại về khám phá đại dương


ch4.ht4.gif






Cụm danh từ: "Hai nhà phi hành vũ trụ trên trạm quỹ đạo hoà bình Mia" có cấu trúc chính phụ được biểu thị bằng hình vẽ sau

Hai nhà phi hành vũ trụ trên trạm quỹ đạo hoà bình Mia

ch4.ht5.gif








Ðộng ngữ có cấu trúc đủ là phụ-chính-phụ, và hai cấu trúc thiếu là phụ-chính, hoặc chính-phụ, được biểu thị trên hình vẽ có đầu mũi tên hướng về yếu tố chính. Chẳng hạn:

Cụm động từ: đã qua đời có cấu trúc chính phụ được biểu thị bằng hình vẽ sau:

đã qua đời


ch4.ht6.gif


Cụm động từ: đã thấy nó đi thành phố hồ Chí Minh vào chiều tối hôm qua có cấu trúc chính phụ được biểu thị bằng hình vẽ sau:

đã thấy nó đi thành phố Hồ Chí Minh vào chiều tối hôm qua

ch4.ht7.gif






Cụm tính từ: rất đẹp hay đẹp hết chỗ chê có cấu trúc chính phụ được biểu thị bằng hình vẽ sau:


"rất đẹp", "đẹp hết chỗ chê"

ch4.ht53.gif


Mối quan hệ chính phụ còn được thể hiện trên bình diện câu. Thường thì trong câu đơn, có một số nhà nghiên cứu gọi thành phần ngoài nòng cốt câu là thành phần phụ của câu, đó là thành phần trạng ngữ; còn trong câu ghép, khi có hai mệnh đề lệ thuộc nhau, thì sẽ có một câu ghép trên cơ sở của mối quan hệ chính phụ. Chẳng hạn:


1. "Mùa lạnh năm ấy Lê Chất đi vẽ ở một vùng Vân Nam phủ. "

ch4.ht54.gif



ch4.ht8.gif

ch4.ht9.gif
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Trang Dimple

New member
Xu
38
2. Quan Hệ Đẳng Lập.

Ðây là mối quan hệ ngang bằng giữa hai thành tố. Không có thành tố nào chính, thành tố nào phụ. Mối quan hệ đẳng lập được thể hiện từ cấp độ từ đến cấp độ câu và trên câu. Mối quan hệ này được thể hiện trên hình và như sau: . Chẳng hạn:

Ở cấp độ từ: quốc gia, nhà nước, áo quần, đi đứng, ăn mặc, chào hỏi, vui buồn, ốm yếu, no ấm, vuông tròn...

Ở cấp độ cụm từ, quan hệ giữa các từ và các cụm từ cũng có mối quan hệ đẳng lập:

ch4.ht10.gif


ch4.ht11.gif




3. Quan Hệ Chủ Vị.



Quan hệ này thiết lập nên mệnh đề, cấu trúc câu. Thường thì khi có một câu trúc C - V, là có cơ sở để tạo thành một phát ngôn từ bình diện cấu trúc ngữ pháp. Môi quan hệ này diễn ra giữa một đối tượng được đề cập đến trong phát ngôn mà ta gọi là C và một thành phần có nhiệm vụ thuyết minh những đặc trưng của đối tượng được đề cập đến mà ta gọi là V. Nói cách khác, vị ngữ của câu xác định những điều gì trước đó chưa được xác định. Còn chủ ngữ là cái đề tài chung được câu xác định bằng những thuộc tính mới ( do vị ngữ đem lại ). Nó là sản phẩm của cách suy nghĩ trước đó, làm thành cái cơ sở và cái xuất phát điểm cho sự phát triển tiếp theo. Sự phát triển tiếp theo đó là vị ngữ. Mối quan hệ này chỉ diễn ra ở cấp mệnh đề. Từ, cụm từ không có mối quan hệ C - V.

ch4.hta1.gif


ch4.htb2.gif


4. Quan Hệ Đề Thuyết.



Một số quan niệm thông thường cho rằng, sự phân chia đề-thuyết là sự phân chia giữa thông báo cũ và thông báo mới: Ðề là cái mà người nói dự đoán là người nghe đã biết sẵn. Thuyết là cái mà người nói cho là người nghe chưa biết. Thật ra, khái niệm cái cũ, cái cho sẵn, và khái niệm cái mới, cái chưa biết còn có những vấn đề cần phải được bàn đến thấu đáo.

Khi một người nói với một người khác: Mẹ tôi chưa gặp mẹ anh. thì người nghe rất có thể không hề biết mẹ người nói là ai, mặc dù đó là phân đề của câu. Trái lại, người nghe hẳn phải biết mẹ mình, mặc dù đó là một bộ phận của phần thuyết. Vậy khái niệm cũ và mới trong phát ngôn phải được hiểu một cách khác.

Cái cũ hay cái cho sẵn, là cái mà người nói, căn cứ vào tình huống của cuộc đối thoại mà ức đoán là đang có mặt trong ý thức của người nghe lúc mình sắp nói. Còn cái mới là cái mà người nói cho là không có mặt trong ý thức của người nghe lúc bấy giờ. Ta thấy rõ tính chất thiếu chính xác của những thuật ngữ khá thông dụng như cái đã biết và cái chưa biết.

Thông thường, người nói có xu hướng chọn cái cũ làm đề, tức là làm xuất phát điểm cho sự nhận định, và để phần có giá trị thống báo thực sự (cái mới) ra sau. Ðó là một cách tổ chức phát ngôn thuận tiện và giản dị. Ðó cũng là cách đơn giản nhất để đảm bảo sự mạch lạc của ngôn bản hay văn bản.


Trong một câu như Hôm nay tôi sẽ sửa cái máy này. , thì cái mới tùy theo từng tình huống, ngôn cảnh, và có thể là bất cứ từ nào, phần nào. Chẳng hạn, nếu trước đó có một câu hỏi:


Hôm nay anh sẽ làm gì ? thì cái mới sẽ là sửa cái máy này , còn nếu câu hỏi là:

Hôm nay anh sẽ sửa cái máy nào ? thì cái mới sẽ là này, còn nếu câu hỏi lại là:

Hôm nay ai sẽ sửa cái máy này ? thì cái mới sẽ là tôi, còn nếu câu hỏi là:

Hôm nào anh sửa cái máy này ? thì cái mới sẽ là nay, còn nếu câu hỏi lại là:

Hôm nay người nào sẽ sửa máy nào ? thì cái mới sẽ là tôi và cái...này...

và nếu đồng nhất đề với cái cũ, thuyết với cái mới, thì câu này sẽ có đến năm sáu cấu trúc đề-thuyết khác nhau, nghĩa là phải coi đó là năm sáu câu (hay năm sáu phát ngôn) khác nhau.

Trong những câu mà phần đề và phần thuyết đều là tiểu cú ( là những cấu trúc đề-thuyết ), thì phần đề của câu bao giờ cũng là một khung đề. Chẳng hạn:

ch4.htc12.gif


Nhưng nếu hai chủ đề của hai tiểu cú cùng một sơ chỉ, thì theo quy tắc lược bỏ danh ngữ đồng sở chỉ chủ đề của tiểu cú làm thuyết của câu sẽ chỉ còn phần thuyết nữa thôi, như trong câu sau đây:

ch4.htd12.gif


ch4.hte12.gif

 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top