QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VUA GIA LONG VÀ TRIỀU THANH VÀO ĐẦU THẾ KỶ XIX
TS. Đinh Thị Dung
Nếu đánh giá những cố gắng của Gia Long trong đường lối đối ngoại, đặc biệt với Trung Quốc xét theo mối quan hệ lợi - hại, chúng ta sẽ dễ thông cảm với Gia Long hơn. Lấy lợi ích quốc gia làm trọng sẽ hiểu rõ vì sao Gia Long khẩn thiết xin được Trung Quốc sách phong đến thế, vì sao ông sẵn sàng chấp nhận thân phận một chư hầu, chịu thần phục qua sách phong và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ triều cống, triều kính.
Là nguyên soái khi chưa tròn 20 tuổi, Nguyễn Phúc Ánh đã trải qua chặng đường dài mấy chục năm chinh chiến, và cuối cùng vào tháng 5-1802 ông đã lên ngôi hoàng đế, lập đế hiệu, sáng lập triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Những hoạt động và việc làm của vị vua đầu tiên thời Nguyễn, những cố gắng và sai lầm của ông đều mang tính quyết định, bởi vì chính ông là người hoạch định đường lối và con cháu ông là những người thực hiện trong những bối cảnh lịch sử khác nhau của thế kỷ XIX.
Những nhận định, đánh giá đã có về Gia Long từ trước cho đến nay phản ánh khá đa dạng và phức tạp chân dung một nhân vật lịch sử: công - tội, dũng cảm - do dự, rộng lượng -hẹp hòi…
Dù sao chăng nữa, khi kiến thiết một triều đại mới thay thế cho triều Lê, Gia Long cũng đã tận tâm nỗ lực để tự khẳng định tư thế của một quốc gia phong kiến độc lập trong quan hệ khu vực và quốc tế đầu thế kỷ XIX. Điều này được thể hiện rất rõ trong quan hệ của Gia Long với Thanh triều, chủ yếu xét trên lĩnh vực ngoại giao. Đây cũng là nội dung gây nên nhiều cuộc thảo luận, tranh luận trong giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Thực chất và thực tế trong quan hệ với Trung Quốc, Gia Long đã làm điều gì lợi và điều gì hại cho Việt Nam?
Nếu đánh giá những cố gắng của Gia Long trong đường lối đối ngoại, đặc biệt với Trung Quốc xét theo mối quan hệ lợi - hại, chúng ta sẽ dễ thông cảm với Gia Long hơn. Lấy lợi ích quốc gia làm trọng sẽ hiểu rõ vì sao Gia Long khẩn thiết xin được Trung Quốc sách phong đến thế, vì sao ông sẵn sàng chấp nhận thân phận một chư hầu, chịu thần phục qua sách phong và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ triều cống, triều kính.
Thực tế đường lối ngoại giao của Gia Long vẫn mang nội dung và tính chất truyền thống, trong quan hệ với Trung Quốc nó còn mang tính bắt buộc.
Nguồn gốc sâu xa của sự thần phục “Thiên triều”, trước hết xuất phát từ vị trí tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc: liền núi, liền sông có chung với nhau một biên giới khá dài. Gia Long cũng như tất cả các ông vua Việt Nam trước đó, ý thức rất rõ một thực tế rằng; trong suốt chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển đất nước, bên cạnh Việt Nam là một lân bang khổng lồ luôn tìm cách xâm lược thống trị mình; rằng chiến tranh là điều không mong đợi và hoàn toàn không lợi lộc gì đối với một nước nhỏ. Chính vì thế, tư tưởng chỉ đạo đường lối đối ngoại với Trung Quốc luôn là “cốt giữ hoà hiếu giữa 2 nước, tắt muôn đời chiến tranh” (Nguyễn Trãi). đường lối đối ngoại mà Gia Long đi theo là đường lối đối ngoại hoà bình, không thể nào khác trong quan hệ với Trung Quốc. Ngoài ra Gia Long còn thực thi một đường lối ngoại xuất phát từ hoàn cảnh của đất nước tại thời điểm đó. Đó là hoàn cảnh một đất nước vừa bước ra khỏi cuộc nội chiến và chiến tranh chống ngoại xâm gần 30 năm, đất nước đó khắp nơi đỗ vỡ điêu tàn, kinh tế suy sụp, lòng dân ly tán. Gia Long cần củng cố vị trí của mình và việc làm cấp thiết trước mắt là ổn định tình hình đất nước từ Nam ra Bắc, chứ không phải lại tiếp tục chiến tranh với Trung Quốc.
Gia Long tiếp thu kiểu ứng xử ngoại giao đặc thù của Việt Nam đối với Trung Quốc thần phục như một chư hầu xoa dịu và làm thoả mãn lòng tự ái của một nước lớn xây dựng quan hệ hữu hảo giữa hai nước. Đồng thời qua đó, đảm bảo sự không xâm lược hay can thiệp của Trung Quốc thì Gia Long cần thiết phải được Trung Quốc công nhận - được tuyên phong, chỉ như thế nguyên cớ can thiệp để Phù Lê mới không còn lý do gì để tồn tại. Chúng ta đều biết rõ là vào cuối thế kỷ XVIII, Trung Quốc đã lấy cớ giúp nhà Lê để kéo đại binh vào nước ta nhằm thôn tính Việt Nam. Chiến thắng oanh liệt của vua Quang Trung đã làm tan vỡ ảo mộng đó.
Gia Long đã theo dõi mối quan hệ tiến triển không mấy tốt đẹp giữa triều Thanh Trung Quốc với Quang Toản, và ông đã nhanh chóng xúc tiến các hoạt động liên hệ với nhà Thanh để khôi phục kịp thời quan hệ Việt-Trung sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ.
Khi lấy được Gia Định Gia Long đã phái ngay một sứ bộ đứng đầu là Phan Chính Trọng đem quốc thư và lễ vật sang Lưỡng Quảng Trung Quốc. Rồi phái tiếp Ngô Nhân Tĩnh sang Quảng Đông hội chiếu với vua Lê…
Khi chiếm Phú Xuân, Gia Long cùng đình thần bàn việc viết thư cho Tổng đốc Lưỡng Quảng hỏi việc bang giao… Cuối cùng khi tiến vào Thăng Long, Gia Long đã nghĩ tới việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Thanh triều “Ngài nghĩ rằng: giặc Tây Sơn đã dẹp yên rồi, liền đưa thư cho Lưỡng Quảng, tổng đốc nước Tàu hỏi việc bang gia, sai Thiêm sự Lê Chánh Lược, Trần Minh Nghĩa qua Nam Quan chờ Tàu trả lời” [1]
Về phía Trung Quốc, khi Quang Toàn bỏ Phú Xuân chạy ra Bắc, vua nhà Thanh là Gia Khánh đã xuống chiếu rằng: “cha con họ Nguyễn làm tôi thờThiên triều, lại chiêu nạp tụi bạn vong, nhóm gian, nhữ trộm. Phụ ơn như thế, không gì lớn hơn. Nay quốc đô, sách phong, ân (đều) không giữ nổi. Sự diệt vong chắc nay mai…”…, “Vậy sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Cát Khánh tới trấn Nam Quan, thúc binh giữ biên giới. đợi khi nào Nguyễn Phúc Ánh lấy được toàn cõi An Nam sẽ tâu lên” [2].
Do vậy, vưa lên ngôi Gia Long đã sai 2 sứ bộ liên tiếp sang Trung Quốc. Sứ bộ do Trịnh Hoài Đức làm chánh sứ thì sang giao nộp sách, ấn của nhà Thanh phong cho Tây Sơn. Trình bày ý định và nguyện vọng nối lại quan hệ bang giao truyền thống với Trung Quốc, đồng thời trao trả những tên giặc Thanh lại cho nhà cầm quyền Trung Quốc. Sứ bộ thứ hai do Lê Quang Định cầm đầu sang xin nhà Thanh sách phong và đổi quốc hiệu cho nước ta thành Nam Việt.
Vào thời điểm này, do đang đối phó với cuộc khủng hoảng ở trong nước , nên trên thực tế nhà Thanh sẵn sàng công nhận bất kỳ người nào đứng đầu nào thực quyền ở các “phiên thuộc” nhằm ổn định vùng biên giới và duy trì mối quan hệ với Trung Quốc trong tình trạng công nhận sự phụ thuộc chư hầu vào nước này. Sự sụp đổ của nhà Tây Sơn tạo điều kiện xác lập chính thức quan hệ Gia Long với triều Thanh. Trong quốc thư gởi cho vua Trung Quốc vào 1802, Gia Long viết cho Gia Khánh những lời lẽ khéo léo: “…Thần cử Lê Quang Định và Trịnh Hoài Đức mang sang lễ vật để thể hiện lòng trung thành chân thực của chúng thần, sự sẵn sàng của chúng thần được đứng vào hàng ngũ của các chư hầu” [3].
Tháng 1 năm 1804, sứ nhà Thanh là Tề Bố Sâm sang Việt Nam và lễ tuyên phong được tổ chức long trọng theo nghi thức cổ truyền tại Thăng Long.
Như thế Việt Nam tiếp tục thần phục Trung Quốc cứ theo lệ 2 năm triều cống 1 lần, 4 năm triều kính 1 lần. Sự thần phục này trong quan hệ quốc tế thời đó bị nhiều nhà nghiên cứu cho là Gia Long đã đi theo một đường lối đối ngoại nhu nhược, hèn kém, đây là đường lối ngoại giao lệ thuộc… Tuy nhiên như đã nêu ở trên, vấn đề thần phục của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc dưới triều Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX còn do nhiều nhân tố chủ quan và khách quan quy định. Quan hệ của Gia Long và Gia Khánh như vậy cũng do đặc điểm tình hình lúc đó chi phối.
Về phía Gia Khánh, trong nước đang khủng hoảng, tại Việt Nam chính quyền mà ông ta công nhận đã không còn tồn tại, nhà Lê trên thực tế không còn có thể khôi phục. Không có gì ngạc nhiên khi nhà Thanh đã chấp nhận yêu cầu của Gia Long, là nối lại quan hệ với Việt Nam, công nhận sách phong cho tân hoàng đế Gia Long.
Về phía Việt Nam và Gia Long, sau những năm tháng nội chiến, việc tạo dưng mối quan hệ hoà hiếu với Thanh triều Trung Quốc là điều kiện tiên quyết để ổn định đất nước và triều đại. Một lý do khác thúc đẩy Gia Long tiến hành nhanh chóng tái lập mối bang giao với Trung Quốc là vì những hoạt động của tư bản phương Tây tại châu Á, Đông Nam Á trong đầu thế kỷ XIX. Dù những hoạt động này chưa đe doạ trực tiếp đến Việt Nam, song âm mưu của thực dân Pháp đối với Việt Nam thì Gia Long phần nào thấu hiểu, và cũng dễ lý giải là tại sao Gia Long lại cần một chỗ dựa về tâm lý, một sự che chở từ “Thiên triều”, mặc dù trong quá khứ Gia Long chưa bao giờ nhận được sự che chở ấy. Theo Murasheva: “Còn về hy vọng mà nhà Nguyễn ấp ủ dưới sự che chở của quan hệ với Trung Quốc, thì cũng hoàn toàn tự nhiên, nếu như ta xét đến nguy cơ châu Âu đang đe doạ xâm lược cả hai nước” [4]. Lòng tin tự nhiên đó cũng được Gia Long khẳng định: “ thần phục tùng chính quyền, đế chế, vì thần tin nó và hy vọng được đế chế giúp” [5]. Trong quan hệ với nhà Thanh Trung Quốc, sự tin tưởng của Gia Long còn đến từ một tác nhân khác. Đó là sự hiện diện của ý thức tư tưởng Nho giáo của ông vua này. Tư tưởng thiên mệnh dù sao vẫn phát huy được uy lực của mình ở một mức độ nhất định. Trong quan niệm của Gia Long, Trung Quốc vẫn là Thiên triều, vua Trung Quốc là thiên tử thay trời chăn dắt muôn dân. Trong quốc thư xin sách phong, Gia Long đã viết: “ mặc dù dân chúng thần phục hạ thần, song thần không biết ý trời ra sao”. Nhìn nhận sự ảnh hưởng của Nho giáo trên lĩnh vực ngoại giao là một phạm trù phức tạp, ở đây chúng tôi chỉ muốn đề cập đến ảnh hưởng của quan niệm cho rằng Trung Quốc là thiên triều hợp lẽ từ phía Gia Long là một thực tế, và cũng có thể xuất phát từ ý thức tôn vinh tôn trọng một nước lớn có nền văn minh tiên tiến cao siêu từ thời cổ đại của Gia Long.
TS. Đinh Thị Dung
Nếu đánh giá những cố gắng của Gia Long trong đường lối đối ngoại, đặc biệt với Trung Quốc xét theo mối quan hệ lợi - hại, chúng ta sẽ dễ thông cảm với Gia Long hơn. Lấy lợi ích quốc gia làm trọng sẽ hiểu rõ vì sao Gia Long khẩn thiết xin được Trung Quốc sách phong đến thế, vì sao ông sẵn sàng chấp nhận thân phận một chư hầu, chịu thần phục qua sách phong và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ triều cống, triều kính.
Là nguyên soái khi chưa tròn 20 tuổi, Nguyễn Phúc Ánh đã trải qua chặng đường dài mấy chục năm chinh chiến, và cuối cùng vào tháng 5-1802 ông đã lên ngôi hoàng đế, lập đế hiệu, sáng lập triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Những hoạt động và việc làm của vị vua đầu tiên thời Nguyễn, những cố gắng và sai lầm của ông đều mang tính quyết định, bởi vì chính ông là người hoạch định đường lối và con cháu ông là những người thực hiện trong những bối cảnh lịch sử khác nhau của thế kỷ XIX.
Những nhận định, đánh giá đã có về Gia Long từ trước cho đến nay phản ánh khá đa dạng và phức tạp chân dung một nhân vật lịch sử: công - tội, dũng cảm - do dự, rộng lượng -hẹp hòi…
Dù sao chăng nữa, khi kiến thiết một triều đại mới thay thế cho triều Lê, Gia Long cũng đã tận tâm nỗ lực để tự khẳng định tư thế của một quốc gia phong kiến độc lập trong quan hệ khu vực và quốc tế đầu thế kỷ XIX. Điều này được thể hiện rất rõ trong quan hệ của Gia Long với Thanh triều, chủ yếu xét trên lĩnh vực ngoại giao. Đây cũng là nội dung gây nên nhiều cuộc thảo luận, tranh luận trong giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Thực chất và thực tế trong quan hệ với Trung Quốc, Gia Long đã làm điều gì lợi và điều gì hại cho Việt Nam?
Nếu đánh giá những cố gắng của Gia Long trong đường lối đối ngoại, đặc biệt với Trung Quốc xét theo mối quan hệ lợi - hại, chúng ta sẽ dễ thông cảm với Gia Long hơn. Lấy lợi ích quốc gia làm trọng sẽ hiểu rõ vì sao Gia Long khẩn thiết xin được Trung Quốc sách phong đến thế, vì sao ông sẵn sàng chấp nhận thân phận một chư hầu, chịu thần phục qua sách phong và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ triều cống, triều kính.
Thực tế đường lối ngoại giao của Gia Long vẫn mang nội dung và tính chất truyền thống, trong quan hệ với Trung Quốc nó còn mang tính bắt buộc.
Nguồn gốc sâu xa của sự thần phục “Thiên triều”, trước hết xuất phát từ vị trí tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc: liền núi, liền sông có chung với nhau một biên giới khá dài. Gia Long cũng như tất cả các ông vua Việt Nam trước đó, ý thức rất rõ một thực tế rằng; trong suốt chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển đất nước, bên cạnh Việt Nam là một lân bang khổng lồ luôn tìm cách xâm lược thống trị mình; rằng chiến tranh là điều không mong đợi và hoàn toàn không lợi lộc gì đối với một nước nhỏ. Chính vì thế, tư tưởng chỉ đạo đường lối đối ngoại với Trung Quốc luôn là “cốt giữ hoà hiếu giữa 2 nước, tắt muôn đời chiến tranh” (Nguyễn Trãi). đường lối đối ngoại mà Gia Long đi theo là đường lối đối ngoại hoà bình, không thể nào khác trong quan hệ với Trung Quốc. Ngoài ra Gia Long còn thực thi một đường lối ngoại xuất phát từ hoàn cảnh của đất nước tại thời điểm đó. Đó là hoàn cảnh một đất nước vừa bước ra khỏi cuộc nội chiến và chiến tranh chống ngoại xâm gần 30 năm, đất nước đó khắp nơi đỗ vỡ điêu tàn, kinh tế suy sụp, lòng dân ly tán. Gia Long cần củng cố vị trí của mình và việc làm cấp thiết trước mắt là ổn định tình hình đất nước từ Nam ra Bắc, chứ không phải lại tiếp tục chiến tranh với Trung Quốc.
Gia Long tiếp thu kiểu ứng xử ngoại giao đặc thù của Việt Nam đối với Trung Quốc thần phục như một chư hầu xoa dịu và làm thoả mãn lòng tự ái của một nước lớn xây dựng quan hệ hữu hảo giữa hai nước. Đồng thời qua đó, đảm bảo sự không xâm lược hay can thiệp của Trung Quốc thì Gia Long cần thiết phải được Trung Quốc công nhận - được tuyên phong, chỉ như thế nguyên cớ can thiệp để Phù Lê mới không còn lý do gì để tồn tại. Chúng ta đều biết rõ là vào cuối thế kỷ XVIII, Trung Quốc đã lấy cớ giúp nhà Lê để kéo đại binh vào nước ta nhằm thôn tính Việt Nam. Chiến thắng oanh liệt của vua Quang Trung đã làm tan vỡ ảo mộng đó.
Gia Long đã theo dõi mối quan hệ tiến triển không mấy tốt đẹp giữa triều Thanh Trung Quốc với Quang Toản, và ông đã nhanh chóng xúc tiến các hoạt động liên hệ với nhà Thanh để khôi phục kịp thời quan hệ Việt-Trung sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ.
Khi lấy được Gia Định Gia Long đã phái ngay một sứ bộ đứng đầu là Phan Chính Trọng đem quốc thư và lễ vật sang Lưỡng Quảng Trung Quốc. Rồi phái tiếp Ngô Nhân Tĩnh sang Quảng Đông hội chiếu với vua Lê…
Khi chiếm Phú Xuân, Gia Long cùng đình thần bàn việc viết thư cho Tổng đốc Lưỡng Quảng hỏi việc bang giao… Cuối cùng khi tiến vào Thăng Long, Gia Long đã nghĩ tới việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Thanh triều “Ngài nghĩ rằng: giặc Tây Sơn đã dẹp yên rồi, liền đưa thư cho Lưỡng Quảng, tổng đốc nước Tàu hỏi việc bang gia, sai Thiêm sự Lê Chánh Lược, Trần Minh Nghĩa qua Nam Quan chờ Tàu trả lời” [1]
Về phía Trung Quốc, khi Quang Toàn bỏ Phú Xuân chạy ra Bắc, vua nhà Thanh là Gia Khánh đã xuống chiếu rằng: “cha con họ Nguyễn làm tôi thờThiên triều, lại chiêu nạp tụi bạn vong, nhóm gian, nhữ trộm. Phụ ơn như thế, không gì lớn hơn. Nay quốc đô, sách phong, ân (đều) không giữ nổi. Sự diệt vong chắc nay mai…”…, “Vậy sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Cát Khánh tới trấn Nam Quan, thúc binh giữ biên giới. đợi khi nào Nguyễn Phúc Ánh lấy được toàn cõi An Nam sẽ tâu lên” [2].
Do vậy, vưa lên ngôi Gia Long đã sai 2 sứ bộ liên tiếp sang Trung Quốc. Sứ bộ do Trịnh Hoài Đức làm chánh sứ thì sang giao nộp sách, ấn của nhà Thanh phong cho Tây Sơn. Trình bày ý định và nguyện vọng nối lại quan hệ bang giao truyền thống với Trung Quốc, đồng thời trao trả những tên giặc Thanh lại cho nhà cầm quyền Trung Quốc. Sứ bộ thứ hai do Lê Quang Định cầm đầu sang xin nhà Thanh sách phong và đổi quốc hiệu cho nước ta thành Nam Việt.
Vào thời điểm này, do đang đối phó với cuộc khủng hoảng ở trong nước , nên trên thực tế nhà Thanh sẵn sàng công nhận bất kỳ người nào đứng đầu nào thực quyền ở các “phiên thuộc” nhằm ổn định vùng biên giới và duy trì mối quan hệ với Trung Quốc trong tình trạng công nhận sự phụ thuộc chư hầu vào nước này. Sự sụp đổ của nhà Tây Sơn tạo điều kiện xác lập chính thức quan hệ Gia Long với triều Thanh. Trong quốc thư gởi cho vua Trung Quốc vào 1802, Gia Long viết cho Gia Khánh những lời lẽ khéo léo: “…Thần cử Lê Quang Định và Trịnh Hoài Đức mang sang lễ vật để thể hiện lòng trung thành chân thực của chúng thần, sự sẵn sàng của chúng thần được đứng vào hàng ngũ của các chư hầu” [3].
Tháng 1 năm 1804, sứ nhà Thanh là Tề Bố Sâm sang Việt Nam và lễ tuyên phong được tổ chức long trọng theo nghi thức cổ truyền tại Thăng Long.
Như thế Việt Nam tiếp tục thần phục Trung Quốc cứ theo lệ 2 năm triều cống 1 lần, 4 năm triều kính 1 lần. Sự thần phục này trong quan hệ quốc tế thời đó bị nhiều nhà nghiên cứu cho là Gia Long đã đi theo một đường lối đối ngoại nhu nhược, hèn kém, đây là đường lối ngoại giao lệ thuộc… Tuy nhiên như đã nêu ở trên, vấn đề thần phục của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc dưới triều Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX còn do nhiều nhân tố chủ quan và khách quan quy định. Quan hệ của Gia Long và Gia Khánh như vậy cũng do đặc điểm tình hình lúc đó chi phối.
Về phía Gia Khánh, trong nước đang khủng hoảng, tại Việt Nam chính quyền mà ông ta công nhận đã không còn tồn tại, nhà Lê trên thực tế không còn có thể khôi phục. Không có gì ngạc nhiên khi nhà Thanh đã chấp nhận yêu cầu của Gia Long, là nối lại quan hệ với Việt Nam, công nhận sách phong cho tân hoàng đế Gia Long.
Về phía Việt Nam và Gia Long, sau những năm tháng nội chiến, việc tạo dưng mối quan hệ hoà hiếu với Thanh triều Trung Quốc là điều kiện tiên quyết để ổn định đất nước và triều đại. Một lý do khác thúc đẩy Gia Long tiến hành nhanh chóng tái lập mối bang giao với Trung Quốc là vì những hoạt động của tư bản phương Tây tại châu Á, Đông Nam Á trong đầu thế kỷ XIX. Dù những hoạt động này chưa đe doạ trực tiếp đến Việt Nam, song âm mưu của thực dân Pháp đối với Việt Nam thì Gia Long phần nào thấu hiểu, và cũng dễ lý giải là tại sao Gia Long lại cần một chỗ dựa về tâm lý, một sự che chở từ “Thiên triều”, mặc dù trong quá khứ Gia Long chưa bao giờ nhận được sự che chở ấy. Theo Murasheva: “Còn về hy vọng mà nhà Nguyễn ấp ủ dưới sự che chở của quan hệ với Trung Quốc, thì cũng hoàn toàn tự nhiên, nếu như ta xét đến nguy cơ châu Âu đang đe doạ xâm lược cả hai nước” [4]. Lòng tin tự nhiên đó cũng được Gia Long khẳng định: “ thần phục tùng chính quyền, đế chế, vì thần tin nó và hy vọng được đế chế giúp” [5]. Trong quan hệ với nhà Thanh Trung Quốc, sự tin tưởng của Gia Long còn đến từ một tác nhân khác. Đó là sự hiện diện của ý thức tư tưởng Nho giáo của ông vua này. Tư tưởng thiên mệnh dù sao vẫn phát huy được uy lực của mình ở một mức độ nhất định. Trong quan niệm của Gia Long, Trung Quốc vẫn là Thiên triều, vua Trung Quốc là thiên tử thay trời chăn dắt muôn dân. Trong quốc thư xin sách phong, Gia Long đã viết: “ mặc dù dân chúng thần phục hạ thần, song thần không biết ý trời ra sao”. Nhìn nhận sự ảnh hưởng của Nho giáo trên lĩnh vực ngoại giao là một phạm trù phức tạp, ở đây chúng tôi chỉ muốn đề cập đến ảnh hưởng của quan niệm cho rằng Trung Quốc là thiên triều hợp lẽ từ phía Gia Long là một thực tế, và cũng có thể xuất phát từ ý thức tôn vinh tôn trọng một nước lớn có nền văn minh tiên tiến cao siêu từ thời cổ đại của Gia Long.