Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh châu Âu

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh châu Âu



Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam với các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã có từ lâu, mối quan hệ ấy đặc biệt phát triển nhanh, mạnh kể từ khi Việt Nam và EU thành lập quan hệ ngoại giao năm 1990. Liên Minh châu Âu đã và đang trở thành một đối tác quan trọng, một thị trường rộng lớn, có khả năng tiêu thụ nhiều loại sản phẩm của Việt Nam như giầy dép, dệt may, nông sản, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ dân dụng, sản phẩm nhựa, đồ điện tử, thuỷ sản...Đồng thời EU cũng là một khu vực có nền kinh tế phát triển cao, có thể đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu thiết bị công nghệ nguồn và nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Quan hệ hợp tác đầu tiên giữa EU và Việt Nam chủ yếu là trợ giúp người Việt Nam hồi hương. Từ 1989-1996, tổng viện trợ của EU cho mục đích này trên 110 triệu USD. Năm 1996, Việt Nam và ỌC thống nhất chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế chung nhằm củng cố quá trình chuyển đổi kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, đồng thời giảm nhẹ chi phí xã hội trong quá trình chuyển đổi. Đến nay EU đã cam kết tổng cộng 150 triệu euro cho chiến lược này.

Năm 2002, EU đã thông qua chiến lược hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2002-2006, nhằm tạo điều kiện tăng tốc xoá đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển bền vững. Theo đó EU dự kiến trợ giúp 162 triệu euro tập trung vào 2 lĩnh vực:
Tăng cường phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt hỗ trợ phát triển một số tỉnh nghèo thông qua hỗ trợ lĩnh vực giáo dục;
Trợ giúp cải cách kinh tế Việt Nam theo hướng cơ chế thị trường để nhanh chóng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới;
Ngoài ra, trong chiến lược hợp tác này còn có vấn đề bảo vệ môi trường, văn hoá, giáo dục, chất lượng giới tính và quản lý nhà nước có hiệu quả.

Hiệp định Hợp tác Việt Nam -EU ký 7/1995, tạo bước ngoặt trong tiến trình phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai bên. Đây là Hiệp định khung dài hạn, nhằm 4 mục tiêu:
Đảm bảo các điều kiện cần thiết thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại, đầu tư trên cơ sở cùng có lợi và dành cho nhau quy chế tối huệ quốc;
Trợ giúp phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam và đặc biệt chú trọng đến việc cải thiện đời sống cho các tầng kớp nhân dân nghèo;
Trợ giúp các nổ lực của Việt Nam trong việc cơ cấu lại nền kinh tế theo cơ chế thị trường;
Trợ giúp nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng lâu dài nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững.

Quan hệ thương mại: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thành viên của Liên minh Châu Âu phát triển mạnh từ những năm đầu thập kỷ 90 sau khi Việt Nam ký một loạt hiệp định song phương với EU như Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật ( năm 1990), Hiệp định dệt may (1994, 1996, 1997, 2000, 2003); Hiệp định giầy dép (2000). Kim ngạch buôn bán hai chiều tăng từ 300 triệu USD năm 1990 lên trên 2 tỷ USD năm 1995, trên 4,1 tỷ USD năm 2000, xấp xỉ 5 tỷ USD năm 2002 và hơn 6,3 tỷ USD năm 2003.

Về xuất khẩu, năm 2003, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt hơn 3,8 tỷ USD, tăng 25 lần so với năm 1990. Có 5 mặt hàng chủ lực là giầy dép 1,6 tỷ USD, dệt may 537 triệu USD, cà phê và chè gần 268 triệu USD, thủ công mỹ nghệ 172 triệu USD và hải sản hơn 153 triệu USD.

Về nhập khẩu, Từ năm 1999, Việt Nam nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị công nghệ trực tiếp từ các nước thành viên EU...Năm 2003 tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt 2,5 tỷ USD, tăng 15 lần so với năm 1990. Các mặt hàng nhập khẩu chính đạt hơn 1,538 tỷ USD. Trong đó máy móc thiết bị gần 1,3 tỷ USD, tân dược hơn 110 triệu USD, nguyên phụ liệu dệt may da 76,3 triệu USD, sắt thép 71,4 triệu USD và phân bón 9,3 triệu USD.

Ngoài quan hệ thương mại trực tiếp nói trên, các doanh nghiệp EU còn tham gia xuất nhập khẩu với Việt Nam thông qua nước thứ ba như Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Hiện nay có gần 1000 chi nhánh thương nhân, văn phòng đại diện thương mại thường trú của các doanh nghiệp EU hoạt động tại Việt Nam, trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, hàng hải, phân phối, xúc tiến thương mại và đầu tư.

Đầu tư trực tiếp: Nếu tính EU là một thể thống nhất thì EU đứng đầu danh sách những nước và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, song nếu tính từng thành viên thì các thành viên thuộc EU vẫn chưa phải là những nước đi đầu trong lĩnh vực này.

Tính đến 31/12/2003, các doanh nghiệp EU đã đầu tư gần 2,3 tỷ USD trên tổng vốn đăng ký hơn 5,8 tỷ USD vào 369 dự án. Trong đó, đứng đầu là các doanh nghiệp Pháp với 134 dự án, trị giá hơn 2,1 tỷ USD, thứ 2 là các doanh nghiệp Hà Lan với 51 dự án, trị giá hơn 2 tỷ USD.

Về lĩnh vực đầu tư: Dầu khí là lĩnh vực có số dự án ít nhưng vốn đăng ký và vốn thực hiện lớn, 10 dự án với 1,4 tỷ USD vốn đầu tư; chiếm 3,2% tổng số dự án và 23,7% tổng vốn đầu tư. Phần lớn số dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 176 dự án có số vốn 2,3 tỷ USD, chiếm 55,8% tổng số dự án và 39% tổng số vốn đầu tư. 32 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp với số vốn là 835,7 triệu USD. 55 dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ với số vốn 282,1 triệu USD.

Về hình thức đầu tư: EU đầu tư vào Việt Nam chủ yếu theo hai hình thức là liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Trong đó, liên doanh ccó 115 dự án với số vốn là 1,6 tỷ USD. có 171 dự án100% vốn nước ngoài với số vốn là 818,7 triệu USD. Hình thức đầu tư BẶT, BT, BTẶ từ EU vào Việt Nam không nhiều.


ST
 
Vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và sự chấm dứt chiến tranh lạnh, toàn cầu hoá đã trở thành một xu thế chính trong đời sống chính trị thế giới. Xu thế tự do hoá toàn cầu phá tan xu hướng khép kín của mỗi quốc gia trên hành tinh đồng thời tăng cường sự tuỳ thuộc về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia.
Để hội nhập một cách có hiệu quả, tại Đại hội Đảng lần thứ VII-6/1991, Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra đường lối đối ngoại mở rộng nhằm đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế trên tinh thần Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển.

Thực tiễn trong hơn thập niên qua, Việt Nam đã tăng cường mở rộng quan hệ với thế giới, trong đó nổi lên mối quan hệ hợp tác ngày càng có hiệu quả giữa Việt Nam và EU. Hai bên đã lấy việc bình thường hoá quan hệ (10/1990) và cao hơn nữa là Hiệp định khung được ký kết ngày 17/7/1995 là một nền tảng, cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy quan hệ về mọi mặt. Đặc biệt quan hệ thương mại giữa Việt Nam - EU đã có một vị trí xứng đáng.
 
Trong thời đại ngày nay, xu hướng liên kết kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, phát triển cả về quy mô và tốc độ, cả về bề rộng và chiều sâu. Sự tham gia và liên kết kinh tế quốc tế gần như là lựa chọn bắt buộc đối với mỗi quốc gia nếu như muốn tồn tại và phát triển kinh tế của mình tiến kịp trình độ phát triển của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện phát triển của mỗi nước, mỗi khu vực mà mỗi nước tham gia vào liên kết kinh tế quốc tế ở các mức độ khác nhau, khu vực mậu dịch tự do... cho tới liên minh tiền tệ, đỉnh cao của liên kết kinh tế quốc tế.

Sự kiện ngày 1-1-1999, Đồng EURO chính thức ra đời là kết quả của quá trình thai nghén lâu dài của liên minh Châu Âu, đã đánh dấu một bước phát triển mới của liên minh châu Âu nói riêng và của hoạt động kinh tế quốc tế nói chung.

Đồng EURO đã và đang trở thành đề tài mới hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu kinh tế trên quan điểm ủng hộ lạc quan hay không lạc quan vào tương lai của đồng EURO. Đồng EURO không chỉ ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống kinh tế, xã hội của các nước thành viên mà còn ảnh hưởng tới các nước có liên quan. Trong đó, Việt Nam là nước có quan hệ truyền thống với EU chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng từ sự ra đời và biến động của đồng EURO. Vì vậy việc nghiên cứu tình hình biến động để dự đoán tương lai của đồng EURO cũng như ảnh hưởng của nó để từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp là rất cần thiết đối với các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.

Đây chính là lý do sau quá trình học tập tại Trường đại học Kinh tế quốc dân với chuyên ngành kinh tế quốc tế và thời gian thực tập tốt nghiệp tại Viện kinh tế thế giới cùng với sự hướng dẫn thạc sĩ Ngô Thị Tuyết Mai và tiến sĩ Tạ Kim Ngọc tôi đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp: "Sự biến động đồng EURO và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam"

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/1/quan tri/KQ57.pdf[/PDF]
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top