Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
So với nhiều nước lớn khác, lịch sử quan hệ của Liên bang Nga với khu vực Đông Nam A' được bắt đầu khá muộn màng và trải qua những giai đoạn phát triển thăng trầm phức tạp. Tuy vậy, bằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao của Liên Xô với các nước Đông Dương và với một số nước Đông Nam A' khác kể từ đầu thập niên 50, ảnh hưởng của nước Nga với khu vực đã được xác lập, củng cố và mở rộng rất đáng kể.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, quan hệ Liên Xô - Đông Nam A' chịu sự chi phối mạnh mẽ của mâu thuẫn Đông - Tây và tính chất gay gắt của cuộc đối đầu Xô - Mỹ. Liên Xô chú trọng phát triển quan hệ toàn diện với các đồng minh trên bán đảo Đông Dương nhằm nâng cao vai trò của mình trong cán cân so sánh lực lượng ở Đông Nam A' (và Châu A' - Thái Bình Dương). Quan hệ của Liên Xô với các nước ASEAN bị ngừng trệ, thậm chí không ít thời gian trở nên căng thẳng trong tình trạng thù địch.
Đến thời kỳ Liên Xô tiến hành cải tổ, quan hệ Liên Xô - ASEAN được cải thiện một bước do chính sách giảm đối đầu của các siêu cường thế giới và chủ trương giảm cam kết quốc tế của Liên Xô với các đồng minh tại khu vực. Mặc dù vậy, sự cải thiện quan hệ chính trị và ngoại giao giữa Liên Xô với các nước ASEAN lúc đó, do nhiều nguyên nhân đã không góp phần tạo ra được những tiến bộ đáng kể trên lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại. Tỷ trọng kim ngạch buôn bán của Liên Xô với ASEAN thời kỳ cải tổ rất nhỏ bé, chỉ chiếm từ 0,3%-0,4% tổng kim ngạch ngoại thương của Liên Xô.
Sau khi Liên Xô tan rã (12-1991), nước Nga tuyên bố kế thừa tư cách pháp lý quốc tế của Liên Xô, cam kết tôn trọng và thực hiện các thỏa thuận, các hiệp định song phương và đa phương mà Liên Xô đã tham gia hoặc ký kết với các nước, trong đó có các nước ASEAN. Tuy nhiên Liên bang Nga do phải đối diện trước những khó khăn kinh tế - xã hội to lớn ở trong nước; mặt khác trong chính sách đối ngoại lại quá chú trọng quan hệ với phương Tây; cho nên chưa xác định được một chính sách thỏa đáng, cụ thể với các nước Đông Nam A'. Thực tế cho thấy, từ 1991 đến 1993 chính sách của Nga ở Châu A' - Thái Bình Dương và Đông Nam A' về cơ bản vẫn tiếp tục dựa trên nền tảng tư duy đối ngoại trước đây do phía Nga bận nhiều việc đối nội, củng cố nội bộ. Trong khi các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Tây Âu đều tích cực điều chỉnh chính sách đối với Đông Nam A' nhằm giành lợi thế so sánh và mở rộng ảnh hưởng ở đây thì vai trò của Nga bị suy giảm mạnh so với vai trò của Liên Xô trước đây. Nga buộc phải đứng ngoài nhiều hoạt động trong quan hệ quốc tế ở khu vực, không tận dụng được những điều kiện thuận lợi của khu vực như nguồn vốn, công nghệ, thị trường, phân công lao động quốc tế v.v... phục vụ cải cách kinh tế - xã hội trong nước. Mặc dù, từ tháng 7-1992 Nga trở thành "bạn hiệp thương" của của ASEAN và hàng năm với tư cách quan sát viên, Nga tham dự Hội nghị sau Hội nghị ngoại trưởng ASEAN (PMC); song quan hệ Nga - ASEAN vẫn tiến triển chậm chạp.
Bắt đầu từ năm 1994 trở lại đây, trong quan hệ Nga - ASEAN đã ghi nhận những chuyển biến theo chiều hướng tích cực hơn. Tháng 7-1994, Nga trở thành một trong 18 nước tham gia "Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN" (ARF) cùng với các nước Châu A' - Thái Bình Dương thảo luận những vấn đề an ninh, chính trị khu vực. Sau đó hai năm, tháng 7-1996, Nga chính thức trở thành một trong 10 bên đối thoại đầy đủ của ASEAN, mở ra triển vọng mới cho quan hệ Nga - ASEAN. Sự chuyển biến ấy trước hết là do những thay đổi quan trọng diễn ra trong cục diện khu vực. Các nước lớn ngày càng quan tâm đến việc mở rộng quan hệ ở khu vực. Với sự cải thiện nhanh chóng quan hệ giữa hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN, xu thế hợp tác - liên kết Đông Nam A' phát triển sang một giai đoạn mới về chất. Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma lần lượt tham gia Hiệp ước Bali và trở thành quan sát viên ASEAN; đặc biệt sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/1995) càng làm cho ý tưởng về ASEAN trong "Cộng đồng Đông Nam A' gồm 10 quốc gia" ngày một trở thành hiện thực. Nga vốn có quan hệ truyền thống với Việt Nam và các nước Đông Dương, cho nên việc các nước này đã và sẽ gia nhập ASEAN tạo điều kiện thuận lợi cho Nga tăng cường quan hệ với các nước ASEAN khác, nâng mối quan hệ đó lên những nấc thang mới cao hơn.
Mặt khác, đối với Nga, khu vực ASEAN tuy không tiếp giáp trực tiếp với lãnh thổ Nga, nhưng nếu xét trên bình diện địa - chiến lược, Nga lại có sự ràng buộc về lợi ích quân sự, hàng hải, kinh tế, an ninh - chính trị tại đó. Và nếu so sánh với thời kỳ Liên Xô trước đây, vị trí chiến lược của Đông Nam A' đối với Nga còn trở nên có ý nghĩa quan trọng hơn. Sau khi Liên Xô tan rã, các nước cộng hòa trong thành phần của nó đều tuyên bố độc lập. Nước Nga bị mất quyền kiểm soát nhiều hải cảng quan trọng ở biển Đen, biển Ban Tích và cả tuyến đường bộ qua vùng Trung A'. Chính vì vậy, Nga phải tăng cường sử dụng các hải cảng Viễn Đông và các đường hàng hải phục vụ các mục tiêu kinh tế, thương mại, quân sự ở Thái Bình Dương. Trong số đó, có tuyến đường biển huyết mạch đi qua khu vực ASEAN sang Â'n Độ Dương để về các hải cảng ở Tây Nam và Tây Bắc của Nga và ngược lại. Như vậy, lợi ích của Nga ở khu vực các nước ASEAN là rất quan trọng. Nga rõ ràng không thể xem nhẹ lợi ích đó. Sự hiện diện của Nga ở Đông Nam A' cho phép họ đảm bảo được lợi ích an ninh - kinh tế có ý nghĩa chiến lược và góp phần củng cố an ninh - chính trị sườn phía Đông của mình.
Hơn nữa, khu vực Viễn Đông của Nga giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng chưa phát huy được tiềm năng đầy đủ do thiếu nguồn vốn đầu tư và công nghệ hiện đại. Cho nên, Nga rất cần thiết phải mở rộng quan hệ hợp tác với các nước ở Đông A' bao gồm cả các nước ASEAN - một khu vực đang phát triển kinh tế năng động vào bậc nhất thế giới hiện nay. Thêm vào đó, trình độ phát triển của vùng Viễn Đông, xét trên nhiều phương diện có điểm tương đồng với các nước Đông A', Đông Nam A'. Điều đó thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm, hàng hóa, kỹ thuật - công nghệ giữa hai bên. Đặc biệt, nhiều nước ASEAN có nhu cầu lớn về vũ khí, trang thiết bị quân sự của Nga với giá cả và phương thức thanh toán phù hợp với khả năng của họ.
Mở rộng quan hệ với ASEAN và thâm nhập sâu vào khu vực, Nga có thể tham gia có hiệu quả hơn vào đời sống mọi mặt ở Châu A' - Thái Bình Dương, phục vụ cho nhu cầu phát triển đất nước, góp phần cân bằng quan hệ với các nước lớn ở khu vực. Trên cơ sở đó, Nga có khả năng vươn tới những mục tiêu chiến lược đã được điều chỉnh ở Châu A' - Thái Bình Dương nhằm thực thi tham vọng về chiến lược toàn cầu của một siêu cường như Liên Xô trước đây. Tại Hội nghị sau Hội nghị ngoại trưởng ASEAN (PMC) ngày 27/7/1996 ở Jacacta (Inđônêsia), trưởng đoàn Nga E.Primacốp tuyên bố: "Liên bang Nga có định hướng rõ ràng đối với khu vực châu A' - Thái Bình Dương. Việc Liên bang Nga trở thành thành viên đối thoại đầy đủ với tất cả các nước trong khu vực góp phần bảo đảm an ninh biên giới phía Đông Liên bang Nga, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc cải cách kinh tế ở nước Nga, đặc biệt là cho việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế ở Viễn Đông. Liên bang Nga cho rằng việc hình thành 10 bên đối thoại của ASEAN sẽ mở ra một trang mới trong đời sống các nước khu vực... Đông Nam A' là khu vực được ưu tiên trong chính sách Châu A' - Thái Bình Dương của Nga" . Và mới đây (1-1997), khi đánh giá tổng kết nền ngoại giao Nga năm 1996, E. Primacốp cho rằng: "Trong năm 1996 Nga đã cố gắng sửa chữa sự thái quá trong chính sách đối ngoại hướng Tây và tích cực phát triển quan hệ với các nước châu A'. Nước Nga cố gắng phát triển quan hệ một cách có định hướng và tích cực cuộc đối thoại chính trị và các quan hệ kinh tế với các quốc gia châu A' hàng đầu như Trung Quốc, Â'n Độ, Nhật Bản, ASEAN".
Cùng với sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ban lãnh đạo Nga thời gian gần đây với Châu A' - Thái Bình Dương, vai trò của khu vực Đông Nam A' cũng được nhận thức lại và được đề cao nhất định so với giai đoạn những năm đầu thập niên 1990. Quan hệ Nga - ASEAN đã được xúc tiến trên nhiều lĩnh vực và kể từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN thì Việt Nam đương nhiên trở thành một đối tác hàng đầu của Nga trong ASEAN, một đầu cầu quan trọng để nối dài cây cầu quan hệ Nga - ASEAN bước sang một giai đoạn mới.
Trên lĩnh vực an ninh - chính trị, một mặt Nga tiếp tục khẳng định chủ trương hạn chế các hoạt động của lực lượng hải quân ở Châu A' - Thái Bình Dương và Đông Nam A'; mặt khác chủ động tham gia các hoạt động bảo đảm an ninh khu vực. Nga bày tỏ sự ủng hộ sáng kiến của ASEAN về việc xây dựng Đông Nam A' thành khu vực hòa bình, trung lập (ZOFAN), không có vũ khí hạt nhân. Tích cực tham gia ARF với những đề xuất về cơ cấu và cơ chế duy trì an ninh chung. Theo quan điểm của Nga, cơ cấu an ninh khu vực phải được đặt trong mối quan hệ với cơ cấu an tỉnh tổng thể của Châu A' - Thái Bình Dương. Vì vậy, việc xây dựng nền an ninh khu vực phải được tiếp cận như một tiến trình dài hạn với những bước đi thận trọng phù hợp: từ đơn giản như tạo dựng niềm tin, thu thập và xử lý các thông tin an ninh khu vực đến các hình thức hợp tác an ninh cao hơn như thiết lập các trung tâm nghiên cứu, ngăn chặn và xử lý xung đột.
Tuy nhiên, trong khi Nga cố gắng nâng cao vai trò của mình thông qua các nỗ lực đề xuất sáng kiến về cơ chế an ninh mới ở Đông Nam á và Châu A' -Thái Bình Dương, thì bản thân Nga lại là một nước cung cấp vũ khí trang thiết bị kỹ thuật quân sự với số lượng lớn cho nhiều nước ASEAN và Trung Quốc. Vũ khí của Nga bán sang các nước ASEAN chủ yếu gồm các loại máy bay, tàu chiến hiện đại. Nga còn tích cực đưa các loại vũ khí, thiết bị quân sự hiện đại khác tham gia triển lãm ở Malaixia (Gala-95). Như vậy, trực tiếp hay gián tiếp Nga đã góp phần thúc đẩy xu hướng chạy đua vũ trang trong khu vực. Theo lôgic, toàn bộ tình hình đó cho thấy trong sự lựa chọn của Nga, lợi ích do việc cung cấp - bán vũ khí cho các nước khu vực được quan tâm hơn lợi ích ổn định an ninh lâu dài ở Đông Nam A'. Một số nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng, bằng việc cung cấp vũ khí cho các nước Đông Nam A', Nga muốn gia tăng sự ràng buộc về mặt quân sự giữa các nước khu vực với Nga để từ đây mở rộng thâm nhập vào khu Đông Nam A'.
Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 7/1995 của bộ trưởng ngoại giao Nga lúc đó A.Kozurev, phía Nga bày tỏ quan điểm tiếp tục duy trì sự hiện diện của lực lượng hải quân của họ ở khu vực biển Đông. Đây có thể coi là sư điều chỉnh mang tính nguyên tắc trong đường lối đối ngoại của Nga hiện nay với khu vực. Đương nhiên, trong khi ảnh hưởng chính trị và các quan hệ kinh tế của Nga ở Đông Nam A' còn hạn chế thì sự có mặt về quân sự của họ tại khu vực trước hết là dấu hiệu mà Nga muốn khẳng định ảnh hưởng của mình; đồng thời có thể góp phần bảo vệ được những lợi ích an ninh kinh tế, hàng hải của Nga ở Đông Nam A'.
Một vấn đề khác rất nhạy cảm và có tác động đến quan hệ Nga - ASEAN hiện nay là vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và tranh chấp khai thác tài nguyên ở biển Đông. Vấn đề này liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các nước ASEAN, đến Trung Quốc, Đài Loan và trên những mức độ nhất định đến Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ôxtrâylia thông qua quan hệ của họ với một hoặc nhiều bên kể trên. Cho nên, thái độ và phản ứng của Nga trước các tranh chấp ở biển Đông phụ thuộc rất nhiều vào mức độ lợi ích mà phía Nga có liên quan và được đặt trong sự tính toán về so sánh cán cân lợi ích với các nước hữu quan.
Cho đến nay thái độ của Nga trước những tranh chấp ở biển Đông tương đối nhất quán và cũng giống như lập trường của Liên Xô thời kỳ cải tổ. Đó là thái độ thận trọng, đứng giữa, không muốn dính líu vào các cuộc tranh chấp phức tạp. Qua phát biểu của các đại diện ngoại giao của mình tại khu vực, Nga muốn khẳng định sự ủng hộ các giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp ở biển Đông. Chẳng hạn, trưởng đoàn đại biểu Đuma quốc gia Nga E. Batin tại cuộc họp Hội đồng Tổ chức liên quốc hội ASEAN (Jacacta-Indonesia) ngày 27/9/1995 nhấn mạnh rằng: "Nga ủng hộ ý tưởng thiết lập tại Đông Nam A' khu vực hòa bình, tự do và trung lập; ủng hộ những đề nghị hợp tác ở biển Đông; vùng biển này không được trở thành nguồn thù địch và căng thẳng".
Đối với các tranh chấp khai thác tài nguyên, Nga cũng tỏ ra dè dặt, cố gắng tránh tham gia hợp tác thăm dò tài nguyên ở các vùng tranh chấp hoặc có khả năng nổ ra tranh chấp. Trên các diễn đàn an ninh và hợp tác Đông Nam A' mà phía Nga tham dự, quan điểm của Nga cho thấy họ không phản đối đưa vấn đề tranh chấp ở biển Đông ra bàn bạc ở các diễn đàn đa phương, nhưng họ chủ trương ủng hộ thương lượng song phương là chủ yếu. Theo quan điểm Nga, diễn đàn đa phương chỉ có ý nghĩa làm rõ lập trường của các bên tranh chấp và hỗ trợ các giải pháp song phương tiến triển thuận lợi. Bằng việc giữ thái độ trung dung, Nga muốn đóng vai trò trung quan thúc đẩy các giải pháp song phương. Thông qua đó, Nga có thể tăng cường vị thế của mình ở khu vực và dành những lợi ích cụ thể trong quan hệ với mỗi bên tranh chấp.
Trong quan hệ kinh tế - thương mại của Nga với các nước ASEAN hiện đang tiến triển tích cực so với mấy năm trước. Quan hệ song phương Nga - ASEAN được cải thiện, trong đó bạn hàng lớn nhất của Nga là Singapore và Thái Lan. Kim ngạch mậu dịch của Nga ngay từ năm 1992 với Singapore đã đạt 548 triệu USD, với Thái Lan - 434 triệu USD; với 3 nước Malaixia, Inđônêsia, Philippine đạt 261 triệu USD. Năm 1994, kim ngạch buôn bán Nga - ASEAN đạt 2,5 tỷ USD vượt quá chỉ số cao nhất trong buôn bán Liên Xô - ASEAN trong các thời kỳ trước đây. Năm 1995, tỷ lệ tăng trưởng mậu dịch Nga - ASEAN đạt 7% so với năm 1994. Tuy vậy, mậu dịch Nga - ASEAN hiện nay vẫn còn nhỏ bé trong tổng kim ngạch ngoại thương của Nga và chỉ chiếm xấp xỉ 2% (tổng kim ngạch buôn bán của Nga năm 1996 là 138,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 80, 3 tỷ USD, nhập khẩu - 58,1 tỷ USD).
Các hình thức hợp tác liên doanh sản xuất giữa Nga với các nước ASEAN còn ít và quy mô không lớn. Trong số đó, các liên doanh vận tải biển và đánh bắt hải sản với Thái Lan, Singapore, Philippine là hoạt động tương đối có hiệu quả hơn cả. Hợp tác nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo, phát triển và ứng dụng công nghệ cao giữa Nga với các nước ASEAN (trừ Việt Nam) mới bắt đầu triển khai những bước đi đầu tiên.
Quá trình lưu chuyển vốn giữa Nga với các nước ĐNA thời gian qua có những nét mới so với trước đây. Nga không còn là một trong những nước cung cấp viện trợ, đầu tư lớn nhất ở Đông Nam A' như Liên Xô (chủ yếu do Đông Dương). Nga hiện nay cung cấp vốn cho một số nước ASEAN nhưng chủ yếu là thông qua hình thức vay để thanh toán các khoản tiền mua vũ khí, kỹ thuật quân sự của Nga. Đổi lại, Nga cũng được các nước ASEAN cho vay để mua gạo, nông sản và các hàng hóa tiêu dùng khác.
Nhìn một cách tổng quát, tuy đang có những chuyển động tích cực hơn, song quan hệ kinh tế - thương mại giữa Nga với ASEAN vẫn còn phát triển chậm, quy mô nhỏ. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là :
1) Tuy đã chú trọng hơn đến khu vực Đông Nam A' trong chính sách đối ngoại, song trong nhận thức của ban lãnh đạo Nga hiện nay, khu vực này chưa được coi là có vị trí chiến lược then chốt cần được ưu tiên hàng đầu đối với nước Nga.
2) Quá trình chuyển đổi cơ cấu và cơ chế kinh tế ở Nga diễn ra chậm chạp, gặp nhiều khó khăn trắc trở.
3) Tính chưa ổn định của thể chế chính trị Nga và sự không đồng bộ trong môi trường pháp lý kinh doanh.
4) Những hạn chế về kỹ thuật công nghệ của hàng hóa Nga đối với ASEAN.
5) Những yếu tố không thuận lợi về địa - kinh tế, tâm lý kinh doanh, truyền thống văn hóa và sự hiểu biết lẫn nhau
. 6) Trình độ cạnh tranh rất cao của các công ty Mỹ, Nhật, Tây Âu, NICs so với Nga ở Đông Nam A'.
7) Trong quan hệ kinh tế - thương mại, Nga vẫn chủ yếu sử dụng hình thức buôn bán, những hình thức đầu tư đa dạng hoặc lập công ty hỗn hợp sản xuất và dịch vụ sử dụng còn hạn chế v.v...
Trong quan hệ Nga - ASEAN hiện nay, quan hệ Nga - Việt có vị trí hàng đầu. Nga được thừa kế hầu như toàn bộ di sản hợp tác Xô - Việt trước đây, đặc biệt trong các ngành năng lượng, khai thác dầu khí, vật liệu xây dựng, cơ khí... Tuy nhiên, vào đầu thập niên 90 do quan hệ Nga - Việt bị ngưng trệ cho nên nguồn đầu tư của Nga trong tổng đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã nhanh chóng bị đẩy xuống vị trí thấp hơn nhiều nước. Hiện nay có 32 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn gần 200 triệu USD, xếp thứ 18 trong 53 nước - vùng lãnh thổ có đầu tư ở Việt Nam.
Với mong muốn phát triển quan hệ truyền thống Xô - Việt trước đây, hai nước đã ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa Liên bang Nga và CHXHCN Việt Nam (6-1994). Phát triển hợp tác hữu nghị với Việt Nam, Nga có khả năng tăng cường vị thế chiến lược của họ ở Đông Nam A' và Châu A' - Thái Bình Dương. Từ năm 1994 trở lại đây, quan hệ Nga - Việt đã bắt đầu chuyển động khả quan hơn. Nga đánh giá cao vai trò của quan hệ này trong chính sách của Nga ở Đông Nam A'. Trao đổi thương mại Nga - Việt tuy còn nhỏ bé so với thời kỳ quan hệ Xô - Việt nhưng có xu hướng tăng từ 204,9 triệu USD năm 1992 lên 279,7 triệu USD năm 1994 và 446,2 triệu USD năm 1995. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN và tham gia ngày càng đầy đủ các hoạt động của Hiệp hội tạo điều kiện cho Nga thông qua quan hệ Nga - Việt để có thể mở rộng quan hệ với các bạn hàng khác ở ASEAN. Mặt khác, các nước ASEAN cũng muốn thông qua địa bàn Việt Nam để tìm hiểu, tiếp cận khả năng hợp tác kinh tế - thương mại với Nga - một đối tác còn ít nhiều mới mẻ với phần lớn các nhà doanh nghiệp ASEAN. Hình thức liên doanh ba bên trong đó có Nga ở Việt Nam được các doanh nhân ASEAN coi là bước thăm dò cơ hội làm ăn hợp tác với Nga và thâm nhập vào thị trường rộng lớn của nước Nga.
Mở rộng quan hệ với liên bang Nga giúp Việt Nam củng cố được vị trí của mình trên thị trường truyền thống cho nhiều loại hàng hóa sản phẩm; mặt khác điều đó cũng tạo điều kiện để Liên Bang Nga thâm nhập vào khu vực Đông Nam á đầy sôi động hiện nay. Và Việt Nam có thể tính đến vai trò nhân tố Nga trong chính sách đối ngoại với khu vực
Tác giả: Nguyễn Hoàng Giáp.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, quan hệ Liên Xô - Đông Nam A' chịu sự chi phối mạnh mẽ của mâu thuẫn Đông - Tây và tính chất gay gắt của cuộc đối đầu Xô - Mỹ. Liên Xô chú trọng phát triển quan hệ toàn diện với các đồng minh trên bán đảo Đông Dương nhằm nâng cao vai trò của mình trong cán cân so sánh lực lượng ở Đông Nam A' (và Châu A' - Thái Bình Dương). Quan hệ của Liên Xô với các nước ASEAN bị ngừng trệ, thậm chí không ít thời gian trở nên căng thẳng trong tình trạng thù địch.
Đến thời kỳ Liên Xô tiến hành cải tổ, quan hệ Liên Xô - ASEAN được cải thiện một bước do chính sách giảm đối đầu của các siêu cường thế giới và chủ trương giảm cam kết quốc tế của Liên Xô với các đồng minh tại khu vực. Mặc dù vậy, sự cải thiện quan hệ chính trị và ngoại giao giữa Liên Xô với các nước ASEAN lúc đó, do nhiều nguyên nhân đã không góp phần tạo ra được những tiến bộ đáng kể trên lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại. Tỷ trọng kim ngạch buôn bán của Liên Xô với ASEAN thời kỳ cải tổ rất nhỏ bé, chỉ chiếm từ 0,3%-0,4% tổng kim ngạch ngoại thương của Liên Xô.
Sau khi Liên Xô tan rã (12-1991), nước Nga tuyên bố kế thừa tư cách pháp lý quốc tế của Liên Xô, cam kết tôn trọng và thực hiện các thỏa thuận, các hiệp định song phương và đa phương mà Liên Xô đã tham gia hoặc ký kết với các nước, trong đó có các nước ASEAN. Tuy nhiên Liên bang Nga do phải đối diện trước những khó khăn kinh tế - xã hội to lớn ở trong nước; mặt khác trong chính sách đối ngoại lại quá chú trọng quan hệ với phương Tây; cho nên chưa xác định được một chính sách thỏa đáng, cụ thể với các nước Đông Nam A'. Thực tế cho thấy, từ 1991 đến 1993 chính sách của Nga ở Châu A' - Thái Bình Dương và Đông Nam A' về cơ bản vẫn tiếp tục dựa trên nền tảng tư duy đối ngoại trước đây do phía Nga bận nhiều việc đối nội, củng cố nội bộ. Trong khi các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Tây Âu đều tích cực điều chỉnh chính sách đối với Đông Nam A' nhằm giành lợi thế so sánh và mở rộng ảnh hưởng ở đây thì vai trò của Nga bị suy giảm mạnh so với vai trò của Liên Xô trước đây. Nga buộc phải đứng ngoài nhiều hoạt động trong quan hệ quốc tế ở khu vực, không tận dụng được những điều kiện thuận lợi của khu vực như nguồn vốn, công nghệ, thị trường, phân công lao động quốc tế v.v... phục vụ cải cách kinh tế - xã hội trong nước. Mặc dù, từ tháng 7-1992 Nga trở thành "bạn hiệp thương" của của ASEAN và hàng năm với tư cách quan sát viên, Nga tham dự Hội nghị sau Hội nghị ngoại trưởng ASEAN (PMC); song quan hệ Nga - ASEAN vẫn tiến triển chậm chạp.
Bắt đầu từ năm 1994 trở lại đây, trong quan hệ Nga - ASEAN đã ghi nhận những chuyển biến theo chiều hướng tích cực hơn. Tháng 7-1994, Nga trở thành một trong 18 nước tham gia "Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN" (ARF) cùng với các nước Châu A' - Thái Bình Dương thảo luận những vấn đề an ninh, chính trị khu vực. Sau đó hai năm, tháng 7-1996, Nga chính thức trở thành một trong 10 bên đối thoại đầy đủ của ASEAN, mở ra triển vọng mới cho quan hệ Nga - ASEAN. Sự chuyển biến ấy trước hết là do những thay đổi quan trọng diễn ra trong cục diện khu vực. Các nước lớn ngày càng quan tâm đến việc mở rộng quan hệ ở khu vực. Với sự cải thiện nhanh chóng quan hệ giữa hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN, xu thế hợp tác - liên kết Đông Nam A' phát triển sang một giai đoạn mới về chất. Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma lần lượt tham gia Hiệp ước Bali và trở thành quan sát viên ASEAN; đặc biệt sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/1995) càng làm cho ý tưởng về ASEAN trong "Cộng đồng Đông Nam A' gồm 10 quốc gia" ngày một trở thành hiện thực. Nga vốn có quan hệ truyền thống với Việt Nam và các nước Đông Dương, cho nên việc các nước này đã và sẽ gia nhập ASEAN tạo điều kiện thuận lợi cho Nga tăng cường quan hệ với các nước ASEAN khác, nâng mối quan hệ đó lên những nấc thang mới cao hơn.
Mặt khác, đối với Nga, khu vực ASEAN tuy không tiếp giáp trực tiếp với lãnh thổ Nga, nhưng nếu xét trên bình diện địa - chiến lược, Nga lại có sự ràng buộc về lợi ích quân sự, hàng hải, kinh tế, an ninh - chính trị tại đó. Và nếu so sánh với thời kỳ Liên Xô trước đây, vị trí chiến lược của Đông Nam A' đối với Nga còn trở nên có ý nghĩa quan trọng hơn. Sau khi Liên Xô tan rã, các nước cộng hòa trong thành phần của nó đều tuyên bố độc lập. Nước Nga bị mất quyền kiểm soát nhiều hải cảng quan trọng ở biển Đen, biển Ban Tích và cả tuyến đường bộ qua vùng Trung A'. Chính vì vậy, Nga phải tăng cường sử dụng các hải cảng Viễn Đông và các đường hàng hải phục vụ các mục tiêu kinh tế, thương mại, quân sự ở Thái Bình Dương. Trong số đó, có tuyến đường biển huyết mạch đi qua khu vực ASEAN sang Â'n Độ Dương để về các hải cảng ở Tây Nam và Tây Bắc của Nga và ngược lại. Như vậy, lợi ích của Nga ở khu vực các nước ASEAN là rất quan trọng. Nga rõ ràng không thể xem nhẹ lợi ích đó. Sự hiện diện của Nga ở Đông Nam A' cho phép họ đảm bảo được lợi ích an ninh - kinh tế có ý nghĩa chiến lược và góp phần củng cố an ninh - chính trị sườn phía Đông của mình.
Hơn nữa, khu vực Viễn Đông của Nga giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng chưa phát huy được tiềm năng đầy đủ do thiếu nguồn vốn đầu tư và công nghệ hiện đại. Cho nên, Nga rất cần thiết phải mở rộng quan hệ hợp tác với các nước ở Đông A' bao gồm cả các nước ASEAN - một khu vực đang phát triển kinh tế năng động vào bậc nhất thế giới hiện nay. Thêm vào đó, trình độ phát triển của vùng Viễn Đông, xét trên nhiều phương diện có điểm tương đồng với các nước Đông A', Đông Nam A'. Điều đó thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm, hàng hóa, kỹ thuật - công nghệ giữa hai bên. Đặc biệt, nhiều nước ASEAN có nhu cầu lớn về vũ khí, trang thiết bị quân sự của Nga với giá cả và phương thức thanh toán phù hợp với khả năng của họ.
Mở rộng quan hệ với ASEAN và thâm nhập sâu vào khu vực, Nga có thể tham gia có hiệu quả hơn vào đời sống mọi mặt ở Châu A' - Thái Bình Dương, phục vụ cho nhu cầu phát triển đất nước, góp phần cân bằng quan hệ với các nước lớn ở khu vực. Trên cơ sở đó, Nga có khả năng vươn tới những mục tiêu chiến lược đã được điều chỉnh ở Châu A' - Thái Bình Dương nhằm thực thi tham vọng về chiến lược toàn cầu của một siêu cường như Liên Xô trước đây. Tại Hội nghị sau Hội nghị ngoại trưởng ASEAN (PMC) ngày 27/7/1996 ở Jacacta (Inđônêsia), trưởng đoàn Nga E.Primacốp tuyên bố: "Liên bang Nga có định hướng rõ ràng đối với khu vực châu A' - Thái Bình Dương. Việc Liên bang Nga trở thành thành viên đối thoại đầy đủ với tất cả các nước trong khu vực góp phần bảo đảm an ninh biên giới phía Đông Liên bang Nga, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc cải cách kinh tế ở nước Nga, đặc biệt là cho việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế ở Viễn Đông. Liên bang Nga cho rằng việc hình thành 10 bên đối thoại của ASEAN sẽ mở ra một trang mới trong đời sống các nước khu vực... Đông Nam A' là khu vực được ưu tiên trong chính sách Châu A' - Thái Bình Dương của Nga" . Và mới đây (1-1997), khi đánh giá tổng kết nền ngoại giao Nga năm 1996, E. Primacốp cho rằng: "Trong năm 1996 Nga đã cố gắng sửa chữa sự thái quá trong chính sách đối ngoại hướng Tây và tích cực phát triển quan hệ với các nước châu A'. Nước Nga cố gắng phát triển quan hệ một cách có định hướng và tích cực cuộc đối thoại chính trị và các quan hệ kinh tế với các quốc gia châu A' hàng đầu như Trung Quốc, Â'n Độ, Nhật Bản, ASEAN".
Cùng với sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ban lãnh đạo Nga thời gian gần đây với Châu A' - Thái Bình Dương, vai trò của khu vực Đông Nam A' cũng được nhận thức lại và được đề cao nhất định so với giai đoạn những năm đầu thập niên 1990. Quan hệ Nga - ASEAN đã được xúc tiến trên nhiều lĩnh vực và kể từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN thì Việt Nam đương nhiên trở thành một đối tác hàng đầu của Nga trong ASEAN, một đầu cầu quan trọng để nối dài cây cầu quan hệ Nga - ASEAN bước sang một giai đoạn mới.
Trên lĩnh vực an ninh - chính trị, một mặt Nga tiếp tục khẳng định chủ trương hạn chế các hoạt động của lực lượng hải quân ở Châu A' - Thái Bình Dương và Đông Nam A'; mặt khác chủ động tham gia các hoạt động bảo đảm an ninh khu vực. Nga bày tỏ sự ủng hộ sáng kiến của ASEAN về việc xây dựng Đông Nam A' thành khu vực hòa bình, trung lập (ZOFAN), không có vũ khí hạt nhân. Tích cực tham gia ARF với những đề xuất về cơ cấu và cơ chế duy trì an ninh chung. Theo quan điểm của Nga, cơ cấu an ninh khu vực phải được đặt trong mối quan hệ với cơ cấu an tỉnh tổng thể của Châu A' - Thái Bình Dương. Vì vậy, việc xây dựng nền an ninh khu vực phải được tiếp cận như một tiến trình dài hạn với những bước đi thận trọng phù hợp: từ đơn giản như tạo dựng niềm tin, thu thập và xử lý các thông tin an ninh khu vực đến các hình thức hợp tác an ninh cao hơn như thiết lập các trung tâm nghiên cứu, ngăn chặn và xử lý xung đột.
Tuy nhiên, trong khi Nga cố gắng nâng cao vai trò của mình thông qua các nỗ lực đề xuất sáng kiến về cơ chế an ninh mới ở Đông Nam á và Châu A' -Thái Bình Dương, thì bản thân Nga lại là một nước cung cấp vũ khí trang thiết bị kỹ thuật quân sự với số lượng lớn cho nhiều nước ASEAN và Trung Quốc. Vũ khí của Nga bán sang các nước ASEAN chủ yếu gồm các loại máy bay, tàu chiến hiện đại. Nga còn tích cực đưa các loại vũ khí, thiết bị quân sự hiện đại khác tham gia triển lãm ở Malaixia (Gala-95). Như vậy, trực tiếp hay gián tiếp Nga đã góp phần thúc đẩy xu hướng chạy đua vũ trang trong khu vực. Theo lôgic, toàn bộ tình hình đó cho thấy trong sự lựa chọn của Nga, lợi ích do việc cung cấp - bán vũ khí cho các nước khu vực được quan tâm hơn lợi ích ổn định an ninh lâu dài ở Đông Nam A'. Một số nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng, bằng việc cung cấp vũ khí cho các nước Đông Nam A', Nga muốn gia tăng sự ràng buộc về mặt quân sự giữa các nước khu vực với Nga để từ đây mở rộng thâm nhập vào khu Đông Nam A'.
Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 7/1995 của bộ trưởng ngoại giao Nga lúc đó A.Kozurev, phía Nga bày tỏ quan điểm tiếp tục duy trì sự hiện diện của lực lượng hải quân của họ ở khu vực biển Đông. Đây có thể coi là sư điều chỉnh mang tính nguyên tắc trong đường lối đối ngoại của Nga hiện nay với khu vực. Đương nhiên, trong khi ảnh hưởng chính trị và các quan hệ kinh tế của Nga ở Đông Nam A' còn hạn chế thì sự có mặt về quân sự của họ tại khu vực trước hết là dấu hiệu mà Nga muốn khẳng định ảnh hưởng của mình; đồng thời có thể góp phần bảo vệ được những lợi ích an ninh kinh tế, hàng hải của Nga ở Đông Nam A'.
Một vấn đề khác rất nhạy cảm và có tác động đến quan hệ Nga - ASEAN hiện nay là vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và tranh chấp khai thác tài nguyên ở biển Đông. Vấn đề này liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các nước ASEAN, đến Trung Quốc, Đài Loan và trên những mức độ nhất định đến Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ôxtrâylia thông qua quan hệ của họ với một hoặc nhiều bên kể trên. Cho nên, thái độ và phản ứng của Nga trước các tranh chấp ở biển Đông phụ thuộc rất nhiều vào mức độ lợi ích mà phía Nga có liên quan và được đặt trong sự tính toán về so sánh cán cân lợi ích với các nước hữu quan.
Cho đến nay thái độ của Nga trước những tranh chấp ở biển Đông tương đối nhất quán và cũng giống như lập trường của Liên Xô thời kỳ cải tổ. Đó là thái độ thận trọng, đứng giữa, không muốn dính líu vào các cuộc tranh chấp phức tạp. Qua phát biểu của các đại diện ngoại giao của mình tại khu vực, Nga muốn khẳng định sự ủng hộ các giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp ở biển Đông. Chẳng hạn, trưởng đoàn đại biểu Đuma quốc gia Nga E. Batin tại cuộc họp Hội đồng Tổ chức liên quốc hội ASEAN (Jacacta-Indonesia) ngày 27/9/1995 nhấn mạnh rằng: "Nga ủng hộ ý tưởng thiết lập tại Đông Nam A' khu vực hòa bình, tự do và trung lập; ủng hộ những đề nghị hợp tác ở biển Đông; vùng biển này không được trở thành nguồn thù địch và căng thẳng".
Đối với các tranh chấp khai thác tài nguyên, Nga cũng tỏ ra dè dặt, cố gắng tránh tham gia hợp tác thăm dò tài nguyên ở các vùng tranh chấp hoặc có khả năng nổ ra tranh chấp. Trên các diễn đàn an ninh và hợp tác Đông Nam A' mà phía Nga tham dự, quan điểm của Nga cho thấy họ không phản đối đưa vấn đề tranh chấp ở biển Đông ra bàn bạc ở các diễn đàn đa phương, nhưng họ chủ trương ủng hộ thương lượng song phương là chủ yếu. Theo quan điểm Nga, diễn đàn đa phương chỉ có ý nghĩa làm rõ lập trường của các bên tranh chấp và hỗ trợ các giải pháp song phương tiến triển thuận lợi. Bằng việc giữ thái độ trung dung, Nga muốn đóng vai trò trung quan thúc đẩy các giải pháp song phương. Thông qua đó, Nga có thể tăng cường vị thế của mình ở khu vực và dành những lợi ích cụ thể trong quan hệ với mỗi bên tranh chấp.
Trong quan hệ kinh tế - thương mại của Nga với các nước ASEAN hiện đang tiến triển tích cực so với mấy năm trước. Quan hệ song phương Nga - ASEAN được cải thiện, trong đó bạn hàng lớn nhất của Nga là Singapore và Thái Lan. Kim ngạch mậu dịch của Nga ngay từ năm 1992 với Singapore đã đạt 548 triệu USD, với Thái Lan - 434 triệu USD; với 3 nước Malaixia, Inđônêsia, Philippine đạt 261 triệu USD. Năm 1994, kim ngạch buôn bán Nga - ASEAN đạt 2,5 tỷ USD vượt quá chỉ số cao nhất trong buôn bán Liên Xô - ASEAN trong các thời kỳ trước đây. Năm 1995, tỷ lệ tăng trưởng mậu dịch Nga - ASEAN đạt 7% so với năm 1994. Tuy vậy, mậu dịch Nga - ASEAN hiện nay vẫn còn nhỏ bé trong tổng kim ngạch ngoại thương của Nga và chỉ chiếm xấp xỉ 2% (tổng kim ngạch buôn bán của Nga năm 1996 là 138,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 80, 3 tỷ USD, nhập khẩu - 58,1 tỷ USD).
Các hình thức hợp tác liên doanh sản xuất giữa Nga với các nước ASEAN còn ít và quy mô không lớn. Trong số đó, các liên doanh vận tải biển và đánh bắt hải sản với Thái Lan, Singapore, Philippine là hoạt động tương đối có hiệu quả hơn cả. Hợp tác nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo, phát triển và ứng dụng công nghệ cao giữa Nga với các nước ASEAN (trừ Việt Nam) mới bắt đầu triển khai những bước đi đầu tiên.
Quá trình lưu chuyển vốn giữa Nga với các nước ĐNA thời gian qua có những nét mới so với trước đây. Nga không còn là một trong những nước cung cấp viện trợ, đầu tư lớn nhất ở Đông Nam A' như Liên Xô (chủ yếu do Đông Dương). Nga hiện nay cung cấp vốn cho một số nước ASEAN nhưng chủ yếu là thông qua hình thức vay để thanh toán các khoản tiền mua vũ khí, kỹ thuật quân sự của Nga. Đổi lại, Nga cũng được các nước ASEAN cho vay để mua gạo, nông sản và các hàng hóa tiêu dùng khác.
Nhìn một cách tổng quát, tuy đang có những chuyển động tích cực hơn, song quan hệ kinh tế - thương mại giữa Nga với ASEAN vẫn còn phát triển chậm, quy mô nhỏ. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là :
1) Tuy đã chú trọng hơn đến khu vực Đông Nam A' trong chính sách đối ngoại, song trong nhận thức của ban lãnh đạo Nga hiện nay, khu vực này chưa được coi là có vị trí chiến lược then chốt cần được ưu tiên hàng đầu đối với nước Nga.
2) Quá trình chuyển đổi cơ cấu và cơ chế kinh tế ở Nga diễn ra chậm chạp, gặp nhiều khó khăn trắc trở.
3) Tính chưa ổn định của thể chế chính trị Nga và sự không đồng bộ trong môi trường pháp lý kinh doanh.
4) Những hạn chế về kỹ thuật công nghệ của hàng hóa Nga đối với ASEAN.
5) Những yếu tố không thuận lợi về địa - kinh tế, tâm lý kinh doanh, truyền thống văn hóa và sự hiểu biết lẫn nhau
. 6) Trình độ cạnh tranh rất cao của các công ty Mỹ, Nhật, Tây Âu, NICs so với Nga ở Đông Nam A'.
7) Trong quan hệ kinh tế - thương mại, Nga vẫn chủ yếu sử dụng hình thức buôn bán, những hình thức đầu tư đa dạng hoặc lập công ty hỗn hợp sản xuất và dịch vụ sử dụng còn hạn chế v.v...
Trong quan hệ Nga - ASEAN hiện nay, quan hệ Nga - Việt có vị trí hàng đầu. Nga được thừa kế hầu như toàn bộ di sản hợp tác Xô - Việt trước đây, đặc biệt trong các ngành năng lượng, khai thác dầu khí, vật liệu xây dựng, cơ khí... Tuy nhiên, vào đầu thập niên 90 do quan hệ Nga - Việt bị ngưng trệ cho nên nguồn đầu tư của Nga trong tổng đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã nhanh chóng bị đẩy xuống vị trí thấp hơn nhiều nước. Hiện nay có 32 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn gần 200 triệu USD, xếp thứ 18 trong 53 nước - vùng lãnh thổ có đầu tư ở Việt Nam.
Với mong muốn phát triển quan hệ truyền thống Xô - Việt trước đây, hai nước đã ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa Liên bang Nga và CHXHCN Việt Nam (6-1994). Phát triển hợp tác hữu nghị với Việt Nam, Nga có khả năng tăng cường vị thế chiến lược của họ ở Đông Nam A' và Châu A' - Thái Bình Dương. Từ năm 1994 trở lại đây, quan hệ Nga - Việt đã bắt đầu chuyển động khả quan hơn. Nga đánh giá cao vai trò của quan hệ này trong chính sách của Nga ở Đông Nam A'. Trao đổi thương mại Nga - Việt tuy còn nhỏ bé so với thời kỳ quan hệ Xô - Việt nhưng có xu hướng tăng từ 204,9 triệu USD năm 1992 lên 279,7 triệu USD năm 1994 và 446,2 triệu USD năm 1995. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN và tham gia ngày càng đầy đủ các hoạt động của Hiệp hội tạo điều kiện cho Nga thông qua quan hệ Nga - Việt để có thể mở rộng quan hệ với các bạn hàng khác ở ASEAN. Mặt khác, các nước ASEAN cũng muốn thông qua địa bàn Việt Nam để tìm hiểu, tiếp cận khả năng hợp tác kinh tế - thương mại với Nga - một đối tác còn ít nhiều mới mẻ với phần lớn các nhà doanh nghiệp ASEAN. Hình thức liên doanh ba bên trong đó có Nga ở Việt Nam được các doanh nhân ASEAN coi là bước thăm dò cơ hội làm ăn hợp tác với Nga và thâm nhập vào thị trường rộng lớn của nước Nga.
Mở rộng quan hệ với liên bang Nga giúp Việt Nam củng cố được vị trí của mình trên thị trường truyền thống cho nhiều loại hàng hóa sản phẩm; mặt khác điều đó cũng tạo điều kiện để Liên Bang Nga thâm nhập vào khu vực Đông Nam á đầy sôi động hiện nay. Và Việt Nam có thể tính đến vai trò nhân tố Nga trong chính sách đối ngoại với khu vực
Tác giả: Nguyễn Hoàng Giáp.