• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Quá trình hình thành, phát triển của triết học tôn giáo Ấn Độ cổ, trung đại

Áo Dài

Cộng tác viên
Thành viên BQT
Quá trình hình thành, phát triển của triết học tôn giáo Ấn Độ cổ, trung đại

so-luoc-ve-triet-hoc-an-do-co-dai-va-trung-dai-442147.jpg

Ảnh: Sưu tầm
Giai đoạn từ thế kỷ XV - VIII TNC

Gia đoạn này được gọi là nền văn minh sông Ấn hay còn gọi là nền văn minh Vệđà (Véda).

- Đây là nền văn minh đồ đồng mang tính chất đô thị của một xã hội đã vượt qua trình độ nguyên thuỷ, đang tiến vào giai đoạn đầu của chế độ chiếm hữu nô lệ, trong đó nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp đã đạt tới một trình độ nhất định. Kinh tế bao gồm nông nghiệp, thương nghiệp; nghề dệt bông len, đúc đồng, điêu khắc, gốm sứ tráng men, làm đồ nữ trang phát triển. Thành phố được xây bằng gạch nung. Xã hội đã phân chia giàu, nghèo; xuất hiện chữ viết; thờ Thần Shiva. Đầu thiên niên kỷ II tr.c.n, nền văn minh này lụi tàn nhưng chưa rõ nguyên nhân.

- Đây là thời kỳ hình thành các quốc gia chiếm hữu nô lệ đầu tiên của người Arya ở phía Bắc và cũng là thời kỳ rực rỡ nhất của nền văn minh Ấn Độ cổ đại. Bộ lạc Arya tràn xuống châu thổ sông Hằng. Hình thành nhiều tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của xã hội Ấn Độ cổ đại. Xuất hiện chế độ đẳng cấp dựa trên sự phân biệt về chủng tộc, màu da, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo, quan hệ giao tiếp, tập tục hôn nhân v.v. Tiêu biểu về mặt tư tưởng cho sự phân chia đẳng cấp xã hội là đạo Bàlamôn, quy định cơ cấu xã hội và có ảnh hưởng lớn đến hình thái tư tưởng Ấn Độ cổ đại. Việc phân chia xã hội thành những đẳng cấp với những tính chất khắt khe, nghiệt ngã đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của nông dân, thương nhân, thợ thủ công thành thị, ngăn cản sự phát triển của sản xuất xã hội; dẫn xã hội đến sự bất bình đẳng, tự do gây nên cuộc đấu tranh của các tôn giáo chống lại sự thống trị của Đạo Bàlamôn và Kinh Vệđà.

Giai đoạn từ thế kỷ VI TCN - VI

Ở giai đoạn từ thế kỷ VI tr.c.n - VI là thời kỳ cổ điển, hay còn gọi là thời kỳ Bàlamôn - Phật giáo. Đây là thời kỳ hình thành các trào lưu triết học tôn giáo lớn của Ấn Độ, gồm hai trường phái lớn đối lập nhau. Trường phái triết học chính thống (thừa nhận uy quyền tuyệt đối của kinh Véda) gồm 6 phái là Sámkhuya, Mimànsa, Vedànta, Yoga, Nyanya và Vaisésika. Trường phái triết học không chính thống (không thừa nhận uy quyền của kinh Véda) gồm 3 trường phái là Jaina giáo, đạo Phật và Lokayàta.

Sự phát triển của các tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại không chỉ gắn liền với việc giải quyết những vấn đề do đời sống xã hội đặt ra mà còn luôn gắn liền với những tiến bộ của khoa học. Ngay từ thời Vệđà khoa học tự nhiên bắt đầu xuất hiện như Thiên văn học (tạo ra lịch pháp, phỏng đoán trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục của nó); cuối thế kỷ V tr.c.n đã giải thích được hiện tượng nhật, nguyệt thực; phát minh ra chữ số thập phân; tính được số p; biết được những định luật cơ bản về quan hệ giữa cạnh với đường huyền của tam giác vuông, giải được phương trình bậc 2, 3; y học phát triển (trong kinh Vệđà người ta thấy tên và cách sử dụng nhiều cây thuốc để chữa bệnh); nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ để lại phong cách độc đáo, đặc biệt là lối xây dựng Chùa, tháp Phật vừa có ý nghĩa triết học, tôn giáo vừa biểu hiện ý chí, vương quyền. Những năm đầu công nguyên, văn hoá Ấn Độ đã phát triển lên một bước mới do sự giao lưu với Hy Lạp - La Mã và với các nước khác trên thế giới.

Giai đoạn từ thế kỷ VII - XVIII

Đây là thời kỳ sau cổ điển hay còn gọi là thời kỳ xâm nhập của Hồi giáo

- Từ thế kỷ VII, Đạo Hồi xâm nhập vào Ấn Độ, tạo nên cuộc cạnh tranh ảnh hưởng quyết liệt giữa đạo Phật, đạo Bàlamôn và đạo Hồi.

- Đạo Phật suy yếu dần, còn đạo Bàlamôn chuyển thành đạo Hinđu vào thế kỷ XII.

Sưu tầm

Trên đây là những kiến thức về sự hình thành và phát triển của triết học tôn giáo Ấn Độ cổ, trung đại. Hi vọng với bài viết này, sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về triết học nói chung và triết học phương Đông nói riêng. Chúc bạn học tốt !
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top