Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
- Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo, yêu nước, trên quê hương giàu truyền thống cách mạng. Lớn lên trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, lại được chứng kiến các cuộc đấu tranh của các bậc tiền bối bị thất bại. Tất cả đã hun đúc trong lòng Nguyễn Ái Quốc lòng yêu nước nồng nàn và quyết tâm ra đi tìm cứu nước, cứu dân.
- Qua nhiều năm bôn ba ở hải ngoại để tìm đường cứu nước, cứu dân. Đầu tiên, Người đến nước Pháp rồi đi các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. Đến năm 1917, khi Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Người từ Luân Đôn (Anh) về Pari (Pháp) để nghiên cứu, học tập Cách mạng tháng Mười Nga.
- Rồi đến ngày 18/6/1919 các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Vécxai để chia nhau thị trường thế giới. Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị này Bản yêu sách gồm 8 điểm đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Tuy không được chấp nhận nhưng những yêu sách này được báo chí tiến bộ Pháp công bố rộng rãi. Nhờ đó nhân dân Pháp thấy được bộ mặt thật của thực dân Pháp ở Đông Dương, hiểu được nỗi bất hạnh và niềm khát vọng của nhân dân Việt Nam. Qua thực tiễn này Nguyễn Ái Quốc
khẳng định rằng, muốn giải phóng dân tộc thì không thể bị động hoặc trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài mà trước hết phải dựa vào sức mạnh của chính dân tộc mình.
Như vậy, từ năm 1911 đến đầu 1920, là thời kì Nguyễn Ái Quốc trở thành chiến sĩ yêu nước.
+ Trở thành một chiến sĩ Cộng sản : Quá trình chuyển biến từ chiến sĩ yêu nước trở thành chiến sĩ Cộng sản được đánh dầu bằng thời kì Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đó là con đường cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc quyết tâm đưa cách mạng Việt Nam đi theo con đường này. Điều đó được thể hiện.
+ Tháng 7/1920, Người đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba, khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc là phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
+ Tháng 12/1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Sau đó Người đã tham gia Đảng Cộng sản Pháp – và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin và đi theo cách mạng vô sản. Sự kiện đó cũng đánh dấu bước mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc.
+ Từ năm 1921 đến 1923, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt động ở Pháp. Người cùng với một số người yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi lập ra Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân. Cơ quan ngôn luận của Hội là báo “Người cùng khổ” (Le Paria). Người còn viết nhiều bài báo cho các báo “Nhân đạo”, “Đời sống công nhân”,…và đặc biệt là cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Các sách báo nói trên được bí mật chuyển về Việt Nam đã góp phần thúc đẩy phong trào dân tộc trong nước phát triển mạnh mẽ hơn.
+ Từ năm 1923 đến 1924, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Liên Xô. Tại đây, Người dự Hội nghị Quốc tế Nông dân (10/1923) và được bầu vào Ban Chấp hành Hội. Người ở lại Liên Xô, vừa nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo “Sự thật” của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí “Thư tín Quốc tế” của Quốc tế Cộng sản. Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924), Nguyễn Ái Quốc đã trình bày lập trường quan điểm của mình về chiến lược cách mạng các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa
+ Từ năm 1924 đến 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Tháng 6/1925, tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc nhóm họp những thanh niên yêu nước Việt Nam trong tổ chức Tâm tâm xã rồi đi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác –
Lênin về trong nước. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đến chỗ hướng nhân dân ta thực hiện con đường cách mạng vô sản theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đó chính là thời kì Nguyễn Ái Quốc trở thành chiến sĩ Cộng sản.
- Qua nhiều năm bôn ba ở hải ngoại để tìm đường cứu nước, cứu dân. Đầu tiên, Người đến nước Pháp rồi đi các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. Đến năm 1917, khi Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Người từ Luân Đôn (Anh) về Pari (Pháp) để nghiên cứu, học tập Cách mạng tháng Mười Nga.
- Rồi đến ngày 18/6/1919 các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Vécxai để chia nhau thị trường thế giới. Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị này Bản yêu sách gồm 8 điểm đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Tuy không được chấp nhận nhưng những yêu sách này được báo chí tiến bộ Pháp công bố rộng rãi. Nhờ đó nhân dân Pháp thấy được bộ mặt thật của thực dân Pháp ở Đông Dương, hiểu được nỗi bất hạnh và niềm khát vọng của nhân dân Việt Nam. Qua thực tiễn này Nguyễn Ái Quốc
khẳng định rằng, muốn giải phóng dân tộc thì không thể bị động hoặc trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài mà trước hết phải dựa vào sức mạnh của chính dân tộc mình.
Như vậy, từ năm 1911 đến đầu 1920, là thời kì Nguyễn Ái Quốc trở thành chiến sĩ yêu nước.
+ Trở thành một chiến sĩ Cộng sản : Quá trình chuyển biến từ chiến sĩ yêu nước trở thành chiến sĩ Cộng sản được đánh dầu bằng thời kì Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đó là con đường cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc quyết tâm đưa cách mạng Việt Nam đi theo con đường này. Điều đó được thể hiện.
+ Tháng 7/1920, Người đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba, khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc là phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
+ Tháng 12/1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Sau đó Người đã tham gia Đảng Cộng sản Pháp – và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin và đi theo cách mạng vô sản. Sự kiện đó cũng đánh dấu bước mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc.
+ Từ năm 1921 đến 1923, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt động ở Pháp. Người cùng với một số người yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi lập ra Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân. Cơ quan ngôn luận của Hội là báo “Người cùng khổ” (Le Paria). Người còn viết nhiều bài báo cho các báo “Nhân đạo”, “Đời sống công nhân”,…và đặc biệt là cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Các sách báo nói trên được bí mật chuyển về Việt Nam đã góp phần thúc đẩy phong trào dân tộc trong nước phát triển mạnh mẽ hơn.
+ Từ năm 1923 đến 1924, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Liên Xô. Tại đây, Người dự Hội nghị Quốc tế Nông dân (10/1923) và được bầu vào Ban Chấp hành Hội. Người ở lại Liên Xô, vừa nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo “Sự thật” của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí “Thư tín Quốc tế” của Quốc tế Cộng sản. Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924), Nguyễn Ái Quốc đã trình bày lập trường quan điểm của mình về chiến lược cách mạng các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa
+ Từ năm 1924 đến 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Tháng 6/1925, tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc nhóm họp những thanh niên yêu nước Việt Nam trong tổ chức Tâm tâm xã rồi đi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác –
Lênin về trong nước. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đến chỗ hướng nhân dân ta thực hiện con đường cách mạng vô sản theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đó chính là thời kì Nguyễn Ái Quốc trở thành chiến sĩ Cộng sản.