Pippi tất dài và câu chuyện dài về văn học thiếu nhi
Pippi tất dài và câu chuyện dài về văn học thiếu nhi
Dạo này, người ta xôn xao về việc xuất bản cuốn “Pippi tất dài” của nữ văn sỹ Thuỵ Điển Astrid Lindgren. Xôn xao đến mức lên truyền hình, xuất hiện trên các mặt báo, tất nhiên là một thời gian khá dài sau khi cuốn sách này ra đời. Tôi nhớ rằng mình đọc “Pippi tất dài” cũng phải gần một tháng trước đây, mà chắc gì đã thuộc đợt được đọc đầu tiên ở Việt Nam ngay sau khi mới xuất bản.
Một cuộc thảo luận nho nhỏ về tác phẩm này đã được trình chiếu, với sự tham gia của nữ dịch giả và một số nhà báo quen thuộc. Họ hết lời ca ngợi, tất nhiên là thế bởi câu chuyện về cô bé Pippi tất dài cũng đáng để đọc, nhân bản và hết sức ngây thơ, ngộ nghĩnh. Người ta có thể gặp ở xung quanh mình rất nhiều, rất nhiều cô bé, cậu bé đáng yêu như thế (trong vương quốc Nhạc cổ điển, trừ cậu mợ ra, ai cũng giống Pippi hết, keke). Thậm chí trên VTV 1 tối ngày 12-11 còn phát một chương trình rất hay về Astrid Lindgren và các tác phẩm của bà.
Tôn vinh một tác phẩm văn học có giá trị là điều hoàn toàn nên làm, nhất là vào thời điểm hiện nay, khi văn hóa đọc đang có nhiều vấn đề đáng bàn cãi, nhưng cách tôn vinh lại thiếu tế nhị khiến người ta cảm thấy bất nhẫn. Ca ngợi tác phẩm nước ngoài rồi quay lại giả vờ nhỏ vài giọt nước mắt xót thương cho sự nghèo nàn của văn học thiếu nhi Việt Nam… Thực ra, tôi cũng không thấy thảm cảnh quá như vậy, dù rằng văn học thiếu nhi Việt Nam hiện nay quả thực là thiếu những tác phẩm hay như vậy (mà đã là tác phẩm hay và có giá trị trường cửu thì nền văn học nào chả thiếu, chả khao khát sở hữu). Khi còn nhỏ, tôi có may mắn là được đọc rất nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi của các nhà văn Việt Nam như “Dế mèn phiêu lưu ký” (Tô Hoài), “Đất rừng phương nam” (Đoàn Giỏi), “Tuổi thơ dữ dội” (Phùng Quán), tập chuyện hoa chuyện quả của Phạm Hổ (tác giả mới mất), nhiều truyện ngắn của Vũ Tú Nam, Xuân Quỳnh… cùng nhiều tác phẩm khác mà tôi nhớ tên tác giả “Rừng đêm”, “Cái nóp”, “Đội thiếu niên tình báo Bát sắt”, “Đội thiếu niên Đình Bảng”… Bây giờ, trên kệ sách, thi thoảng mới thấy tái bản lại Dế mèn, Đất rừng, Tuổi thơ…
Nhìn lại, thiếu nhi không chỉ cần có những tác phẩm văn học viết riêng cho lứa tuổi mà còn cần cả nhiều cuốn sách phổ biến khoa học, giới thiệu chân dung các danh nhân văn hóa, lịch sử… Tôi còn nhớ bộ sách “Những vì sao đất nước” của tác giả Quỳnh Cư đọc rất hay và xúc động, bộ “Nghìn xưa văn hiến” về đất nước, con người Việt Nam, bộ sách danh nhân thế giới của NXB Khoa học và kỹ thuật cùng rất nhiều cuốn khác về non nước Việt Nam… Vào thời điểm ấy, tỷ lệ đẹp giữa sách trong nước và sách dịch của nước ngoài (chủ yếu là Liên Xô), cũng đem lại cho tuổi thơ nhiều điều thú vị, một niềm tự hào về đất nước mình cũng như sự háo hức nhìn ra nước ngoài. Sách thiếu nhi Việt Nam không bị chìm nghỉm giữa những đầu sách thiếu nhi Liên Xô như “Cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn”, “Buratino”, “Bác sỹ Aibôlít”, “Ơû xứ cỏ rậm”, “Cuộc phiêu lưu của Pinhlơgơ”, “Timua và đồng đội”, “Những ngọn cờ trên tháp”… cũng như nhiều cuốn sách phổ biến khoa học “Bên cạnh điều bí ẩn”, “Bạn hay thù?”….
Songngu sưu tầm.
Pippi tất dài và câu chuyện dài về văn học thiếu nhi
Dạo này, người ta xôn xao về việc xuất bản cuốn “Pippi tất dài” của nữ văn sỹ Thuỵ Điển Astrid Lindgren. Xôn xao đến mức lên truyền hình, xuất hiện trên các mặt báo, tất nhiên là một thời gian khá dài sau khi cuốn sách này ra đời. Tôi nhớ rằng mình đọc “Pippi tất dài” cũng phải gần một tháng trước đây, mà chắc gì đã thuộc đợt được đọc đầu tiên ở Việt Nam ngay sau khi mới xuất bản.
Một cuộc thảo luận nho nhỏ về tác phẩm này đã được trình chiếu, với sự tham gia của nữ dịch giả và một số nhà báo quen thuộc. Họ hết lời ca ngợi, tất nhiên là thế bởi câu chuyện về cô bé Pippi tất dài cũng đáng để đọc, nhân bản và hết sức ngây thơ, ngộ nghĩnh. Người ta có thể gặp ở xung quanh mình rất nhiều, rất nhiều cô bé, cậu bé đáng yêu như thế (trong vương quốc Nhạc cổ điển, trừ cậu mợ ra, ai cũng giống Pippi hết, keke). Thậm chí trên VTV 1 tối ngày 12-11 còn phát một chương trình rất hay về Astrid Lindgren và các tác phẩm của bà.
Tôn vinh một tác phẩm văn học có giá trị là điều hoàn toàn nên làm, nhất là vào thời điểm hiện nay, khi văn hóa đọc đang có nhiều vấn đề đáng bàn cãi, nhưng cách tôn vinh lại thiếu tế nhị khiến người ta cảm thấy bất nhẫn. Ca ngợi tác phẩm nước ngoài rồi quay lại giả vờ nhỏ vài giọt nước mắt xót thương cho sự nghèo nàn của văn học thiếu nhi Việt Nam… Thực ra, tôi cũng không thấy thảm cảnh quá như vậy, dù rằng văn học thiếu nhi Việt Nam hiện nay quả thực là thiếu những tác phẩm hay như vậy (mà đã là tác phẩm hay và có giá trị trường cửu thì nền văn học nào chả thiếu, chả khao khát sở hữu). Khi còn nhỏ, tôi có may mắn là được đọc rất nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi của các nhà văn Việt Nam như “Dế mèn phiêu lưu ký” (Tô Hoài), “Đất rừng phương nam” (Đoàn Giỏi), “Tuổi thơ dữ dội” (Phùng Quán), tập chuyện hoa chuyện quả của Phạm Hổ (tác giả mới mất), nhiều truyện ngắn của Vũ Tú Nam, Xuân Quỳnh… cùng nhiều tác phẩm khác mà tôi nhớ tên tác giả “Rừng đêm”, “Cái nóp”, “Đội thiếu niên tình báo Bát sắt”, “Đội thiếu niên Đình Bảng”… Bây giờ, trên kệ sách, thi thoảng mới thấy tái bản lại Dế mèn, Đất rừng, Tuổi thơ…
Nhìn lại, thiếu nhi không chỉ cần có những tác phẩm văn học viết riêng cho lứa tuổi mà còn cần cả nhiều cuốn sách phổ biến khoa học, giới thiệu chân dung các danh nhân văn hóa, lịch sử… Tôi còn nhớ bộ sách “Những vì sao đất nước” của tác giả Quỳnh Cư đọc rất hay và xúc động, bộ “Nghìn xưa văn hiến” về đất nước, con người Việt Nam, bộ sách danh nhân thế giới của NXB Khoa học và kỹ thuật cùng rất nhiều cuốn khác về non nước Việt Nam… Vào thời điểm ấy, tỷ lệ đẹp giữa sách trong nước và sách dịch của nước ngoài (chủ yếu là Liên Xô), cũng đem lại cho tuổi thơ nhiều điều thú vị, một niềm tự hào về đất nước mình cũng như sự háo hức nhìn ra nước ngoài. Sách thiếu nhi Việt Nam không bị chìm nghỉm giữa những đầu sách thiếu nhi Liên Xô như “Cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn”, “Buratino”, “Bác sỹ Aibôlít”, “Ơû xứ cỏ rậm”, “Cuộc phiêu lưu của Pinhlơgơ”, “Timua và đồng đội”, “Những ngọn cờ trên tháp”… cũng như nhiều cuốn sách phổ biến khoa học “Bên cạnh điều bí ẩn”, “Bạn hay thù?”….
Songngu sưu tầm.