PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC CỦA CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN
1. Khái niệm
- Văn chương cổ là một hiện tượng văn chương xưa cũ, xa xăm trong quá khứ.
- Văn chương cổ điển: Chỉ chất lượng cả về tư tưởng và nghệ thuật đều đạt tới mức mẫu mực, có thể cho đời sau.
- Văn chương cổ điển chủ nghĩa hay còn được gọi là phương pháp sáng tác chủ nghĩa cổ điển, trào lưu cổ điển chủ nghĩa: Chỉ một trào lưu sáng tác chỉ nảy sinh ở một thời kì nhất định ở các nước châu Âu nhưng Anh, Pháp, Nga. Tiêu biểu là ở Pháp – thời gian từ 1610-1710.
2. Điều kiện nảy sinh
2.1. Tồn tại xã hội
- Giai cấp phong kiến quý tộc vẫn thống trị những phải dựa vào tư sản.
- Giai cấp tư sản đã phát triển mạnh đến mức cần có thị trường thống nhất.
- Vẫn có chế độ phong kiến cát cứ ( đất nước chia nhiều vùng, mỗi vùng có một lãnh chúa).
- Giai cấp tư sản lợi dụng phong kiến quý tộc mua vũ khí giúp để tiêu diệt các tập đoàn phong kiến cát cứ. Xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền với thế quân bình.
=> Chủ nghĩa cổ điển được hình thành trong điều kiện này ( một nửa của phong kiến, một nửa của tư sản).
2.2. Hình thái ý thức xã hội
- Khoa học: Sự phát triển của khoa học triết học, tập trung vào triết học duy lí của Đề Các. Vì thế con người thời kì này thừa nhận sự tồn tại song song của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; chỉ thừa nhận những gì chứng minh được.
“Tôi tư duy tức là tôi tồn tại”
ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học.
- Đạo đức: Đạo đức của giai cấp thống trị( giai cấp phong kiến) là chuẩn mực.
3. Thành tựu nghệ thuật trong quá khứ được kế thừa
Học tập ở thời kì văn học Hy Lạp cổ đại:
+ Cốt truyện: Cốt truyện lịch sử của Hy Lạp và La Mã với hy vọng lớn. Lấy đề tài từ những cốt truyện lịch sử của Hy Lạp cổ đại.
+ Sự phát triển của thể loại văn học: Boa-lô bắt chước và tìm ra ba loại: kịch, truyện, thơ.
Hài kịch Hy Lạp cổ có: Arisxtophan, truyện ngụ ngôn có Eroup.
Hài kịch chủ nghĩa cổ điển có Molie, truyện ngụ ngôn chủ nghĩa cổ điển có Laphongten.
Có 1 loại sử thi anh hùng ca- thể loại duy nhất chủ nghĩa cổ điển không học được do ngôn ngữ, hoàn cảnh lịch sử.