Phương pháp sáng tác hiện thực phê phán trong "Ogieni Grangde"

PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC HIỆN THỰC PHÊ PHÁN TRONG “OGIENI GRANGDE”


1. Tác giả


Honoré de Balzac sinh ra tại Tours, Pháp. là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỉ 19, bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực.

  • Gia đình:
  • Ông là con trai của Bernard-François Balssa và Anne-Charlotte-Laure Sallambier. Cha của Balzac xuất thân từ một gia đình nông dân, là một người có cá tính mạnh mẽ. Ông hoàn toàn tự học, tự đọc rất nhiều để tọa cho mình một tài sản tri thức riêng, vô giá. Ông là một nhà tư sản thành đạt, Balzac thừa hưởng từ cha sức khỏe phi thường và khả năng làm việc vô tận bằng ý chí và nghị lực của bản thân. Mẹ Balzac xuất thân trong một gia đình giàu có tại Paris.
  • Họ Balzac được lấy của một gia đình quý tộc cổ Balzac d'Entraigues.
Thời đại: Về thời đại, Balzac sinh năm 1977 – năm Napoleon Bonaparte thành lập chế dộ tổng tài và mất năm 1850 khi chế độ Cộng hòa II sắp kết thúc,. Tức là cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Baldac nằm trọn nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là những năm tháng mà ở Pháp – trái tim châu Âu đang diễn ra cuộc đấu tranh chính trị quyết liệt. Xã hội tư sản phát triển đến đỉnh cao và dần đi vào khủng hoảng. Đồng tiền được đưa lên bệ thờ, thói hãnh tiến và dục vọng cá nhân làm hoen ố bao giá trị đạo đức và tinh thần.

Con người: Balzac là nhà văn sớm có ý thức về sự tái hiện cuộc đời một cách hoàn chỉnh ở đủ mọi góc cạnh của nó và được đặt trong hệ thống mà ông ví như một "công trình kiến trúc của vũ trụ" với tính chất vừa hệ thống vừa hoành tráng từ các tác phẩm của ông. Vũ trụ ấy là cuộc đời nhìn qua nhãn quang của ông tạo nên một "thế giới kiểu Balzac" in rõ dấu ấn của "cảm hứng vĩ mô". Vì vậy, vũ trụ trong tiểu thuyết Balzac là một "vũ trụ được sáng tạo hơn là được mô phỏng". Honoré de Balzac từng nói một câu nổi tiếng " ai cũng có thể làm thầy ta" sự sâu sắc của ông trong những câu nói của ông ảnh hưởng sâu về cách sống của ông trong nghệ thuật thơ văn.

2. Tác phẩm

2.1. Tóm tắt tác phẩm


Lão Grăng đê, ở thị trấn Xômuya, nguyên làm nghề đóng thùng, lợi dụng Cách mạng, mua rẻ tài sản quốc gia, tích trữ đầu cơ, tiếp tế cho quân đội, hưởng gia tài.... mà trở nên giàu có nhất tỉnh. Nhưng lão rất bủn xỉn, keo kiệt, độc đoán và tàn nhẫn, đày đọa vợ con vào cảnh sống thiếu thốn, bóc lột người ở duy nhất là mụ Nanông. Ơgiêni là con gái độc nhất của lão, có sắc đẹp hiền hậu và tâm hồn cao thượng. Ở thị trấn Xômuya có hai họ lớn nhất là Gruyso và Đe Graxanh, ganh nhau chiều nịnh và xăm xe lão Grăng đê hòng làm thông gia với lão, một người giàu có trong vùng. Họ Cruysô thì nắm những trọng trách ở trong tỉnh như cha sứ, quản lí văn khố, chánh án, còn lão Đê Graxanh thì làm chủ ngân hàng.

Khi đó chàng thanh niên lịch sự Saclơ Grăng đê con người em ruột của lão Grăng đê ở Pari. Bố Saclơ là một tay tư sản giàu có ở Pari bị vỡ nợ trước khi tự tử đã gửi con cho Bác. Nhờ cậy ít vốn để làm ăn. Vậy là Ơgiêni yêu say đăm câu em họ và có bao nhiêu tiền vàng bố cho để dành liền đem tặng cả cho người yêu làm vốn kinh doanh. Săclơ cảm động trước tấm lòng của người chị họ, chang cũng trao cho Ơgiêni cái hộp đầy kỉ niệm của mẹ chàng, cùng với nụ hôn nặng tình và những lời thề thốt nặng lời từ biệt nàng sang Ấn Độ làm ăn, hy vọng một ngày nào đó sẽ lấy lại danh dự cho cha và cả dòng họ. Ở nhà lão Grăng đê biết chuyện thì dày vò vợ đến chết và giam lỏng con gái trong buồng chỉ được ăn bánh và uống nước. Nhưng rồi lão lại làm lành với con để đoạt phần gia tài người mẹ để lại cho nàng. Cuối cùng Grăng đê bị bại lộ và chết bên cạnh đống vàng. Ông không quên dặn con gái giữ gìn của cải để mai sau báo lại cho cha ở thế giới bên kia.

Nàng Ơgiêni sống lặng lẽ chờ đợi người yêu. Nhưng Săclơ grăng đê sau khi làm giàu bằng đủ mọi thể loại như đầu cơ, buôn người, bán đồ ăn cướp… Trở lại Paris thì đính hôn với một người con gái xấu là tiểu thư Bđriông. Con gái của một nhà quý tộc hòng tìm đường bay nhảy. Ơgiêni bị phụ tình, vì tôn giáo mà lấy Cruyrô. Nhưng thật không may chẳng bao lâu thì chồng chết, nàng sống một cuộc đời góa bụa vẫn lối sống như xưa với gia tài khổng lồ của mình, nàng luôn bỏ tiền ra để làm việc từ thiện.

2.2. Hệ thống nhân vật

- Lão Grăngđê keo kiệt vàng nghiện vàng

- Ơgiêni nhân vật lãng mạn

- Saclơ là hình ảnh bổ sung trọn vẹn cho tính cách Grăngđê, làm sống lại cả một thế giới thực tại. Là một thanh niên của Pari hoa lệ

- Chàng Xômuya vẫn là một công tử chân thật trong cuộc sống tình yêu

- Quan chánh án Đơbôngphông sụp quỳ dưới chân cô thừa kế giàu sụ

- Bà Gratxanh làm duyên quyến rũ Saclơ mong hắn để yên cho Ơgiêni đối tượng của con trai mình

- Linh mục Gruysô mưu với cha sứ mạo quyền ý chúa để đoạt gia tài cho cháu

3. Các nguyên tắc sáng tác

3.1. Nguyên tắc lí tưởng xã hội thẩm mỹ

3.1.1. Ca ngợi


  • Về tình thương người. Có thể nói trước tiên ông Grangde quả là một người chi li tính toán ông không muốn ăn cơm khách cũng không muốn mời ai cả. Không ăn cơm không mời ai là thế nhưng ông ấy thương em, ông ấy quý cháu. Ông Grangde là một người họ hàng tốt, ông có nhiều thiện ý.
  • Tình yêu thương: Ogieni yêu say đắm cậu em họ và có bao nhiêu tiền vàng bố cho để dành liền đem tặng cả cho người yêu làm vốn kinh doanh. Cô rất vui khi cha đi vắng vì được đường hoàng săn sóc cậu em họ thân yêu.
  • Họ là những người sáng tạo, đầu óc kinh danh nhạy bén. Điều này được biểu hiện rõ trong cuộc nói chuyện giữa chánh án và ông ĐO Bongphong khi hai người bàn làm sao để phát triển kiếm đươc nhiều tiền họ đã nghĩ đến đầu tư cho vay lạng lãi hay là đầu tư chứng khoán.
  • Họ giữ được cho mình tâm thái bình tĩnh: khi họ Cruyso thấy bọn Đe Gratxanh thuận buồng xuôi gió. Ông chánh án nói vs ông chưởng khế “ cứu để cho chúng lên thuyền với một câu “ chúng ta sẽ xem thế nào” mơ hồ của lão Grangde còn anh anh cứ bình tĩnh đợi anh cháu ạ. Qua đây cho thấy mặc dù đối thủ kinh doanh đà phát triển hơn nhưng họ luôn giữ cho mình phong thái bình tĩnh.
=> Ngợi ca người dân nước pháp thời bấy giờ họ giản dị nhưng vẫn đề cao giá trị bản thân mình và bằng vốn hiểu biết kết hợp với đầu óc tinh tế, nhanh nhẹn họ đã tích luỹ cho mình được khối tài sản giá trị mà bao gia đình mong ước có được.

3.1.2. Phê phán

  • Xã hội, con người thời bấy giờ đề cao lợi nhuận. Họ đến chơi, kết bạn giao lưu luôn mang trong mình lợi ích tư hữu cá nhân.
Ví dụ: Bà Đe Gratxanh có một cậu con trai hai mươi tuổi. Bà năng lui tới chơi bài với bà Grangde với hy vọng dạm hỏi được Ogieni cho con mình vì muốn được tài sản nhà ông bà Grangde.

Ngày lễ sinh nhật Ogieni mụ Nanong, ông bà Đe Gratxanh, ông chánh án, Adon, ông chánh án, ông linh mục, ông chưởng khế ông bà Grangde tự nhủ rằng: họ vẫn đến đây vì đồng tiền của ta. Họ chán chết đi được nhưng vẫn ngồi lại đây chỉ muốn cưới con gái ta”

=> Phơi bày toàn bộ vấn đề nước pháp thời bấy giờ. Đi đầu luôn là lợi ích cá nhân, mọi việc dựa trên vấn đề lợi ích

3.2. Nguyên tắc chiều sâu nhận thức nhân vật

  • Số phận nhân vật:
- Ơgiêni là nhân vật chính diện, Ơgiêni thủy chung, kiêu hãnh, hào hiệp, khoan dung nhưng phải đối diện với bi kịch tư sản - bi kịch của đồng tiền. Mộng tình tan vỡ và phải đối diện với một hiện thực nghiệt ngã - những người đàn ông tìm mọi cách để lọt vào mắt xanh của nàng để được sở hữu số hồi môn kếch xù kia? Nàng cô đơn giữa số tài sản kếch xù – số tài sản mà người cha không thể mang đi sau khi chết cho dù đó là tất cả mục đích sống của ông… Ơgiêni, khi biết Sáclơ trở về và không còn tình cảm với mình nữa thì cô đau khổ, tuyệt vọng cô chôn chặt tình cảm trong tim và luôn sống vì tình yêu ấy. Cô lấy chồng, quan chánh án Đơbôngphông nhưng chỉ trên danh nghĩa vợ chồng, còn cô, cô vẫn sống riêng với mối tình của mình.Nàng cũng lấy chồng, cho dù nàng nói với vị hôn phu của mình: “Tôi biết công yêu tôi vì cái gì”. Sau đó, ông Đơbôngphông qua đời sau khi đắc cử nghị viện tỉnh Xômuya, Ơgiêni sống những ngày cô đơn đến cuối đời.Bi kịch ở đây có vẻ nhẹ nhàng, rất điển hình cho một kiểu tấn bi kịch tư sản – bi kịch của đồng tiền.

- Saclơ là điển hình cho giai cấp tư sản dựa vào quý tộc để leo lên địa vị, là sản phẩm của xã hội tư bản mà tiền là tất cả, ái tình là dục vọng. Grăngđê, từ một cậu công tử hào hoa, ăn sung mặc sướng khi nghe tin cha mất thì đau khổ tuyệt vọng, sống với gia đình Grăngđê cậu đã nhận được sự yêu thương, đùm bọc của mẹ con bà Grăngđê và lớn nhất đó là tình yêu của Ơgiêni giành cho cậu. Để rồi Sáclơ sang Ấn độ làm giàu với bao nhiêu hẹn ước đẹp đẽ. Sáclơ trở về, đã thay đổi từ ngoại hình cho đến tính cách Sáclơ đã trở nên giàu có và giờ hắn muốn bước vào được thế giới thượng lưu, chấp nhận lấy một cô gái xấu xí mà hắn không yêu.

- Lão Grăngđê là nhân vật của dục vọng điển hình cho loại nhân vật bị tha hoá, đại diện cho xã hội kim tiền, có bao nhiêu người như lão thì lại có bao nhiêu con người đáng thương như vợ con của lão. Lão chỉ sống vì tiền và chết cũng vì tiền. Từ một bác phó thùng lão đã trở nên giàu có, khi gặp thời và biết tính toán. Lão trở thành chủ nhân chính thức của những cánh đồng nho, nhà tu cũ và các ấp với giá rẻ như cho không. Lão luôn phải suy nghĩ tính toán thiệt hơn khi người em trai đã gửi Sáclơ và mong lão giúp đỡ.càng giàu thì con người Grăngđê càng ích kỉ, trái tim khô quắt lại lão dè xẻn cả cử động của mình, lão đếm từng miếng đường, cái bánh trong các bữa ăn. Dường như tất cả mọi thứ trong căn nhà đều chìm ngập trong sự keo bẩn của lão Grăngđê gia trưởng. Lão không thích tốt bụng với ai, người nhà, bà con hay khách khứa cũng chẳng là gì. Lão chẳng bao giờ nghĩ đến người xung quanh dù chỉ một lần, đối với lão đời là một công việc làm ăn thế nên lão chỉ có đủ cảm xúc khi những thứ đó không tốn kém. Lão cũng là một con người rất thực tế, từ việc thuê người giúp việc, đến những thủ đoạn trong kinh doanh, lão cao tay đến mức thường tự làm mình như người dốt, người lắp, để cho người khác rối trí, không tập trung, từ đó mất cảnh giác mà để lộ mưu cơ và rồi lão là người đắc lợi. Lão khởi đầu với hai trăm đồng và kết thúc ở mười bảy triệu. Khi biết Ơgiêni tặng số tiền vàng để dành cho Sáclơ thì lão đã lồng lộn lên, tưởng như có thể giết hết cả vợ con mình.

-Bà Grăngđê được coi là vợ của người giàu nhất thị trấn Xômuya nhưng lại có cuộc sống không được tròn vẹn theo đúng nghĩa của một người giàu. Lúc nào cũng sợ sệt, nhất là khi biết con gái đưa hết số vàng của mình cho Sáclơ “Người đàn bà tội nghiệp ấy nằm trằn trọc như em học sinh không học bài lo lắng sáng hôm sau sẽ nhìn thấy vẻ mặt dữ tợn của thầy giáo. Bà sợ quá quấn chăn kín mít để đừng nghe thấy gì”. Ngay cả cô con gái bé bỏng cũng không thoát được khỏi móng vuốt của cha mình “Một ngày đã trôi qua, một ngày trọng đại, nó sẽ tác động sâu sắc đến cuộc đời của cô tiểu thư thừa tự giàu sụ mà nghèo xơ ấy.



*Cách lý giải số phận nhân vật:

Hoàn cảnh:
xã hội tư sản của H.Balzac, đó là xã hội mà đồng tiền ở ngôi vị cao nhất. Giai cấp tư sản đã biến phẩm cách con người thành một giá trị trao đổi tầm thường, giai cấp tư sản đã xé toang bức màn tình cảm phủ lên trên những quan hệ gia đình và biến những quan hệ ấy trở thành ra chỉ còn những là những quan hệ tiền nong đơn thuần.

Nhân vật: nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, số phận của nhân vật lí giải theo quy luật của khách quan của đời sống hiện thực.

Tác giả: Tác giả cũng phơi bày sự thoái hóa đạo đức của lão hậu quả của việc kinh doanh tư bản chủ nghĩa, với một khối tài sản khổng lồ. Nhưng chính sự giàu có đó đã khiến lão mất đi những thứ tình cảm thiêng liêng của con người nhất là tình cảm vợ chồng, cha con, anh em hay chú cháu.

Sinh ra và lớn lên trong lòng tư sản, tác giả có nhiều hiểu biết về cái xã hội tráng lệ đó. Nhưng ẩn sau nó là những điều không tưởng khi mà tiền bạc là chuẩn mực để đánh giá mọi thứ tình cảm trên đời, nên tránh sao khỏi việc ông phủ nhận xã hội ấy. Khi mà những kẻ đức hạnh và am hiểu sự đời cũng đắn đo tính toán như kẻ gian tà thì buộc lòng nhà văn phải lột bỏ bộ mặt xấu xa, giả dối của xã hội ấy, đó là tinh thần trong văn H.Balzac và cũng là đích hướng của chủ nghĩa hiện thực phê phán.
 
3.3. Nguyên tắc hình tượng hóa nhân vật
3.3.1. Đối tượng

  • Nhà văn đã xây dựng những con người với cái cụ thể cá biệt, chú ý xây dựng cát tính hoá của nhân vật và tái hiện được tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
  • Điển hình như nhân vật: Grăngđê keo kiệt bủn xỉn, sống chết cũng vì tiền đây là nhân vật điển hình cho một lớp người chỉ vì tiền trong xã hội lúc bấy giờ. Từ một bác phó thùng lão đã trở nên giàu có, khi gặp thời và biết tính toán. Lão trở thành chủ nhân chính thức của những cánh đồng nho, nhà tu cũ và các ấp với giá rẻ như cho không. Lão luôn phải suy nghĩ tính toán thiệt hơn khi người em trai đã gửi Sáclơ và mong lão giúp đỡ.càng giàu thì con người Grăngđê càng ích kỉ, trái tim khô quắt lại lão dè xẻn cả cử động của mình, lão đếm từng miếng đường, cái bánh trong các bữa ăn. Dường như tất cả mọi thứ trong căn nhà đều chìm ngập trong sự keo bẩn của lão Grăngđê gia trưởng. Lão không thích tốt bụng với ai, người nhà, bà con hay khách khứa cũng chẳng là gì. Lão chẳng bao giờ nghĩ đến người xung quanh dù chỉ một lần, đối với lão đời là một công việc làm ăn thế nên lão chỉ có đủ cảm xúc khi những thứ đó không tốn kém. Lão cũng là một con người rất thực tế, từ việc thuê người giúp việc, đến những thủ đoạn trong kinh doanh, lão cao tay đến mức thường tự làm mình như người dốt, người lắp, để cho người khác rối trí, không tập trung, từ đó mất cảnh giác mà để lộ mưu cơ và rồi lão là người đắc lợi. Lão khởi đầu với hai trăm đồng và kết thúc ở mười bảy triệu. Khi biết Ơgiêni tặng số tiền vàng để dành cho Sáclơ thì lão đã lồng lộn lên, tưởng như có thể giết hết cả vợ con mình.
=> Lão là một người keo kiệt, chỉ vì tiền không quan tâm đến những thứ khác.

  • Ơgiêni con gái của Grăngđê là một người thuỷ chung, kiêu hãnh, ai cũng muốn làm thông gia vì gia sản lớn nhà nàng, thuỷ chung trong tình yêu đối với Săclơ một người em họ, nàng mang tiền vàng bố cho để dành liền đem tặng cả cho người yêu làm vốn kinh doanh. Săclơ cảm động trước tấm lòng của người chị họ, chang cũng trao cho Ơgiêni cái hộp đầy kĩ niệm của mẹ chàng, cùng với nụ hôn nặng tình và những lời thề thốt nặng lời từ biệt nàng sang Ấn Độ làm ăn, hy vọng một ngày nào đó sẽ lấy lại danh dự cho cha và cả dòng họ. Ơgiêni, khi biết Sáclơ trở về và không còn tình cảm với mình nữa thì cô đau khổ, tuyệt vọng cô chôn chặt tình cảm trong tim và luôn sống vì tình yêu ấy. Cô lấy chồng, quan chánh án Đơbôngphông nhưng chỉ trên danh nghĩa vợ chồng, còn cô, cô vẫn sống riêng với mối tình của mình.Nàng cũng lấy chồng, cho dù nàng nói với vị hôn phu của mình: “Tôi biết công yêu tôi vì cái gì”. Sau đó, ông Đơbôngphông qua đời sau khi đắc cử nghị viện tỉnh Xômuya, Ơgiêni sống những ngày cô đơn đến cuối đời.Bi kịch ở đây có vẻ nhẹ nhàng, rất điển hình cho một kiểu tấn bi kịch tư sản – bi kịch của đồng tiền.
  • Saclơ là điển hình cho giai cấp tư sản dựa vào quý tộc để leo lên địa vị, là sản phẩm của xã hội tư bản mà tiền là tất cả, ái tình là dục vọng. Grăngđê, từ một cậu công tử hào hoa, ăn sung mặc sướng khi nghe tin cha mất thì đau khổ tuyệt vọng, sống với gia đình Grăngđê cậu đã nhận được sự yêu thương, đùm bọc của mẹ con bà Grăngđê và lớn nhất đó là tình yêu của Ơgiêni giành cho cậu. Để rồi Sáclơ sang Ấn độ làm giàu với bao nhiêu hẹn ước đẹp đẽ. Sáclơ trở về, đã thay đổi từ ngoại hình cho đến tính cách Sáclơ đã trở nên giàu có và giờ hắn muốn bước vào được thế giới thượng lưu, chấp nhận lấy một cô gái xấu xí mà hắn không yêu.
-> Saclo là sản phẩm của xã hội tư bản mà tiền là tất cả ái tình là dục vọng, cũng vì tiền mà không cần tình yêu của Ogieni là một người tham vọng danh lợi và tiền bạc.
3.3.2. Không gian
Diễn ra trong gia đình của Grangde một người đại diện cho lớp người sống chết cũng vì tiền trong xã hội tư sản lúc bấy giờ.
3.3.3. Đặc điểm, tính cách
3.3.3.1. Nhân vật Grangde
  • Nhân vật Grangde mang tính cách bủn xỉn, tham vọng chỉ vì tiền mà làm tất cả, ngay khi con gái đem tiền vàng tặng cho người yêu, lão đã giày vò vợ cho đến chết và giam lỏng con gái của mình.
  • => Lão là một người sống chết cũng chỉ vì tiền, tham lam, đại diện cho lớp người tư sản lúc bấy giờ trong xã hội.

3.3.3.2. Nhân vật Ogieni
  • Nhân vật Ogieni chung thuỷ trong tình yêu với Saclo nhưng lại bị phụ tình, vì tình yêu nàng đã cho hết tiền vàng để người yêu kinh doanh nhưng Saclo lại là một người tham danh vọng, tiền tài, khi giàu có chàng đã trở về lấy một tiểu thư xấu xí giàu có. Cuối cùng Ogieni lấy một người mà mình không yêu.
=> Là một người thuỷ chung trong tình yêu nhưng lại không được đáp lại tình yêu.

3.3.3.3. Nhân vật Saclo
  • Nhân vật Saclo cũng vì tham vọng giàu có, vì tiền nên đã đính hôn cùng một tiểu thư xấu xí giàu có => Đại diện cho một lớp thanh niên lúc bấy giờ.

3.3.4. Ngôn ngữ
  • Ngôn ngữ giản dị, chân thật góp phần thể hiện tính cách của nhân vật.
  • Tác phẩm nổi bật một nhân vật đại diện cho xã hội tư sản- lão Grangde. Cái tâm địa tư sản của Grangde đã được Balzac miêu tả với môt nghệ thuật gân guốc và đặc sắc. Giọng điệu Balzac khi miêu tả nhân vật này cũng có sự phong phú. Trước sự keo kiệt của lão, Balzac khách quan mà miêu tả, nhưng khi không chịu nổi sự tàn nhẫn trong đạo đức của tên tư sản này Balzac dùng giọng điệu chế giễu để lão ta hiện rõ bản chất tàn ác của mình. Chính Balzac đã nhận định “Đó không phaỉ là một người keo kiệt bình thường, mà dục vọng của nó chắc chắn đã che giấu một niềm lạc thú sâu xa, những quan niệm thầm kín”.
  • Xây dựng nhân vật Grandet, Balzac sử dụng biện pháp phóng đại và cường điệu. Biện pháp phóng đại được sử dụng một cách có ý thức nhằm làm nổi bật bản chất của hiện thực. Đồng thời với biện pháp phóng đại Balzac còn sử dụng một giọng điệu trào phúng, đôi khi là sự chế giễu mỉa mai đối với con người keo kiệt này.
  • Trong tiểu thuyết “Ogieni Grangde” này, Balzac đứng ở vị trí của người kể, người quan sát từ đầu đến cuối, bằng giọng điệu chế giễu, mỉa mai ông làm rõ bản chất keo kiệt của bọn tư sản qua hình tượng Grangde. Tác phẩm phơi bày một cuộc đấu tranh ráo riết của xã hội thượng lưu tư sản, trong đó tồn tại những hạng người lấy lợi và danh làm lẽ sống.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top