Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Dạng bài cảm nhận văn học là một dạng bài đặc biệt quan trọng trong các kỳ thi. Như cảm nhận nhân vật, chi tiết (tác phẩm) hoặc tư tưởng, tình cảm của tác giả. Đây là một dạng thiên về biểu cảm, bộc lộ cảm xúc từ chính bản thân người viết - với tư cách là một độc giả. Để làm được dạng bài này, có những phương pháp riêng xử lý. Nắm vững các phương pháp, sẽ giải quyết tốt dạng cảm nhận văn học.
I. Các dạng đề bài thuộc kiểu bài cảm nhận văn học
1. Phân tích/cảm nhận thơ:
a. Đối tượng nghị luận về thơ rất đa dạng, có thể là một bài thơ, đoạn thơ, một hình tượng thơ hay diễn biến tâm trạng trong thơ.... Nhiều khi, đề bài chỉ yêu cầu phân tích một số phương diện nào đó của bài thơ như: phân lích vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ hoặc phân tích hình tượng người lính Tây Tiến hào hùng và hào hoa trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Bởi vậy, khi gặp kiểu đề này, thí sinh cần phải dựa vào yêu cầu cụ thể để triển khai ý, tránh tham lam, ôm đồm.
b. Nhìn chung, bài viết thường có một số nội dung sau:
- Giới thiệu khái quát bài thơ, đoạn thơ.
- Phân tích những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. đoạn thơ.
- Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
c. Lưu ý: Phân tích, cảm nhận thơ là một việc làm rất khó. Người viết cần phải tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ hoặc vị trí của đoạn trích và cần bám vào đặc trưng thể loại mà cảm nhận, phân tích. Đó là những đặc trưng về từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu và đặc biệt là cấu tứ của bài thơ, đoạn thơ. Một bài thơ có thể phân tích, cảm nhận trên nhiều phương diện nhưng cũng cần chọn lựa những phương diện thật đặc sắc, nổi bật, có giá trị nhất, mà mình hứng thú để phân tích.
2. Phân tích/cảm nhận văn xuôi:
Đối tượng nghị luận của kiểu bài này có thể là:
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. Ở loại đề này, người viết cần bám sát vào các đặc trưng như: cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện, các sự việc và chi tiết điển hình, những đặc sắc về ngôn ngữ…mà phân tích để làm rõ các giá trị của tác phẩm.
- Một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm như phân tích ý nghĩa của hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Trung Thành.
- So sánh một hình tượng, một phương diện nào đó của một số tác phẩm, đoạn trích như phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tuỳ bút Người lái đò Sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông? Người viết cần phân tích để làm sáng tỏ những nét tương đồng cũng như khác biệt qua đó làm nổi bật giá trị của các tác phẩm được so sánh.
3. Phân tích/cảm nhận kịch:
- Đối tượng nghị luận có thể là một lớp kịch, như phân tích “cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác” hoặc một vấn đề như quan niệm về việc sống, chết và về hạnh phúc của Lưu Quang Vũ trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Đề cũng có thể yêu cầu phân tích, cảm nhận một nhân vật, hoặc so sánh các nhân vật với nhau, chẳng hạn so sánh các nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng…
- Người viết cần phải tìm hiểu tác giả. hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, vị trí của đoạn trích và cần bám vào đặc trưng thể loại kịch mà cảm nhận, phân tích.
II. Những kiến kĩ năng cần thiết
1. Các thao tác lập luận:
- Giải thích
- Phân tích
- Chứng minh
- Bình luận
- So sánh
- Bác bỏ
2. Các kĩ năng:
- Phân tích đề và xác định yêu cầu của đề
- Tìm ý, sắp xếp ý.
- Mở bài, kết bài, chuyển ý
- Viết đoạn, diễn đạt.
3. Những lưu ý khi làm kiểu bài phân tích/cảm nhận văn học:
- Các kiểu bài này đều nằm ở Câu 2, 5 điểm, Phần II, trong Đề thi hiện hành. Loại đề này yêu cầu thí sinh vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học.
- Với loại bài này, thí sinh nên viết trong vòng 70 phút (Vì vậy, tốt nhất là cố gắng làm xong Phần đọc hiểu trong vòng 20 phút để dành thêm 10 phút cho câu này vì kinh nghiệm đi thi cho thấy, với 60 phút làm bài, câu này bao giờ cũng bị thiếu thời gian ).
- Về dung lượng bài viết, khi làm câu này, thí sinh có thể viết thoải mái, càng dài càng tốt, ít nhất cũng phải được 4 mặt giấy thi.
- Khi làm các kiểu bài này, thí sinh nhất định phải:
+ Viết thành bài văn hoàn chỉnh, không được gạch đầu dòng.
+ Phải mở và kết bài:
III. Cách làm bài và cấu trúc bài viết
Muốn làm tốt một bài phân tích/cảm nhận văn học cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh…đồng thời thực hiện tốt 4 bước sau đây:
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý cho bài viết
Bước 2: Lập dàn ý cho bài viết:
MỞ BÀI:
- Dẫn dắt: Tốt nhất là dùng hình thức trích dẫn hoặc so sánh.
- Giới thiệu đối tượng cần phân tích/cảm nhận:
+ Nếu là nhân vật, hình tượng, bài thơ hay một khía cạnh thì chỉ cần nêu tên.
+ Nếu là 1 đoạn thơ thì trích lại dòng đầu, dòng cuối của đoạn thơ.
+ Nếu là 1 đoạn văn xuôi thì trích lại vài chữ (6-8 chữ) mở đầu và kết thúc đoạn văn.
THÂN BÀI:
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm
- Giới thiệu ngắn gọn những nét nổi bật trong sáng tác của tác phẩm
- Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
2. Phân tích/cảm nhận đối tƣợng mà đề yêu cầu
- Bám sát văn bản khắc họa đối tượng, tránh suy diễn
Phải từ nghệ thuật chỉ ra nội dung.
- Tuân thủ đặc trưng thể loại văn bản:
+ Nếu văn bản là thơ, phải chú ý đến các biện pháp nghệ thuật như biện pháp tu từ, hình ảnh đặc sắc, giọng điệu.
+ Nếu văn bản là tác phẩm văn xuôi (truyện/kí), phải chú ý đến lời văn, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật.
+ Nếu tác phẩm là kịch, cần phải chú ý đến xung đột, mâu thuẫn, hành động và lời thoại kịch.
3. Nhận xét, đánh giá khái quát đối tƣợng
- Nhận xét nghệ thuật khắc họa đối tượng, chỉ ra tài năng của nhà văn.
- Nêu ý nghĩa của đối tượng vừa phân tích, chỉ ra tư tưởng
KẾT BÀI:
- Đánh giá ngắn gọn nét đặc sắc của đối tượng đã phân tích.
- Phát triển, mở rộng, nâng cao: tốt nhất là trích dẫn
Bước 3: Viết bài văn theo dàn ý đã lập
Bước 4: Đọc lại, kiểm tra, sửa lỗi và hoàn thiện bài viết:
- Sửa lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
- Chú ý liên kết mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn và giữa các phần trong bài văn.
Sưu tầm
I. Các dạng đề bài thuộc kiểu bài cảm nhận văn học
1. Phân tích/cảm nhận thơ:
a. Đối tượng nghị luận về thơ rất đa dạng, có thể là một bài thơ, đoạn thơ, một hình tượng thơ hay diễn biến tâm trạng trong thơ.... Nhiều khi, đề bài chỉ yêu cầu phân tích một số phương diện nào đó của bài thơ như: phân lích vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ hoặc phân tích hình tượng người lính Tây Tiến hào hùng và hào hoa trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Bởi vậy, khi gặp kiểu đề này, thí sinh cần phải dựa vào yêu cầu cụ thể để triển khai ý, tránh tham lam, ôm đồm.
b. Nhìn chung, bài viết thường có một số nội dung sau:
- Giới thiệu khái quát bài thơ, đoạn thơ.
- Phân tích những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. đoạn thơ.
- Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
c. Lưu ý: Phân tích, cảm nhận thơ là một việc làm rất khó. Người viết cần phải tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ hoặc vị trí của đoạn trích và cần bám vào đặc trưng thể loại mà cảm nhận, phân tích. Đó là những đặc trưng về từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu và đặc biệt là cấu tứ của bài thơ, đoạn thơ. Một bài thơ có thể phân tích, cảm nhận trên nhiều phương diện nhưng cũng cần chọn lựa những phương diện thật đặc sắc, nổi bật, có giá trị nhất, mà mình hứng thú để phân tích.
2. Phân tích/cảm nhận văn xuôi:
Đối tượng nghị luận của kiểu bài này có thể là:
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. Ở loại đề này, người viết cần bám sát vào các đặc trưng như: cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện, các sự việc và chi tiết điển hình, những đặc sắc về ngôn ngữ…mà phân tích để làm rõ các giá trị của tác phẩm.
- Một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm như phân tích ý nghĩa của hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Trung Thành.
- So sánh một hình tượng, một phương diện nào đó của một số tác phẩm, đoạn trích như phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tuỳ bút Người lái đò Sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông? Người viết cần phân tích để làm sáng tỏ những nét tương đồng cũng như khác biệt qua đó làm nổi bật giá trị của các tác phẩm được so sánh.
3. Phân tích/cảm nhận kịch:
- Đối tượng nghị luận có thể là một lớp kịch, như phân tích “cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác” hoặc một vấn đề như quan niệm về việc sống, chết và về hạnh phúc của Lưu Quang Vũ trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Đề cũng có thể yêu cầu phân tích, cảm nhận một nhân vật, hoặc so sánh các nhân vật với nhau, chẳng hạn so sánh các nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng…
- Người viết cần phải tìm hiểu tác giả. hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, vị trí của đoạn trích và cần bám vào đặc trưng thể loại kịch mà cảm nhận, phân tích.
II. Những kiến kĩ năng cần thiết
1. Các thao tác lập luận:
- Giải thích
- Phân tích
- Chứng minh
- Bình luận
- So sánh
- Bác bỏ
2. Các kĩ năng:
- Phân tích đề và xác định yêu cầu của đề
- Tìm ý, sắp xếp ý.
- Mở bài, kết bài, chuyển ý
- Viết đoạn, diễn đạt.
3. Những lưu ý khi làm kiểu bài phân tích/cảm nhận văn học:
- Các kiểu bài này đều nằm ở Câu 2, 5 điểm, Phần II, trong Đề thi hiện hành. Loại đề này yêu cầu thí sinh vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học.
- Với loại bài này, thí sinh nên viết trong vòng 70 phút (Vì vậy, tốt nhất là cố gắng làm xong Phần đọc hiểu trong vòng 20 phút để dành thêm 10 phút cho câu này vì kinh nghiệm đi thi cho thấy, với 60 phút làm bài, câu này bao giờ cũng bị thiếu thời gian ).
- Về dung lượng bài viết, khi làm câu này, thí sinh có thể viết thoải mái, càng dài càng tốt, ít nhất cũng phải được 4 mặt giấy thi.
- Khi làm các kiểu bài này, thí sinh nhất định phải:
+ Viết thành bài văn hoàn chỉnh, không được gạch đầu dòng.
+ Phải mở và kết bài:
III. Cách làm bài và cấu trúc bài viết
Muốn làm tốt một bài phân tích/cảm nhận văn học cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh…đồng thời thực hiện tốt 4 bước sau đây:
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý cho bài viết
Bước 2: Lập dàn ý cho bài viết:
MỞ BÀI:
- Dẫn dắt: Tốt nhất là dùng hình thức trích dẫn hoặc so sánh.
- Giới thiệu đối tượng cần phân tích/cảm nhận:
+ Nếu là nhân vật, hình tượng, bài thơ hay một khía cạnh thì chỉ cần nêu tên.
+ Nếu là 1 đoạn thơ thì trích lại dòng đầu, dòng cuối của đoạn thơ.
+ Nếu là 1 đoạn văn xuôi thì trích lại vài chữ (6-8 chữ) mở đầu và kết thúc đoạn văn.
THÂN BÀI:
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm
- Giới thiệu ngắn gọn những nét nổi bật trong sáng tác của tác phẩm
- Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
2. Phân tích/cảm nhận đối tƣợng mà đề yêu cầu
- Bám sát văn bản khắc họa đối tượng, tránh suy diễn
Phải từ nghệ thuật chỉ ra nội dung.
- Tuân thủ đặc trưng thể loại văn bản:
+ Nếu văn bản là thơ, phải chú ý đến các biện pháp nghệ thuật như biện pháp tu từ, hình ảnh đặc sắc, giọng điệu.
+ Nếu văn bản là tác phẩm văn xuôi (truyện/kí), phải chú ý đến lời văn, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật.
+ Nếu tác phẩm là kịch, cần phải chú ý đến xung đột, mâu thuẫn, hành động và lời thoại kịch.
3. Nhận xét, đánh giá khái quát đối tƣợng
- Nhận xét nghệ thuật khắc họa đối tượng, chỉ ra tài năng của nhà văn.
- Nêu ý nghĩa của đối tượng vừa phân tích, chỉ ra tư tưởng
KẾT BÀI:
- Đánh giá ngắn gọn nét đặc sắc của đối tượng đã phân tích.
- Phát triển, mở rộng, nâng cao: tốt nhất là trích dẫn
Bước 3: Viết bài văn theo dàn ý đã lập
Bước 4: Đọc lại, kiểm tra, sửa lỗi và hoàn thiện bài viết:
- Sửa lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
- Chú ý liên kết mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn và giữa các phần trong bài văn.
Sưu tầm