Phương pháp điều tri mới bệnh suy tĩnh mạch chi dưới

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Theo các thống kê ở Pháp, bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chiếm đến 1% ở nam giới và 4,5% ở nữ giới tuổi trưởng thành, trong đó hơn 70% là nữ và khoảng 35% ở những người đang làm việc.

Gian252.jpg


Ở Việt Nam, bệnh cũng rất thường gặp nhưng chưa có một thống kê đầy đủ về loại bệnh này. Tuy nhiên theo dự đoán của các chuyên gia y tế, bệnh sẽ gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống ở nước ta.

Theo một thống kê nghiên cứu đa trung tâm do Trường đại học Y Dược TP.HCM chủ xướng: Hơn 77% bệnh nhân không hề biết về bệnh tĩnh mạch trước đó. Trong đó hơn 91% bệnh nhân không được điều trị và gần 9% được điều trị nhưng không đúng phương pháp, chủ yếu là sử dụng các loại thuốc chữa triệu chứng như aspirin, lợi tiểu hoặc các loại thuốc Đông y.

Các biểu hiện thường gặp

Triệu chứng ở chân bị giãn tĩnh mạch là đau chân, mỏi chân, sưng chân. Nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới do chịu ảnh hưởng của nội tiết. Các triệu chứng thường tăng nặng lên vào cuối ngày, đặc biệt là sau khi đứng lâu. Trong đó, các triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn đầu là phù hai chi dưới kèm cảm giác nặng, chuột rút về ban đêm, triệu chứng này sẽ bớt khi bệnh nhân kê chân cao buổi tối khi đi ngủ. Về sau, các triệu chứng nặng dần, các tĩnh mạch giãn dần và nổi ngoằn ngoèo trên mặt da, có thể có những đợt viêm tắc tĩnh mạch với các triệu chứng nhiễm khuẩn toàn thân như sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn... và tại chỗ tĩnh mạch bị viêm đỏ, trong lòng mạch xuất hiện những cục thuyên tắc cứng.

Tùy theo vị trí và nguyên nhân của tổn thương, bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới được chia làm bốn nhóm gồm:

- Nhóm giãn tĩnh mạch nguyên phát, hay còn gọi là giãn tĩnh mạch vô căn. Trong nhóm này, ban đầu các tĩnh mạch bị giãn dài ra, sau đó các van tĩnh mạch mất dần chức năng.

- Nhóm giãn tĩnh mạch thứ phát, thường do viêm tĩnh mạch. Ở nhóm này, các van tĩnh mạch bị mất chức năng trước, sau đó các tĩnh mạch mới bị giãn và dài ra.

- Giãn tĩnh mạch ở người có thai do tác dụng của nội tiết tố sinh dục nữ và chèn ép của tử cung bị to ra khi có thai.

- Giãn tĩnh mạch bẩm sinh, nguyên nhân do bất thường của thành tĩnh mạch làm nghẹt tĩnh mạch sâu và rò động tĩnh mạch (dạng u máu hỗn hợp).

Biến chứng của giãn tĩnh mạch

Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.

Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh mạch giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm khuẩn rất khó điều trị. Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền. Nữ thường bị nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch, do phải đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt như bán hàng, thợ dệt, giáo viên, nhân viên y tế... Ngoài ra, những bệnh nhân ăn theo chế độ ăn kiêng nhiều chất bột, ít chất xơ hay bị táo bón cũng dễ bị giãn tĩnh mạch.

Điều trị bằng áp lực và vai trò của vớ y khoa

Bệnh tĩnh mạch khó được chữa khỏi bởi vì các van tĩnh mạch khi bị tổn thương và các tĩnh mạch bị giãn không thể trở về tình trạng bình thường như trước đó được. Hai phương pháp điều trị có hiệu quả là điều trị xâm lấn, tức là các tĩnh mạch bị bệnh được chích xơ hoặc phẫu thuật cắt bỏ và điều trị bảo tồn.

Chan252.jpg


Mang vớ y khoa giúp giảm đau nhức và giảm biến chứng xấu cho tĩnh mạch.

Trong đó, điều trị bảo tồn nhằm cải thiện tình trạng bệnh bằng áp lực, tập thể dục và dùng thuốc. Điều trị bằng áp lực là nền tảng của phương pháp điều trị bảo tồn. Trong vài trường hợp cần phải băng ép khi mới bắt đầu điều trị để làm giảm phù chân. Cả hai phương pháp băng ép và mang vớ y khoa đều hỗ trợ chân và làm giảm đường kính tĩnh mạch, giúp các van tĩnh mạch khép kín trở lại, tức là ngăn chặn máu chảy xuống phần thấp của chân.

Vớ y khoa được dùng sau điều trị băng ép hoặc dùng từ đầu để bó chân lại. Vớ y khoa có tác dụng phòng ngừa việc hình thành các tĩnh mạch giãn và giữ cho bệnh tĩnh mạch hiện có không tiến triển thêm. Nếu bệnh tĩnh mạch không được điều trị thì nó có thể tiến triển xấu hơn và trở nên mạn tính. Đó là lý do tại sao mang vớ y khoa là đặc biệt quan trọng để phòng ngừa tiến triển xấu hơn cũng như các biến chứng của bệnh tĩnh mạch.

Mang vớ ép áp lực tăng dần vẫn là biện pháp trị liệu đầu tiên cho bệnh lý tĩnh mạch nguyên phát. Phương pháp này tương đối rẻ tiền, ít nguy cơ, có thể cải thiện triệu chứng cơ năng liên quan tới suy van và giãn tĩnh mạch.

Điều trị phẫu thuật

Điều trị phẫu thuật nhằm loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, lấy đi búi tĩnh mạch giãn, đồng thời bảo đảm tối đa tính thẩm mỹ. Phương pháp cột tĩnh mạch hiển cao gần chỗ nối mà không lấy bỏ tĩnh mạch hiển có thể có nguy cơ tái phát cao.

Do đó, điều trị triệt để là giải quyết tình trạng trào ngược cùng với lấy bỏ búi trĩ tĩnh mạch giãn. Các phương pháp điều trị tình trạng trào ngược van tĩnh mạch hiện nay bao gồm: mổ lấy đi các tĩnh mạch giãn bằng phương pháp stripping, đốt nhiệt cao tần, đốt laser nội mạch. Điều trị búi tĩnh mạch giãn bằng mổ bỏ tĩnh mạch giãn tại chỗ (phương pháp Muller), chích xơ tạo bọt (là tiêm vào lòng mạch các chất làm tổn thương nội mạc gây ra sự tắc mạch dần sau đó).

Theo PLTP.
 
Cảm ơn bài viết rất bổ ích của bạn!Mọi người có thể tham khảo một số kiến thức và được tư vấn về bệnh tại web suytinhmach.com
 
Laser nội tĩnh mạch là phương pháp mới trong điều trị bệnh giãn tĩnh mạch nông chi dưới. Hai đơn vị đầu tiên trong cả nước áp dụng phương pháp này là Bệnh viện Bình Dân và Trung tâm y khoa Medic. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đây là phương pháp điều trị đạt tỷ lệ thành công cao, ít biến chứng, sau khi phẫu thuật bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày và làm việc bình thường, thời gian hồi phục nhanh.

1243914780_BS-Duc.gif
Tìm hiểu thêm về phương pháp này chúng tôi có cuộc trao đổi với bác sĩ Hồ Khánh Đức, khoa ngoại lồng ngực - mạch máu, Bệnh viện Bình Dân.


- PV: Thưa bác sĩ, bệnh giãn tĩnh mạch nông chi dưới là bệnh gì?

- BS. Hồ Khánh Đức: Hệ tuần hoàn trong cơ thể chúng ta gồm động mạch đưa máu đỏ chứa khí oxy đến nuôi cơ thể và tĩnh mạch có chức năng dẫn máu chứa khí carbonic (máu đen) về tim để trao đổi khí O2 ở phổi. Chân có hai hệ tĩnh mạch nông và sâu. Hệ tĩnh mạch nông là các tĩnh mạch ở dưới da dẫn 10% máu về tim, hệ sâu là các tĩnh mạch nằm trong lớp cơ dẫn 90% máu về tim. Trong các tĩnh mạch này có rất nhiều van chỉ cho máu đi một chiều là từ dưới lên trên (từ chân về tim) và từ nông vào sâu. Khi các van này bị suy, máu sẽ bị phụt ngược lại, ứ đọng ở các tĩnh mạch và hậu quả làm cho các tĩnh mạch này bị giãn nở. Khi các tĩnh mạch nông ở chân giãn, chúng ta sẽ thấy các búi tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo dưới da khi bệnh nhân đứng.

- Nguyên nhân cũng như đối tượng nào thường mắc bệnh này?

- Tĩnh mạch không có áp lực bơm giống động mạch nên để máu tĩnh mạch có thể về tim tốt cần nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là áp lực của bàn chân và sức co bóp của khối cơ ở cẳng chân khi bước đi. Khi chúng ta đứng lâu, áp lực thủy tĩnh của dòng máu trong tĩnh mạch tăng và dần dần làm suy các van tĩnh mạch, tĩnh mạch sẽ bị giãn nở. Do đó, các yếu tố nguy cơ gây bệnh là ít vận động, đứng lâu, ngồi lâu, phụ nữ mang thai và sinh nở nhiều lần... Nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở nước ta cho thấy bệnh thường gặp ở phụ nữ (tỷ lệ nữ/nam là 4/1), ở người lớn tuổi (hơn 40% người trên 50 tuổi mắc bệnh), phụ nữ mang thai, sinh nở nhiều lần, dùng thuốc ngừa thai, gia đình có người mắc bệnh (yếu tố di truyền), béo phì, những người có công việc đòi hỏi phải đứng lâu, ngồi lâu, ít vận động...

- Các triệu chứng nhận biết?

- Bệnh nhân có cảm giác nặng chân, mỏi chân, đau tê vùng bắp chân, phù ở bàn chân... Các triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi chiều tối sau một ngày làm việc phải đứng hay ngồi lâu và hết sau khi nằm nghỉ ngơi kê cao chân. Một số bệnh nhân bị vọp bẻ vào ban đêm. Khi bệnh nhân đứng, các búi tĩnh mạch sẽ nổi rõ ngoằn ngoèo ở vùng đùi và cẳng chân. Khi tình trạng bệnh nặng hơn, chân bị thay đổi màu sắc da, xơ hóa và chàm hóa da. Nếu không được điều trị, chân sẽ bị loét, vị trí loét thường gặp là cổ chân. Các vết loét này sẽ không khỏi với điều trị thông thường. Bệnh nhân có thể bị biến chứng như cục huyết khối hình thành trong lòng tĩnh mạch giãn, huyết khối này lan vào tĩnh mạch sâu và có thể lan lên phổi gây tắc mạch phổi và tử vong. Một số trường hợp hiếm hơn, bệnh nhân bị chấn thương vào búi tĩnh mạch giãn, vỡ chảy máu không thể tự cầm được.

Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ khám bệnh nhân ở tư thế đứng để thấy rõ các búi tĩnh mạch giãn, làm các nghiệm pháp để phát hiện dòng trào ngược. Từ đó sẽ phân loại độ nặng của bệnh: độ 1 (giãn các tĩnh mạch nhỏ dưới da, đường kính dưới 2 mm), độ 2 (giãn các búi tĩnh mạch to ở cẳng chân (đường kính trên 2 mm), độ 3 (có phù ở bàn chân), độ 4 (loạn dưỡng da - thay đổi màu sắc ở da chân, chàm hóa da), độ 5 (loạn dưỡng da và có sẹo loét) và độ 6, loét ở chân và không liền sẹo.

1243914836_tinh-mach.gif
Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ cho thực hiện siêu âm tĩnh mạch để khẳng định chẩn đoán bệnh suy tĩnh mạch. Qua siêu âm sẽ thấy được hình ảnh các tĩnh mạch bị giãn, có dòng trào ngược.

- Ưu điểm của phương pháp laser nội tĩnh mạch, cũng như tỷ lệ thành công so với phương pháp cổ điển?

- Phẫu thuật rút bỏ các tĩnh mạch giãn là phương pháp điều trị được áp dụng từ năm 1900 và đến nay vẫn còn được áp dụng ở hầu hết các bệnh viện trong nước ta. Đây là phương pháp điều trị nặng nề, xâm lấn, đòi hỏi phải gây mê hoặc tê tủy sống, bệnh nhân phải nằm viện lâu, có sẹo xấu và có các nguy cơ do gây mê và phẫu thuật.

Laser nội tĩnh mạch là phương pháp điều trị mới, được áp dụng trên thế giới từ năm 1999. Nguyên tắc điều trị của phương pháp này là dùng nhiệt từ ánh sáng laser để làm teo tĩnh mạch bị giãn. Chỉ cần gây tê tại chỗ, qua siêu âm luồn dây laser vào trong lòng tĩnh mạch giãn và phát tia. Trong và sau thủ thuật bệnh nhân không đau, có thể vận động ngay và xuất viện. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ thành công của phương pháp này rất cao (98%) và tỷ lệ tái phát thấp (dưới 5% sau 10 năm), rất ít biến chứng (phỏng da, tắc tĩnh mạch sâu dưới 1%). So với phương pháp phẫu thuật cổ điển, tỷ lệ thành công của phương pháp này là tương đương. Từ tháng 4/2008 đến nay, chúng tôi đã thực hiện thành công hơn 60 trường hợp, không có trường hợp nào bị biến chứng.

Ưu điểm của phương pháp này là điều trị nhẹ nhàng, thẩm mỹ (không có sẹo mổ), thời gian hồi phục nhanh, sau thủ thuật có thể vận động ngay và xuất viện, không có các biến chứng do gây mê hoặc phẫu thuật. Có thể áp dụng ở người lớn tuổi.

- Chi phí, thời gian điều trị cũng như nơi tư vấn và điều trị?

- Thời gian điều trị trong ngày, bệnh nhân đến bệnh viện, khám, siêu âm, làm một số xét nghiệm cơ bản và thực hiện thủ thuật. Sau thủ thuật bệnh nhân có thể xuất viện và vận động ngay. Chi phí điều trị: 3 - 5 triệu đồng tùy theo mức độ nặng của bệnh.

Bệnh nhân có thể đến khám, tư vấn về phương pháp điều trị laser tĩnh mạch vào sáng thứ sáu hàng tuần tại phòng khám lồng ngực - mạch máu Bệnh viện Bình Dân hoặc phòng DSA Trung tâm y khoa Medic các ngày trong tuần.
 
Bệnh giãn tĩnh mạch ở giáo viên

gian-tinh-mach.jpg
Một bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch.
Gần đây, ở chân phải ông Luận (giáo viên 55 tuổi, Hải Phòng) xuất hiện một số vết loét nhỏ, còn chân kia mạch máu nổi lên như dây thừng, da sưng đỏ. Bác sĩ nói ông bị bệnh giãn tĩnh mạch, và chỉ định nghỉ ngơi tuyệt đối. Căn bệnh này là hệ quả của hơn 30 năm ông đứng lớp.

Từ 10 năm nay, ông Luận dạy trung bình mỗi ngày đến 10-12 tiết. Ngoài giờ ở trường còn phải bồi dưỡng cho lớp học sinh giỏi và dạy bổ túc buổi tối. “Nhiều hôm dạy xong chân nặng như chì vì phải đứng lâu quá. Bác sĩ nói phải nghỉ ngơi, nhưng dạy học nó là cái nghiệp mà tôi gắn bó từ lâu, bỏ một ngày cứ bồn chồn, ăn ngủ không yên”, ông tâm sự.
Bệnh suy giảm tĩnh mạch thường thấy ở những giáo viên dạy học với cường độ cao, và mức độ phổ biến chỉ sau bệnh rối loạn giọng nói. Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa (Đại học Thái Nguyên) trên 275 giáo viên đại học, số người mắc chứng suy giảm tĩnh mạch tỷ lệ thuận với thời gian công tác và cường độ giảng dạy. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 57,7%, ghi nhận ở nhóm giáo viên có thời gian công tác 20-30 năm với cường độ cao (khoảng 5-8 giờ/ngày), và thấp nhất là 20,8%, ở nhóm có thời gian công tác 10-19 năm với cường độ trung bình (đủ giờ, khoảng 3-5 giờ/ngày).
Một nghiên cứu khác của tác giả Đỗ Hàm và cộng sự tiến hành năm 2002 cho thấy, tỷ lệ giáo viên tiểu học, trung học có thời gian công tác trên 20 năm mắc bệnh giãn tĩnh mạch là khoảng 12%. Các nhà nghiên cứu không phát hiện sự khác biệt giữa nam và nữ.
Theo giáo sư Phạm Khuê, nguyên Viện trưởng Viện Lão khoa Việt Nam, giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là suy giảm tĩnh mạch ngoại biên chi dưới) là tình trạng tĩnh mạch nông ở chân bị giãn, chạy quanh co và có dòng máu chảy theo chiều trái ngược nhau (không chỉ chạy về tim như bình thường). Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch bị suy yếu và các van một chiều bên trong lòng mạch bị tổn thương.
Các biến chứng thường thấy là vỡ hoặc viêm tắc chỗ giãn tĩnh mạch, loét dinh dưỡng da, và nguy hiểm nhất là thuyên tắc lòng tĩnh mạch (cục máu đông hình thành và di chuyển trong mạch. Nó có thể đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, dẫn đến tử vong trong vài phút nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời).
Để phòng bệnh, không nên đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, không để trọng lượng cơ thể tăng, để chân cao hơn ngực và gác chân cao khi đi ngủ, ăn nhiều rau, củ, quả và uống nhiều nước chống táo bón. Nên tăng cường hoạt động thể dục thể thao (tốt nhất là đi bộ mỗi ngày 15 phút và đi nhanh gấp 3 lần bình thường), cũng có thể xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ.
Với trường hợp bệnh nặng, phương pháp phổ biến hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một phương pháp khác có tên VNUS, dùng nhiệt để làm co mạch máu. Tuy nhiên, phương pháp chưa được áp dụng tại Việt Nam.
Nguồn: YKhoa.net https://www.ykhoanet.com/yhocphothong/benhthuonggap/01_0072.htm
https://www.youtube.com/watch?v=P0cXRHDTO_E
 
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý phổ biến, thường gặp ở nữ nhiều hơn ở nam. Bệnh hay xảy ra ở độ tuổi trên 30, tùy thuộc vào công việc/ nghề nghiêp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên....Suy giãn tĩnh mạch chân tuy khá phổ biên, nhưng đa số người bệnh không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với chứng viêm khớp, đau khớp chân....Người bệnh chỉ đi khám khi có những biến chứng nặng như loét chân.

1. Triệu chứng của giãn tĩnh mạch chân là gì?
Ở giai đoạn sớm, người bệnh thường bị đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm, thường bị chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích, như có kiến bò vùng cẳng chân… Bệnh tiến triển, phù chân sẽ xảy ra khi đứng lâu, ngồi nhiều liên tục hoặc buổi chiều sau một ngày làm việc. Thường thấy phù ở vùng mắt cá chân, bàn chân; có khi phù kín đáo hơn, chỉ cảm thấy mang giày dép chật so với bình thường.
Về sau, các triệu chứng nặng dần. Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da; các tĩnh mạch nông dưới da giãn to ngoằn ngoèo. Giai đoạn sớm chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti nhất là vùng cổ chân và bàn chân.
Giai đoạn cuối có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị. Có thể xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch, trôi về tim và gây tắc mạch máu phổi, một biến chứng rất nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

2. Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân?
Điều trị bệnh suy tĩnh mạch mãn tính đòi hỏi sự kết hợp giữa dùng thuốc, phẫu thuật và tập vật lý trị liệu tại các trung tâm chuyên sâu về bệnh này. Tuy nhiên, mấu chốt vẫn là phòng bệnh bằng cách: tránh béo phì, tránh đứng lâu, tránh táo bón, hít thở sâu và tập thể dục thường xuyên để làm tăng sức bền của thành mạch máu, ăn các thức ăn giàu vitamin, nhiều chất xơ...
suy-gian-tinh-mach-chan.jpg

Sản phẩm khuyên dùng:
Venpoten - Viên bổ tĩnh mạch chân
venpoten-vien-bo-tinh-mach-chan.jpg
Công dụng:
- Giảm đau chân, nặng chân.
- Giảm sưng phù chân.
- Tăng độ bền tĩnh mạch chân.
- Dùng cho người suy giãn tĩnh mạch chân.
Mô tả: Venpoten là sản phẩm thảo dược cao cấp của New Zealand chiết xuất từ hạt dẻ ngựa và hoa hòe.
Trong y học hiện đại, nụ hòe và rutin được dùng làm thuốc cầm máu trong các trường hợp xuất huyết, đề phòng tai biến do mạch máu bị xơ vữa, giòn, dễ vữa, khi có biểu hiện về tổn thương mao mạch, xuất huyết dưới da, xuất huyết võng mạc, xuất huyết có liên quan đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp. Rutin thường được dùng cho những bệnh nhân tăng huyết áp, mao mạch dễ vỡ để đề phòng đứt mạch máu não, xuất huyết cấp tính do viêm thận.
Phối hợp hiệp lực giữa chiết xuất hạt dẻ ngựa và rutin trong Venpoten làm gia tăng hơn nữa hiệu quả điều trị trị bệnh giãn tĩnh mạch chân. Dùng 2 viên Venpoten mỗi ngày sau 2-4 tuần người bệnh sẽ cảm thấy bớt đau chân, bớt nặng chân, chân giảm phù nề, bớt tê và bớt khó chịu ở chân. Venpoten có thể dùng lâu dài để giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Thông tin rất hữu ích iii! cam on ban








? ? (¯`*•.¸ ? .•° *°•.¸.• . ??? . •.¸.•°* °•. ? .¸.•°*`¯) ? ?
? ? (¯`*•.¸ ? .•° *°•.¸.• . ??? . •.¸.•°* °•. ? .¸.•°*`¯) ? ?
——————————————
v.JPG
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top