Phương pháp học tốt trên giảng đường Đại học

  • Thread starter Thread starter HuyNam
  • Ngày gửi Ngày gửi
H

HuyNam

Guest
Phương pháp học tốt trên giảng đường Đại học

Muốn học tốt hơn và đạt kết quả cao hơn nhất thiết bạn cần phải có một phương pháp ôn tập hợp lý ở giảng đường Đại học. Quá trình quan trọng hơn mục đích, chính vì vậy, để áp dụng phương pháp học ít - có hiệu quả bạn cần có một quá trình học chứ không chỉ học một cách chụp dựt vì mục đích nhất thời. Để giúp cho quá trình ôn tập của bạn có hiệu quả, dưới đây là những điều bạn cần ghi nhớ:

1. Những điều cần lưu ý khi nghe giảng

- Ghi chú những phần quan trọng và chép nhanh nội dung kiến thức mà giáo viên đề cập lúc giảng bài để sử dụng trong việc ôn tập và nhận định đề. Nếu có thể, bạn hãy mang một cái máy ghi âm để thu lại những lời thầy giảng một cách rõ ràng nhất, điều đó sẽ giúp bạn có thể nghe lại những điều mình chưa hiểu lắm hoặc những kiến thức mà mình vô tình bỏ qua do lỡ...ngủ gật chẳng hạn.

- Cố gắng có mặt, dỏng tai, giương mắt nghe giáo viên "bật mí" hoặc nhấn mạnh những vấn đề gì trong giờ ôn tập của buổi học cuối cùng (trước khi thi).

2. Về tài liệu học tập

- Bạn phải có tài liệu về môn học đó do chính giáo viên giảng dạy biên soạn hoặc giáo trình được sử dụng làm tài liệu giảng dạy. Phải chắc chắn rằng bạn có đầy đủ tài liệu của môn học đó. Để làm điều này, tốt nhất là bạn nên mua, photo hay mượn tài liệu của những sinh viên khoá trước vào thời điểm kết thúc của học kỳ hoặc đầu mỗi học kỳ. Tiện thể thăm dò đề thi năm trước và cách giảng dạy, chấm điểm của giáo viên môn học.

- Bạn phải có một tập vở được chép bài đầy đủ (ai chép cũng được, có thể mượn để photocopy nhưng tốt nhất là hãy mượn vở của những bạn có vở sạch, chữ đẹp và được ghi chép để bạn có thể dễ dàng nắm ý chính và dễ soạn bài hơn).

- Sử dụng “sức lực của người khác” bằng cách:

+ Mượn vở và photo của những sinh viên ghi chép đầy đủ và rõ ràng.

+ Mượn bài soạn và photo của những sinh viên đã soạn các câu hỏi đề cương ôn tập.

+ Tham khảo đề thi từ bạn bè bằng cách hỏi han khi bạn trực tiếp đến phòng trọ của các bạn í để "giao lưu"

+ Tham khảo đề thi của các lớp thi trước để tham khảo cách làm và nhận định đề.

trường đh gtvt tphcm

3. Về kế hoạch ôn tập

Kế hoạch về điểm số: Như đã nói ở các phần trước, một kế hoạch điểm số phải được bạn lập ra dựa trên những nhận định của bạn về môn học trước khi bạn thực sự bắt tay vào quá trình ôn tập của mình. Hãy lập kế hoạch về điểm số này vào đầu mỗi học kỳ, khi đó bạn sẽ có quyết tâm và ý chí để đạt được nó thông qua quá trình học của mình.


Kế hoạch về thời điểm ôn thi: Kế hoạch ôn thi cần được bạn xây dựng vào đầu học kỳ. Để học và soạn bài một môn học bạn thường mất khoảng 2 - 3 ngày, đây là lần học ôn đầu tiên giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về môn học của mình. Ở lần học lần đầu tiên này hầu như là bạn sẽ chưa học xong chương trình và bạn cũng sẽ không có đề cương ôn tập. Chính vì vậy, trong lần học này bạn có thể thực hiện dựa trên đề cương tham khảo của các lớp học trước hoặc những phần mà bạn cho là quan trọng và được bạn ghi chú quan trọng trong vở học của mình. Hãy chắc chắn rằng trước khi bước vào thời điểm ôn thi thật sự bạn đã lướt mắt qua hầu như chương trình được học.

Vậy nếu bạn học hết môn nào thì thi ngay môn đó thì mình sẽ ôn như thế nào đây? Hãy nhớ rằng bạn sẽ luôn được bố trí một khoảng thời gian để ôn tập trước khi bước vào phòng thi. Đó là khoảng thời gian ôn thi thật sự của bạn. Tốt nhất hãy bố trí thời gian ôn tập cho môn học đó trước thời điểm bạn ôn thi thật sự khoảng một tuần.


4. Yếu tố cần có trong khi học bài

- Đừng để bất kỳ một yếu tố nào ảnh hưởng trong quá trình bạn ôn thi. Hãy cố bám chặt kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch mà bạn đã định. Hãy tạo cho bạn một thái độ tập trung toàn ý cho việc học. Bất cứ giá nào, bất cứ một trở lực gì cũng không thể ngăn cản được việc học của bạn. Hãy nhanh chóng giải quyết những rắc rối mà bạn gặp phải và nhanh chóng trở lại kế hoạch của bạn.

- Luôn học tại bàn: Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.

- Những lúc căng thẳng, giải pháp hay nhất là bạn nên đứng lên, rời bàn học 10 phút, 20 phút. Bạn tản bộ hoặc dạo chơi và cố gắng tìm hiểu những “tài liệu ôn tập” của bạn bè mình, nhưng phải đặt thời gian chỉ từ 10 - 30 phút thôi. Điều này sẽ giúp cho đầu óc bạn bớt căng thẳng và bạn có thể sử dụng thêm “sức lực của người khác” cho môn học của mình. Sau đó, bạn trở về bàn học ngay với tư thế quân bình trở lại và bắt tay ngay vào việc học.

Đây chỉ là một số kinh nghiệm được tớ "chắt chiu" trong quá trình "dùi mài kinh sử" trên giảng đường mà tớ muốn chia sẻ với các cậu. Nếu các bạn có thêm bí quyết gì thì hãy cùng "share" để việc học của mọi người sẽ ngày càng tốt hơn nhé!

Nguồn theo tuổi trẻ
 
Theo mình thì học là một quá trình rèn luyện và bồi đắp kiến thức cũng giống kiểu mưa dầm thấm lâu, khi học là phải học hết mình, nên xem bài trước khi đến lớp< cái này hơi xưa thật nhưng nó vẫn còn rất nhiều hữu dụng> học cách đọc nhanh và lắm lấy những từ khóa căn bản của bài hay đoạn văn bản đó

câu hỏi được đặt ra Vậy từ khóa là gỉ? . Từ khóa là một từ hay một cụm từ mà bạn cần nắm lấy từ khóa chứa 70% thông tin của toàn đoạn đó

mình tin rằng trong một bài học không bao giờ có chuyện từ nào cũng quan trọng và từ nào cũng cần thiết đâu các bạn,

thói quen của mình là khi đọc sách mình thường mở tầm mắt rộng để bao quát toàn dòng chữ đó , đọc bằng mắt tốc độ đọc nhanh tay cầm một cây viết chì < bất cứ gì bạn thấy phù hợp- mình khuyên là viết chì màu> Vì sao? Vì trong quá trình bạn đọc bạn sẽ tìm thấy những từ khóa quan trọng mấu chốt trong bài, bạn sẽ dung cây viết chì đó đánh dấu lại, khi bạn đọc xong bạn sẽ thấy chỉ còn một số từ chính thôi, đến lúc này bạn cần vẽ lại những từ khóa đó và dùng phép lien tưởng

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/860/HuyNam1234.pdf[/PDF]
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Đọc sách sao cho hiệu quả .

Quy tắc 1: Đọc không lùi lại. Dù bài về khoa học kỹ thuật khó đến đâu cũng chỉ đọc một lần. Không được chuyển động mắt trở lại. Chỉ khi đã đọc xong và suy nghĩ về những điều đã đọc, mới có thể đọc lại bài nếu như thật cần thiết.

- Quy tắc 2: Đọc và hiểu thông tin theo khối thuật toán tích hợp. Phải thường xuyên nhớ nội dung của từng khối. Trong quá trình đọc, hãy tìm cách trả lời những câu hỏi tiêu chuẩn đề ra cho mỗi khối của thuật toán.

- Quy tắc 3: Đọc không phát thành tiếng. Đọc mà phát âm là kẻ thù của việc đọc nhanh. Hãy thực hiện các bài tập và gõ nhịp để nhịn phát âm. Khi thấy tốc độ đọc bị giảm cần phải luyện lại.

- Quy tắc 4: Chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc. Khi đọc, mắt di chuyển theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới, theo dòng tưởng tượng đi từ giữa trang giấy. Hãy tập phát triển thói quen nhìn ngoại vi. Hãy đọc báo có cột hẹp, rồi đọc sách, sơ bộ vạch đường ở giữa trang bằng bút chì. Phấn đấu đọc một trang chỉ trong 10 – 15 giây, cố hiểu được nội dung chung. Tuỳ mức độ thành thục trong việc di chuyển mắt mà chuyển sang đọc hiểu cả trang sách chỉ trong 30 giây.

- Quy tắc 5: Tập trung tư tưởng thật cao độ khi đọc. Tập trung là chất xúc tác của quá trình đọc. Đọc nhanh lại càng đòi hỏi tập trung trí não với cường độ cao hơn để tư duy và nắm bắt vấn đề nhanh hơn.

- Quy tắc 6: Hiểu những điều đã đọc trong quá trình đọc. Khi đọc cần làm rõ các từ khoá, các điểm tựa suy lý, tức là các điểm tựa để hiểu bài và nhận thức vấn đề. Nhớ rằng khi đọc là quá trình tìm kiếm và xử lý ý tưởng và ý nghĩa.

- Quy tắc 7: Áp dụng các cách nhớ chủ yếu trong khi đọc. Mục đích của việc đọc để nhớ. Nhớ cái gì tuỳ theo mục đích đọc cần thiết của mình và chỉ nên nhớ những gì hiểu được. Không cần nhớ từng câu, từng chữ nhưng phải nhớ ý tưởng và ý đồ của tác giả cuốn sách.

- Quy tắc 8: Đọc với tốc độ biến đổi. Biết đọc với các tốc độ khác nhau cũng rất quan trọng. Có chỗ chỉ cần đọc lướt qua, song có trang thì nên đọc chậm lại để hiểu được thực chất vấn đề. Hãy biết chọn cách đọc cần thiết, đúng lúc và đúng chỗ.

- Quy tắc 9: Phải thường xuyên luyện tập, củng cố không ngừng thói quen đọc.

- Quy tắc 10: Đặt tiêu chuẩn đọc mỗi ngày 2 tờ báo, 1 tờ tạp chí và khoảng 50 đến 70 trang sách.

Làm được 10 điều như vậy, sau một thời gian ngắn chắc chắn bạn sẽ là người đọc sách báo nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều người.
 
Phương pháp học tập siêu đẳng cho mọi người sẽ được xuất bản sớm nhất, hiện tại đang trong quá trình biên tập lần cuối cùng, chậm nhất là cuối tháng 4 sẽ hoàn thành
 
Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho sinh viên năm 1

Từ "POWER" ở đây vừa có nghĩa là sức mạnh, năng lực, vừa là tên gọi của một phương pháp học tập ở bậc đại học do GS Robert Feldman (ĐH Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn SV, đặc biệt là SV năm 1, cách học tập có hiệu quả nhất. Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt ghép thành POWER: Prepare, Organize, Work, Evaluate, Rethink

1. Prepare (chuẩn bị sửa soạn)

Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi SV nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học.

Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi SV chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan.

Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này, SV có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống.

Với cách chuẩn bị tích cực này, tri thức mà SV có được không phải là một tri thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính SV tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện thực thể và tâm thể thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức.
Nói “học là quá trình hợp tác giữa người dạy và người học” có nghĩa là như vậy.

2. Organize (tổ chức)

Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi SV bước vào giai đoạn thứ hai, giai đoạn người SV biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một cách có mục đích và hệ thống.

3. Work (làm việc)

Một trong những sai lầm của việc học tập cũ là tách rời việc học tập ra khỏi làm việc. Trong khi làm việc chính là một quá trình học tập có hiệu quả nhất.

Trong giai đoạn này SV phải biết cách làm việc một cách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp và trong phòng thí nghiệm, thực hành.

Các hình thức làm việc trong môi trường đại học rất đa dạng, phong phú: Lắng nghe và ghi chép bài giảng, thuyết trìnhhoặcthảo luận, truy cập thông tin, xử lí các dữ liệu, bài tập, thực tập các thí nghiệm... tất cả đều đòi hỏi phải làm việc thật nghiêm túc, có hiệu quả.

4. Evaluate (đánh giá)

Ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường, SV còn phải biết tự đánh giá chính bản thân mình cũng như sản phẩm do mình tạo ra trong quá trình học tập.

Chỉ có qua đánh giá một cách trung thực,SV mới biết mình đang đứng ở vị trí, thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá cũng là một hình thức phản tỉnh để qua đó nâng cao trình độ và ý thức học tập.

5. Rethink (suy nghĩ lại - luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác)

Khả năng suy nghĩ lại này giúp SV luôn biết cách cải thiện điều kiện, phương pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy đại học không phải là một thứ tư duy đơn tuyển, một chiều mà đó chính là hình thức tư duy đa tuyển, phức hợp đòi hỏi người học, người dạy, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao,

luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập đến.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top