Một trong những điều mà nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ thường than thở, đặc biệt là khi con vào cấp 1 là “Con mình chẳng chịu tập trung gì cả…”. Có lẽ phụ huynh nào cũng mong con mình có thể tập trung vào việc học hành trên trường hay ôn luyện những môn ngoại khóa để đạt kết quả học tập tốt nhất.
Vậy làm thế nào để tăng cường khả năng tập trung của trẻ? Việc hình thành thói quen cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ có giúp trẻ tăng cường khả năng tập trung được hay không?
Thời gian tập trung liên tục của trẻ nhỏ kéo dài bao lâu?
Thông thường, người lớn chúng ta có thể tập trung liên tục trong khoảng 40 - 50 phút, trong đó thời gian tập trung cao độ là khoảng 15 phút. Đây được cho là quá trình lặp lại những bước sóng tập trung nhỏ có độ dài 15 phút này. Khi những bước sóng tập trung này trở nên ổn định thì khi học đại học, chúng ta có thể tham gia những tiết học kéo dài đến 90 phút.
Tuy vậy, đối với trẻ nhỏ khoảng dưới 8 tuổi, nhìn chung các bé chỉ có thể tập trung được tối đa là 15 phút. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao phim hoạt hình cho trẻ nhỏ lại có thời lượng một tập ngắn đến vậy hay không? Lý do là thời lượng phim sẽ được gói gọn trong 10 - 15 phút, khoảng thời gian mà trẻ có thể tập trung cao độ nhất.
Dù thế, bạn cũng có thể bắt gặp những trẻ có thể tập trung hết sức chăm chú trong nhiều giờ đồng hồ để làm một việc gì đó. Đó là do thời gian tập trung và thời gian nghỉ ngơi (cool down) của não bộ các bé lặp đi lặp lại tạo thành những bước sóng, và những bước sóng có độ dài khoảng 15 phút này đã được hình thành một cách ổn định. Bởi vậy, đối với những việc mà trẻ yêu thích hoặc quan tâm thì trẻ có thể tập trung vào chúng trong hàng giờ đồng hồ.
Xây dựng nền tảng để nâng cao khả năng tập trung
Mỗi trẻ nhỏ có một cá tính khác nhau, do đó sở thích và đối tượng quan tâm của các bé cũng rất khác nhau. Có những bé rất dễ đặt hết tâm tư, đầu óc vào một việc gì đó nhưng cũng có những bé lại quan tâm đến tất thảy mọi thứ xung quanh. Nền tảng xây dựng khả năng tập trung này được cho là hình thành từ thời kỳ nhũ nhi (từ 0 - 1 tuổi) cho đến khi trẻ học lớp 2 tiểu học (khoảng 8 tuổi).
Sau đây là một số điểm mà bạn cần lưu ý trong đời sống sinh hoạt thường ngày của con mình khi muốn xây dựng nền tảng để nâng cao khả năng tập trung của bé.
Tạo dựng môi trường giúp trẻ dễ tập trung
Một căn phòng luôn bật ti vi cả ngày hay có thể nghe thấy đủ thứ âm thanh ồn ào hỗn tạp, một căn phòng có đồ đạc vứt bừa bộn ngổn ngang hoặc những thứ dễ gây chú ý như điện thoại smartphone, máy tính bảng được đặt ngay trong tầm với... Ngay cả người lớn cũng khó mà tập trung được trong môi trường như thế này. Đối với trẻ nhỏ, việc tạo dựng một môi trường giúp trẻ dễ tập trung là vô cùng quan trọng. Do đó, bạn nên hình thành thói quen dọn dẹp những đồ dùng không cần thiết để ngôi nhà của bạn trở nên gọn gàng, ngăn nắp hơn.
Thiếu ngủ sẽ khiến khả năng tập trung trở nên giảm sút
Thiếu ngủ là nguyên nhân chính khiến khả năng tập trung trở nên giảm sút. Việc não bộ tỉnh táo trong thời gian hoạt động là vô cùng quan trọng. Do đó, nếu thường xuyên thức khuya và không có chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học thì ngay cả khi đang thức, não bộ cũng sẽ không thể hoạt động một cách linh hoạt được. Bởi vậy, bạn nên hình thành cho con mình thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ một cách hợp lý và khoa học.
Phân chia rõ từng công việc trong sinh hoạt hàng ngày
Người lớn chúng ta thường dễ có xu hướng vừa ăn vừa xem điện thoại smartphone hay máy tính bảng. Tuy nhiên, chẳng bậc phụ huynh nào lại muốn con mình học theo thói quen làm hai việc cùng một lúc như thế phải không nào? Thế nên, ngay cả bản thân người lớn chúng ta cũng cần phải chú ý điểm này. Hãy phân chia rõ từng việc trong sinh hoạt hàng ngày của bạn và con. Giờ ăn ra giờ ăn, giờ chơi ra giờ chơi, rồi giờ xem phim, giờ đi ngủ việc nào ra việc nấy. Điều này sẽ giúp con bạn rèn luyện khả năng tập trung vào một việc duy nhất. Tuy vậy, trẻ nhỏ thường chóng chán và hơi tí là dễ nổi hứng muốn làm một việc khác. Bởi vậy, khi con còn nhỏ, bạn không cần phải ép con quá, mà hãy nghĩ ra nhiều cách để bé có thể hoàn thành việc cần làm trong khoảng thời gian đã đề ra một cách tự nhiên nhất.
Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái là hết sức cần thiết
Thậm chí ngay cả khi bạn đã biết con mình thích gì thì việc giao tiếp giữa bạn và con bạn cũng rất quan trọng. Cũng như người lớn, trẻ nhỏ rất dễ tập trung vào những việc mình thích hay thứ mình quan tâm. Dù trẻ không có hứng thú lắm đi chăng nữa thì thông qua trò chuyện với cha mẹ, trẻ có thể phát hiện ra những điều mới mẻ và cảm nhận được niềm vui sướng và hứng khởi khi khám phá ra hay biết thêm điều gì đó. Điều này không chỉ gắn kết bạn và con bạn mà còn là cơ hội giúp bạn tăng cường khả năng tập trung của con mình.
Không những thế, nếu chăm chú quan sát con mình thì bạn có thể giúp con cho não được nghỉ ngơi đúng lúc ngay sau khi con đã quá mệt mỏi vì phải tập trung vào một việc gì đó, ví dụ như bạn có thể cho con vận động cơ thể…
Ngoài ra, khi con làm tốt một việc nào đó, bạn nên công nhận điều đó và khen bé. Từ sự tự tin có được khi thành công “A, mình đã làm được”, bé sẽ trở nên quyết tâm hơn “Lần sau mình sẽ lại cố gắng nữa”. Chính điều này sẽ khiến bé nâng cao khả năng tập trung của mình.
Vậy làm thế nào để tăng cường khả năng tập trung của trẻ? Việc hình thành thói quen cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ có giúp trẻ tăng cường khả năng tập trung được hay không?
Thời gian tập trung liên tục của trẻ nhỏ kéo dài bao lâu?
Thông thường, người lớn chúng ta có thể tập trung liên tục trong khoảng 40 - 50 phút, trong đó thời gian tập trung cao độ là khoảng 15 phút. Đây được cho là quá trình lặp lại những bước sóng tập trung nhỏ có độ dài 15 phút này. Khi những bước sóng tập trung này trở nên ổn định thì khi học đại học, chúng ta có thể tham gia những tiết học kéo dài đến 90 phút.
Tuy vậy, đối với trẻ nhỏ khoảng dưới 8 tuổi, nhìn chung các bé chỉ có thể tập trung được tối đa là 15 phút. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao phim hoạt hình cho trẻ nhỏ lại có thời lượng một tập ngắn đến vậy hay không? Lý do là thời lượng phim sẽ được gói gọn trong 10 - 15 phút, khoảng thời gian mà trẻ có thể tập trung cao độ nhất.
Dù thế, bạn cũng có thể bắt gặp những trẻ có thể tập trung hết sức chăm chú trong nhiều giờ đồng hồ để làm một việc gì đó. Đó là do thời gian tập trung và thời gian nghỉ ngơi (cool down) của não bộ các bé lặp đi lặp lại tạo thành những bước sóng, và những bước sóng có độ dài khoảng 15 phút này đã được hình thành một cách ổn định. Bởi vậy, đối với những việc mà trẻ yêu thích hoặc quan tâm thì trẻ có thể tập trung vào chúng trong hàng giờ đồng hồ.
Xây dựng nền tảng để nâng cao khả năng tập trung
Mỗi trẻ nhỏ có một cá tính khác nhau, do đó sở thích và đối tượng quan tâm của các bé cũng rất khác nhau. Có những bé rất dễ đặt hết tâm tư, đầu óc vào một việc gì đó nhưng cũng có những bé lại quan tâm đến tất thảy mọi thứ xung quanh. Nền tảng xây dựng khả năng tập trung này được cho là hình thành từ thời kỳ nhũ nhi (từ 0 - 1 tuổi) cho đến khi trẻ học lớp 2 tiểu học (khoảng 8 tuổi).
Sau đây là một số điểm mà bạn cần lưu ý trong đời sống sinh hoạt thường ngày của con mình khi muốn xây dựng nền tảng để nâng cao khả năng tập trung của bé.
Tạo dựng môi trường giúp trẻ dễ tập trung
Một căn phòng luôn bật ti vi cả ngày hay có thể nghe thấy đủ thứ âm thanh ồn ào hỗn tạp, một căn phòng có đồ đạc vứt bừa bộn ngổn ngang hoặc những thứ dễ gây chú ý như điện thoại smartphone, máy tính bảng được đặt ngay trong tầm với... Ngay cả người lớn cũng khó mà tập trung được trong môi trường như thế này. Đối với trẻ nhỏ, việc tạo dựng một môi trường giúp trẻ dễ tập trung là vô cùng quan trọng. Do đó, bạn nên hình thành thói quen dọn dẹp những đồ dùng không cần thiết để ngôi nhà của bạn trở nên gọn gàng, ngăn nắp hơn.
Thiếu ngủ sẽ khiến khả năng tập trung trở nên giảm sút
Thiếu ngủ là nguyên nhân chính khiến khả năng tập trung trở nên giảm sút. Việc não bộ tỉnh táo trong thời gian hoạt động là vô cùng quan trọng. Do đó, nếu thường xuyên thức khuya và không có chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học thì ngay cả khi đang thức, não bộ cũng sẽ không thể hoạt động một cách linh hoạt được. Bởi vậy, bạn nên hình thành cho con mình thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ một cách hợp lý và khoa học.
Phân chia rõ từng công việc trong sinh hoạt hàng ngày
Người lớn chúng ta thường dễ có xu hướng vừa ăn vừa xem điện thoại smartphone hay máy tính bảng. Tuy nhiên, chẳng bậc phụ huynh nào lại muốn con mình học theo thói quen làm hai việc cùng một lúc như thế phải không nào? Thế nên, ngay cả bản thân người lớn chúng ta cũng cần phải chú ý điểm này. Hãy phân chia rõ từng việc trong sinh hoạt hàng ngày của bạn và con. Giờ ăn ra giờ ăn, giờ chơi ra giờ chơi, rồi giờ xem phim, giờ đi ngủ việc nào ra việc nấy. Điều này sẽ giúp con bạn rèn luyện khả năng tập trung vào một việc duy nhất. Tuy vậy, trẻ nhỏ thường chóng chán và hơi tí là dễ nổi hứng muốn làm một việc khác. Bởi vậy, khi con còn nhỏ, bạn không cần phải ép con quá, mà hãy nghĩ ra nhiều cách để bé có thể hoàn thành việc cần làm trong khoảng thời gian đã đề ra một cách tự nhiên nhất.
Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái là hết sức cần thiết
Thậm chí ngay cả khi bạn đã biết con mình thích gì thì việc giao tiếp giữa bạn và con bạn cũng rất quan trọng. Cũng như người lớn, trẻ nhỏ rất dễ tập trung vào những việc mình thích hay thứ mình quan tâm. Dù trẻ không có hứng thú lắm đi chăng nữa thì thông qua trò chuyện với cha mẹ, trẻ có thể phát hiện ra những điều mới mẻ và cảm nhận được niềm vui sướng và hứng khởi khi khám phá ra hay biết thêm điều gì đó. Điều này không chỉ gắn kết bạn và con bạn mà còn là cơ hội giúp bạn tăng cường khả năng tập trung của con mình.
Không những thế, nếu chăm chú quan sát con mình thì bạn có thể giúp con cho não được nghỉ ngơi đúng lúc ngay sau khi con đã quá mệt mỏi vì phải tập trung vào một việc gì đó, ví dụ như bạn có thể cho con vận động cơ thể…
Ngoài ra, khi con làm tốt một việc nào đó, bạn nên công nhận điều đó và khen bé. Từ sự tự tin có được khi thành công “A, mình đã làm được”, bé sẽ trở nên quyết tâm hơn “Lần sau mình sẽ lại cố gắng nữa”. Chính điều này sẽ khiến bé nâng cao khả năng tập trung của mình.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: