Nguyễn Kim Ngân
Member
- Xu
- 0
Bài tập về chất béo là dạng bài tập xuất hiện rất nhiều trong các đề thi và kì thi THPT QG. Năm 2021, là dạng bài chất béo và axit béo được ra thi. Trước hết, để làm được những bài toán liên quan đến chất béo chúng ta cần tìm hiểu về các phản ứng cơ bản và kiến thức về chất béo. Sau đó, dần dần luyện các bài tập để chinh phục chất béo dạng 9+ trong đề thi.
Sau đây, là phương pháp giải các dạng bài chất béo cơ bản.
1. Phản ứng xà phòng hóa
Công thức chung của chất béo (RCOO)3C3H5
Phương trình hóa học
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
nNaOH = nRCOONa = 3nchất béo = 3nglixerol
* Nhận xét: Dạng bài tập này thường áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để giải.
mchất béo + mNaOH = mmuối + mglixerol.
Ví dụ 1: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 16,68 gam.
B. 18,38 gam.
C. 18,24 gam.
D. 17,80 gam.
Hướng dẫn
Phương trình hóa học
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
0,06 0,02 mol
Theo ĐLBTKL:
mmuối = mchất béo + mNaOH - mglixerol
= 17,24 + 0,06.40 – 0,02.92
= 18,8 gam
→ Đáp án: D
2. Phản ứng đốt cháy
Chất béo no có công thức chung: CnH2n – 4O6
CnH2n – 4O6 + (3n – 8)/2 O2 → nCO2 + (n – 2)H2O
→ nX = (nCO2 – nH2O)/2
* Nhận xét: Dạng bài tập này áp dụng ĐLBT nguyên tố O
6nchất béo + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm 2 triglixerit no. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần V lit oxi (đktc) thu được 34,272 lit CO2 (đktc) và 26,46 gam H2O. Giá trị của V là
A. 48,720.
B. 49,392.
C. 49,840.
D. 47,152.
Hướng dẫn
nCO2 = 1,53 mol
nH2O = 1,47 mol
Gọi công thức chung của X là CnH2n – 4O6: x mol
Dựa vào Định luật bảo toàn nguyên tố oxi
CnH2n – 4O6 + (3n – 8)/2 O2 → nCO2 + (n – 2)H2O
→ nX = (nCO2 – nH2O)/2 = 0,03 mol
Theo ĐLBT nguyên tố Oxi
→ 6nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
→ nO2 = (2.1,53 + 1,47 – 6.0,03)/2 = 2,175
→ VO2 = 2,175.22,4 = 48,72 lit
→ Đáp án: A
3. Phản ứng hidro hóa
Chất béo không no + H2 (Ni, to) → chất béo no
Ví dụ 3: Cho 0,1 mol triolein tác dụng hết với 0,16 mol H2 (Ni, t0) thu được hỗn hợp các chất hữu cơ X. X tác dụng tối đa với a mol Br2. Giá trị của a là
A. 0,34.
B. 0,14.
C. 0,04.
D. 0,24.
Hướng dẫn
Phương trình hóa học
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 → (C17H35COO)3C3H5
→ số mol H2 cần thiết để phản ứng hoàn toàn với chất béo là 0,3 mol
Theo giả thuyết: nH2 + nBr2 = 0,3 mol
→ nBr2 = 0,3 – 0,16 = 0,14 mol
→ Đáp án: B
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Xà phòng hóa hoàn toàn mg chất béo trung tính bằng dung dịch KOH thu được 18,77g muối. Nếu thay dung dịch KOH bằng dung dịch NaOH chỉ thu được 17,81g muối. Giá trị của m là
A. 18,36.
B. 17,25.
C. 17,65.
D. 36,58.
Hướng dẫn
Nếu thay thế 1mol K+ bằng 1 mol Na+ thì sự chênh lệch khối lượng là 16g
Nếu thay thế x mol thì 18,77 – 17,81 = 0,96g
→ x = 0,06 mol
Chất béo + 3NaOH → 3muối + glixerol
0,06 0,02
→ mchất béo = 17,81 + 0,02.92 – 0,06.40 = 17,25g
→ Đáp án: B
2. Chất béo X chứa triglixerit và axit béo tự do. Ðể tác dụng hết với 9,852 gam X cần 15 ml dung dịch NaOH 1M (t0) thu duợc dung dịch chứa m gam xà phòng và 0,368 gam glixerol. Giá trị của m là
A. 10,138.
B. 10,084.
C. 10,030.
D. 10,398.
Hướng dẫn
nNaOH = 0,015 mol
nC3H5(OH)3 = 0,004 mol
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.
0,012 0,004
R’COOH + NaOH → R’COONa + H2O
0,015 – 0,012 0,003
Theo ĐLBTKL:
mxà phòng = mX + mNaOH – mglixerol – mH2O
= 9,852 + 0,015.40 – 0,004.92 – 0,003.18
= 10,03g
→ Đáp án: C
3. Đốt cháy hoàn toàn mg hỗn hợp gồm metyl fomat, saccarozơ, glucozơ cần 6,72 lit O2 (đktc) thu được 5,22g H2O. Giá trị của m là
A. 8,82.
B. 8,38.
C. 9,00.
D. 10,02.
Hướng dẫn
Metyl fomat: HCOOCH3 = C2H4O2 = C2(H2O)2
Saccarozơ: C12H22O11 = C12(H2O)11
Glucozơ: C6H12O6 = C6(H2O)6
→ cả 3 chất này đều có chung Cn(H2O)m. Vì vậy, lượng oxi cần dùng để đốt cháy cả 3 chất này bằng lượng oxi dùng để đốt cháy C.
C + O2 → CO2
0,3 0,3 mol
→ mhh = mC + mH2O = 0,3.12 + 5,22 = 8,82g
→ Đáp án: A
4. Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O2, thu được H2O và 2,28 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Hướng dẫn
Công thức cấu tạo X:
(C17H35-COO)x(C17H33-COO)3-xC3H5
=> công thức phân tử C57H110-2xO6 a mol
(trong đó: x là số liên kết (C=C)
Số mol CO2 = 57a = 2,28 → a = 0,04
Theo định luật bảo toàn nguyên tố O:
6.0,04 + 2.3,22 = 2.2,28 + nH2O
→ nH2O = 2,12 mol
(55 - x). 0,04 = 2,12
→ x = 2
→ số mol Br2 = 0,04.2 = 0,08 mol
→ Đáp án: B
5. Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là
A. 40,40
B. 31,92
C. 35,60
D. 36,72
Hướng dẫn
Theo ĐLBTKL: mX + mOxi = mCO2 + mH2O
→ mX = 2,28.44 + 39,6 – 3,26.32 = 35,6g
Theo ĐLBT O: 6x + 2.3,26 = 2,28.2 + 39,6/18
→ x = 0,04 mol
Khối lượng triglixerit:
a = mC + mH + mO = 2,28.12 + 2,2.2 + 0,04.6.16 = 35,6g
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
0,04 0,12 0,04 mol
theo ĐLBTKL
mX + mNaOH = mmuối + mgli
→ b = 35,6 + 0,12.40 – 0,04.92
→ mmuối = b = 36,72g
→ Đáp án: D
Hi vọng, bài viết này có thể giúp cho các bạn có thêm kiến thức về bài tập chất béo. Chúc bạn có một kì thi thật tốt !
Sau đây, là phương pháp giải các dạng bài chất béo cơ bản.
1. Phản ứng xà phòng hóa
Công thức chung của chất béo (RCOO)3C3H5
Phương trình hóa học
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
nNaOH = nRCOONa = 3nchất béo = 3nglixerol
* Nhận xét: Dạng bài tập này thường áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để giải.
mchất béo + mNaOH = mmuối + mglixerol.
Ví dụ 1: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 16,68 gam.
B. 18,38 gam.
C. 18,24 gam.
D. 17,80 gam.
Hướng dẫn
Phương trình hóa học
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
0,06 0,02 mol
Theo ĐLBTKL:
mmuối = mchất béo + mNaOH - mglixerol
= 17,24 + 0,06.40 – 0,02.92
= 18,8 gam
→ Đáp án: D
2. Phản ứng đốt cháy
Chất béo no có công thức chung: CnH2n – 4O6
CnH2n – 4O6 + (3n – 8)/2 O2 → nCO2 + (n – 2)H2O
→ nX = (nCO2 – nH2O)/2
* Nhận xét: Dạng bài tập này áp dụng ĐLBT nguyên tố O
6nchất béo + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm 2 triglixerit no. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần V lit oxi (đktc) thu được 34,272 lit CO2 (đktc) và 26,46 gam H2O. Giá trị của V là
A. 48,720.
B. 49,392.
C. 49,840.
D. 47,152.
Hướng dẫn
nCO2 = 1,53 mol
nH2O = 1,47 mol
Gọi công thức chung của X là CnH2n – 4O6: x mol
Dựa vào Định luật bảo toàn nguyên tố oxi
CnH2n – 4O6 + (3n – 8)/2 O2 → nCO2 + (n – 2)H2O
→ nX = (nCO2 – nH2O)/2 = 0,03 mol
Theo ĐLBT nguyên tố Oxi
→ 6nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
→ nO2 = (2.1,53 + 1,47 – 6.0,03)/2 = 2,175
→ VO2 = 2,175.22,4 = 48,72 lit
→ Đáp án: A
3. Phản ứng hidro hóa
Chất béo không no + H2 (Ni, to) → chất béo no
Ví dụ 3: Cho 0,1 mol triolein tác dụng hết với 0,16 mol H2 (Ni, t0) thu được hỗn hợp các chất hữu cơ X. X tác dụng tối đa với a mol Br2. Giá trị của a là
A. 0,34.
B. 0,14.
C. 0,04.
D. 0,24.
Hướng dẫn
Phương trình hóa học
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 → (C17H35COO)3C3H5
→ số mol H2 cần thiết để phản ứng hoàn toàn với chất béo là 0,3 mol
Theo giả thuyết: nH2 + nBr2 = 0,3 mol
→ nBr2 = 0,3 – 0,16 = 0,14 mol
→ Đáp án: B
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Xà phòng hóa hoàn toàn mg chất béo trung tính bằng dung dịch KOH thu được 18,77g muối. Nếu thay dung dịch KOH bằng dung dịch NaOH chỉ thu được 17,81g muối. Giá trị của m là
A. 18,36.
B. 17,25.
C. 17,65.
D. 36,58.
Hướng dẫn
Nếu thay thế 1mol K+ bằng 1 mol Na+ thì sự chênh lệch khối lượng là 16g
Nếu thay thế x mol thì 18,77 – 17,81 = 0,96g
→ x = 0,06 mol
Chất béo + 3NaOH → 3muối + glixerol
0,06 0,02
→ mchất béo = 17,81 + 0,02.92 – 0,06.40 = 17,25g
→ Đáp án: B
2. Chất béo X chứa triglixerit và axit béo tự do. Ðể tác dụng hết với 9,852 gam X cần 15 ml dung dịch NaOH 1M (t0) thu duợc dung dịch chứa m gam xà phòng và 0,368 gam glixerol. Giá trị của m là
A. 10,138.
B. 10,084.
C. 10,030.
D. 10,398.
Hướng dẫn
nNaOH = 0,015 mol
nC3H5(OH)3 = 0,004 mol
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.
0,012 0,004
R’COOH + NaOH → R’COONa + H2O
0,015 – 0,012 0,003
Theo ĐLBTKL:
mxà phòng = mX + mNaOH – mglixerol – mH2O
= 9,852 + 0,015.40 – 0,004.92 – 0,003.18
= 10,03g
→ Đáp án: C
3. Đốt cháy hoàn toàn mg hỗn hợp gồm metyl fomat, saccarozơ, glucozơ cần 6,72 lit O2 (đktc) thu được 5,22g H2O. Giá trị của m là
A. 8,82.
B. 8,38.
C. 9,00.
D. 10,02.
Hướng dẫn
Metyl fomat: HCOOCH3 = C2H4O2 = C2(H2O)2
Saccarozơ: C12H22O11 = C12(H2O)11
Glucozơ: C6H12O6 = C6(H2O)6
→ cả 3 chất này đều có chung Cn(H2O)m. Vì vậy, lượng oxi cần dùng để đốt cháy cả 3 chất này bằng lượng oxi dùng để đốt cháy C.
C + O2 → CO2
0,3 0,3 mol
→ mhh = mC + mH2O = 0,3.12 + 5,22 = 8,82g
→ Đáp án: A
4. Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O2, thu được H2O và 2,28 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Hướng dẫn
Công thức cấu tạo X:
(C17H35-COO)x(C17H33-COO)3-xC3H5
=> công thức phân tử C57H110-2xO6 a mol
(trong đó: x là số liên kết (C=C)
Số mol CO2 = 57a = 2,28 → a = 0,04
Theo định luật bảo toàn nguyên tố O:
6.0,04 + 2.3,22 = 2.2,28 + nH2O
→ nH2O = 2,12 mol
(55 - x). 0,04 = 2,12
→ x = 2
→ số mol Br2 = 0,04.2 = 0,08 mol
→ Đáp án: B
5. Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là
A. 40,40
B. 31,92
C. 35,60
D. 36,72
Hướng dẫn
Theo ĐLBTKL: mX + mOxi = mCO2 + mH2O
→ mX = 2,28.44 + 39,6 – 3,26.32 = 35,6g
Theo ĐLBT O: 6x + 2.3,26 = 2,28.2 + 39,6/18
→ x = 0,04 mol
Khối lượng triglixerit:
a = mC + mH + mO = 2,28.12 + 2,2.2 + 0,04.6.16 = 35,6g
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
0,04 0,12 0,04 mol
theo ĐLBTKL
mX + mNaOH = mmuối + mgli
→ b = 35,6 + 0,12.40 – 0,04.92
→ mmuối = b = 36,72g
→ Đáp án: D
Hi vọng, bài viết này có thể giúp cho các bạn có thêm kiến thức về bài tập chất béo. Chúc bạn có một kì thi thật tốt !