Phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa- khử cơ bản

Văn Sử Địa

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
-Sau đây là những bước để cân bằng phản ứng oxi hóa-khử cơ bản và nhanh chóng:
Ví dụ: Zn + HNO3 -> Zn(HNO3)2 + N2O + H2O

+ Bước 1: Đầu tiên phải hiểu: Số oxi hóa là gì? Số oxi hóa của một nguyên tố là một số đại số được gán cho nguyên tử của nguyên tố đó.
*Đây là các quy tắc xác định số oxi hóa:
. Quy tắc 1: Số oxi hóa của đơn chất bằng 0;
Ví dụ: Cu, Ba, O2, N2,..
. Quy tắc 2: Trong hợp chất:
+ Số oxi hóa của Oxi thường là -2[ Lưu ý: không viết là 1+ giống như điện hóa trị( điện tích của ion)];
+ Số oxi hóa của Hidro thường là +1;
. Quy tắc 3: Tổng số oxi hóa trong hợp chất bằng 0;
. Quy tắc 4:
+ Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của một nguyên tố bằng với điện tích của ion đó;
+ Trong ion đa nguyên tử, số oxi hóa tổng số oxi hóa của các nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng điện tích của ion.
. Quy tắc 5: Số oxi hóa của các nguyên tố nhóm IA= +1, IIA= +2, IIIA= +3.

Từ những quy tắc trên, có thể xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tố trong phương trình.
+ Bước 2: Trước tiên phải định nghĩa được: Chất khử là gì? Chất oxi hóa là gì? Sự khử là gì? Sự oxi hóa là gì?
. Chất khử( Chất bị oxi hóa) là chất nhường electron.
Ví dụ: Zn -> Zn+2 -> Zn là chất khử.
. Chất oxi hóa Là chất nhận( thu) electron.
Ví dụ: N+5( Trong hợp chất HNO3) -> N+1 -> HNO3( Số oxi hóa của N ở đây là +5) là chất oxi hóa.
. Sự khử là sự nhận thêm electron.
Ví dụ: (2N)+5 + 8e -> (N2)+1 : Sự khử. ( Vì N ở bên phải là N2 nên phải nhân thêm hệ số 2 vào N+5 và 4e thành 8e)
. Sự oxi hóa là sự nhường electron.
Ví dụ: Zn -> Zn+2 + 2e : Sự oxi hóa.
+ Bước 3: Nhân hệ số thích hợp để tối giản số electron( Đây là theo cách hiểu của mình thôi).
Ví dụ:
4x Zn -> Zn2+ + 2e: sự oxi hóa
1x N+5 + 8e -> (N2)+1: sự khử
+ Bước 4: Thế số lên phương trình để cân bằng
Zn + HNO3 -> Zn(NO3)2 + N2O + H2O

- Chèn 3 vào chỗ có chứa Zn;
- Xét phần sản phẩm của phản ứng trước( bên phải). Ta thấy có 10 Nito( Sau khi chèn thêm 4 vào hợp chất Zn(NO3)2), thêm hệ số 10 vào chỗ có hợp chất HNO3.
- Bên trái có 10 Hidro, ta thêm hệ số 5 vào H2O. Xét oxi của cả hai bên, thấy cả hai đều bằng 30.
=> 4Zn + 10HNO3 -> 4Zn(NO3)2 + N2O + 5H2O




- Chúc các bạn học tốt!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Cân bằng 1 số pt hh thường gặp sau:
1/ Fe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB] + CO ------> FeO + CO[SUB]2[/SUB]
2/ Mg + HNO[SUB]3[/SUB] -------> Mg(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB] + NH[SUB]4[/SUB]NO[SUB]3[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O
3/ KMnO[SUB]4[/SUB] + FeSO[SUB]4[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4 [/SUB]-----> Fe[SUB]2[/SUB](SO[SUB]4[/SUB])[SUB]3[/SUB] + MnSO[SUB]4[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O.
...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top