Phong trào thơ mới
Đăng bởi: Phong Cầm
Nguồn: Diendankienthuc.net
Khái niệm thơ mới được hiểu trong sự đối lập với “thơ cũ” – lối thơ cách luật gò bó , khuôn sáo tren báo chí đươg thời. Dần dần “thơ mới” phát triển thành 1 phong trào chiếm lĩnh thi đàn. Thơ mới là một trào lưu thơ ca về cơ bản có tính chất lãng mạn tiểu tư sản , hình thành, phát triển trong văn học Việt Nam những năm 1932 – 1945. Nói về cơ bản , Thơ mới là 1 hiện tượng văn học khá phức tạp, phong phú về quan điểm thẩm mĩ, khuynh hướng cảm xúc…..Ra đời trong lòng chế độ thực dân nửa phong kiến, trong hoàn cảnh đất nước chịu cảnh nô lệ, Thơ mới chán ghét cái cảnh ô trọc, đòi hỏi tự do, ước mơ hạnh phúc nhưng cũng không dám đến với cách mạng . Chỗ đứng vốn chông chênh, các nhà thơ mới lại chịu tác động của nhiều luồng gió từ các phương thổi đến nên tư tưởng , tình cảm của họ nhìn chung khá phức tạp. Con đường phát triển của Thơ mới chính là quá trình khẳng định , tìm cách thể hiện mình của cái tôi tiểu tư sản trong bối cảnh lịch sử - xã hội cụ thể của đất nước ta ở những năm đó.
Đặc điểm: Thơ mới :
- Giải phóng triệt để khỏi các phép tắc tu từ, thanh vận chặt chẽ của các thể loại thơ truyền thống, thậm chí có sự xuất hiện và phát triển mạnh của thể loại thơ tự do, thơ không vần, thơ cấu trúc theo bậc thang v.v.
- Số lượng câu thường không bị giới hạn như các bài thơ truyền thống.
- Ngôn ngữ bình thường trong đời sống hàng ngày được nâng lên thành ngôn từ nghệ thuật trong thơ, không còn câu thúc bởi việc sử dụng điển cố văn học.
- Nội dung đa diện, phức tạp, không bị gò ép trong những đề tài trăng hoa tuyết nguyệt kinh điển.
- Chịu ảnh hưởng của các trào lưu, khuynh hướng hiện đại trong thơ ca phương Tây như chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa duy mỹ, chủ nghĩa ấn tượng, duy hiện đại v.v.
1. Quá trình hình thành, phát triển của Thơ mới
☻ Chặng đường từ 1932 – 1935.
Nguyên nhân: Văn minh phương Tây tác động ngày càng toàn diện, sâu sắc vào xã hội Việt Nam, đầu tiên tác động vào lĩnh vực sinh hoạt, vật chất, sau đó kéo theo những đổi thay về mặt tâm lí, tinh thần. Lớp trí thức Tây học xuất hiện mang theo những khát vọng sống thành thực, sống cho mình thật khác trước => nhu cầu cách tân thơ ca, phá bỏ luật lệ được cất lên.
Chuyện thơ mới, thơ cũ trở thành đề tài tranh luận rộng rãi, sôi nổi. Nhiều người hưởng ứng nhưng không ít kẻ quyết liệt phản đói, dè bỉu, do vậy đã xảy ra cuộc đấu giữa tranh giữa phái mới và phái cũ sôi động trên báo chí, trên diễn đàn , thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng. (Trong “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh, Hoài Chân cũng nhắc tới , https://vietbao.vn/Phong-su/Chuyen-vui-ben-le-cuoc-but-chien-tho-moi-va-tho-cu/20398916/262/ ). Người đầu tiên khởi xướng phong trào thơ mới là Phan Khôi cùng với bài thơ “Tình già” trên báo “Phụ nữ tân văn” số ra ngày 10 – 03 – 1932 .
ð Đây là chặng đường mà Thơ mới phải chiến đấu quyết liệt phá vỡ các lề thói cũ để chiếm lĩnh vị trí trên thi đàn . Thơ cũ đã thaats bại vì lớp thi sĩ cuối mùa đã không sản xuất được bài thơ nào thật có giá trị trong những năm này. Trong khi đó đăng sau phong trào Thơ mới là cả nhu cầu, ước ao của một thời đại, của lớp người tiên tiến . Quyết định thawgns bại cơ bản vẫn là thực tiễn sáng tác : Thơ mới đã sản sinh ra được nhiều cây bút có tài năng , có ý tưởng, tình cảm mới , các thi phẩm ngày càng được đông đảo công chúng mến mộ.
ð Đặc trưng:
+ Buổi đầu , Thơ mới mang theo niềm vui sướng của lớp người trẻ lần đầu tiên được trực diện tiếp xúc với thế giới vốn bao la ngày bị chặn bởi ước lệ cổ điển. Được mở rộng tầm mắt , cởi trói tâm hồn , ngỡ ngàng, bừng nở làm nên những vần thơ rươi xanh, cuốn hút => Họ say sưa ca ngợi thiên nhiên và tình yêu.
+ Thơ mới thời kì này còn e dè, ngượng nhập, chưa bộc lộ đầy ffur mọi ham muốn của cá nhân mình, chưa dám làm mình một cách thoải mái. Nhất là trong tình yêu, đó là tình cảm thiết tha nhưng không dám thổ lộ để rồi một ngày kia nuối tiếc, thở than.
“ Yêu hết một mùa đông
Không một lần đã nói
Nhìn nhau buồn vời vợi
Có nói cũng không cùng”
(“Không nói” – Lưu Trọng Lư)Không một lần đã nói
Nhìn nhau buồn vời vợi
Có nói cũng không cùng”
+ Niềm vui vẻ buổi đầu mau chóng bị thế chỗ bởi cái tôi buồn chán, tự cảm thấy lạc lõng, nuôi mộng thoát li. Văn học tiểu tư sản Việt Nam sinh ra những con người nhỏ bé , ốm yếu do hoàn cảnh lịch sử, xã hội đặc biệt. Thơ mới một mặt muốn khẳng định mình, mogn tìm được chỗ đứng xứng đáng của mình trong cuộc đời, mặt khác lại bất lực, lại có nhu cầu trốn chạy bởi chợ đời đen bạc, phũ phàng chẳng phải là chốn dung thân.
☻Chặng đường từ 1936 – 1939.
“Năm 1935, cái năm đại náo trong làng thơ đã đi qua. Bước sang 1936,sự toàn thắng của Thơ mới đã rõ rệt” (Thi nhân Việt Nam). Cuộc tranh luận mới – cũ đã căn bản chấm dứt. Thơ mới chiếm lĩnh trọn vẹn thi đàn. Đây là thời kì Thơ mới phát triển rầm rộ nhất, đạt đến độ sung mãn nhất. Đội ngũ xuất hiện thêm nhiều cây bút tài năng : Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, HÀn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ….Tiêu biểu nhất là Xuân Diệu được coi là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, là người lãnh đạo phong trào thơ mới từ tay Thế Lữ trao sang và tiếp tục giương cao nó lên. Cái tôi Xuân Diệu tự ý thức cao về quyền năng của cá nhân và dám bộc lộ một cách công khai, nhiệt thành những hoài bão riêng tư, khát vọng hưởng thụ của mình. Xuân Diệu khao khastmanhx liệt hưởng thụ hạnh phúc ngắn ngủi của tuổi trẻ và tình yêu, thiết tha kêu gọi mọi người mau mau tận hưởng . Bởi thế nhiều bài thơ của ông “mang theo một nguồn sống rạt rào chưa từng thấy ở chốn non nước này” (Hoài Thanh) . Giữa lúc mọi người đang bàng hoàng trước sự sáng chói , rực rỡ của Xuân Diệu thì Huy Cận xuất hiện. “Lửa thiêng” đã gây ra sự ngạc nhiên cho nhiều người. Trái ngược với Xuân Diều, ở cái tuổi 19, đôi mươi, Huy Cận đứng nhìn đời như một triết nhân, không bộc bạch nhiều góc cạnh cá nhân, nhà thơ này cứ dần dần khơi dậy cái lớp sâu đọng mấy ngàn năm từ đáy hồn nhân thế, mang 1 cảm xúc, một thứ tình buồn rầu , đậm nỗi nhớ thương và ngậm ngùi chan chứa. Rồi 1 Nguyễn Bính – cung đàn bầu nỉ non, lắm khi ai oán , viết về thôn quê với một nỗi buồn thầm kín mà ngấm đặm, cảnh tha hương, những mối tình câm lặng, lỡ dở…..Thơ Nguyễn Bính có sức phổ cập, tính đại chúng, được đông đảo công chúng mến mộ. Rồi, lại sừng sững một phương trời để làm nên trường thơ Loạn là Hàn mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê…. Tạo nên bộ mặt phong phú của Thơ mới , mỗi nhà thơ lại mang một vẻ, khó mà kể hêt, chỉ lấy ra được một vài điển hình mà thôi.
ð Đặc trưng
+ Cái tôi thơ mới không còn dè dặt nữa mà đã công khai bày tỏ những ước muốn, khát vọng sống, khát vọng hưởng thụ và những đau khổ riêng tư của mình.
☻Chặng đường 1940 – 1945.
Thơ mới bước vào giai đoạn khủng hoảng sau những bế tắc . họ đầu hàng quy luật biến thiên của trời đất , vũ trụ, nhà thơ chán ngán trước sự vô nghĩa của kiếp người, nhiều khi rơi vào trạng thái tâm thần mất cân bằng , hoang mang không thấu hiểu chính mình (như Chế Lan Viên) hay ung dung thoát khỏi cỗi tục với niềm vui cũ trụ ca như Huy Cận.
Xuât hiện thêm Vũ Hoàng Chương – 1 thi sĩ tài năng nhưng cũng than khóc sướt mướt cho kiếp sống lac loài, đầu thai nhầm thế kỉ…
ð Đặc trưng:
Đến nhóm Xuân Thu nhã tập, cái tôi thơ mới tuyệt giao với hiện thực, với lí trí mà trở về cõi vô thức, đề cao sự linh diệu của hành động sáng tạo thơ, chất nhạc huyền bí của thơ.
2. Khái quát đóng góp cơ bản của phong trào Thơ mới.
♣ Thơ mới đã thực hiện được một cuộc cách mạng lớn trong quan niệm về đối tương, chức năng của thơ ca.
- Đối tượng chính của Thơ mới là thế giới quanh mình với vẻ đẹp muôn hình muôn thể, chính là cõi tinh thần lắng sâu của mỗi cá nhân. Thơ ca vừa miêu tả cuộc sống hiện thời, vừa cất lên tiếng lòng, khát vọng của cá nhân tự ý thức . Mỗi thi sĩ trong Thơ mới , trong thơ ca Việt Nam là một gương mặt tiêu biểu, một điệu tâm hồn không thể lẫn lộn để Hoài Thanh có thể khái quát 1 cách đầy tự hào trong “Thi nhân Việt Nam”.
♣ Thơ mới có tinh thần dân tộc và không ít bài mang lòng yêu nước ngậm ngùi xa xăm.
- Trong nỗi buồn chán, trong sự quay lưng của các nhà Thơ mới trước xã hội đương thời có nỗi đau khổ của người dân bị mất nước, sự quằn quại của tâm hồn bị bóp nghẹt, lòng khao khát một cuộc sống chân thật và tự do.
- Lòng yêu mến , trân trọng những vẻ đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc ( nhiều bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp, Đoàn Văn Cừ , Bàng Bá Lân…đã ghi lại thật sinh động những lễ hội , chợ Tết , những sinh hoạt văn hóa dân gian đậm đà màu sắc Việt Nam), tình yêu tiếng mẹ đẻ bởi trong đó là “hồn thiêng đất nước”
- Niềm hoài vọng xa xôi quá khứ vàng son , oanh liệt như một cách phản ứng lại xã hội đương thời (Thế Lữ, Huy Thông, Chế Lan Viên).
♣ Thơ mới đã đem đến những xúc cảm thiết tha, trong sáng về quê hương, về thiên nhiên.
- HÌnh ảnh những vùng quê đất Việt với vẻ đẹp, cuộc sống riêng hiện lên khá sinh động trong thơ của Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Tế Hanh, Nam Trân…Không ít bài thơ mới đã gợi được cái hồn quê, tình quê sâu thẳm từ miêu tả thiên nhiên, đời sống , sinh hoạt.
- Thiên nhiên trong thớ mới nhiều khi thật tươi non, đầy sức sống bởi được nhìn bằng đôi mắt trẻ trung , tấm lòng rạo rực nồng nàn ( thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận…)
♣Thơ mới đã thực hiện cuộc cách tân quan trọng về phương thức thể hiện, nhất là về giọng điệu và ngôn ngữ.
- Thơ mới không còn chịu sự quy định số âm tiết trên dòng. Một dòng có thể bao gồm nhiều câu thơ. Thơ mới mang giọng điệu trữ tình cá thể, gắn với phong cách từng cá nhân.
- Ngôn ngữ thơ vượt ra khỏi tính trang trọng ước lệ mà gợi cảm và tinh tế diễn tả bao trạng thái cảm xúc phong phú , phức tạp của con người cá nhân. Trong thơ mới có rất nhiều liên từ và hư từ gắn với giọng điệu trữ tình cá thể , tạo nên ngữ khí lời nói đa dạng , sinh động.
(tham khảo: Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại 1900 - 1945 , NXB GD 2010 Trần Đăng Suyễn chủ biên)
Phong Cầm
Chúc mọi người học tập, làm việc tốt ^^
View attachment 4349
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: