LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1935
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1935
I. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 1929 – 1933
1. Tình hình kinh tế
Từ năm 1930, kinh tế VN bắt đầu suy thoái do tác dộng của khủng hoảng kinh tế thế giới.
- Nông nghiệp: giá lúa, giá nông phẩm hạ, ruộng đất bị bỏ hoang.
- Công nghiệp: các ngành suy giảm.
- Thương nghiệp: xuất nhập khẩu đình đốn, giá cả tăng vọt.
2. Tình hình xã hội:
Cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho đời sống của đại bộ phận nhân dân Việt Nam lâm vào cảnh khốn cùng:
- Công nhân thất nghiệp ngày càng đông, số người có việc làm thì tiền lương ít ỏi.
- Nông dân mất đất, phải chịu sưu cao, thuế nặng, bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn.
- Tiểu tư sản, tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn.
II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 -1931 VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT NGHỆ -TĨNH
1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931
(Nguyên nhân, diễn biến, hoạt động của chính quyền Xô viết, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm)
a. Nguyên nhân
- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách vơ vét bóc lột của thực dân Pháp đẩy nhân dân ta vào cảnh bần cùng.
- Sau khởi nghĩa Yên Bái, Pháp tiến hành khủng bố dã man những người yêu nước => Mâu thuẩn xã hội giữa nhân dân ta với đế quốc phong kiến thêm gay gắt.
- Đảng Cộng sản Việt Nam vừa mới ra đời (đầu 1930) đã nhanh chóng nắm bắt tình hình và kịp thời lãnh đạo giai cấp công – nông cùng các tầng lớp lao động vùng lên đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
b. Diễn biến
* Phong trào trong cả nước:
- Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân trong cả nước.
- Trong ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930, công nông và dân chúng Việt Nam từ thành thị đến nông thôn khắp cả ba miền đất nước đã tiến hành bãi công đòi quyền lợi kinh tế song còn thể hiện tình đoàn kết quốc tế vô sản.
- Các tháng 6,7, 8 liên tiếp nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác trên phạm vi cả nước.
* Phong trào ở Nghệ-Tĩnh:
- Sang tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao, nhất là ở Nghệ An, Hà Tĩnh nhiều cuộc đấu tranh trên quy mô lớn dưới hình thức biểu tình có vũ trang tự vệ của nông dân. Hưởng ứng cuộc đấu tranh của nông dân các huyện là cuộc bãi công của công nhân Vinh. Tiêu biểu nhất là cuộc biểu tình khổng lồ ở Hưng Nguyên (Nghệ An) vào ngày 12/9/1930 đã tập hợp được 8 vạn người ...
- Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, hệ thống chính quyền thực dân và phong kiến tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt, tan rã. Các tổ chức Đảng ở địa phương đã lãnh đạo quần chúng tự đứng ra quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội ở địa phương, hoạt động theo kiểu các tổ chức Xô viết.
2. Xô viết Nghệ Tĩnh (Tổ chức và hoạt động của chính quyền Xô Viết Nghệ -Tĩnh)
- Ở Nghệ An: Xô viết ra đời tháng 9/1930.
- Ở Hà Tỉnh: Xô viết hình thành cuối 1930 – đầu 1931.
a. Hoạt động của chính quyền Xô viết
- Về kinh tế: Chia ruộng đất công cho nông dân nghèo, bắt địa chủ giảm tô, xoá nợ, bãi bỏ các thứ thuế của đế quốc, phong kiến.
- Về chính trị: Quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.
- Về văn hóa - xã hội: mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục, xây dựng đời sống mới .
Chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh duy trì 4 – 5 tháng thì bị thực dân Pháp và tay sai đàn áp. Tuy chỉ tồn tại trong vòng 4, 5 tháng, nhưng hoạt động của chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã thể hiện được bản chất cách mạng của một chính quyền của dân, do dân và vì dân. Là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
b. Ý nghĩa lịch sử
- Đây là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, nó đã giáng một đòn mạnh mẽ và quyết liệt vào bè lũ đế quốc và phong kiến tay sai.
- Qua Phong trào đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng, và quyền lãnh đạo giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương
- Hình thành khối liên minh công – nông.
- Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là bộ phận độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản
=> Phong trào có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám sau này.
c. Bài học kinh nghiệm
Phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm về công tác tư tưởng, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh…
3. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam
a. Hoàn cảnh lịch sử :
Giữa lúc phong trào cách mạng của quần chúng diễn ra quyết liệt, Ban chấp hành TW lâm thời ĐCSVN họp ở Hương Cảng vào tháng 10/1930
b. Nội dung:
- Hội nghị quyết định đổi tên Đảng CSVN thành Đảng Cộng sản Đông Dương
- Bầu BCH TW chính thức do đồng chí Trần Phú làm Tổng bí thư
- Thông qua Luận cương chính trị
- Nội dung cơ bản Luận cương chính trị:
- Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ phong kiến, đánh đổ đế quốc. Hai nhiệm vụ quan hệ khăng khít nhau.
- Động lực cách mạng: giai cấp công nhân và nông dân.
- Lãnh đạo cách mạng: Là giai cấp vô sản với đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản.
- Mối quan hệ: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới
* Hạn chế
- Chưa nêu được mâu thuẩn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và ruộng đất.
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản, tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ.
CÂU HỎI LUYỆN TẬP
Câu 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động đến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam như thế nào ?
Câu 2. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ?
Câu 3. Chính quyền Xô viết Nghệ-Tĩnh được thành lập như thế nào? Hoạt động và ý nghĩa của chính quyền này?
Câu 4. Trình bày Nội dung và hạn chế của Luận cương tháng 10/1930 ?
Câu 5. So sánh Cương lĩnh tháng 2/1930 với Luận cương tháng 10/1930 ?
Câu 6. Tại sao nói Phong trào cách mạng 1930–1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ-Tĩnh là cuộc tập dượt đầu tiên để chuẩn bị cho cách mạng tháng 8/1945?
Sưu tầm