Phóng sự việt thời đổi mới

vanchuong83

New member
Xu
0
PHÓNG SỰ VIỆT THỜI ĐỔI MỚI
Thạc sĩ CAO XUÂN PHƯỢNG

3. Kích thước phóng sự thu hẹp, đáp ứng yêu cầu thông tin nhanh nhạy của người đọc hiện đại
Theo dòng chảy của cuộc sống, báo chí không ngừng phát triển, phát triển về đội ngũ sáng tác cùng những yêu cầu về phẩm chất và tài năng, phát triển về nội dung phản ánh, về phương thức biểu hiện,…đặc biệt là sự phát triển về mặt thể loại trên hai phương diện hệ thống và sự vân động nội tại của bản thân mỗi thể loại . Một vài thể loại rời rạc của báo chí những năm đầu TK XX đã được thay bằng một hệ thống gồm nhiều thể loại với chức năng, đặc trưng khác nhau. Sự phát triển về mặt thể loại của báo chí đã bó hẹp phạm vi đăng tải của phóng sự. Khác với phóng sự 1932-1945, có kết cấu hoành tráng như một tiểu thuyết, không giới hạn về kích thước, số lượng từ; phóng sự thời kỳ đổi mới còn phải dành đất cho nhiều thể loại khác nên phạm vi sử dụng có hạn. Dung lượng phóng sự thu hẹp để đảm bảo diện tích dành cho thể loại trên trang báo.

Mặt khác, thời kỳ đổi mới là thời kỳ của sự bùng nổ thông tin. Thông tin là món ăn tinh thần không thể thiếu của người đọc hiện đại. Đến với các phương tiện truyền thông, người đọc không ngoài mục đích là được tiếp cận với những nguồn thông tin quý giá về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,… đang diễn ra trên toàn cầu. Nhu cầu được hiểu dường như thật cấp thiết. Trước yêu cầu đó, cũng như các thể loại khác, phóng sự có xu hướng chú ý đến lượng thông tin đọng lại trong tác phẩm. Tăng cường lượng thông tin, tác giả phóng sự cố gắng “vo chặt” yếu tố nghệ thuật.Màu sắc văn học nhạt dần so với phóng sự 1932-1945. Mức độ hư cấu, ngôn ngữ hình tượng, cái tôi thẩm mỹ,… trước đây được các nhà văn vận dụng khá phổ biến trong phóng sự, nay thưa thớt hẳn. “Ngay cả trên báo chí văn học, các tác giả phóng sự cũng cố gắng để tăng cường lượng thông tin xác thực có địa chỉ và cả chất lượng trí tuệ và tính cập nhật của thông tin hơn là tập trung vào việc gọt giũa ngôn từ” [SUP]5[/SUP]. Phóng sự có xu hướng giảm dần lượng từ ngữ, viết gọn hơn, cô đúc hơn.

Viết ngắn là rất khó, ngắn nhưng hấp dẫn, thu hút người đọc là cả một nghệ thuật. Giữa cơn lũ thông tin đa dạng, cuồn cuộn, nhà báo phải biết hướng ngòi bút vào những thông tin trọng tâm, nóng bỏng mà dư luận quan tâm và phản ánh nó bằng một ngôn ngữ ngắn gọn, hàm súc. Sự dài dòng không chỉ làm loãng thông tin, hạn chế hiệu quả tiếp nhận mà còn tiêu tốn thời gian của người đọc. Theo nhà báo Phan Quang, “Trong thời đại ngày nay, khi mà quỹ thời gian của mọi người có vẻ như đang co lại thì không gì lãng phí hơn là sự lạm dụng thời gian của người tiếp nhận thông tin” [SUP]6[/SUP]. Sự “phô diễn” chữ nghĩa đôi khi trở nên lố bịch và lạc hậu.

Đáp ứng yêu cầu thông tin nhanh nhạy của người đọc hiện đại, kích thước phóng sự thời kỳ đổi mới vận động theo hướng giảm dần. Nếu phóng sự 1932-1945 phổ biến trên 10.000 từ, thì kích thước phóng sự thời kỳ này chỉ dao động từ 1.000 đến 5.000 từ, chủ yếu là dưới 5.000 từ.

Tuy nhiên, xã hội Việt Nam thời mở cửa có nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi phải được chuyển tải bằng những tác phẩm dài hơi như: Tạ Đình Đề – huyền thoại và sự thật, Ông già ôm bảy kilôgam đơn từ của Xuân Ba, Hành trình giải oancủa Nguyễn Chính. Song, tỉ lệ của dạng phóng sự này thấp hơn nhiều so với phóng sự 1932-1945.

4. Tính chiến đấu cao với ngôn ngữ, giọng điệu nặng tính tân văn, gây sốc, tạo hiệu ứng mạnh. Hiệu ứng xã hội chính là điểm nổi rõ nhất, nó làm cho phóng sự giai đoạn này có sức mạnh, có quyền uy và có sức lay chuyển xã hội
Xã hội Việt Nam thời mở cửa với nhiều nảy sinh phức tạp là chất xúc tác, kích thích quá trình “phản ứng” của phóng sự. Phóng sự thật sự được khoác một chiếc áo mới, trên đó có nhiều đường nét, góc cạnh được biến tấu khá tài tình bởi tài năng của người cầm bút. Đề tài được mở rộng đến vô cùng. Trong đó, có hơn 50% phóng sự hướng đến vấn đề tiêu cực và tệ nạn xã hội – những vấn đề nhức nhối mà công chúng quan tâm. Mặt khác, là yếu tố nằm trong hệ thống có tính chất bền vững của một tờ báo, phóng sự luôn xuất hiện trong “bản hợp tấu chính trị” của báo chí, thấm nhuần tinh thần chung của báo chí là tính chiến đấu. Sự chế định khách quan đó đã đặt ra trước phóng sự những yêu cầu mới về mặt ngôn ngữ. Bên cạnh ngôn ngữ văn học uyển chuyển với đặc trưng thẩm mỹ cao, phóng sự sau 1986 nổi bật ở ngôn ngữ giọng điệu trực diện, nhiều khi mạnh bạo, căng thẳng, quyết liệt, là thứ ngôn ngữ văn phong gây “sốc”, tạo hiệu ứng mạnh.

Để khẳng định tính khách quan của sự kiện, phóng sự sau 1986 thường có sự tham gia của ngôn ngữ nhân vật. Trong phóng sự, nhân vật mặc dù chỉ được khắc họa bằng bút pháp đặc tả, nhưng vẫn để lại ấn tượng khắc chạm trong tâm thức người đọc bởi đặc tính cá thể hoá của ngôn từ. Ngôn ngữ nhân vật có mặt với tư cách một cứ liệu sống. Khác với tiểu thuyết, ở phóng sự ngôn ngữ nhân vật chỉ xuất hiện khi thật cần thiết. Song, đó là những chứng lý quan trọng bởi nhân vật là chứng nhân trực tiếp liên quan đến sự kiện. Tần số xuất hiện của ngôn ngữ nhân vật chịu sự qui định của đối tượng mà phóng sự phản ánh. Ít nhất là đôi ba lần, nhiều nhất là xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, thay lời tác giả đảm nhận chức năng trần thuật như phóng sự Tạ Đình Đề – sự thật và huyền thoại, Gặp phu nhân ngài đại tá cận vệ của Bác Hồ (Xuân Ba), Đêm trắng (Hoàng Hữu Các) … Ở các phóng sự này, ngôn ngữ nhân vật dường như chiếm gần hết văn bản.Ngôn ngữ tác giả thi thoảng có mặt với vai trò gợi mở để nhân vật bộc bạch quan điểm, thái độ đối với hiện thực.

Ngôn ngữ nhân vật thường được sử dụng ở hai dạng chính. Dạng thứ nhất, nhân vật trực tiếp phát ngôn với tư cách là người trần thuật hoặc phát ngôn khi cùng đối thoại với tác giả. Dạng thứ hai, ngôn ngữ nhân vật xuất hiện gián tiếp thông qua lời tác giả. Ở dạng này, “nhà báo phải tuân thủ nguyên tắc không nói thay lời nhân vật, không sáng tác lời nhân chứng”[SUP]7[/SUP]. Nhà báo có nhiệm vụ trích dẫn nguyên vẹn phát ngôn của nhân vật đúng với tinh thần của nó. Dạng ngôn ngữ này có thể gặp ở nhiều phóng sự như: Hành trình đến xứ sở Hansen (Huỳnh Dũng Nhân),Hành trình giải oan (Nguyễn Chính), Chuyện về những hồn ma ở Trường Sơn(Xuân Ba)…

Dù xuất hiện dưới dạng thức nào thì ngôn ngữ nhân vật được sử dụng cũng không ngoài mục đích minh hoạ cho tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Linh hoạt, thẳng thắn, quyết liệt là đặc điểm của ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự thời kỳ đổi mới. Công phá cái xấu, cái ác, tác giả để nhân vật ném ra những lời gay gắt và trần trụi, trực diện phanh phui sự thật, lên tiếng kêu đòi công lý, thức tỉnh nhân tâm.Ngôn ngữ tác giả là chất liệu cơ bản, là “yếu tố thứ nhất của văn học” (M.Gorki). Một phóng sự không thể hoàn toàn mượn lời nhân vật. Phóng sự chỉ có thể hình thành khi có sự dẫn dắt của ngôn ngữ tác giả. Nghiên cứu ngôn ngữ tác giả, cần thiết phải bắt đầu từ cái tôi trần thuật.

Phóng sự 1932-1945, cái tôi ít có điều kiện xuất hiện trực tiếp. Thường chỉ gián tiếp có mặt thông qua nhân vật. Ngược lại, trong phóng sự thời kỳ đổi mới, cái tôi là yếu tố không thể thiếu. Đại hội Đảng lần thứ VI với chủ trương “cởi trói”, đã tạo điều kiện để cái tôi tràn vào văn học, đặc biệt ở thể loại phóng sự. Có thể nói, đây là thời kỳ mà cái tôi trần thuật trong phóng sự “có bề dày và bản sắc nhất”. Như một chiếc lò xo bị nén, nay được tác động của ngoại lực, nó bậc tung, bứt phá ra khỏi những quy luật bình thường. Bóng dáng cái tôi tác giả khắc đậm trong mỗi tác phẩm. Cái tôi trong phóng sự sau 1986 là cái tôi linh hoạt và đa dạng. Với tư cách một nhân chứng, cái tôi tác giả khâu nối các dữ liệu, thông tin đến bạn đọc. Trong trường hợp này, cái tôi không nhất thiết phải xuất hiện ở ngôi thứ nhất, có thể dẫn dắt câu chuyện ở ngôi thứ ba, song tính chất cụ thể và chân xác của con người và sự kiện cũng đủ minh chứng cho sự có mặt của tác giả trong từng chi tiết nhỏ nhất của tác phẩm. Không dừng lại ở chức năng của “một chiếc máy ảnh”, phóng sự đi đến vạch trần sự phức tạp của đời sống xã hội, thẩm định, lý giải nó bằng cái tôi chính kiến giàu lý lẽ và cảm xúc thẩm mỹ.Sự uyển chuyển, linh hoạt của cái tôi trần thuật trong một chừng mực nào đó góp phần tạo nên ngôn ngữ, giọng điệu tác phẩm. Ngôn ngữ, giọng điệu của phóng sự thời kỳ đổi mới rất riêng, thường sinh động và nhiều sắc thái. Khi thì nghiêm túc, lý lẽ; khi hài hước, hóm hỉnh; khi bạo liệt, gai góc; và lắm lúc cũng tràn đầy xúc cảm chẳng kém nào một tác phẩm văn học đích thực.

Nghiêm túc, lý lẽ sắc cạnh, nhiều phóng sự đã công khai tuyên chiến với cái xấu, cái ác. Những “thói đời” ngông ngáo, những mặt trái của xã hội được phóng sự làm sống lại bằng nét bút táo bạo, gay gắt, toát lên lời kết án dữ dội. Những bức bối, những trăn trở lâu nay bị nén chặt, giờ có điều kiện tung hoành thoải mái, đả kích trực diện.
Đôi khi, cái hiện thực nghiệt ngã ấy lại được phóng sự chuyển tải bằng giọng điệu hài hước, hóm hỉnh. Hài hước, hóm hỉnh nhưng thâm thuý, sâu cay, ngôn ngữ phóng sự góp phần vạch trần cái xấu đem lại những cơn sốc bất ngờ. Khi tiêu cực và tệ nạn xã hội vẫn còn tồn tại, tác hại của chúng vẫn còn làm tổn thương đến uy tín của Đảng và lòng tin của nhân dân thì thứ ngôn ngữ gây “sốc” ấy vẫn còn được sử dụng.

Tóm lại, trong “bản giao hưởng nhiều giọng”, căng thẳng, gai góc và bạo liệt là giọng chủ âm của phóng sự thời kỳ đổi mới. Với chất giọng đặc biệt này, so với phóng sự 1932-1945, phóng sự thời kỳ đổi mới tiến xa hơn về mặt tác động đối với sự phát triển của xã hội. Hiệu ứng xã hội là điểm rõ rệt nhất, nổi bật nhất và là điểm đặc thù của phóng sự thời kỳ này. Tấn công vào những vấn đề bức xúc của xã hội, phóng sự hoá giải nỗi đau, nhen nhóm niềm tin trong mỗi con người. Phóng sự “xốc” con người đứng dậy, vượt qua những rào chắn của cuộc đời hướng đến thế giới chân – thiện – mỹ. Đặc biệt, phóng sự thời kỳ này còn “có khả năng điều tra những sự bất hợp lý … rồi dự báo trước cái lôgic tai hại của nó trong tương lai để kịp thời sửa chữa, ngăn ngừa,phòng thủ từ xa” [SUP]8[/SUP]. Nhiều vấn đề phóng sự đặt ra được các cơ quan chức năng lưu tâm, tìm hướng tháo gỡ. Nhiều vụ việc bức xúc được đưa ra chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội và được chính phủ chỉ đạo giải quyết triệt để. Đó là thành công về mặt hiệu ứng xã hội của phóng sự thời kỳ đổi mới.

Yêu cầu và tính chất của đời sống hiện đại buộc phóng sự sau 1986 phải có sự định hướng và cách tân phù hợp. Đề tài được mở rộng đến vô cùng, dường như không còn vùng cấm kỵ. Chất truyện nhạt dần, tăng cường tính thời sự – thời đại, một đặc trưng cơ bản của phóng sự. Bên cạnh đó, do tốc độ của đời sống, do sự kiện bề bộn, do nhu cầu gửi và nhận thông tin kịp thời nhanh nhạy, phóng sự giai đoạn này có khuynh hướng thu hẹp về kích thước, dung lượng, về cấu trúc ngôn từ nhưng vẫn đảm bảo lượng thông tin tâm hồn và cuộc sống đến với người đọc. Thi pháp mới mẻ và độc đáo của phóng sự thời kỳ đổi mới là sản phẩm được hình thành từ quy luật phát triển tất yếu của đời sống thể loại, một mặt chịu sự quy định của cấu trúc đời sống xã hội, mặt khác do sự nỗ lực của chủ thể sáng tạo khi hướng ngòi bút của mình vào những vấn đề quan trọng có liên quan đến vận mệnh dân tộc và số phận con người.

Vì vậy mà tính chiến đấu của phóng sự trở thành sức mạnh, có quyền uy và hiệu nghiệm trong việc thúc đẩy cuộc sống phát triển theo hướng tích cực. Hiệu ứng xã hội chính là điểm nổi rõ nhất, nó làm cho phóng sự giai đoạn này có sức mạnh, có quyền uy và có sức lay chuyển xã hội. Đó cũng chính là hiệu ứng thẩm mỹ của phóng sự Việt Nam thời kỳ đổi mới.

_____________
[SUP]1.[/SUP] Trần Thị Trâm, Văn học và Báo chí từ một góc nhìn, NXB Thanh niên, tr. 294
[SUP]2.[/SUP] Nhiều tác giả (1998), Văn học Việt Nam (1900 – 1945), NXB Giáo dục, tr.161
[SUP]3,4.[/SUP] Nhiều tác giả (1997), Lý luận Văn học, NXB Giáo dục, tr.434
[SUP]5.[/SUP] Trần Quang (2001), Làm báo lý thuyết và thực hành , NXB ĐHQG, Hà Nội, tr.100
[SUP]6.[/SUP] Phan Quang (2001), Về diện mạo báo chí Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội, tr.411
[SUP]7.[/SUP] Trịnh Bích Liên (2003),”Xử lý ngôn ngữ nhân vật khi viết phóng sự”, Tạp chí Người làm báo, (số 1), tr.18 – 19
[SUP]8.[/SUP] Nhiều tác giả (1987), “Nhà báo hỏi chuyện nhà báo”, Báo Văn nghệ, (số 38), tr.12
Posted in bài viết bạn bè | No Comments »
Là người được tham gia thực hiện bài phóng sự số 1 ra ngày 3.2.1989 đến nay, theo tôi nhớ, Lao Động đã đăng tải hơn 6.000 phóng sự, là tờ báo duy nhất hiện nay "có mỗi ngày một phóng sự" trong làng báo Việt Nam. Đội ngũ các cây bút phóng sự Lao Động đã thành danh kể ra cũng có vài chục.
Xuân Quang thuộc “thế hệ thứ hai”, nhưng nếu đọc lại các phóng sự của anh, thấy anh xứng đáng xếp vào “top ten”, và sau Xuân Quang là cả một hàng dài, mà đặc điểm của đội ngũ cây bút phóng sự Lao Động là thường không có bài nào lại ít người đọc. Tuy nhiên, trong thời đại kỹ thuật thông tin, sự bùng nổ của “truyền thông xã hội” có nhiều cây bút phóng sự, nhiều bài phóng sự không còn là “hàng hiệu” như trước, vì nhu cầu thông tin nhanh của công chúng là chính đáng và phóng sự chạy theo tốc độ thời đại là chuyện đương nhiên...
Đặc điểm phóng sự Xuân Quang là giữ được truyền thống phóng sự - “thể loại đại bác” trong giàn “hỏa lực” báo chí, tác chiến với tốc độ và tầm xa của truyền thông hiện đại. Những phóng sự “Ngư Lộc góa bụa”, “Trôi cả Mường Lay”, “Mai Châu chảy máu”, “Đại tang ở Nậm Coóng”, “Em làm dâu xứ Đài”, “Khóc ở thiên đường”, “Tháp tùng Thủ tướng qua 23 nghìn cây số”, “Đi qua nỗi đau Xiêng Khoảng”... cho thấy Xuân Quang thuộc nhóm nhà báo “chân dài”, đôi lúc tung bờm như ngựa hoang, rồi lại suy tư, dằn vặt với sự đời còn lắm éo le.
Có nhiều phóng sự Xuân Quang không đưa vào tuyển tập này. Tôi nhớ đã hơn một lần ngòi bút anh đam mê với đời, với số phận những con người đầy trắc trở. Ở mảng đề tài ấy, nhà báo Xuân Quang đã hành nghề như một văn sĩ. Cái thời trai trẻ, anh em phong hàm “Trịnh công tử” cho Xuân Quang. Đó là “một thời để nhớ”. Còn các phóng sự trong tập “Khóc ở thiên đường” là một thời để anh tự hào về đóng góp của mình.
Xuân Quang đã (rất tiếc) bị “trói chân” vào công việc của người làm biên tập, tổ chức các số báo, của một quan báo hàng “tam phẩm”. Nếu thả ra, tôi chắc “Trịnh công tử” không thua kém gì ông chú “lão tiền bối” Trịnh Xuân Ba, một mình một ngựa tung hoành trên tờ Tiền Phong.
Nhưng là “con ngựa” không còn trẻ, cũng chưa hẳn đã già trong “đàn ngựa phóng sự”, tôi tin Xuân Quang còn nhiều cuộc đua dài hơi lắm. Hơn nữa, với xuất thân cử nhân văn học, văn phong Xuân Quang đủ sức “chế” được những phóng sự hay và đẹp, như cuộc đời này còn nhiều cái hay, cái đẹp cần khám phá và lên tiếng...
:tongue-new:
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top