Điều làm nên sự khác biệt giữa nhà văn này và nhà văn khác là phong cách. Phong cách giống như nét riêng biệt của mỗi nhà văn trên các tác phẩm của mình. Phong cách là con người nhà văn, cuộc đời nhà văn ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác văn học. Nghệ thuật là lĩnh vực của độc đáo, văn học không bao giờ chấp nhận những điều lặp lại mà phải là "một giọng điệu riêng" trên văn đàn.
Dưới đây, xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết về phong cách sáng tác của nhà văn.
I. Khái niệm phong cách sáng tác:
Phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất. (Từ điển thuật ngữ văn học).
Phong cách sáng tác (phong cách nghệ thuật) là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cải nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc.
II. Đặc điểm của phong cách nghệ thuật:
1. Phong cách chính là con người nhà văn:
Nhà văn Pháp Buy phông nói: “Phong cách ấy là con người”. Nó hình thành từ thế giới quan, nhân sinh quan, chiều sâu và sự phong phú của tâm hồn, của vốn sống, sở thích, cá tính cũng như biệt tài trong sử dụng cách hình thức, phương tiện nghệ thuật của nhà văn.
Ví du: Nguyễn Tuân là người nhìn đời bằng nhãn quan của cái tôi kiêu bạc, đầy tự hào, tự tin, tự trọng, cùng với lòng ngưỡng mộ cái Đẹp trong đời. Nguyễn Tuân là người từng trải, đi nhiều, biết rộng, sống phóng khoáng, thích tự do, thích thú với những cảm giác mãnh liệt trong cuộc sống… Những yếu tố ấy trong con người nhà văn bộc lộ ra thành một phong cách nghệ thuật: Độc đáo, tài hoa và uyên bác. Nét phong cách này khá nhất quán trong cả hai giai đoạn sáng tác trước và sau cách mạng tháng Tám.
Khác với Nguyễn Tuân, nhà văn Nam Cao thường viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh. Từ cái sự tầm thường quen thuộc trong đời sống hàng ngày của “Những truyện không muốn viết”, tác phẩm của Nam Cao làm nổi bật vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật. Tác phẩm của Nam Cao đề cao con người tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hoạt động bên ngoài – Đây là phong cách rất độc đáo của Nam Cao. Nhà văn luôn quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá “con người trong con người”. Giọng điệu riêng, buồn thương, chua chát. Ông có phong cách nghệ thuật triết lý trữ tình sắc lạnh.
2. Phong cách sáng tác thể hiện cách nhìn của nhà văn trước cuộc đời
Phong cách nghệ thuật không đơn thuần chỉ là những nét lặp đi lặp lại thành quen thuộc của nhà văn. Đó phải là sự lặp lại một cách hệ thống, thống nhất cách cảm nhận độc đáo về thế giới và hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy.
Cho nên, không phải bất kỳ nhà văn nào cũng có phong cách, tạo được phong cách. Phong cách thường được tạo nên bởi một cây bút sâu sắc trên nhiều phương diện: thế giới quan, nhân sinh quan, vốn sống, kinh nghiệm… tài năng về nghệ thuật và có bản lĩnh.
Cái nét riêng (ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận) ấy thể hiện nổi bật, có giả trị và khá nhắt quán trong hầu hết các tác phẩm của họ, lặp đi lặp lại làm cho người đọc nhận ra sự khác biệt với tác phẩm của các nhà văn khác.
Chẳng hạn, giữa Nguyễn Công Hoan và Nam Cao, Xuân Diệu và Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân và Nguyễn Minh Châu…
3. Nghệ thuật là lĩnh vực của cải độc đáo. Phong cách là nét riêng không trùng lặp.
Sự thật có thể là một, nhưng cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của nhà văn phải có màu sắc khác nhau và độc đáo. L. Tônxtôi nói: “Khi ta đọc hoặc quan sát một tác phẩm văn học nghệ thuật của một tác giả mới, thì câu hỏi chủ yếu nảy ra trong lòng chúng ta bao giờ cũng là như sau: Nào, anh ta là con người thế nào đây nhỉ? Anh ta có gì khác với tất cả những người mà tôi đã biết, và anh ta có thể nói cho tôi thêm một điều gì mới mẻ về việc vần phải nhìn cuộc sống của chúng ta như thế nào?” (L.Tônxtôi toàn tập).
Ví dụ: Cùng thể hiện khả năng trào phúng, hai nhà văn cùng thời Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng vẫn tạo được những phong cách khác nhau:
+ Nguyễn Công Hoan cười nhẹ nhàng, thâm thúy bằng cách dựng lên những tình huống trớ trêu, nghịch lý (kiểu Kép Tư Bền, Người ngựa, ngựa người…).
+ Vũ Trọng Phụng cười chua chát, sâu cay, quyết liệt, như muốn ném thẳng lời nguyền rủa vào mặt người ta (kiểu số Đỏ).
+ Nam Cao lại có giọng điệu buồn thương, chua chát, đôi khi lại lạnh lùng tưởng như vô tình.
4. Phong cách nghệ thuật là sự ổn định, nhất quán
Ví dụ: Nguyễn Tuân, trải qua hai thời kỳ sáng tác, có những chuyển biến về tư tưởng sáng tác khá rõ nét, nhưng vẫn giữ một phong cách độc đáo, tài hoa, uyên bác. Có khác:
+ Trước cách mạng, ông ưa viết theo cách ngông, nổi loạn chống lại cái tầm thường, phàm tục ở đời. Cái Đẹp nhiều khi phóng túng.
+ Còn sau cách mạng: ông ưa viết theo cách tự tin, tự hào, tự trọng về tài năng và bản lĩnh của mình. Cái Đẹp vẫn được đặt trong tư thế thử thách gai góc nhưng bình dị, chân thực hơn.
5. Phong cách nghệ thuật biếu hiện rất phong phủ, đa dạng, Điều này tùy thuộc vào tài năng, sở trường của mỗi nhà văn.
Phong cách sáng tác có thể biểu hiện ở việc chọn đề tài. Có nhà văn chỉ thích đề tài nông thôn; có người lại ưa và chỉ chọn đề tài thành thị; có người thích những hiện thực mang tính chất nhẹ nhàng, giản dị, thâm trầm; cũng có người lại thích khai thác những chuyện dữ dội, đau đớn, ám ảnh mãnh liệt đối với con người…).
Phong cách sáng tác có thể biểu hiện ở việc chọn thể loại. mỗi nhà văn chỉ viết thành công nhất ở một thể loại, thể loại ấy chính là phong cách của họ.
Phong cách sáng tác có thể biểu hiện ở sự vận dụng ngôn ngữ. Có nhà văn ưa dừng thứ văn nhẹ nhàng, êm đềm, sâu lắng, nhưng có người lại luôn tỉnh táo, sắc lạnh đến tàn nhẫn; có người ưa lối nói dí dỏm mà thâm thúy, người lại thích lối nói sắc sảo, dữ dội, sâu cay…
Phong cách sáng tác có thể biểu hiện ở giọng điệu. Có nhà văn thường tạo nên một giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, ân nghĩa; trong khi người khác lại thành công với giọng điệu thấm đẫm chất triết luận…
Phong cách sáng tác có thể biểu hiện ở cách xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm. Kiểu nhân vật chân dung – Nguyễn Tuân; kiểu nhân vật tâm lý – Nam Cao; kiểu nhân vật cảm giác – Thạch Lam, kiểu nhân vật đấu tranh – Nguyễn Minh Châu (trong sáng tác sau năm 1975), kiểu nhân vật CON – NGƯỜI – Nguyễn Huy Thiệp…
6. Phong cách nghệ thuật là nét riêng, đậm tính cá thể, nhưng phải có liên hệ mật thiết với hệ thắng chung các phong cách của một thời đại văn học.
Ví dụ: Phong cách của các nhà thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên… trước cách mạng tháng Tám đều nằm trong phong cách lãng mạn của trào lưu Thơ mới lãng mạn Việt Nam 1932 – 1945.
Đồng thời, phong cách nghệ thuật chỉ có giá trị khi nó thực sự cống hiến cho sự tồn tại và phát triển phong phủ, đa dạng của văn học dân tộc nói chung.
7. Phong cách sáng tác chịu ảnh hưởng của những phương diện tinh thần khác nhau như tâm lý, khí chất, cá tính của người sáng tác. Đồng thời, nó cũng mang dấu ấn của dân tộc và thời đại.
Mỗi một thời đại lịch sử và thời đại văn học tương ứng có thể tạo ra những phong cách sáng tác mang đặc trưng riêng:
+ Chẳng hạn phong cách Hồ Xuân Hương trong thời Trung đại còn nặng nề ý thức hệ phong kiến, văn học chịu ảnh hưởng sâu sắc của quan điểm phi ngã;
+ Phong cách Nguyễn Tuân trong thời Pháp thuộc, phát triển một khuynh hướng văn học – văn học lãng mạn, bộc lộ đầy đủ, sâu sắc cái tôi nghệ sĩ tài hoa, phóng khoáng…
Sưu tầm
Phong cách sáng tác của nhà văn đã làm nên những nét riêng trong các tác phẩm của họ. Những tác phẩm ấy sẽ không bị thời gian làm cho băng hoại. Văn học không chấp nhận những cái lặp đi lặp lại mà tìm những cái riêng độc đáo. Với bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc đã có thêm những kiến thức về phong cách nhà văn. Chúc bạn học tốt !
Dưới đây, xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết về phong cách sáng tác của nhà văn.
I. Khái niệm phong cách sáng tác:
Phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất. (Từ điển thuật ngữ văn học).
Phong cách sáng tác (phong cách nghệ thuật) là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cải nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc.
II. Đặc điểm của phong cách nghệ thuật:
1. Phong cách chính là con người nhà văn:
Nhà văn Pháp Buy phông nói: “Phong cách ấy là con người”. Nó hình thành từ thế giới quan, nhân sinh quan, chiều sâu và sự phong phú của tâm hồn, của vốn sống, sở thích, cá tính cũng như biệt tài trong sử dụng cách hình thức, phương tiện nghệ thuật của nhà văn.
Ví du: Nguyễn Tuân là người nhìn đời bằng nhãn quan của cái tôi kiêu bạc, đầy tự hào, tự tin, tự trọng, cùng với lòng ngưỡng mộ cái Đẹp trong đời. Nguyễn Tuân là người từng trải, đi nhiều, biết rộng, sống phóng khoáng, thích tự do, thích thú với những cảm giác mãnh liệt trong cuộc sống… Những yếu tố ấy trong con người nhà văn bộc lộ ra thành một phong cách nghệ thuật: Độc đáo, tài hoa và uyên bác. Nét phong cách này khá nhất quán trong cả hai giai đoạn sáng tác trước và sau cách mạng tháng Tám.
Khác với Nguyễn Tuân, nhà văn Nam Cao thường viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh. Từ cái sự tầm thường quen thuộc trong đời sống hàng ngày của “Những truyện không muốn viết”, tác phẩm của Nam Cao làm nổi bật vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật. Tác phẩm của Nam Cao đề cao con người tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hoạt động bên ngoài – Đây là phong cách rất độc đáo của Nam Cao. Nhà văn luôn quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá “con người trong con người”. Giọng điệu riêng, buồn thương, chua chát. Ông có phong cách nghệ thuật triết lý trữ tình sắc lạnh.
2. Phong cách sáng tác thể hiện cách nhìn của nhà văn trước cuộc đời
Phong cách nghệ thuật không đơn thuần chỉ là những nét lặp đi lặp lại thành quen thuộc của nhà văn. Đó phải là sự lặp lại một cách hệ thống, thống nhất cách cảm nhận độc đáo về thế giới và hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy.
Cho nên, không phải bất kỳ nhà văn nào cũng có phong cách, tạo được phong cách. Phong cách thường được tạo nên bởi một cây bút sâu sắc trên nhiều phương diện: thế giới quan, nhân sinh quan, vốn sống, kinh nghiệm… tài năng về nghệ thuật và có bản lĩnh.
Cái nét riêng (ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận) ấy thể hiện nổi bật, có giả trị và khá nhắt quán trong hầu hết các tác phẩm của họ, lặp đi lặp lại làm cho người đọc nhận ra sự khác biệt với tác phẩm của các nhà văn khác.
Chẳng hạn, giữa Nguyễn Công Hoan và Nam Cao, Xuân Diệu và Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân và Nguyễn Minh Châu…
3. Nghệ thuật là lĩnh vực của cải độc đáo. Phong cách là nét riêng không trùng lặp.
Sự thật có thể là một, nhưng cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của nhà văn phải có màu sắc khác nhau và độc đáo. L. Tônxtôi nói: “Khi ta đọc hoặc quan sát một tác phẩm văn học nghệ thuật của một tác giả mới, thì câu hỏi chủ yếu nảy ra trong lòng chúng ta bao giờ cũng là như sau: Nào, anh ta là con người thế nào đây nhỉ? Anh ta có gì khác với tất cả những người mà tôi đã biết, và anh ta có thể nói cho tôi thêm một điều gì mới mẻ về việc vần phải nhìn cuộc sống của chúng ta như thế nào?” (L.Tônxtôi toàn tập).
Ví dụ: Cùng thể hiện khả năng trào phúng, hai nhà văn cùng thời Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng vẫn tạo được những phong cách khác nhau:
+ Nguyễn Công Hoan cười nhẹ nhàng, thâm thúy bằng cách dựng lên những tình huống trớ trêu, nghịch lý (kiểu Kép Tư Bền, Người ngựa, ngựa người…).
+ Vũ Trọng Phụng cười chua chát, sâu cay, quyết liệt, như muốn ném thẳng lời nguyền rủa vào mặt người ta (kiểu số Đỏ).
+ Nam Cao lại có giọng điệu buồn thương, chua chát, đôi khi lại lạnh lùng tưởng như vô tình.
4. Phong cách nghệ thuật là sự ổn định, nhất quán
Ví dụ: Nguyễn Tuân, trải qua hai thời kỳ sáng tác, có những chuyển biến về tư tưởng sáng tác khá rõ nét, nhưng vẫn giữ một phong cách độc đáo, tài hoa, uyên bác. Có khác:
+ Trước cách mạng, ông ưa viết theo cách ngông, nổi loạn chống lại cái tầm thường, phàm tục ở đời. Cái Đẹp nhiều khi phóng túng.
+ Còn sau cách mạng: ông ưa viết theo cách tự tin, tự hào, tự trọng về tài năng và bản lĩnh của mình. Cái Đẹp vẫn được đặt trong tư thế thử thách gai góc nhưng bình dị, chân thực hơn.
5. Phong cách nghệ thuật biếu hiện rất phong phủ, đa dạng, Điều này tùy thuộc vào tài năng, sở trường của mỗi nhà văn.
Phong cách sáng tác có thể biểu hiện ở việc chọn đề tài. Có nhà văn chỉ thích đề tài nông thôn; có người lại ưa và chỉ chọn đề tài thành thị; có người thích những hiện thực mang tính chất nhẹ nhàng, giản dị, thâm trầm; cũng có người lại thích khai thác những chuyện dữ dội, đau đớn, ám ảnh mãnh liệt đối với con người…).
Phong cách sáng tác có thể biểu hiện ở việc chọn thể loại. mỗi nhà văn chỉ viết thành công nhất ở một thể loại, thể loại ấy chính là phong cách của họ.
Phong cách sáng tác có thể biểu hiện ở sự vận dụng ngôn ngữ. Có nhà văn ưa dừng thứ văn nhẹ nhàng, êm đềm, sâu lắng, nhưng có người lại luôn tỉnh táo, sắc lạnh đến tàn nhẫn; có người ưa lối nói dí dỏm mà thâm thúy, người lại thích lối nói sắc sảo, dữ dội, sâu cay…
Phong cách sáng tác có thể biểu hiện ở giọng điệu. Có nhà văn thường tạo nên một giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, ân nghĩa; trong khi người khác lại thành công với giọng điệu thấm đẫm chất triết luận…
Phong cách sáng tác có thể biểu hiện ở cách xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm. Kiểu nhân vật chân dung – Nguyễn Tuân; kiểu nhân vật tâm lý – Nam Cao; kiểu nhân vật cảm giác – Thạch Lam, kiểu nhân vật đấu tranh – Nguyễn Minh Châu (trong sáng tác sau năm 1975), kiểu nhân vật CON – NGƯỜI – Nguyễn Huy Thiệp…
6. Phong cách nghệ thuật là nét riêng, đậm tính cá thể, nhưng phải có liên hệ mật thiết với hệ thắng chung các phong cách của một thời đại văn học.
Ví dụ: Phong cách của các nhà thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên… trước cách mạng tháng Tám đều nằm trong phong cách lãng mạn của trào lưu Thơ mới lãng mạn Việt Nam 1932 – 1945.
Đồng thời, phong cách nghệ thuật chỉ có giá trị khi nó thực sự cống hiến cho sự tồn tại và phát triển phong phủ, đa dạng của văn học dân tộc nói chung.
7. Phong cách sáng tác chịu ảnh hưởng của những phương diện tinh thần khác nhau như tâm lý, khí chất, cá tính của người sáng tác. Đồng thời, nó cũng mang dấu ấn của dân tộc và thời đại.
Mỗi một thời đại lịch sử và thời đại văn học tương ứng có thể tạo ra những phong cách sáng tác mang đặc trưng riêng:
+ Chẳng hạn phong cách Hồ Xuân Hương trong thời Trung đại còn nặng nề ý thức hệ phong kiến, văn học chịu ảnh hưởng sâu sắc của quan điểm phi ngã;
+ Phong cách Nguyễn Tuân trong thời Pháp thuộc, phát triển một khuynh hướng văn học – văn học lãng mạn, bộc lộ đầy đủ, sâu sắc cái tôi nghệ sĩ tài hoa, phóng khoáng…
Sưu tầm
Phong cách sáng tác của nhà văn đã làm nên những nét riêng trong các tác phẩm của họ. Những tác phẩm ấy sẽ không bị thời gian làm cho băng hoại. Văn học không chấp nhận những cái lặp đi lặp lại mà tìm những cái riêng độc đáo. Với bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc đã có thêm những kiến thức về phong cách nhà văn. Chúc bạn học tốt !