Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng bởi phong cách tài hoa uyên bác, đề cao tuyệt đối cái thật, cái đẹp trong cuộc sống. Tác phẩm của ông luôn hấp dẫn bạn đọc bởi cách kể chuyện, cách xây dựng hình tượng nghệ thuật, cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo. Chữ người tử tù - tác phẩm trong chương trình học Ngữ văn 11 là một trong những truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu cho Phong cách Nguyễn Tuân.
(Phong cách Nguyễn Tuân qua Chữ người tử tù. Nguồn: internet)
Tình huống truyện Chữ người tử tù cho thấy mối quan hệ trái ngược giữa những con người tài hoa, có khí phách và giàu thiên lương phải sống trong một hoàn cảnh hoàn toàn đối nghịch với họ. Huấn Cao và viên quản ngục thực chất là kẻ tri ân, tri kỉ (tài hoa và biết quý trọng tài hoa, có khí phách, giàu thiên lương nhưng lại đặt trong thế đối địch, một đằng là giặc của triều đình, một đằng là quan lại của triều đình. Họ gặp nhau nơi nhà tù).
Nhân vật Huấn Cao là một bậc tài hoa có khí phách hiên ngang bất khuất, có tấm lòng thiên lương trong sạch.Sự tài hoa thể hiện ở viết chữ đẹp, là một nhà thư pháp xuất sắc. Viên quản ngục ao ước “có được chữ Huấn Cao mà treo là một báu vật trên đời” và trầm trồ thán phục ông là một người văn võ toàn tài, “ngoài chữ viết tốt còn có tài bẻ khóa và vượt ngục”.
Khí phách hiên ngang bất khuất: Lạnh lùng chúc mũi gông rỗ rệp trước mặt ngục tốt, điềm nhiên nhận rượu thịt của viên quản ngục, tỏ thái độ khinh bỉ, ngạo mạn trước mặt ngục quan…
Có tấm lòng thiên lương trong sáng: Tỏ thái độ mềm lòng khi biết viên quản ngục cũng có “một tấm lòng đáng quý”; khuyên viên quản ngục rời xa chốn nhơ bẩn ác độc của nhà tù, để giữ thiên lương, để thưởng thức cái đẹp “chữ thánh hiền”.
Con người có thiên lương cao quý, biết quý trọng cái tài, cái đẹp, khí phách của Huấn Cao. Tin Huấn Cao bị giải đến nhà ngục khiến ông vừa mừng, vừa lo (mừng vì được gặp Huấn Cao, một người ông rất ái mộ, sẽ xin được chữ của Huấn Cao- sở nguyện cả đời làm quan của ông; lo vì muốn biệt đãi nhưng lại sợ thư cáo giác, lo không xin được chữ vì biết tính Huấn Cao rất khoảnh).
Thái độ khúm núm của viên quản ngục trước Huấn Cao không làm cho ông ta hèn hạ mà trái lại làm cho ông ta trở nên sang hơn, đẹp hơn (như thái độ của Cao Bá Quát cúi đầu bái lạy mai hoa, bái lạy cái đẹp là thể hiện bản lĩnh, nhân cách cao thượng “nhất sinh đê thủ bái mai hoa”).
Lời bình của tác giả về viên quản ngục: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bổ”. Chỉ tiếc cho viên quản ngục bị đặt nhầm chỗ vào giữa “một đống cặn bã”!
Nguyễn Tuân đặt nhân vật vào trong một tình huống truyện độc đáo, xây dựng thống nhất hòa hợp giữa cái tài hoa, cái đẹp và cái tâm trong từng nhân vật. Cả hai đều có thiên lương trong sáng. Hoàn cảnh tù ngục là nơi thử thách bản lĩnh con người họ và cũng là nơi để cho những tác phẩm chất của họ được thăng hoa.
Nét độc đáo trong Phong cách Nguyễn Tuân khi xây dựng nhân vật thường chú ý làm nổi bật nét tài hoa, trí dũng tột bậc trong con người.
Cảnh tượng xảy ra trong nhà ngục, tại một buồng giam tối tăm, chật hẹp, ẩm mốc, bẩn thỉu.
Huấn Cao cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ. Viết chữ xong, đính đạc khuyên bảo viên quản ngục.
Viên quản ngục trong bộ dạng khúm núm, vái lạy người tù, thầy thơ lại thì run run bưng chậu mực, thái độ rất kính trọng Huấn Cao.
Xưa nay viết chữ, xin chữ, cho chữ thường được đặt ở nơi thư phòng, tôn nghiêm; người viết chữ phải là người tự do, thư thái, vậy mà lại xảy ra ở nơi nhà tù- hiện thân của cái ác, cái xấu, người cho chữ phải đeo gông xiềng trong tư thế mất tự do.
Không gian nhà ngục ẩm thấp, tối tăm, bẩn thỉu đối lập với ngọn đuốc sáng rực, tấm lụa trắng tinh, mùi mực thơm…
Thái độ người tù đàng hoàng, điềm tĩnh, khuyên nhủ, còn viên quản ngục và thầy thơ lại khúm núm, sợ sệt…
Miêu tả cảnh cho chữ thể hiện sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối; cái đẹp đối với cái xấu xa, ác độc, nhơ bẩn; của thiên lương, chính nghĩa đối với sự bất lương, phi nghĩa.
Lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục “Ta khuyên thầy Quản nên thay đổi chốn ở đi…” là mong muốn viên quản ngục thoát khỏi nghề này đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ, để giữ cho thiên lương trong sạch.
Ý nghĩa lời khuyên: Cái đẹp có thể được sản sinh từ đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái ác, cái xấu. Con người chỉ xứng đáng thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương trong sáng.
Tác dụng của lời khuyên: Đã cảm hóa được con người. Khi nghe lời khuyên của Huấn Cao, ngục quan cảm động vái người tù một vái, chắp tay nói: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh.
Nét độc đáo của phong cách Nguyễn Tuân trong truyện là xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo trong một tình huống truyện đặc biệt, đề cao cái đẹp, con người với phẩm chất tài hoa, tài tử, uyên bác của “một thời vang bóng”. Hình tượng Huấn Cao và viên quản ngục là tiêu biểu cho những con người có tài có tâm, luôn giữ thiên lương trong sáng- thể hiện nét đẹp văn hóa con người.
Giọng điệu kết hợp trữ tình và tả thực, nghệ thuật dẫn truyện hấp dẫn.
Ngôn ngữ cổ kính, trang nghiêm, dùng nhiều từ ngữ, cách nói của người xưa (truyện có rất nhiều chú thích), tạo cho câu chuyện cái không khí của “một thời vang bóng”.
Phong cách Nguyễn Tuân thể hiện chất tài hoa, tài tử, uyên bác trong việc xây dựng hình tượng độc đáo, tạo dựng không khí truyện, sử dụng ngôn từ mang màu sắc cổ kính.
QUỲNH LINH
(Phong cách Nguyễn Tuân qua Chữ người tử tù. Nguồn: internet)
Tình huống truyện Chữ người tử tù cho thấy mối quan hệ trái ngược giữa những con người tài hoa, có khí phách và giàu thiên lương phải sống trong một hoàn cảnh hoàn toàn đối nghịch với họ. Huấn Cao và viên quản ngục thực chất là kẻ tri ân, tri kỉ (tài hoa và biết quý trọng tài hoa, có khí phách, giàu thiên lương nhưng lại đặt trong thế đối địch, một đằng là giặc của triều đình, một đằng là quan lại của triều đình. Họ gặp nhau nơi nhà tù).
Nhân vật Huấn Cao là một bậc tài hoa có khí phách hiên ngang bất khuất, có tấm lòng thiên lương trong sạch.Sự tài hoa thể hiện ở viết chữ đẹp, là một nhà thư pháp xuất sắc. Viên quản ngục ao ước “có được chữ Huấn Cao mà treo là một báu vật trên đời” và trầm trồ thán phục ông là một người văn võ toàn tài, “ngoài chữ viết tốt còn có tài bẻ khóa và vượt ngục”.
Khí phách hiên ngang bất khuất: Lạnh lùng chúc mũi gông rỗ rệp trước mặt ngục tốt, điềm nhiên nhận rượu thịt của viên quản ngục, tỏ thái độ khinh bỉ, ngạo mạn trước mặt ngục quan…
Có tấm lòng thiên lương trong sáng: Tỏ thái độ mềm lòng khi biết viên quản ngục cũng có “một tấm lòng đáng quý”; khuyên viên quản ngục rời xa chốn nhơ bẩn ác độc của nhà tù, để giữ thiên lương, để thưởng thức cái đẹp “chữ thánh hiền”.
Con người có thiên lương cao quý, biết quý trọng cái tài, cái đẹp, khí phách của Huấn Cao. Tin Huấn Cao bị giải đến nhà ngục khiến ông vừa mừng, vừa lo (mừng vì được gặp Huấn Cao, một người ông rất ái mộ, sẽ xin được chữ của Huấn Cao- sở nguyện cả đời làm quan của ông; lo vì muốn biệt đãi nhưng lại sợ thư cáo giác, lo không xin được chữ vì biết tính Huấn Cao rất khoảnh).
Thái độ khúm núm của viên quản ngục trước Huấn Cao không làm cho ông ta hèn hạ mà trái lại làm cho ông ta trở nên sang hơn, đẹp hơn (như thái độ của Cao Bá Quát cúi đầu bái lạy mai hoa, bái lạy cái đẹp là thể hiện bản lĩnh, nhân cách cao thượng “nhất sinh đê thủ bái mai hoa”).
Lời bình của tác giả về viên quản ngục: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bổ”. Chỉ tiếc cho viên quản ngục bị đặt nhầm chỗ vào giữa “một đống cặn bã”!
Nguyễn Tuân đặt nhân vật vào trong một tình huống truyện độc đáo, xây dựng thống nhất hòa hợp giữa cái tài hoa, cái đẹp và cái tâm trong từng nhân vật. Cả hai đều có thiên lương trong sáng. Hoàn cảnh tù ngục là nơi thử thách bản lĩnh con người họ và cũng là nơi để cho những tác phẩm chất của họ được thăng hoa.
Nét độc đáo trong Phong cách Nguyễn Tuân khi xây dựng nhân vật thường chú ý làm nổi bật nét tài hoa, trí dũng tột bậc trong con người.
Cảnh tượng xảy ra trong nhà ngục, tại một buồng giam tối tăm, chật hẹp, ẩm mốc, bẩn thỉu.
Huấn Cao cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ. Viết chữ xong, đính đạc khuyên bảo viên quản ngục.
Viên quản ngục trong bộ dạng khúm núm, vái lạy người tù, thầy thơ lại thì run run bưng chậu mực, thái độ rất kính trọng Huấn Cao.
Xưa nay viết chữ, xin chữ, cho chữ thường được đặt ở nơi thư phòng, tôn nghiêm; người viết chữ phải là người tự do, thư thái, vậy mà lại xảy ra ở nơi nhà tù- hiện thân của cái ác, cái xấu, người cho chữ phải đeo gông xiềng trong tư thế mất tự do.
Không gian nhà ngục ẩm thấp, tối tăm, bẩn thỉu đối lập với ngọn đuốc sáng rực, tấm lụa trắng tinh, mùi mực thơm…
Thái độ người tù đàng hoàng, điềm tĩnh, khuyên nhủ, còn viên quản ngục và thầy thơ lại khúm núm, sợ sệt…
Miêu tả cảnh cho chữ thể hiện sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối; cái đẹp đối với cái xấu xa, ác độc, nhơ bẩn; của thiên lương, chính nghĩa đối với sự bất lương, phi nghĩa.
Lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục “Ta khuyên thầy Quản nên thay đổi chốn ở đi…” là mong muốn viên quản ngục thoát khỏi nghề này đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ, để giữ cho thiên lương trong sạch.
Ý nghĩa lời khuyên: Cái đẹp có thể được sản sinh từ đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái ác, cái xấu. Con người chỉ xứng đáng thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương trong sáng.
Tác dụng của lời khuyên: Đã cảm hóa được con người. Khi nghe lời khuyên của Huấn Cao, ngục quan cảm động vái người tù một vái, chắp tay nói: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh.
Nét độc đáo của phong cách Nguyễn Tuân trong truyện là xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo trong một tình huống truyện đặc biệt, đề cao cái đẹp, con người với phẩm chất tài hoa, tài tử, uyên bác của “một thời vang bóng”. Hình tượng Huấn Cao và viên quản ngục là tiêu biểu cho những con người có tài có tâm, luôn giữ thiên lương trong sáng- thể hiện nét đẹp văn hóa con người.
Giọng điệu kết hợp trữ tình và tả thực, nghệ thuật dẫn truyện hấp dẫn.
Ngôn ngữ cổ kính, trang nghiêm, dùng nhiều từ ngữ, cách nói của người xưa (truyện có rất nhiều chú thích), tạo cho câu chuyện cái không khí của “một thời vang bóng”.
Phong cách Nguyễn Tuân thể hiện chất tài hoa, tài tử, uyên bác trong việc xây dựng hình tượng độc đáo, tạo dựng không khí truyện, sử dụng ngôn từ mang màu sắc cổ kính.
QUỲNH LINH
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: