Phó thủ tướng: 'Tôi vẫn nợ thầy cô một câu hỏi'

Tuananhdh

New member
Xu
0
"Ba năm liên tục, thầy cô giáo chăm lo bồi dưỡng học sinh và đến bây giờ với tư cách Bộ trưởng, tôi vẫn nợ câu hỏi 'Giáo viên bỏ công sức bồi dưỡng học sinh yếu kém có phụ cấp hay không?' Xót xa lắm nhưng cơ chế không có", Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân day dứt.


Ngày 24/3, Hội nghị giao ban lần thứ hai năm học 2008-2009 cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc trung ương gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM và Cần Thơ diễn ra tại thủ đô Hà Nội.

Thống kê cho thấy, học kỳ I năm học này, Hà Nội có 760 học sinh THPT bỏ học, Hải Phòng có gần 1.700 em, Đà Nẵng hơn 200 em, TP HCM gần 2.000 em và Cần Thơ hơn 1.000 em. Nguyên nhân bỏ học chủ yếu do học lực kém, không có khả năng lên lớp hoặc tốt nghiệp, hoàn cảnh gia đình khó khăn, xa trường lớp...

So với năm ngoái, tỷ lệ học sinh yếu kém của cả 5 thành phố giảm nhiều và đây là vùng có tỷ lệ bỏ học ít nhất cả nước. Toàn vùng có chừng 5.600 em bỏ học, trong khi trên toàn quốc, con số này là hơn 86.000 em.

PTT.jpg
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: "Chúng ta vẫn còn nợ xã hội là làm sao xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá đạo đức học sinh phù hợp hơn". Ảnh: Tiến Dũng.
Nhận định kết quả học tập của học sinh không thể là quá trình đột biến mà là kết quả của 3 năm liên tục và có công lớn của các thầy cô, Phó thủ tướng, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân day dứt: "Ba năm liên tục, thầy cô giáo phân loại, chăm lo bồi dưỡng học sinh và đến bây giờ với tư cách Bộ trưởng, tôi vẫn nợ một câu hỏi 'Giáo viên bỏ công sức bồi dưỡng học sinh yếu kém có phụ cấp hay không?' Xót xa lắm nhưng cơ chế không có".

Theo người đứng đầu ngành Giáo dục, mỗi học sinh bỏ học là một sự đau khổ của chúng ta nhưng nay đã thấy sự tiến bộ bởi ba năm qua thầy cô giáo bằng tấm lòng đã dìu dắt các em. Lượng học sinh bỏ học giảm hơn kỳ I năm 2007 61.000 em.

Dù lạc quan trước khả năng học tập của học sinh nhưng Phó thủ tướng không khỏi lo lắng khi đặt câu hỏi: "Về đạo đức có tiến bộ không?" Và rồi cũng chính ông trả lời câu hỏi này bằng một mong mỏi: "Chúng ta vẫn còn nợ xã hội là làm sao xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá đạo đức học sinh phù hợp hơn".

"Ở các nước, quyền giáo viên chủ nhiệm rất lớn vì họ chỉ quản lý 25-30 em. Họ biết tất cả tính cách của các em và khi đề cập tới sự tiến bộ của học sinh, giáo viên sẽ đưa ra số liệu minh họa chứ không chỉ bảng điểm như ở Việt Nam", ông nói.
click.aspx

.VietAdTextLink{text-decoration:underline;border-bottom:1px solid #2B9900;padding-bottom: 0px;color:darkgreen;background-color:transparent;cursor:pointer;cursor:hand;}.VietAdTooltip{border:none;border-style:none;padding:0px 0px 0px 0px;margin:0px 0px 0px 0px;background-color:transparent;}.VietAdTextLink{padding-bottom: 0px;}

Phạm Thu (Theo VnExpress)​
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top