Sau vụ “pizza-gate” nổi tiếng năm 2004, Arsene Wenger đã ghét Ferguson đến mức tuyên bố: “Tôi sẽ không trả lời bất kỳ câu hỏi nào về người đàn ông đó nữa”. Nhưng bỗng dưng hôm qua người ta thấy Wenger nói nhiều về “kình địch số 1” một cách bất ngờ. Mà ngạc nhiên nữa, đó toàn là… những lời khen.
“Chẳng có gì phải xấu hổ khi nói: M.U chính là đội bóng số 1 nước Anh” - Wenger thẳng thắn. Hầu như trong suốt buổi họp báo trước thềm trận M.U-Arsenal, Wenger đại từ “họ” để chỉ M.U, nhưng ai cũng có thể hiểu rằng ông đang thể hiện sự kính trọng với ai.
Cách đây 10 ngày, Alex Ferguson cũng đã thể hiện sự nể phục của mình với Arsene Wenger, người mà ông từng gọi là “kẻ thua cuộc tồi tệ nhất”, cũng sau vụ “pizza-gate”. “Tôi khâm phục cách ông ta giữ lập trường của mình. Luôn tin vào cách cầu thủ trẻ và sử dụng họ đúng cách”. Không chỉ thế, ông còn bày tỏ sự cảm thông với Wenger trước những lời chỉ trích hiện tại. “Tôi hiểu chính xác ông ấy đang cảm thấy gì. Tôi cũng đã từng chịu cảnh đó. Thắng làm vua…”.
Thế là bên cạnh những cái lắc đầu, những lời mỉa mai và cả sự cay nghiệt, vẫn thấy hai HLV hàng đầu nước Anh dành cho nhau sự tôn trọng rất lớn. Nếu Wenger coi đội bóng của Ferguson là “mạnh nhất nước Anh”, thì Ferguson lại gọi Arsenal là “đối thủ đáng gờm nhất của mùa giải sang năm”. Đó không bao giờ là những lời mà HLV M.U có thể “trao đổi” cùng Benitez hay Mourinho, cho dù năm 2005, ông sẵn sàng ra lệnh cho học trò xếp hàng chào đón Chelsea tại Old Trafford khi đối phương đến đây với tư cách nhà tân vô địch (và sau này Chelsea cũng làm vậy với M.U mùa 06/07).
Ngoài mối quan hệ “không đội trời chung trên sân cỏ”, thật ra Wenger và Ferguson có nhiều điểm chung. Đầu tiên là tình yêu với bóng đá và một sức làm việc phi thường. Nếu Ngài Alex đã chứng minh điều đó rõ ràng bằng cách làm việc cho tới tận khi đã gần 70, thì Wenger lại nổi tiếng bằng phương pháp “giải trí” mỗi cuối tuần: ngồi xem lại băng các trận đấu kinh điển của người Đức. Họ còn cùng sự nổi tiếng vì sự tự tôn của mình. “Nếu bạn nhìn lại 12 hay 13 năm qua, bóng đá Anh có gì? Chelsea cũng có vài năm nổi lên, nhưng hầu hết vẫn là M.U gặp Arsenal, rồi lại Arsenal gặp M.U” - Ferguson nói hồi đầu mùa giải này. Wenger cũng rất tán đồng với sự đề cao ấy: “Arsenal gặp M.U luôn là trận đấu quyết định của mùa giải”.
Arsenal sẽ không cùng ăn mừng chức vô địch với M.U như đội bóng của Ferguson đã từng làm với họ năm 1991, cho dù rất có thể M.U sẽ lên ngôi ngay sau đêm nay. “Việc đó sẽ để Hull City làm” - Wenger nói. Vẫn không hẳn là sự thân thiện, nhưng ông hiểu rằng mình có thể học được những bài học từ thất bại trước Ferguson: Wenger sẽ bắt các học trò phải đứng lại nhìn M.U đăng quang. Ông muốn “các chú bé” vươn lên từ sự cay đắng.
“Một mối quan hệ thù địch không thể tìm thấy ở đâu khác” - chỉ có dùng chính lời của Wenger mới diễn tả được cách hai HLV thâm niên cao nhất Premiership đang “chơi” với nhau.
“Chẳng có gì phải xấu hổ khi nói: M.U chính là đội bóng số 1 nước Anh” - Wenger thẳng thắn. Hầu như trong suốt buổi họp báo trước thềm trận M.U-Arsenal, Wenger đại từ “họ” để chỉ M.U, nhưng ai cũng có thể hiểu rằng ông đang thể hiện sự kính trọng với ai.
Cách đây 10 ngày, Alex Ferguson cũng đã thể hiện sự nể phục của mình với Arsene Wenger, người mà ông từng gọi là “kẻ thua cuộc tồi tệ nhất”, cũng sau vụ “pizza-gate”. “Tôi khâm phục cách ông ta giữ lập trường của mình. Luôn tin vào cách cầu thủ trẻ và sử dụng họ đúng cách”. Không chỉ thế, ông còn bày tỏ sự cảm thông với Wenger trước những lời chỉ trích hiện tại. “Tôi hiểu chính xác ông ấy đang cảm thấy gì. Tôi cũng đã từng chịu cảnh đó. Thắng làm vua…”.
Thế là bên cạnh những cái lắc đầu, những lời mỉa mai và cả sự cay nghiệt, vẫn thấy hai HLV hàng đầu nước Anh dành cho nhau sự tôn trọng rất lớn. Nếu Wenger coi đội bóng của Ferguson là “mạnh nhất nước Anh”, thì Ferguson lại gọi Arsenal là “đối thủ đáng gờm nhất của mùa giải sang năm”. Đó không bao giờ là những lời mà HLV M.U có thể “trao đổi” cùng Benitez hay Mourinho, cho dù năm 2005, ông sẵn sàng ra lệnh cho học trò xếp hàng chào đón Chelsea tại Old Trafford khi đối phương đến đây với tư cách nhà tân vô địch (và sau này Chelsea cũng làm vậy với M.U mùa 06/07).
Ngoài mối quan hệ “không đội trời chung trên sân cỏ”, thật ra Wenger và Ferguson có nhiều điểm chung. Đầu tiên là tình yêu với bóng đá và một sức làm việc phi thường. Nếu Ngài Alex đã chứng minh điều đó rõ ràng bằng cách làm việc cho tới tận khi đã gần 70, thì Wenger lại nổi tiếng bằng phương pháp “giải trí” mỗi cuối tuần: ngồi xem lại băng các trận đấu kinh điển của người Đức. Họ còn cùng sự nổi tiếng vì sự tự tôn của mình. “Nếu bạn nhìn lại 12 hay 13 năm qua, bóng đá Anh có gì? Chelsea cũng có vài năm nổi lên, nhưng hầu hết vẫn là M.U gặp Arsenal, rồi lại Arsenal gặp M.U” - Ferguson nói hồi đầu mùa giải này. Wenger cũng rất tán đồng với sự đề cao ấy: “Arsenal gặp M.U luôn là trận đấu quyết định của mùa giải”.
Arsenal sẽ không cùng ăn mừng chức vô địch với M.U như đội bóng của Ferguson đã từng làm với họ năm 1991, cho dù rất có thể M.U sẽ lên ngôi ngay sau đêm nay. “Việc đó sẽ để Hull City làm” - Wenger nói. Vẫn không hẳn là sự thân thiện, nhưng ông hiểu rằng mình có thể học được những bài học từ thất bại trước Ferguson: Wenger sẽ bắt các học trò phải đứng lại nhìn M.U đăng quang. Ông muốn “các chú bé” vươn lên từ sự cay đắng.
“Một mối quan hệ thù địch không thể tìm thấy ở đâu khác” - chỉ có dùng chính lời của Wenger mới diễn tả được cách hai HLV thâm niên cao nhất Premiership đang “chơi” với nhau.