• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán - Bài 6

Đỗ Thị Lan Hương

Cộng tác viên
Thành viên BQT
Làm thế nào để giải các bài toán trên Pascal? Cùng tìm hiểu nội dung chính bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán để được hướng dẫn chi tiết từng bước khi thực hiện nhé!

Bài 6. Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán.png

Bài 6. Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán

1. Phép gán

Giải Tin học 11: Bài 6. Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán - Chi tiết, hay nhất

Bảng 1. Kí hiệu các phép toán trong Toán học và trong Pascal

Chú ý 1:
- Kết quả của phép toán quan hệ cho giá trị logic.
- Một trong những ứng dụng của phép toán logic là để tạo ra các biểu thức phức tạp từ các quan hệ đơn giản.

2. Biểu thức số học

Trong lập trình, biểu thức số học là một biến kiểu số hoặc một hằng số hoặc các biến kiểu số và các hằng số liên kết với nhau bởi một số hữu hạn phép toán số học, các dấu ngoặc tròn (và) tạo thành một biểu thức có dạng tương tự như cách viết trong toán học với những quy tắc sau:

- Chỉ dùng cặp ngoặc tròn để xác định trình tự thực hiện phép toán trong trường hợp cần thiết.
- Viết lần lượt từ trái qua phải
- Không được bỏ qua dấu nhân (*) trong tích.
- Các phép toán được thực hiện theo thứ tự:

+ Thực hiện các phép toán trong ngoặc trước;
+ Trong dãy các phép toán không chứa ngoặc thì thực hiện từ trái sang phải, theo thứ tự các phép toán nhân (*), chia nguyên (div), lấy phần dư (moiỉ) thực hiện trước và các phép toán cộng (+), trừ (-) thực hiện sau.

Chú ý 2:
- Nếu biểu thức thứa một hằng hay biến kiểu thực thì ta có biểu chức số học thực, giá trị của biểu thức cũng thuộc kiểu thực.
- Trong một số trường hợp nên dùng biến trung gian để có thể tránh được việc tính một biểu thức nhiều lần.

3. Hàm số học chuẩn

- Hàm số học chuẩn là những hàm tính giá trị những hàm toán học thường dùng trong các ngôn ngữ lập trình.
- Mỗi hàm chuẩn có tên chuẩn riêng. Đối số của hàm là một hay nhiều biểu thức số học và được đặt trong cặp ngoặc tròn (và) sau tên hàm.
- Kết quả của hàm có thể là nguyên hoặc thực hay phụ thuộc vào kiểu của đối số.
- Một số hàm chuẩn thường dùng:

Giải Tin học 11: Bài 6. Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán - Chi tiết, hay nhất (ảnh 2)

Bảng 2. Một số hàm chuẩn thường dùng

4. Biểu thức quan hệ

- Hai biểu thức cùng kiểu liên kết với nhau bởi phép toán quan hệ cho ta một biểu thức quan hệ.
- Biểu thức quan hệ có dạng: < biểu thức 1 > < phép toán quan hệ > < biểu thức 2 >
- Biểu thức quan hệ được thực hiện theo trình tự:
+ Tính giá trị các biểu thức;
+ Thực hiện phép toán quan hệ.
+ Kết quả của biểu thức quan hệ là giá trị logic: true (đúng) hoặc false (sai)

5. Biểu thức logic

- Biểu thức logic đơn giản là biến lôgic hoặc lôgic.
- Biểu thức logic là các biểu thức logic đơn giản, các biểu thức quan hệ liên kết với nhau bởi phép toán logic. Giá trị biểu thức logic là true hoặc false. Các biểu thức quan hệ thường đặt trong cặp ngoặc(và ).
- Dấu phép toán not được viết trước biểu thức cần phủ định.
- Các phép toán and và or dùng để kết hợp nhiều biểu thức lôgic hoặc quan hệ, thành một biểu thức thường được dùng để diễn tả các điều kiện phức tạp.
- Ta có bảng giá trị phép toán logic:

Giải Tin học 11: Bài 6. Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán - Chi tiết, hay nhất (ảnh 3)

Bảng 3. Bảng giá trị phép toán logic

6. Câu lệnh gán

- Lệnh gán trong Pascal có dạng: < tên biến > := < biểu thức >;
- Trong trường hợp đơn giản, tên biến là tên của biến đơn.
- Lệnh gán có chức năng gán giá trị cho một biến, nghĩa là thay giá trị cũ trong ô nhớ (tương ứng với biến) bởi giá trị mới. Giá trị mới là giá trị của một biểu thức. Biểu thức này đã có giá trị xác định thuộc phạm vi của biến. Kiểu giá trị của biểu thức phải phù hợp với kiểu của biến. Một biến chỉ được coi là đã xác định giá trị khi đã nhận được giá trị từ ngoài (đọc từ bàn phím hoặc từ tệp,...) hoặc trực tiếp qua lệnh gán trong chương trình.

Ví dụ 1:
i := i + 1;
S := S + 1;

Một số điểm chú ý khi sử dụng lệnh gán:

- Phải viết đúng kí hiệu lệnh gán.

Ví dụ 2: trong Pascal kí tự hai dấu chấm phải viết liền kí tự dấu bằng);

- Biểu thức bên phải cần được xác định giá trị trước khi gán, nghĩa là mọi biến trong biểu thức đã được xác định giá trị và các phép toán trong biểu thức có thể thực hiện được trong miền giá trị của biến.
- Kiểu của biến phải phù hợp với kiểu dữ liệu của giá trị biểụ thức bên phải.

Tổng kết: Các bạn vừa tìm hiểu về phép gán, biểu thức số học, hàm số học chuẩn, câu lệnh gán,... trong bài 6: phép toán, biểu thức, câu lệnh gán.
_Chúc các bạn học tốt!_​
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top