Phát triển trí tuệ và khám phá bản Thân

thuxemnao

New member
Xu
0
Sau khi tìm hiểu phật giáo một thời gian , Tôi nhận ra rằng Phật giáo không đơn thuần là một tôn giáo bình thường mà ở đó chứa đựng một kiến thức trí tuệ, triết học, và những bài thực hành khám phá, rèn luyện bản thân cực kỳ tốt..............

..............Từ khi thâm nhập và đọc kinh sách, tôi mới không bị hoang mang giữa rừng những luồng tư duy , ý kiến.. một mớ hỗn độn những kiến thức….Hãy tự mình đọc và hiểu .. mỗi người sẽ tự nhận ra một điều gì đó….

Trong kinh nhà phật có rất nhiều kinh. Nhưng riêng bản thân tôi nhận thấy , với những người ưa thích về khoa hoc, triết học, tư duy, sáng tạo, kinh doanh thì có 2 bộ kinh cực kỳ gần gũi và đủ để chúng ta nhận ra được chân thật giá trị đó là :

Kinh Thủ Lăng Nghiêm: kinh phát triển trí tuệ, ngôn ngữ, cách hùng biện, thấu hiểu được quy luật của vũ trụ vạn vật ...tốt nhất… Theo kinh sách thì kinh thủ lăng nghiêm sẽ bị tiêu diệt đầu tiên khi con người bị mê muội, ám chướng.

Kinh diệu pháp Liên Hoa : Bộ kinh đại thừa quan trọng bậc nhất, Kinh này cần có một niềm tin tương đối để đọc hiểu được nó…đề ra phương pháp tu tập hết sức thuận lợi cho con người và lý giải nhiều vấn đề , sự khác nhau giữa tiểu thừa, đại thừa tựu chung cũng chỉ là phật thừa và mở ra cho người đọc một tầm nhìn rộng hơn và không bó hẹp cách nhìn qua lăng kính nhỏ hẹp của mình

Tôi tin chắc rằng với 2 bộ kinh này, những người thực sự có hiểu biết .. sẽ có cách nhìn hoàn toàn mới về phât giáo và giúp cho con người bớt đi lạc lối… sẽ có thể kết nối được phật giáo với khoa học, và triết học….và đặc biệt những người đang học phật pháp sẽ bớt đi những thiên kiến và đi sai đường và có niềm tin trên con đường tu đạo…. Hãy nhớ rằng hãy bám sát kinh sách chứ đừng vội nghe theo những lời nói hoa mỹ …khi bạn có trí tuệ thì rất khó ai có thể đánh lừa được bạn …..

Xin hãy đọc hết tất cả kinh sách mới mong thoát khỏi những cách nhìn nhận và phán xét chủ quan


 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Giáo lí nhà Phật nếu diễn giải theo lối kinh điển uyên thâm thì chỉ những trí thức bậc cao mới hiểu thấu,người thường dễ hiểu sai và thậm chỉ không hiểu. Để Phật Pháp dễ tiếp thu cần phải xây dựng giáo lý nhà Phật thành hệ thống lý luận khoa học. Đã có nhiều tranh luận vầ Phật giáo nhưng nếu người ta cứ tranh luận theo lối cương mãnh,tức là đứng trên lập trường ,quan điểm này để nói về một lập trường quan điểm khác thì vẫn sẽ chẳng đi đến đâu. Vì thế cần tranh luận theo lối nhu mềm,nghĩa là dùng lí luận đối phương để phản biện đối phương. Sử dụng phương pháp tự mâu thuẫn của Xôcrats,dẫn dắt lập luận của đối phương tới chỗ bị tự mâu thuẫn với chính mình để làm sáng tỏ vấn đề.

Nhiều người cho rằng triết học Phật giáo là duy tâm chủ quan nhưng không phải vậy. Triết học Phật giáo là không duy vật cũng không duy tâm,nghĩa là không nằm trong sự đấu tranh mà giải thoát ra ngoài. Bất cứ sự vật hiện tượng gì dưới sự tác động của con người đều phân hóa thành hai mặt duy vật và duy tâm. Ví dụ như kim cương có giá trị vật chất là để cắt kim loại,để làm mũi khoan đục kim loại cứng trong sản xuất, còn giá trị tinh thần là tính thẩm mĩ dùng để làm đồ trang sức.
Như thế chính con người tác động mà mới có sự phân hóa vật chất và tinh thần,mới có duy vật và duy tâm,nên mới có khẳng định "con người là trung tâm".Theo nhà Phật sự tự chủ chính là quy luật tiến hóa,quan điểm này cũng hoàn toàn không duy vật cũng không duy tâm (Chủ nghĩa duy tâm cho rằng người tiến hóa vì có ý thức cao,còn chủ nghĩa duy vật thì khẳng định con người tiến hóa là do có Gen và bộ não cao hơn cùng với quá trình lao động và ngôn ngữ)
Nên Phật giáo chủ trương giải phóng con người ra khỏi sự nô dịch về vật chất lẫn tinh thần. Chừng nào con người còn chưa tự chủ được và bị lệ thuộc vào vật chất lẫn tinh thần thì trong xã hội họ vẫn sẽ bị người khác nô dịch về kinh tế hay tinh thần tiêu biểu như chế độ vương quyền và thần quyền.Đó là sự đấu tranh để con người giành lấy quyền tự chủ cho mình ở thế giới bên ngoài.
Con người là thế giới thu nhỏ. Bên trong con người cũng phải có sự đấu tranh nhưng là để tự chủ với chính mình.Đó là cuộc Cách Mạng cao nhất,sâu nhất. Bởi lịch sử tự nhiên đã chứng minh phân tử ADN có khả năng tự nhân đôi tự đổi mới hơn hẳn các chất hữu cơ và vô cơ khác. Động vật tiến hóa hơn thực vật,và loài vượn tiến hóa hơn loài khác vì nó làm chủ được đôi tay của nó tốt hơn, chứng tỏ tự chủ là quy luật tiến hóa.
Tu luyện để làm chủ thân xác mình,suy nghĩ của mình,cảm xúc của mình...không bị cuốn theo nó. Đến khi đắc đạo thì hoàn toàn được giải phóng,đạt tới cảnh giới Niết Bàn. Đó là trạng thái không Âm không Dương,không sinh không tử,thoát ra ngoài sự đấu tranh vận động,biến hóa luân hồi...mà triết học "tính không" đã nói đến.

Nếu như xã hội loài người chúng ta còn đang loay hoay để vươn tới sự bình đẳng giai cấp,bình đẳng về chủng tộc,màu da thì tư tưởng Phật Giáo đã vươn tới sự bình đẳng trong Tạo hóa,muôn loài,vạn vật,mọi sinh linh đều bình đẳng và con người không thể cho mình là bá chủ nắm quyền được sinh sát các loài khác. Đó là tư tưởng về hòa bình.
Vấn đề quan trọng nhất là đường lối tu luyện. Phật giáo cho rằng hơi thở là quan trọng và cơ bản nhất. Trước khi con người có nhu cầu ăn uống đã phải cần thở. Ngày chỉ cần ăn 3 bữa là nhiều nhưng thở thì xuyên suốt.
Hơn nữa, vì những nhu cầu ăn ,uống...đó mà con người đã phải không ngừng phát triển sản xuất kéo theo là sự khai thác tài nguyên nhanh mạnh dẫn tới nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm môi trường.
Đồ ăn thức uống cung cấp năng lượng là khí hậu thiên chỉ có hạn,còn hơi thở cung cấp khí tiên thiên còn quan trọng hơn nữa. Vì thế trước hết con người phải luyện thở làm chính. Thiền là một loại hình luyện thở,tập trung vào hơi thở ở huyệt Đan Điền vùng bụng như một đứa trẻ.
Cũng cần nói thêm là khí trong bụng mẹ đưa trẻ hấp thụ năng lượng qua cuống rốn chứ không thở bình thường. Đến khi ra đời hai lá phổi bung ra mới là thở bình thường. Người tu luyện làm hơi thở bụng của mình êm chậm,nhẹ dần rồi lại đạt cảnh giới quay về như lúc bào thai là không cần thở nữa mà có thể hấp thụ khí qua da,qua rốn...Bên ngoài chúng ta mải mê tìm kiếm và luyện thuốc bổ mà nhiều khi quên đi luyện thuốc bằng lò luyện Đan ở ngay trong cơ thể mình. Các Thiền sư thở rất ít và ăn uống thì càng ít hơn.

Phật giáo hình thành và tồn tại phát triển đã rất lâu nhưng tại dao trải qua thời gian dài nó vẫn tồn tại? Chứng tỏ nó vẫn còn phù hợp,còn lí do để tồn tại chứ không lỗi thời như nhiều quan điểm khác. Ngày nay với xã hội hiện đại đang đầy rẫy những mâu thuẫn rối ren này nhiều tư tưởng tiến bộ nhân văn đã manh nha hình thành và dễ dàng nhận ra rằng nó rất gần và giống với quan điểm nhà Phật.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Sử dụng Pháp phật áp dụng vào đời sống hàng ngày thì quá tốt. Nếu đã là người nghiên cứu về khoa học chúng ta hãy nói thật lòng vấn đề này nhé.

Thử nhận ra xem đời sống chúng ta khổ không ? nghèo cững có nỗi khổ của nghèo, giàu cũng có nỗi khổ của giàu, vậy thử tìm hiểu xem cội nguồn của nỗi khổ này xuất phát từ đâu? chúng xuất phát từ chính trong tâm chúng ta, nói như đời tâm ta suy nghĩ tự làm khổ mình. Vậy thì đạo phật chỉ cho chúng ta con đường tu để không còn suy nghĩ không còn khổ và để từ đó NGHÈO CŨNG SƯỚNG, GIÀU CŨNG SƯỚNG, TRONG HOÀN CẢNH NÀO CŨNG SƯỚNG ĐÓ CHÍNH LÀ AN LẠC TỰ TẠI VẬY. ĐÂY HOÀN TOÀN KHÔNG PHẢI LÝ THUYẾT MÀ ĐẤY CHÍNH LÀ CÁI THỰC DỤNG GIÚP CHÚNG TA NHÌN RA VÀ HÀNH TRÌ NHẰM THOÁT KHỔ.



 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top