Bài thơ sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt chắc hẳn sẽ đọng lại trong các em nhiều cảm xúc. Vậy các em có biết viết bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ sông núi nước Nam không? Hãy để Sen Biển giúp các em nhé! Mời các em tham khảo các mẫu bài làm dưới đây:
Cảm nghĩ bài Sông núi nước Nam - Mẫu 1
Suốt chiều dài bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã không ít lần phải đối đầu với quân xâm lược bạo tàn hung hãn nhưng chưa một lần nào nhân dân ta khuất phục trước kẻ thù. Phải chăng, trong trái tim mỗi người đều thấu hiểu sâu sắc quyền và nghĩa vụ của bản thân đối với vùng lãnh thổ của cha ông bao đời. Chính bởi vì thế, có những tác phẩm viết ra từ máu tim của con dân Đại Việt để thể hiện sâu sắc ý thức dân tộc, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Mà tiêu biểu là bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” tương truyền của Lý Thường Kiệt, đây cũng được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.
Đọc những câu thơ, ta cảm thấy trong mình bao la là tự hào, tin tưởng lạ kì. Mới chỉ ở câu mở đầu, tác giả đã khẳng định:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
(Sông núi nước Nam vua Nam ở)
Một câu thơ nhưng mang nhiều ý nghĩa. Đầu tiên, tác giả đã khẳng định rằng nước Nam ta có tên, có vua mà một vùng lãnh thổ có vua thì tức là một quốc gia, hoàn toàn không phải là một nước chư hầu bé nhỏ vô danh. Bởi thế, vùng lãnh thổ này đã có chủ và quyền sở hữu của nó thuộc về “vị vua” trị vì đất nước bấy lâu nay. Muốn khẳng định đây không phải là lời nói suông, tác giả đưa ra dẫn chứng:
“Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)
Dùng từ “tiệt nhiên” có ý biểu thị một nội dung theo lẽ vô cùng tự nhiên, mà điều tự nhiên ấy lại là việc mà đã nói ở câu trên được sách trời ghi lại. Ta hiểu rằng ranh giới lãnh thổ ta đã được sách trời bao nhiêu đời nay định sẵn, sông núi nước Nam phải là của vua nước Nam, lãnh thổ nước Nam không ai có quyền xâm lấn, định đoạt ngoại trừ vị vua Nam trị vì.
Nếu hai câu đầu tiên, tác giả dùng để nói về sự hiển nhiên về quyền của vua, hay nhân dân nước Nam đối với sống núi nước mình thì hai câu sau, tác giả lại để dành cho quân thù:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây,
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.)
Việc nước Nam là của vua Nam đã rõ ràng “tại Thiên Thư”, chỉ khi công nhận điều này thì mới hợp lẽ, hợp thiên ý còn chống lại điều này chính là kháng ý, trái ý trời. Quân xâm lược phương Bắc đã ngang nhiên xâm lược bờ cõi còn nô bộc dân ta, gọi ta là nước chư hầu, không công nhận độc lập của ta cũng như muốn tước đoạt vùng lãnh thổ của ta, chúng chính là đã phạm tội lớn, làm trái thiên ý. Và như một hệ quả tất yếu của luật đất trời, đối với những việc làm trái ý trời thì sớm muộn chúng cũng thất bại. Chúng thất bại vì ta là chính nghĩa còn chính là phi nghĩa, thất bại bởi chúng là những quân xấu xa muốn chà đạp lên quyền sống, quyền tự do của nhân dân ta.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt không quá kĩ thuật nhưng mang nhiều nội lực, không chỉ là liều thuốc tinh thần, cổ vũ quân và dân trong những đêm trường chiến đấu mà còn là những viên đạn vô hình làm hao mòn sức lực quân địch, góp một phần không nhỏ vào chiến thắng quân Tống sau này.
Không đồ sộ như “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi cũng không đầy lí lẽ sắc bén như “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, “Nam Quốc Sơn Hà” vẫn tự hào xếp ngang hàng với những áng văn tuyên ngôn ấy khi lần đầu tiên nêu cao lá cờ chủ quyền dân tộc để khẳng định quyền làm chủ của nước Nam. Những câu thơ tuy không nhiều dụng công nhưng âm vang mãi trong lòng mỗi con dân nước Việt.
Cảm nghĩ bài Sông núi nước Nam - Mẫu 2
Trong những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của ông cha ta, có rất nhiều những trận đánh lớn, được ghi vào sổ sách. Những trận đánh mà khiến quân giặc khiếp đảm, và là nỗi lo lớn khi bất kỳ một dân tộc nào muốn xâm chiếm Đại Việt. Trong những trận đấu đó, không chỉ có những trận đánh quyết liệt mà còn có những trận đấu bằng tinh thần. Một trong những ‘trận đánh lớn’ đó đã được vang lên vào buổi chiều hôm đó. Đó chính là bài thơ “Sông Núi nước Nam”.
Bài thơ như một lời khẳng định chắc chắn của quân và dân ta trước ý định xâm chiếm của kẻ thù. Bài thơ được tương truyền là do tướng quân Lý Thường Kiệt sáng tác. Trong một trận đánh lớn, khi cả hai bên đều đã thấm mệt, từ một ngôi miếu nhỏ của quân ta vọng lên một 4 câu thơ đầy hào hùng:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Chỉ vỏn vẹn trong bốn câu thơ, nhưng khi nghe xong thì tinh thần của quân giặc đã bị hồn bay phách lạc, không đánh mà chạy. Đó như một lời khẳng định chắc chắn chiến thắng sẽ luôn thuộc về ta, sẽ không bao giờ có thể thay đổi được.
Đất nước của nước Nam là mảnh đất đã có vua cai trị, lãnh đạo. Chứ không phải là một mảnh đất ‘vô chủ” mà những người khác có thể sang tự ý xâm chiếm. Một mảnh đất có vua nước Nam, có người dân nước Nam thì cớ gì lại để cho người khác chiếm lấy?
Nếu như câu thơ thứ nhất như để khẳng định chủ quyền của đất nước, của quốc gia, dân tộc thì câu thơ thứ hai như một lời nói: nước đã có chủ thì những người sống tại đất nước đó nên sống và cai trị đất nước đó thật tốt chứ không nên tranh giành hay xâm chiếm đất nước của người khác. Không ai xâm chiếm đất nước của nhau. Mọi người chỉ có thể nên giúp đỡ nhau chứ không nên tranh giành, để gây ra chiến tranh. Chiến tranh làm cho cuộc sống của con người ta trở nên khổ cực, gây nên đau khổ và chia ly.
Đất có chủ, nhưng hà cớ gì mà lũ giặc các ngươi lại sang bên nước ta xâm chiếm đất nước. Không phải do thiếu đất hay thiếu chỗ ở mà các ngươi sang xâm chiếm nước ta. Vậy nguyên nhân chỉ do là muốn bành trướng? muốn mở rộng lãnh thổ mà lũ giặc các ngươi mới sang xâm chiếm đất nước của chúng ta? Vậy thì như lời tướng quân Lý Thường Kiệt đã nói: “Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời”. Bất cứ một lý do nào, bất cứ một hành động xâm chiếm đất nước nào của chúng sẽ bị những người con dân đất Việt đánh cho tơi bời. Bởi vì đó là tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc. Là tinh thần bất khuất không thể nào có thể chịu thua và khuất phục trước quân giặc. Bất kỳ hành động nào động đến đất nước, đến con dân đất Việt đều sẽ phải trả giá. Không phải vì cái tôi cá nhân mà ngược lại đó là tinh thần chiến đấu quật cường, sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng nằm xuống để có thể bảo vệ vững chắc được độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ của sông núi nước Nam.
Bài thơ như một lời khẳng định chắc chắn của quân và dân ta trước ý định xâm chiếm của kẻ thù. Bài thơ được tương truyền là do tướng quân Lý Thường Kiệt sáng tác. Trong một trận đánh lớn, khi cả hai bên đều đã thấm mệt, từ một ngôi miếu nhỏ của quân ta vọng lên một 4 câu thơ đầy hào hùng:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Chỉ vỏn vẹn trong bốn câu thơ, nhưng khi nghe xong thì tinh thần của quân giặc đã bị hồn bay phách lạc, không đánh mà chạy. Đó như một lời khẳng định chắc chắn chiến thắng sẽ luôn thuộc về ta, sẽ không bao giờ có thể thay đổi được.
Đất nước của nước Nam là mảnh đất đã có vua cai trị, lãnh đạo. Chứ không phải là một mảnh đất ‘vô chủ” mà những người khác có thể sang tự ý xâm chiếm. Một mảnh đất có vua nước Nam, có người dân nước Nam thì cớ gì lại để cho người khác chiếm lấy?
Nếu như câu thơ thứ nhất như để khẳng định chủ quyền của đất nước, của quốc gia, dân tộc thì câu thơ thứ hai như một lời nói: nước đã có chủ thì những người sống tại đất nước đó nên sống và cai trị đất nước đó thật tốt chứ không nên tranh giành hay xâm chiếm đất nước của người khác. Không ai xâm chiếm đất nước của nhau. Mọi người chỉ có thể nên giúp đỡ nhau chứ không nên tranh giành, để gây ra chiến tranh. Chiến tranh làm cho cuộc sống của con người ta trở nên khổ cực, gây nên đau khổ và chia ly.
Đất có chủ, nhưng hà cớ gì mà lũ giặc các ngươi lại sang bên nước ta xâm chiếm đất nước. Không phải do thiếu đất hay thiếu chỗ ở mà các ngươi sang xâm chiếm nước ta. Vậy nguyên nhân chỉ do là muốn bành trướng? muốn mở rộng lãnh thổ mà lũ giặc các ngươi mới sang xâm chiếm đất nước của chúng ta? Vậy thì như lời tướng quân Lý Thường Kiệt đã nói: “Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời”. Bất cứ một lý do nào, bất cứ một hành động xâm chiếm đất nước nào của chúng sẽ bị những người con dân đất Việt đánh cho tơi bời. Bởi vì đó là tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc. Là tinh thần bất khuất không thể nào có thể chịu thua và khuất phục trước quân giặc. Bất kỳ hành động nào động đến đất nước, đến con dân đất Việt đều sẽ phải trả giá. Không phải vì cái tôi cá nhân mà ngược lại đó là tinh thần chiến đấu quật cường, sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng nằm xuống để có thể bảo vệ vững chắc được độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ của sông núi nước Nam.
Bài thơ chỉ với bốn câu thơ, không quá ngắn nhưng cũng không quá dài, nhưng đã thể hiện một lời khẳng định chắc chắn của con dân đất Việt, họ sẽ giành đấu tranh tới cùng để có thể bảo vệ được quốc gia của họ, bảo vệ được nơi mà họ đã sinh ra và lớn lên. Và sẽ không có gì có thể ngăn cản được ý chí đang sục sôi và tình yêu đất nước vô bờ bến đó.
Mời các em đọc tiếp mẫu 3 và mẫu 4 dưới phần bình luận.
Cảm nghĩ bài Sông núi nước Nam - Mẫu 1
Suốt chiều dài bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã không ít lần phải đối đầu với quân xâm lược bạo tàn hung hãn nhưng chưa một lần nào nhân dân ta khuất phục trước kẻ thù. Phải chăng, trong trái tim mỗi người đều thấu hiểu sâu sắc quyền và nghĩa vụ của bản thân đối với vùng lãnh thổ của cha ông bao đời. Chính bởi vì thế, có những tác phẩm viết ra từ máu tim của con dân Đại Việt để thể hiện sâu sắc ý thức dân tộc, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Mà tiêu biểu là bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” tương truyền của Lý Thường Kiệt, đây cũng được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.
Đọc những câu thơ, ta cảm thấy trong mình bao la là tự hào, tin tưởng lạ kì. Mới chỉ ở câu mở đầu, tác giả đã khẳng định:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
(Sông núi nước Nam vua Nam ở)
Một câu thơ nhưng mang nhiều ý nghĩa. Đầu tiên, tác giả đã khẳng định rằng nước Nam ta có tên, có vua mà một vùng lãnh thổ có vua thì tức là một quốc gia, hoàn toàn không phải là một nước chư hầu bé nhỏ vô danh. Bởi thế, vùng lãnh thổ này đã có chủ và quyền sở hữu của nó thuộc về “vị vua” trị vì đất nước bấy lâu nay. Muốn khẳng định đây không phải là lời nói suông, tác giả đưa ra dẫn chứng:
“Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)
Dùng từ “tiệt nhiên” có ý biểu thị một nội dung theo lẽ vô cùng tự nhiên, mà điều tự nhiên ấy lại là việc mà đã nói ở câu trên được sách trời ghi lại. Ta hiểu rằng ranh giới lãnh thổ ta đã được sách trời bao nhiêu đời nay định sẵn, sông núi nước Nam phải là của vua nước Nam, lãnh thổ nước Nam không ai có quyền xâm lấn, định đoạt ngoại trừ vị vua Nam trị vì.
Nếu hai câu đầu tiên, tác giả dùng để nói về sự hiển nhiên về quyền của vua, hay nhân dân nước Nam đối với sống núi nước mình thì hai câu sau, tác giả lại để dành cho quân thù:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây,
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.)
Việc nước Nam là của vua Nam đã rõ ràng “tại Thiên Thư”, chỉ khi công nhận điều này thì mới hợp lẽ, hợp thiên ý còn chống lại điều này chính là kháng ý, trái ý trời. Quân xâm lược phương Bắc đã ngang nhiên xâm lược bờ cõi còn nô bộc dân ta, gọi ta là nước chư hầu, không công nhận độc lập của ta cũng như muốn tước đoạt vùng lãnh thổ của ta, chúng chính là đã phạm tội lớn, làm trái thiên ý. Và như một hệ quả tất yếu của luật đất trời, đối với những việc làm trái ý trời thì sớm muộn chúng cũng thất bại. Chúng thất bại vì ta là chính nghĩa còn chính là phi nghĩa, thất bại bởi chúng là những quân xấu xa muốn chà đạp lên quyền sống, quyền tự do của nhân dân ta.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt không quá kĩ thuật nhưng mang nhiều nội lực, không chỉ là liều thuốc tinh thần, cổ vũ quân và dân trong những đêm trường chiến đấu mà còn là những viên đạn vô hình làm hao mòn sức lực quân địch, góp một phần không nhỏ vào chiến thắng quân Tống sau này.
Không đồ sộ như “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi cũng không đầy lí lẽ sắc bén như “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, “Nam Quốc Sơn Hà” vẫn tự hào xếp ngang hàng với những áng văn tuyên ngôn ấy khi lần đầu tiên nêu cao lá cờ chủ quyền dân tộc để khẳng định quyền làm chủ của nước Nam. Những câu thơ tuy không nhiều dụng công nhưng âm vang mãi trong lòng mỗi con dân nước Việt.
Cảm nghĩ bài Sông núi nước Nam - Mẫu 2
Trong những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của ông cha ta, có rất nhiều những trận đánh lớn, được ghi vào sổ sách. Những trận đánh mà khiến quân giặc khiếp đảm, và là nỗi lo lớn khi bất kỳ một dân tộc nào muốn xâm chiếm Đại Việt. Trong những trận đấu đó, không chỉ có những trận đánh quyết liệt mà còn có những trận đấu bằng tinh thần. Một trong những ‘trận đánh lớn’ đó đã được vang lên vào buổi chiều hôm đó. Đó chính là bài thơ “Sông Núi nước Nam”.
Bài thơ như một lời khẳng định chắc chắn của quân và dân ta trước ý định xâm chiếm của kẻ thù. Bài thơ được tương truyền là do tướng quân Lý Thường Kiệt sáng tác. Trong một trận đánh lớn, khi cả hai bên đều đã thấm mệt, từ một ngôi miếu nhỏ của quân ta vọng lên một 4 câu thơ đầy hào hùng:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Chỉ vỏn vẹn trong bốn câu thơ, nhưng khi nghe xong thì tinh thần của quân giặc đã bị hồn bay phách lạc, không đánh mà chạy. Đó như một lời khẳng định chắc chắn chiến thắng sẽ luôn thuộc về ta, sẽ không bao giờ có thể thay đổi được.
Đất nước của nước Nam là mảnh đất đã có vua cai trị, lãnh đạo. Chứ không phải là một mảnh đất ‘vô chủ” mà những người khác có thể sang tự ý xâm chiếm. Một mảnh đất có vua nước Nam, có người dân nước Nam thì cớ gì lại để cho người khác chiếm lấy?
Nếu như câu thơ thứ nhất như để khẳng định chủ quyền của đất nước, của quốc gia, dân tộc thì câu thơ thứ hai như một lời nói: nước đã có chủ thì những người sống tại đất nước đó nên sống và cai trị đất nước đó thật tốt chứ không nên tranh giành hay xâm chiếm đất nước của người khác. Không ai xâm chiếm đất nước của nhau. Mọi người chỉ có thể nên giúp đỡ nhau chứ không nên tranh giành, để gây ra chiến tranh. Chiến tranh làm cho cuộc sống của con người ta trở nên khổ cực, gây nên đau khổ và chia ly.
Đất có chủ, nhưng hà cớ gì mà lũ giặc các ngươi lại sang bên nước ta xâm chiếm đất nước. Không phải do thiếu đất hay thiếu chỗ ở mà các ngươi sang xâm chiếm nước ta. Vậy nguyên nhân chỉ do là muốn bành trướng? muốn mở rộng lãnh thổ mà lũ giặc các ngươi mới sang xâm chiếm đất nước của chúng ta? Vậy thì như lời tướng quân Lý Thường Kiệt đã nói: “Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời”. Bất cứ một lý do nào, bất cứ một hành động xâm chiếm đất nước nào của chúng sẽ bị những người con dân đất Việt đánh cho tơi bời. Bởi vì đó là tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc. Là tinh thần bất khuất không thể nào có thể chịu thua và khuất phục trước quân giặc. Bất kỳ hành động nào động đến đất nước, đến con dân đất Việt đều sẽ phải trả giá. Không phải vì cái tôi cá nhân mà ngược lại đó là tinh thần chiến đấu quật cường, sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng nằm xuống để có thể bảo vệ vững chắc được độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ của sông núi nước Nam.
Bài thơ như một lời khẳng định chắc chắn của quân và dân ta trước ý định xâm chiếm của kẻ thù. Bài thơ được tương truyền là do tướng quân Lý Thường Kiệt sáng tác. Trong một trận đánh lớn, khi cả hai bên đều đã thấm mệt, từ một ngôi miếu nhỏ của quân ta vọng lên một 4 câu thơ đầy hào hùng:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Chỉ vỏn vẹn trong bốn câu thơ, nhưng khi nghe xong thì tinh thần của quân giặc đã bị hồn bay phách lạc, không đánh mà chạy. Đó như một lời khẳng định chắc chắn chiến thắng sẽ luôn thuộc về ta, sẽ không bao giờ có thể thay đổi được.
Đất nước của nước Nam là mảnh đất đã có vua cai trị, lãnh đạo. Chứ không phải là một mảnh đất ‘vô chủ” mà những người khác có thể sang tự ý xâm chiếm. Một mảnh đất có vua nước Nam, có người dân nước Nam thì cớ gì lại để cho người khác chiếm lấy?
Nếu như câu thơ thứ nhất như để khẳng định chủ quyền của đất nước, của quốc gia, dân tộc thì câu thơ thứ hai như một lời nói: nước đã có chủ thì những người sống tại đất nước đó nên sống và cai trị đất nước đó thật tốt chứ không nên tranh giành hay xâm chiếm đất nước của người khác. Không ai xâm chiếm đất nước của nhau. Mọi người chỉ có thể nên giúp đỡ nhau chứ không nên tranh giành, để gây ra chiến tranh. Chiến tranh làm cho cuộc sống của con người ta trở nên khổ cực, gây nên đau khổ và chia ly.
Đất có chủ, nhưng hà cớ gì mà lũ giặc các ngươi lại sang bên nước ta xâm chiếm đất nước. Không phải do thiếu đất hay thiếu chỗ ở mà các ngươi sang xâm chiếm nước ta. Vậy nguyên nhân chỉ do là muốn bành trướng? muốn mở rộng lãnh thổ mà lũ giặc các ngươi mới sang xâm chiếm đất nước của chúng ta? Vậy thì như lời tướng quân Lý Thường Kiệt đã nói: “Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời”. Bất cứ một lý do nào, bất cứ một hành động xâm chiếm đất nước nào của chúng sẽ bị những người con dân đất Việt đánh cho tơi bời. Bởi vì đó là tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc. Là tinh thần bất khuất không thể nào có thể chịu thua và khuất phục trước quân giặc. Bất kỳ hành động nào động đến đất nước, đến con dân đất Việt đều sẽ phải trả giá. Không phải vì cái tôi cá nhân mà ngược lại đó là tinh thần chiến đấu quật cường, sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng nằm xuống để có thể bảo vệ vững chắc được độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ của sông núi nước Nam.
Bài thơ chỉ với bốn câu thơ, không quá ngắn nhưng cũng không quá dài, nhưng đã thể hiện một lời khẳng định chắc chắn của con dân đất Việt, họ sẽ giành đấu tranh tới cùng để có thể bảo vệ được quốc gia của họ, bảo vệ được nơi mà họ đã sinh ra và lớn lên. Và sẽ không có gì có thể ngăn cản được ý chí đang sục sôi và tình yêu đất nước vô bờ bến đó.
Mời các em đọc tiếp mẫu 3 và mẫu 4 dưới phần bình luận.
Sửa lần cuối: