• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Phản ứng của Liên Xô trước sự hình thành trật tự mới của chủ nghĩa phát xít trên thê giới thể hiện t

Trang Dimple

New member
Xu
38
Phản ứng của Liên Xô trước sự hình thành trật tự mới của chủ nghĩa phát xít trên thê giới thể hiện trong quan hệ với các nước Đông Âu (1939-1940)

Tuy Xô – Đức ký kêt hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau nhưng trên thực tê phát xít Đức vẫn không ngừng chuẩn bị kế hoạch tấn công bất ngờ Liên Xô. Và sau khi chiến tranh bùng nổ, việc Đức nhanh chóng giành thắng lợi trên khắp chiến trường châu Âu càng đe dọa nghiêm trọng đến nền an ninh của Liên Xô. Tình hình càng trở nên nghiêm trọng khi Liên Xô phải đối phó với hai nguy cơ đe dọa từ phát xít Đức phía phía Tây và quân Nhật ở phía Đông. Trong khi đó chủ trương tìm kiếm bạn đồng minh với các nước Anh, pháp không đạt kết quả. Do đó đòi hỏi Liên Xô phải có những chính sách linh hoạt nhằm tăng cường quốc phòng và đảm bảo an ninh của Liên Xô ở biên giới phía Tây. Việc Liên Xô tiến công vào Đông Ba Lan sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, và đưa vùng này trở lại Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết là một phần trong kế hoạch an ninh đó.







Bên cạnh đó, Liên Xô còn thực hiện hàng loạt các biện pháp cần thiết khác đối với ba nước vùng biển Baltic cũng như đối với Phần Lan và Rumani nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của mình trong điều kiện chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng có nguy cơ lan rộng.




Nhưng các biện pháp của Liên Xô không phải là một vấn đề dẽ dàng vì hiệp ước Xô – Đức đã gây ảnh hường rất lớn tới chính quyền của Estonia, Latvia, Litva. Trong chương 1 của nghị định thư đi kèm với hiệp ước bất xâm phạm Xô – Đức ngày 23/8/1939 đã thỏa thuận là Estonia và Latva thuộc phạm vi ảnh hường của Liên Xô, còn Litva thuộc phạm vi ảnh hường của Đức. Cả Đức và Liên Xô đều công nhận quyền của Litva đối với Vilna- khu vực tranh chấp xung đột căng thẳng giữa Ba Lan và Litva trong những năm 1937- 1939.




Những thảo thuận trên giữa hai nước lớn đã trực tiếp trực tiếp xâm phạm nghiêm trọng tới quyền lợi dân tộc của ba nước vùng biển baltich,
tạo nên làn sóng phản đối mạnh mẽ.




Trước tình hình trên, Liêm Xô buộc phải sử dụng tới biện pháp gây áp lực nhằm nhanh chóng đạt tới việc ký kết hiệp ước. Tuy nhiên cuộc đàm phán giữa Liên Xô với Estonia vẫn tiếp tục và các cuộc xung đột quân sự đã không diễn ra. Ngày 27/9/1939 chính phủ Estonia quyết định chấp nhạn đề nghị của Liên Xô trong việc ký hiệp ước tương trợ lẫn nhau; sau đó ký với latvia( 5/10), Litva ( 10/10). Sau đó Estonia, Latvia, litva cũng lần lượt ra nhập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết. Ngày 1/8/1940 trong một phiên họp của Xô viết tối cao họp tại Liên Xô, ngoại trưởng Molotov đã khẳng định rằng những thỏa thuận đạt được với nước Đức đã “ thủ tiêu được các va chạm có thể có trong quan hệ Xô – Đức khi Liên Xô tiến hành các biện pháp cần thiêt tới tận biên giới phía Tây, đồng thời cũng đảm bảo cho nước Đức một sự yên tâm tin tưởng ở phía Tây”.





Trong khi Liên Xô giành được thắng lợi to lớn ở ba nước ven biển Baltic để dảm bảo an ninh của mình thì với những mục địch tương tự như vậy trong quan hệ giữa Liên Xô với Phần Lan lại khó khăn hơn nhiều.




Nhằm mục đích phòng thủ vùng biên giới phía tây Bắc, Liên Xô đã tiế hành đàm phán với chính phủ Phần Lan về việc ký kết hiệp ước tương
trợ nhưng Phần Lan không chấp nhận đề nghị của Liên Xô. Sau những diễn biến căng thẳng trong quan hệ song phương, Liên Xô cắt đứt quan hệ ngoại giao với Phần Lan. Tháng 11 năm 1939 chiến tranh Xô – Phần bùn nổ và kéo dài tới tháng 3 năm 1940. Hòa ước Xô – Phần được ký kết, theo đó biên giới Liên Xô được lùi xa 150km về phía Phần Lan.




Cũng trong mùa hè năm 1940, Liên Xô giải quyết xong việc sáp nhập vùng Betxarabia và bắc Buconiva, vốn ở trong tình trạng tranh chấp lâu dài giữa Nga và Rumani, vào lãnh thổ Liên Xô.



Chính sách đối ngoại của Liên Xô đối với các nước Đông Âu trong thời kỳ này đã tạo điều kiện nhằm tăng cường khả năng phòng thủ ở khu vực biên giới phía Tây, mở rộng thêm lãnh thổ và tăng cường tiềm lực cho đất nước. Chính sách của Liên Xô lúc bấy giờ còn nhằm tạo ra một chỗ dựa cho các nước Đông Âu trong tình hình số phận các nước này đang đặt trong trật tự mới của chủ nghĩa phát xít.



Tuy nhiên cũng nhận thấy rằng quan hệ của Liên Xô trong thời kỳ này bao trùm vẫn là nhằm xuất phát từ chính lợi ích an ninh của Liên Xô. Liên Xô tôn trọng các hiệp ước đã ký với ba nước vùng biển baltic thoe tinh thần không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau chừng nào nền an ninh của mình chưa bị đe dọa. Cụ thể trong thời điểm bắt đầu chiến tranh thé giới thứ hai, Liên Xô tin tưởng rằng Anh, Pháp sẽ giành thắng lợi và do đó nhu cầu cần một bàn đạp chiến lược ở vùng biển Baltic sẽ mất đi ý nghĩa của nó, những thòa thuận của Xô – Đức về phân chía phạm vi ảnh hưởng ở khu vực này sẽ không còn giá trị. Chính sách của Liên Xô ở khu vức vùng biển Baltic mang tính phòng thủ rõ rệt. Nhưng tới tháng 4 năm 1940 những thắng lợi không ngờ của Hit le ở Tây Âu đã làm cho Liên Xô cực kỳ lo lắng. Tình hình cho thấy Pháp khó tránh khỏi thất bại, còn người Anh cũng sẽ bị hất khỏi lục địa châu Âu. Điều đô có nghĩa là Hit le được rảnh tay hơn và có được những tiềm lực lớn hơn về người và của để chuẩn bị tấn công vào Liên Xô. Vì vậy nhu cầu tăng cường và củng cố quốc phòng của Liên Xô ở phía tây được tăng lên rõ rệt. Do đó cũng không tránh khỏi những biện pháp can thiệp quá sâu vào nền chính trị của ba nước ven biển vùng baltic mà cụ thể dưới áp lực của Liên Xô, tháng 6/1940 chính phủ ba nước Baltic đều phải từ chức, nhường chỗ cho chính phủ mới thành lập hay việc các cuộc xung đột quân sự xảy ra nhằm buộc Phần Lan ký kết hiệp ước tương trợ. Điều đó cũng phản ánh tính chất của quan hệ quốc tế là sự áp đặt của nước lớn lên các nước nhỏ mà không quan tâm tới nguyện vọng của các nước nhỏ.

NGUỒN: DIENDANKIENTHUC.NET*

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top