Đỗ Thị Lan Hương
Active member
- Xu
- 16,068
Nửa đầu thế kỉ XIX, ở Việt Nam, Cao Bá Quát được ca ngợi là con người đa tài: học giỏi, thơ hay, chữ đẹp. Người ta ngợi ca ông: “Văn như Siêu quát vô tiền hán”. Quả thực, thơ ca của ông mang đậm một phong cách tư tưởng tự do, phóng khoáng với bản lĩnh kiên cường trước cường quyền. “Sa hành đoản ca” – “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” là một trong số những bài thơ thể hiện rất rõ tư tưởng phong cách của nhà thơ. Cùng phân tích ý nghĩa và giá trị "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" của cao Bá Quát để hiểu hơn về tác phẩm này nhé!
Phân tích ý nghĩa và giá trị “Bài ca ngắn đi trên cát” của Cao Bá Quát
Cao Bá Quát (1809 – 1855) là người có tài, nổi tiếng văn hay chữ tốt và có uy tín lớn trong giới trí thức đương thời. Ông là người có khí phách hiên ngang, có tư tưởng tự do, ôm ấp hoài bão lớn, mong muốn sống có ích cho đời. Bài thơ ngắn đi trên cát (Đoản sa hành) là bài thơ nổi tiếng của Cao Bá Quát viết khi ông đi thi hội. Trên đường vào kinh đô Huế, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng, hình ảnh bãi cát dài, sông sâu, biển rộng, núi cao là những hình ảnh có thực gợi cảm hứng cho nhà thơ sáng tác bài thơ này.
Tuổi trẻ Cao Bá Quát sống tràn đầy khí phách. Nhưng rồi, mấy lần khăn gói vào Huế thi đều bị hỏng, nên mộng khoa cử đã tan. Qua bao nỗi gian truân, ông bắt đầu cảm thấy nhụt chí và bế tắc khi nhìn thấy cảnh thối nát, bất công và hèn yếu của nhà Nguyễn. Năm bảy bận thi, với tài cao hí lớn mà chưa thể vinh hiển, Cao bá Quát càng thi càng thấy vô ích. Thế nên, mở đầu bài thơ, ta đã nghe thấy tiếng khóc cho cuộc đời dâu bể:
Bãi cát lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi
Hình ảnh bãi cát: “Bãi cát lại bãi cát dài” là cái mênh mông dường như bất tận của đường đời. Đó là biểu tượng cho con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến danh lợi. Tình cảnh của người đi đường như rơi vào bế tắc, cứ đi một bước lại như đang lùi một bước, biết bao nỗi vất vả, khó nhọc. lại thêm, mặt trời đã lặn mà người lữ khách vẫn còn đi. Lữ khách trên đường nước mắt rơi bởi đau khổ, buồn bã và cô đơn truwocs đất trời tàn tạ.
Người đi thật cô đơn và nhỏ nhoi giữa bãi cát và có vẻ như đang bất lực. Bãi cát dài nối tiếp nhau mà mỗi bước đi dường như không tiến mà lại lùi. Người đi như dậm chân tại chỗ. Mọi sự cố gắng dường như vô nghĩa. Nhân vật trữ tình thật bất lực và cô độc. Đó là hình ảnh tượng trưng cho con đường đầy bế tắc của chính tác giả
Tiếng than thở, oán trách bởi ý thức sâu sắc về mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão của mình và thực tế cuộc đời trớ trêu, ngang trái:
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lộ suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Trên bãi cát dài, lữ khách càng đi càng thấy đôi chân hụt hẫng. Người đi thấy chán nản vì tự mình hành hạ thân xác. Với nhịp điệu đều, chậm, buồn, tác giả tự giận mình không có khả năng như người xưa, mà phải tự hành hạ mình. Ông chán nản mệt mỏi, oán hận tột cùng vì sao mình phải theo đuổi mộng công danh dai dẳng để phải trèo non, lội suối khó nhọc:
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lộ suối, giận khôn vơi!
Đường danh lợi là đường thi cử để làm quan. Con đường ấy hết sức nhọc nhằn nhưng rồi ai cũng dấn bước, chen chúc trên con đường ấy:
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm say người vì nó là phương tiện để mưu sinh, hưởng thụ mà quên đi trách nhiệm đối với cuộc đời:
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Đối lập với đông đảo phường danh lợi, Cao Bá Quát muốn khẳng định mình không thể bị hòa trộn với bọn chúng, cũng vì thế mà ông trở thành cô độc, không có người đồng hành:
Người say vô số, tỉnh bao người?
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Nhà thơ đã nói lên một quy luật phổ biến của đời sống: con người luôn không ngừng đua chen để dành lấy danh lợi. Danh lợi như rượu ngon có mùi thơm hấp dẫn và đầy cám dỗ. Chẳng mấy người đủ can đảm để đứng ngoài những cám dỗ của danh lợi.
Sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với phường danh lợi. Câu hỏi nhà thơ như trách móc, như giận dữ, như lay tỉnh người khác nhưng cũng tự hỏi bản thân. Ông đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh đương thời vô nghĩa, tầm thường.
Ông băn khoăn, trăn trở về con đường đi của cuộc đời mình. Cuộc đời thì ngắn ngủi, nhìn đâu cũng thấy vô vọng mà gian nan vẫn còn trải đầy trước mắt:
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Điệp ngữ “bãi cát dài” là con đường hướng đến danh vọng, con đường cứ kéo dài ra, đi mãi không thấy tới. Câu hỏi tu từ góp phần diễn tả rất thực tâm trạng do dự của tác giả. Đi tiếp hay từ bỏ con đường công danh? Nếu đi tiếp thì không biết phải đi như thế nào? Trăn trở, đưa ra câu hỏi như để thúc giục bản thân hãy tìm tòi con đường khác cho mình nhưng còn bế tắc.
Cuối bài thơ là tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng:
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi trên bãi cát?
Khúc đường cùng có ý nghĩa biểu tượng cho nỗi tuyệt vọng của tác giả. Ông bất lực không thể đi tiếp mà cũng không biết phải làm gì. Ấp ủ khát vọng cao cả nhưng ông không tìm được con đường để thực hiện khát vọng đó. Hay đó là niềm khao khát thay đổi cuộc sống.
Phía Bắc: núi muôn trùng; Phía Nam: song dào dạt. Con người đi đã đến bước đường cùng. Giữa trùng vi của núi cao, biển rộng, cát dài, con người trở nên tuyệt vọng. “Anh đứng làm chi trên bãi cát?” câu hỏi tu từ thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt giữa việc đi tiếp hay dừng lại, phải thoát ra khỏi bãi cát danh lợi đầy nhọc nhằn chông gai mà vô nghĩa. Tác giả đặt câu hỏi cuối bài thơ có ý nghĩa như một lời thúc giục tìm kiếm con đường đi khác.
Bài thơ khắc tạc hình tượng kẻ sĩ cô độc, lẻ loi đầy trăn trở nhưng kì vĩ, vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí đầy chông gai. Cao Bá Quát đã chỉ rõ và kịch liệt phê phán tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, sự bảo thủ trì trệ của chế độ nhà Nguyễn.
Sống ở nữa đầu thế kỉ XIX, khi đã có sự tiếp xúc giữa văn hóa phương Đông với phương Tây, nhìn lại nền văn hóa truyền thống, thi cử là con đường duy nhất của Nho sĩ để làm quan, để mưu cầu danh lợi, Cao Bá Quát đã có những cảm nhận bước đầu về sự cần thiết đổi mới trong giáo dục tuy nhiên đổi mới như thế nào, câu trả lời còn bỏ ngỏ. Đây có thể là bước chuẩn bị về mặt tư tưởng cho hành động khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn sau này của Cao Bá Quát.
Với thể hành rắn rỏi, hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa, phép đối lập chuẩn mực, sáng tạo trong việc dung điển cố điển tích, Bài ca ngắn đi trên cát (Sa Hành đoản ca) của Cao bá Quát giúp người đọc hiểu rõ hơn về xã hội phong kiến đương thời và tình cảnh khốn cùng của lớp nhà nho cuối cùng sắp đi vào tàn lụi, lãng quên.
"Bài ca ngắn đi trên bãi cát" bộc lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống. Nhịp điệu bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc, suy tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh trắc trở.
Phân tích ý nghĩa và giá trị “Bài ca ngắn đi trên cát” của Cao Bá Quát
Cao Bá Quát (1809 – 1855) là người có tài, nổi tiếng văn hay chữ tốt và có uy tín lớn trong giới trí thức đương thời. Ông là người có khí phách hiên ngang, có tư tưởng tự do, ôm ấp hoài bão lớn, mong muốn sống có ích cho đời. Bài thơ ngắn đi trên cát (Đoản sa hành) là bài thơ nổi tiếng của Cao Bá Quát viết khi ông đi thi hội. Trên đường vào kinh đô Huế, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng, hình ảnh bãi cát dài, sông sâu, biển rộng, núi cao là những hình ảnh có thực gợi cảm hứng cho nhà thơ sáng tác bài thơ này.
Tuổi trẻ Cao Bá Quát sống tràn đầy khí phách. Nhưng rồi, mấy lần khăn gói vào Huế thi đều bị hỏng, nên mộng khoa cử đã tan. Qua bao nỗi gian truân, ông bắt đầu cảm thấy nhụt chí và bế tắc khi nhìn thấy cảnh thối nát, bất công và hèn yếu của nhà Nguyễn. Năm bảy bận thi, với tài cao hí lớn mà chưa thể vinh hiển, Cao bá Quát càng thi càng thấy vô ích. Thế nên, mở đầu bài thơ, ta đã nghe thấy tiếng khóc cho cuộc đời dâu bể:
Bãi cát lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi
Hình ảnh bãi cát: “Bãi cát lại bãi cát dài” là cái mênh mông dường như bất tận của đường đời. Đó là biểu tượng cho con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến danh lợi. Tình cảnh của người đi đường như rơi vào bế tắc, cứ đi một bước lại như đang lùi một bước, biết bao nỗi vất vả, khó nhọc. lại thêm, mặt trời đã lặn mà người lữ khách vẫn còn đi. Lữ khách trên đường nước mắt rơi bởi đau khổ, buồn bã và cô đơn truwocs đất trời tàn tạ.
Người đi thật cô đơn và nhỏ nhoi giữa bãi cát và có vẻ như đang bất lực. Bãi cát dài nối tiếp nhau mà mỗi bước đi dường như không tiến mà lại lùi. Người đi như dậm chân tại chỗ. Mọi sự cố gắng dường như vô nghĩa. Nhân vật trữ tình thật bất lực và cô độc. Đó là hình ảnh tượng trưng cho con đường đầy bế tắc của chính tác giả
Tiếng than thở, oán trách bởi ý thức sâu sắc về mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão của mình và thực tế cuộc đời trớ trêu, ngang trái:
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lộ suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Trên bãi cát dài, lữ khách càng đi càng thấy đôi chân hụt hẫng. Người đi thấy chán nản vì tự mình hành hạ thân xác. Với nhịp điệu đều, chậm, buồn, tác giả tự giận mình không có khả năng như người xưa, mà phải tự hành hạ mình. Ông chán nản mệt mỏi, oán hận tột cùng vì sao mình phải theo đuổi mộng công danh dai dẳng để phải trèo non, lội suối khó nhọc:
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lộ suối, giận khôn vơi!
Đường danh lợi là đường thi cử để làm quan. Con đường ấy hết sức nhọc nhằn nhưng rồi ai cũng dấn bước, chen chúc trên con đường ấy:
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm say người vì nó là phương tiện để mưu sinh, hưởng thụ mà quên đi trách nhiệm đối với cuộc đời:
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Đối lập với đông đảo phường danh lợi, Cao Bá Quát muốn khẳng định mình không thể bị hòa trộn với bọn chúng, cũng vì thế mà ông trở thành cô độc, không có người đồng hành:
Người say vô số, tỉnh bao người?
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Nhà thơ đã nói lên một quy luật phổ biến của đời sống: con người luôn không ngừng đua chen để dành lấy danh lợi. Danh lợi như rượu ngon có mùi thơm hấp dẫn và đầy cám dỗ. Chẳng mấy người đủ can đảm để đứng ngoài những cám dỗ của danh lợi.
Sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với phường danh lợi. Câu hỏi nhà thơ như trách móc, như giận dữ, như lay tỉnh người khác nhưng cũng tự hỏi bản thân. Ông đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh đương thời vô nghĩa, tầm thường.
Ông băn khoăn, trăn trở về con đường đi của cuộc đời mình. Cuộc đời thì ngắn ngủi, nhìn đâu cũng thấy vô vọng mà gian nan vẫn còn trải đầy trước mắt:
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Điệp ngữ “bãi cát dài” là con đường hướng đến danh vọng, con đường cứ kéo dài ra, đi mãi không thấy tới. Câu hỏi tu từ góp phần diễn tả rất thực tâm trạng do dự của tác giả. Đi tiếp hay từ bỏ con đường công danh? Nếu đi tiếp thì không biết phải đi như thế nào? Trăn trở, đưa ra câu hỏi như để thúc giục bản thân hãy tìm tòi con đường khác cho mình nhưng còn bế tắc.
Cuối bài thơ là tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng:
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi trên bãi cát?
Khúc đường cùng có ý nghĩa biểu tượng cho nỗi tuyệt vọng của tác giả. Ông bất lực không thể đi tiếp mà cũng không biết phải làm gì. Ấp ủ khát vọng cao cả nhưng ông không tìm được con đường để thực hiện khát vọng đó. Hay đó là niềm khao khát thay đổi cuộc sống.
Phía Bắc: núi muôn trùng; Phía Nam: song dào dạt. Con người đi đã đến bước đường cùng. Giữa trùng vi của núi cao, biển rộng, cát dài, con người trở nên tuyệt vọng. “Anh đứng làm chi trên bãi cát?” câu hỏi tu từ thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt giữa việc đi tiếp hay dừng lại, phải thoát ra khỏi bãi cát danh lợi đầy nhọc nhằn chông gai mà vô nghĩa. Tác giả đặt câu hỏi cuối bài thơ có ý nghĩa như một lời thúc giục tìm kiếm con đường đi khác.
Bài thơ khắc tạc hình tượng kẻ sĩ cô độc, lẻ loi đầy trăn trở nhưng kì vĩ, vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí đầy chông gai. Cao Bá Quát đã chỉ rõ và kịch liệt phê phán tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, sự bảo thủ trì trệ của chế độ nhà Nguyễn.
Sống ở nữa đầu thế kỉ XIX, khi đã có sự tiếp xúc giữa văn hóa phương Đông với phương Tây, nhìn lại nền văn hóa truyền thống, thi cử là con đường duy nhất của Nho sĩ để làm quan, để mưu cầu danh lợi, Cao Bá Quát đã có những cảm nhận bước đầu về sự cần thiết đổi mới trong giáo dục tuy nhiên đổi mới như thế nào, câu trả lời còn bỏ ngỏ. Đây có thể là bước chuẩn bị về mặt tư tưởng cho hành động khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn sau này của Cao Bá Quát.
Với thể hành rắn rỏi, hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa, phép đối lập chuẩn mực, sáng tạo trong việc dung điển cố điển tích, Bài ca ngắn đi trên cát (Sa Hành đoản ca) của Cao bá Quát giúp người đọc hiểu rõ hơn về xã hội phong kiến đương thời và tình cảnh khốn cùng của lớp nhà nho cuối cùng sắp đi vào tàn lụi, lãng quên.
"Bài ca ngắn đi trên bãi cát" bộc lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống. Nhịp điệu bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc, suy tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh trắc trở.