Phân tích vẻ đẹp độc đáo dòng sông Việt Nam qua Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Những dòng sông hung dữ trữ tình như "Sông Đà" hay thơ mộng như "sông Hương" cũng đều là những dòng sông nổi tiếng bao đời nay trên văn đàn. Vẻ đẹp độc đáo dòng sông Việt Nam qua "Người lái đò sông Đà" và "Ai đã đặt tên cho dòng sông" thể hiện phong cách nghệ thuật rõ nét của hai tác giả Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường.

* Tìm hiểu đề:
- Vấn đề nghị luận: Làm rõ những vẻ đẹp độc đáo của Sông Đà và sông Hương.Từ
đó rút ra được điểm giống nhau và khác nhau về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Thao tác lập luận: So sánh, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Phạm vi dẫn chứng: Trong tác phẩm Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho
dòng sông?

phan-tich-net-doc-dao-con-song-viet-nam-qua-bai-ai-da-dat-ten-cho-dong-song-va-bai-song-da.jpg


* Dàn ý:

I. Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề: Vẻ đẹp độc đáo của Sông Đà và sông Hương. Qua đó thấy được điểmgiống nhau và khác nhau về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường.

II. Thân bài:

1. Vẻ đẹp độc đáo của Sông Đà và sông Hương.
a. Sông Đà:
- Với điểm tựa cảm xúc từ hai câu thơ “Chúng thủy giai đông tẩu, Đà giang độc bắc lưu” và “ Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”, Nguyễn Tuân ca ngợi, khám phá vẻ đẹp và sự hùng vĩ, khác thường của Sông Đà.
- Vẻ đẹp của hình tượng: Nguyễn Tuân khai thác hai mặt nổi bật tạo nên hai vẻ đẹp trữ tình và hung bạo của dòng sông.
+ Sông Đà hung bạo từ cảnh đá bờ sông, ghềnh sông, hút nước, thác nước và đá Sông Đà.
+ Sông Đà mang vẻ đẹp trữ tình thơ mộng từ dáng sông, màu nước đến khung
cảnh ven bờ.
=> Nguyễn Tuân đã làm nổi bật vẻ đẹp của dòng sông đầy cá tính, lúc như một bầy thủy quái (hung bạo), lúc như một cố nhân (trữ tình), khám phá con sông đầy tiềm năng cho sự phát triển của đất nước.
- Nguyễn Tuân khám phá con sông bằng những trải nghiệm thực tế, trực tiếp của
chính tác giả, diễn tả bằng ngôn ngữ tạo hình, nhân hóa, so sánh, liên tưởng kì thú,
phô diễn những kiến thức tổng hợp điện ảnh, hội họa, quân sự, lịch sử, địa lí, văn hóa.
- Sông Đà là một nhân vật, một hình tượng trong thiên tùy bút. Ca ngợi dòng sông, ca ngợi thiên nhiên đất nước, Nguyễn Tuân ca ngợi người lao động – ca ngợi chất vàng mười của con người Tây Bắc.
b. Sông Hương:
- Với điểm tựa cảm xúc: từ huyền thoại về một cái tên, cảm xúc “sông Hương thuộc về một thành phố duy nhất” – sông Hương của Huế, trong mối tình với Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khám phá vẻ đẹp của dòng Hương. Nếu Nguyễn Tuân khao khát đến với sông Đà bằng sự khao khát khám phá, sự say mê trước cái đẹp thì Hoàng Phủ Ngọc Tường đến với dòng Hương trước hết bằng tình yêu. Nếu cảm hứng của Nguyễn Tuân là ngợi ca thì cảm hứng của Hoàng Phủ Ngọc Tường là cắt nghĩa.
- Vẻ đẹp của hình tượng: Sông Hương được cảm nhận như một người con gái đẹp, khi là “cô gái Di- gan phóng khoáng và man dại”, khi là người con gái kín đáo, dịu dàng trong tình yêu với Huế. Dòng Hương được hiên lên với nhiều vẻ đẹp khác nhau:
+ Vẻ đẹp trong cảnh sắc thiên nhiên.
+ Vẻ đẹp lịch sử.
+ Vẻ đẹp thi ca.
+ Vẻ đẹp âm nhạc.
=> Tất cả in nét đẹp của thiên nhiên xứ Huế, mang vẻ đẹp tâm hồn, lịch sử, văn hóa Huế. Ta có cảm nhận sông Hương không đơn thuần chỉ là một dòng chảy mà là một dòng thời gian, dòng tâm hồn, dòng văn hóa.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng dùng nhân hóa, so sánh, sử dụng ẩn dụ, những liên
tưởng kì thú ... nhưng chủ yếu sử dụng tri thức văn hóa khám phá vẻ đẹp của dòng
Hương trong hành trình không gian, thời gian, tâm hồn Huế.

2. Phong cách nghệ thuật của hai tác giả qua hai bài kí
a. Điểm giống nhau:
- Hai tác giả đều viết tùy bút về các dòng sông (bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông thực sự là một thiên tùy bút- một áng văn xuôi tự sự trữ tình.
- Hai bài kí đều thể hiện kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa... sâu rộng. Cả hai con sông đều được khám phá ở vẻ đẹp trữ tình và mạnh mẽ, hoang sơ.
- Hai tác giả đều thể hiện cái tôi trữ tình khi khám phá vẻ đẹp của những con sông quê hương đất nước, kết đọng trong đó tình yêu xứ sở. Đó là sự gặp gỡ của những tâm hồn Việt, những tài năng tùy bút bậc thầy.
b. Điểm khác nhau:
- Đều là những nhà văn viết tùy bút thành công: Tùy bút của Nguyễn Tuân giàu chất kí, chất truyện. Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường giàu chất trữ tình- chất tùy bút.
- Cùng tài hoa, uyên bác nhưng Nguyễn Tuân là tài hoa kiêu bạc, còn Hoàng Phủ
Ngọc Tường thì tài hoa sâu lắng.
- Nguyễn Tuân đến với Sông Đà như đến với một sự thử thách để bộc lộ cái tôi độc đáo tài hoa, thể hiện cảm hứng mãnh liệt trước cái đẹp, cái khác thường, phi thường thì Hoàng Phủ Ngọc Tường đến với sông Hương như một sự tương giao linh diệu của một tâm hồn Huế, với chiều sâu văn hóa của đất quê hương.
- Nguyễn Tuân là phù thủy ngôn từ, câu văn co duỗi nhịp nhàng, giàu giá trị tạo hình,dựng cảnh, tả người đặc sắc. Hoàng Phủ Ngọc Tường giàu liên tưởng, tưởng tượng,lối văn đậm chất thơ, thiên về thể hiện cảm xúc, ngẫm suy mang chiều sâu văn hóa.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top