Hoàng Thịnh
Member
- Xu
- 0
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người:một cách nhìn đa dạng nhiều chiều,phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Đồng thời tác phẩm in đậm phong cách tự sự-triết lí của Nguyễn Minh Châu: với cách khắc họa nhân vật,xây dựng cốt truyện độc đáo và sáng tạo.
Chiếc thuyền ngoài xa sáng tác năm 1983 là truyện ngắn xuất sắc nhất của ông ở thời kì sau; nội dung kể về chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh, qua đó thể hiện cách nhìn của tác giả về hiện thực cuộc sống, một cái nhìn thấu hiểu và thấm đẫm tình thương cùng sự băn khoăn, day dứt vể thân phận con người. Tác giả cùng gửi gắm trong truyện ngắn này những chiêm nghiệm sâu sắc của mình về nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn bó với cuộc đời. Người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách hời hợt, giản đơn mà cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người bằng cái nhìn tỉnh táo, sáng suốt của lí trí kết hợp với rung động chân thành của trái tim nhân ái.
Tác giả đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người lao động trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn và hành trình kiếm tìm hạnh phúc. Những “hạt ngọc tâm hồn” không hiện ra trong lửa đạn chiến tranh, mà lẩn khuất giữa đời thường đầy sóng gió.
Nói đến nghệ thuật viết truyện ngắn, người ta thường nhắc đến ba yếu tố: Nhân vật, giọng điệu trần thuật và tình huống truyện. Trong đó, việc sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo đóng vai trò then chốt, quyết định thành công của tác phẩm. Có ba loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn: tình huống hành động, tình huống tâm trạng và tình huống nhận thức. Nếu tình huống hành động chủ yếu nhằm tới hành động có tính bước ngoặt của nhân vật, tình huống tâm trạng chủ yếu khám phá diễn biến tình cảm, cảm xúc của nhân vật thì tình huống nhận thức chủ yếu cắt nghĩa giây phút “giác ngộ” chân lí của nhân vật. Chiếc thuyền ngoài xa sở dĩ được đánh giá là tác phẩm xuất sắc bởi tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện hết sức độc đáo. Đó là tình huống nhận thức và khám phá về cuộc sống và nghệ thuật của hai nhân vật Đẩu và Phùng.
Tình huống bất ngờ trong truyện đã làm thay đổi nhận thức của hai người trước những nghịch lí của cuộc sống. Trong khi thiên nhiên có vẻ đẹp toàn bích thì cảnh đời lại u ám, đáng buồn. Người có thiện chí giúp đỡ nạn nhân lại bị nạn nhân từ chối quyết liệt. Người vợ bị chồng hành hạ, ngược đãi, thế nhưng vẫn cam chịu, quyết không bỏ chồng mà lại còn bênh vực. Người chồng vẫn có trách nhiệm với gia đình nhưng ngày nào cũng hành hạ vợ.
Đứa con dám đánh bố vì quá thương mẹ…
Nội dung trên có thể tóm tắt như sau:
Phùng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh được trưởng phòng giao nhiệm vụ đi chụp một cảnh biển sớm mai để bổ sung vào bộ ảnh lịch. Anh về lại vùng ven biển miền Trung, nơi trước đây đã từng tham gia chiến đấu chống Mĩ. Phùng gặp lại Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa giờ là chánh án tòa án huyện và được Đẩu tận tình giúp đỡ. May mắn thay, sau mấy buổi sáng kiên nhẫn “mai phục”, Phùng đã bắt gặp khoảnh khắc kì diệu của Cái Đẹp nghệ thuật: Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đất” trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hưởng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trải tim như có gì bóp thắt vào.
Đoạn văn trên đẹp như một bài thơ. Nguyễn Minh Châu đã sử dụng ngôn ngữ rất tài tình để vẽ lên bức tranh cảnh biển buổi sáng mờ sương có đủ đường nét, ánh sáng, sắc màu và cả hình ảnh của con người. Trong màn sương sớm trắng như sữa, phớt chút ánh hồng ấm áp của ban mai, hình ảnh chiếc thuyền từ ngoài xa đang hướng mũi vào bờ đẹp như mơ. Trên mui thuyền, những dáng người ngồi im lặng đầy chất tạo hình. Cận cảnh là tấm lưới vó, viễn cảnh là chiếc thuyền thấp thoáng trong sương. Khung cảnh hài hòa đến độ toàn bích khiến trái tim người nghệ sĩ nhiếp ảnh như thắt lại vì cảm giác sung sướng và hạnh phúc. Đó chính là niềm hạnh phúc của sự khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận trước Cái Đẹp tuyệt diệu.
Dường như khi nhìn thấy hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa bồng bềnh giữa trời biển mờ sương, Phùng cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc, trở nên trong trẻo, tinh khôi bởi vẻ đẹp huyền diệu của thiên nhiên. Chẳng phải lựa chọn, xê dịch gì, anh nhanh nhẹn gác máy lên bánh xích của chiếc xe tăng hồng, bấm máy liên tục, thu vào một phần tư cuộn phim niềm hạnh phúc tột đỉnh của sự khám phá, sáng tạo ấy.
Khi cái cảm giác ngất ngây, thỏa mãn do cảnh đẹp tuyệt vời vừa mang lại cho mình chưa kịp tan đi thì ngay sau đó, Phùng tình cờ chửng kiến một cảnh tượng đau lòng xảy ra ngay trước mắt: Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng. Một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền. Họ phải lội qua một quãng bờ phả nước ngập đến quá đầu gối. Bất giác tôi nghe người đàn ông nói chõ lên thuyền như quát : “Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”.
Họ hiện ra ở một khoảng cách rất gần, đủ để Phùng nhận ra từng nét rõ trên khuôn mặt của người đàn bà và vẻ mặt độc ác đáng sợ của người đàn ông : Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rõ mặt Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ. Người đàn ông đi sau. Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà… Hai người đi qua trước mặt tôi. Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn. Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân.
Những gì xảy ra trước mắt khiến Phùng không thể tưởng tượng nổi. Bãi cát, nơi có xác chiếc xe rà phá mìn bị hỏng đã trở thành nơi hành tội : Khi người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng thì : Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa,… quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rĩ đau đớn : “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ồng nhờ!”.
Thật kì lạ là người đàn bà khốn khổ ấy không hề kêu rên một tiếng, không chống trả, không trốn chạy mà nhẫn nhục cam chịu. Cảnh tượng đó đã làm cho Phùng kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu… cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Khi anh vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới thì một thằng bé con giận dữ như một viên đạn lao tới đích đã nhắm thẳng vào lão đàn ông. Đứa bé với sức mạnh ghê gớm đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng… của lão. Giằng không được cái thắt lưng da, lão ta liền dang thẳng cánh cho thằng bé hai tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát… Đứa con đã liều lĩnh lao đến cứu mẹ, để chặn bàn tay tàn bạo của người cha đang trong cơn giận dữ điên cuồng.
Khi biết có người lạ chứng kiến cảnh bạo hành vừa xảy ra, người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn – vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã. Tiếng gọi: Phác, con ơi! của người đàn bà tội nghiệp cất lên đầy tủi nhục và cay đắng. Hình ảnh người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy… thật khác thường và cũng thật xúc động. Chị ta lạy đứa con mình vì sợ nó thương mẹ, bênh mẹ mà đánh bố là phạm vào tội bất hiếu. Và hình ảnh thằng nhỏ lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ lên khuôn mật người mẹ như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt đã để lại ấn tượng khó quên trong tâm trí Phùng.
Cảnh tượng diễn ra và kết thúc quá nhanh khiến Phùng ngơ ngác nhìn ra bờ phả khi người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh… đuổi theo lão đàn ông. Cả hai người lại trở về chiếc thuyền. Điều kì lạ là : Như trong câu chuyện cổ đầy quái đản, chiếc thuyền lưới vó đã biến mất khiến Phùng bàng hoàng, sững sờ không hiểu vì sao!
Nguyễn Minh Châu đã phản ánh một nghịch lí của cuộc sống: khung cảnh thiên nhiên thì toàn bích nhưng cảnh tượng đời thường thì tăm tối, đáng buồn.
Lần thứ hai chứng kiến cảnh bạo hành, Phùng chạy tới bênh vực người đàn bà. Lão đàn ông đánh anh bị thương. Anh được đưa về trạm y tế của tòa án huyện và tình cờ anh đã được nghe người đàn bà bất hạnh kể về gia cảnh của mình. Phùng và Đẩu lắng nghe với sự cảm thông và thương xót thật sự.
Sau khi thấy các biện pháp giáo dục, răn đe người chồng không có kết quả, Đẩu với tư cách là chánh án đã mời người đàn bà đến tòa án để trao đổi về vấn đề này. Tuy đây là lần thứ hai được mời đến tòa, nhưng người đàn bà vẫn có vẻ sợ sệt, lúng túng. Lúc đầu, chị ta chỉ dám ngồi ở góc tường, Đẩu mời lần nữa mới rón rén đến ngồi ghé vào mép chiếc ghế và cố thu người lại. Khi nghe vị chánh án hòi : Thế nào, chị đã nghĩ kĩ chưa ? thì người đàn bà ngước lên nhìn rồi lại cúi mặt xuống đáp nhò: Thưa …
Chánh án Đẩu tưởng người đàn bà hiểu được ý mình nên có thái độ thân tiện và chân thành hơn : Đẩu gật đầu. Anh đứng dậy. Tự nhiên anh rời chiếc bàn đến đứng vịn vào lưng ghế người đàn bà đang ngồi, giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án : – Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn. Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị : Chị sống không nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu ! Chị nghĩ thế nào ?
Đẩu khuyên chị ta nên li hôn để khỏi bị lão chồng hành hạ, ngược đãi. Có lẽ Đẩu tin rằng giải pháp mình đưa ra là đúng, nhưng sau buổi nói chuyện thì mọi lí lẽ của anh ta đều bị người đàn bà khốn khổ ấy bác bỏ.
Vị chánh án vừa dứt lời thì người đàn bà sợ hãi ngước lên nhìn rồi lại cúi mặt xuống. Chị ta chắp tay vái lia lịa và xưng con với Đẩu : Con lạy quý tòa… Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó… Đẩu ngạc nhiên bật hỏi : Sao, sao ? tỏ vẻ không hiểu được sự éo le đó. Còn Phùng, sau câu nói của người đàn bà, anh cảm thấy gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt quá.
Khi nghe vị chánh án đang gọi mình bằng chị bỗng chuyển sang gọi bằng bà và nói rõ chủ trương kêu gọi hòa thuận – nghĩa là đồng ý với sự cầu xin của mình thì người đàn bà ngơ ngác hết nhìn Đẩu lại nhìn Phùng. Đến lúc hiểu ra, chị ta liền thay đổi cách xưng hô, tự xưng là chị, gọi Đẩu, Phùng là các chủ bằng giọng điệu thân mật, chân tình: Chị cám ơn các chú !… Đây là chị nói thành thực, chị cảm ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chủ đâu có phải là người làm ăn… cho nên các chủ đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc…
Rồi chị ta tâm sự về chuyện lấy chồng của mình. Thời trẻ, vì xấu gái nên chị không được ai để mắt tới. Rồi chị có mang với anh chàng làm nghề đánh cá cục tính nhưng hiền lành lắm,… tức là lão chồng hung dữ bây giờ.
Chị ta than thở về gia cảnh nghèo nàn, chiếc thuyền lưới vó thì quá nhỏ hẹp. Chị lại đẻ nhiều quá, nuôi không xuể. Vì thế mà ra nông nỗi: …bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…
Đẩu và Phùng đã lắng nghe chị ta nói về nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền đánh cá không có đàn ông, nhất là những khi biển động. Giọng nói của chị ta như giãi bầy, mong được sự chia sẻ của người nghe : Mong các chứ cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tồi cần phải có người đàn ông đổ chèo chống khi phong ba, đó cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được ! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó Ị
Vẻ mặt của người đàn bà bớt sầu não phần nào khi kể rằng trong cuộc sống lam lũ, cực nhọc, đôi khi vẫn có niềm vui. Ấy là khi vợ chồng con cái sống hòa thuận vui vẻ, vui nhất là lúc nhìn đàn con được ăn no.
Chứng kiến cảnh người chồng vũ phu đánh đập người vợ một cách tàn nhẫn và nghe lời kể của nạn nhân, Phùng và Đẩu chợt nhận ra nghịch lí thứ hai của tình huống : Người vợ thường xuyên bị chồng đánh đập, ngược đãi ; nhưng vẫn nhẫn nhục cam chịu, quyết không bỏ chồng và lại còn bênh vực lão. Người chồng vẫn có trách nhiệm với gia đình nhưng ngày ngày cứ quen thói hành hạ vợ.
Tất cả những điều trên tác động đến Đẩu và Phùng, khiến họ có sự thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ và riêng Phùng đã có những phát hiện bất ngờ về quan hệ giữa hiện thực đời sống và nghệ thuật.
Trong Chiếc thuyền -ngoài xa, tình huống truyện giống như một vòng tròn đồng tâm mà nghệ sĩ Phùng cũng như chánh án Đẩu đều phải quay theo để rồi có được giây phút giác ngộ về bản chất của cuộc sống và vỡ lẽ ra nhiều điều mà trước kia họ chỉ suy nghĩ một chiều hoặc chưa bao giờ nghĩ tới. Chẳng hạn như đằng sau cái vô lí lại là cái có lí. Chuyện người đàn bà lam lũ bị chồng hành hạ tàn nhẫn thường xuyên là vô lí, nhưng người đàn bà ấy không muốn bỏ chồng lại rất có lí. Vấn đề tưởng chừng đơn giản hóa ra lại chất chửa nhiều điều phức tạp.
Phùng và Đẩu có nghề nghiệp khác nhau : một là nghệ sĩ, một là chánh án, nhưng sự thay đổi nhận thức của họ lại giống nhau và đều xuất phát từ tấm lòng nhân hậu, từ mục đích tốt đẹp. Sau khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài, cả hai đều ngạc nhiên, ngỡ ngàng, rồi vỡ ra nhiều điểu mới mẻ : Cuộc đời này đầy rẫy tình huống trái ngang mà sách vở chưa nói tới ; còn có nhiều góc khuất trong tâm hồn con người mà nghệ thuật chưa đề cập đến.
Là một chánh án, Đẩu vừa làm phận sự là người đại diện cho pháp luật vừa thực hiện mệnh lệnh của trái tim. Anh muốn giải thoát người đàn bà khỏi những trận đòn tàn bạo của lão chồng bằng lời khuyên li hôn. Anh tin lời khuyên của mình là đúng nhưng anh đã lầm. Ban đầu, Đẩu tưởng li hôn là cách giải quyết dứt điểm được sự bạo hành, là cứu vớt được người đàn bà bất hạnh, nhưng nghe chị ta tâm sự thì anh thấy quan hệ vợ chồng của họ phức tạp hơn nhiều. Từ đó, anh hiểu ra rằng: Muốn giải quyết những vấn đề phức tạp của cuộc sống, không chỉ dựa vào thiện chí, vào pháp luật hoặc lí thuyết sách vở, mà phải thấu hiểu và cần có giải pháp thiết thực. Hóa ra lòng tốt của anh là lòng tốt phi thực tế. Kiến thức sách vở mà anh đã được học trở thành vô nghĩa trước những lí lẽ mộc mạc nhưng sâu sắc của người đàn bà thất học. Sự yên ấm của gia đình và tương lai của những đứa con buộc chị ta phải câm lặng và chịu đựng tất cả. Chị ta chỉ có một nguồn an ủi duy nhất là cuộc sống của mình đâu phải chỉ toàn là những trận đòn tàn bạo của chồng, mà còn có những giây phút hạnh phúc như khi vợ chồng hòa thuận hoặc khi nhìn đàn con được ăn no.
Là người tính xuất ngũ về làm chánh án tòa án huyện vùng biển, Đẩu vẫn giữ nguyên chất lính thẳng thắn, nhiệt tình chống lại cái ác, cái xấu. Phẫn nộ trước sự ngược đãi của người chồng, xót thương người vợ bị bạo hành ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng nên anh đã đi ngược với phương châm lấy hòa giải làm đầu trong khi giải quyết các vụ án li hôn mà bảo thẳng với người đàn bà : Chị không sống nổi với lão đàn ông vũ phu ấy đâu ! Anh thực thi luật pháp bằng lí thuyết sách vở và những nguyên tắc đạo đức. Chính vì vậy mà anh đã phán quyết có phần đơn giản trước cảnh ngộ đặc biệt của người đàn bà hàng chài. Đáp lại lòng tốt của anh, người đàn bà đã tế sống anh và năn nỉ xin tòa đừng bắt con bỏ nó. Người đàn bà dân chài thất học nhưng bằng sự từng trải sâu sắc đã khiến một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công phố huyện. Có thể Đẩu bắt đầu hiểu ra rằng muốn giúp con người thoát khỏi cảnh sống đau khổ, tăm tối thì cần phải có những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ mà xa rời thực tiễn. Câu chuyện của người đàn bà giúp chúng ta hiểu rõ sự thật về nguyên nhân bi kịch bạo hành trong gia đình, đó là cảnh đói nghèo, bế tắc trong cuộc sống. Đồng thời, chúng ta cũng hiểu sâu hơn về đức hi sinh cùng tâm lí của người phụ nữ lao động trong mọi nghịch cảnh của cuộc đời.
Sau khi chứng kiến cuộc nói chuyện giữa người đàn bà hàng chài và chánh án Đẩu, Phùng bất chợt nhận ra nhiều điều. Cái đẹp của ngoại cảnh có khi che khuất cái xấu của đời sống. Ban đầu, Phùng ngây ngất trước vồ đẹp thơ mộng, huyền ảo của chiếc thuyền ngoài xa. Về sau, anh nhận ra rằng cái vẻ đẹp bên ngoài đó đã che giấu thực tế nhức nhối bên trong. Ngược lại, cái xấu cũng có thể lấn át cái đẹp. Tìm hiểu sâu về cảnh người đàn bà hàng chài, Phùng lại thấy thực tế nhức nhối đã làm cho những nét đẹp của con người bị lu mờ. Từ mối quan hệ phức tạp ấy, Phùng suy ngẫm và rút ra nhận xét: Để hiểu được bản chất của đời sống thì người nghệ sĩ không thể nhìn nhận một cách hời hợt, đơn giản, mà phải có cái nhìn đa chiều, tỉnh táo và sâu sắc. Phùng đã phát hiện ra những vẻ đẹp khác ẩn chứa đằng sau những bức ảnh và anh đã bỏ nhiều công sức mới chụp được. Nó không toàn bích như tấm ảnh chiếc thuyền ngoài xa mà phản ánh vẻ đẹp của đời thường đa đoan, đa sự. Người nghệ sĩ đừng bao giờ dùng cái nhìn đơn điệu, một chiều trước cuộc sống vốn phức tạp và bí ẩn. Nghịch lí cuộc đời vẫn luôn là điều thách thức đối với mỗi chúng ta nên đừng vì khao khát Cái Đẹp nghệ thuật mà quên đi hiện thực, bởi nghệ thuật chân chính được khơi nguồn từ cuộc đời và được sáng tạo ra vì cuộc đời. Trước khi là người nghệ sĩ biết rung động trước Cái Đẹp thì hãy là con người biết yêu, ghét, vui, buồn trước mọi lẽ thường tình, biết hành động vì những điều tốt đẹp của cuộc sống.
Sự thật trần trụi chứa đựng bên trong Chiếc thuyền ngoài xa chắc chắn đã làm cho cách nhìn, cách nghĩ và cảm quan nghệ thuật của Phùng thay đổi. Bức ảnh thế sự đã được Nguyễn Minh Châu phác họa, được nhà nhiếp ảnh chứng kiến và bấm máy thật giàu ý nghĩa. Nghệ thuật hướng về Cái Đẹp nhưng không thể là sự lừa dối. Lãng mạn hóa cuộc đời, bôi hồng tô son hiện thực cuộc đời là giả dối và vô nghĩa trong khi hiện thực cuộc đời còn nhiều mồ hôi và nước mắt.
Phùng bàng hoàng nhận ra sau cảnh đẹp như mơ của chiếc thuyền ngoài xa là bao nhiêu điều ngang trái, xót xa. Tình huống truyện được tạo nên bởi sự tương phản giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa với sự éo le trong gia đình hàng chài. Chính gánh nặng mưu sinh chồng chất trên vai đã biến người chồng thành kẻ vũ phu và khiến người vợ vì thương con, vì sự nghiệt ngã của nghề đi biển, vì hoàn cảnh sống thiếu thốn trên thuyền và nhất là vì sự thấu hiểu người chồng hiền lành nhưng cục tính nên đã nhẫn nhục chịu đựng những hành động tàn bạo của chồng. Nhưng người mẹ ấy không biết là mình đã làm tổn thương tâm hồn những đứa con. Thằng Phác vì thương mẹ, bênh vực mẹ mà thành ra căm ghét chính cha đẻ của mình.
Phùng cay đắng nhận ra bi kịch và cái ác lộng hành trong gia đình thuyển chài kia như thứ thuốc rửa quái đản, làm cho những thước phim huyền diệu mà anh dày công chụp được bỗng hiện hình khủng khiếp, ghê sợ. Giống như chiếc thuyền ngoài xa có vẻ đẹp huyền ảo trong sương sớm, khi ra khỏi khoảng cách xa xôi, huyền ảo hoặc phơi mình dưới ánh mặt trời thì sẽ trở nên xấu xí, tầm thường.
Sau khi gặp và nghe người đàn bà bất hạnh nói về chính mình ở tòa án huyện thì Phùng mới vỡ lẽ ra nhiều điều về con người và cuộc sống xung quanh. Anh đã hiểu vì sao người đàn bà ấy cam chịu đến nhẫn nhục, cắn răng chung sống với người đàn ông coi việc đánh vợ như phương thức duy nhất để giải tỏa khổ đau, uất ức. Thì ra, trên thuyền rất cần có một người đàn ông bởi nhiều khi biển động, sóng to gió cả. Vả lại, ông trời sinh ra người đàn bà để đẻ con và nuôi con khôn lớn. Người vợ cần có một người chồng để cùng làm lụng nuôi con. Chị ta hiểu rất đúng rằng chỉ vì đói nghèo, túng quẫn mà chồng mình hóa ra hung bạo. Tình thương con và lòng vị tha khiến chị quên đi nỗi đau triền miên như sóng biển, còn niềm hạnh phúc hiếm hoi như châu ngọc thì chị giữ lấy làm nguồn an ủi: Trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái hòa hợp vui vẻ,… Chị nói thật lòng: Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con được ăn no.
Câu chuyện khép lại bằng kết quả chuyến đi thực tế của Phùng. Bức ảnh Chiếc thuyền ngoài xa được đưa vào bộ lịch phong cảnh biển và được đánh giá rất cao:
Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm… Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đêm đông…
Với Phùng, có thể coi đây là một chuyến đi có ý nghĩa phát hiện và thức tỉnh: chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, ẩn hiện trong sương mù, còn sự thật cuộc đời thì lại trần trụi và ở ngay trước mắt. Qua đó, chúng ta thấy chân lí cuộc đời có lúc, có nơi không phải là chân lí nghệ thuật. Điều đó thể hiện ở chi tiết mỗi khi Phùng nhìn ngắm và thưởng thức vẻ đẹp của bức ảnh, anh đều cảm thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh.
Qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã nêu lên bài học về cái nhìn đa diện, cái nhìn khám phá trong sáng tạo nghệ thuật đối với các nghệ sĩ chân chính. Từ tình huống truyện có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống và qua sự thay đổi nhận thức của Phùng, của Đẩu, tác giả đã khẳng định mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực. Theo ông, bổn phận của người nghệ sĩ là phải phát hiện ra bản chất của cuộc đời. Cái Đẹp, cái Thiện trước hết phải là sự chân thực, Cuộc sống vốn phức tạp, chúng ta không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận con người và cuộc sống mà cần có cái nhìn tỉnh táo, sâu sắc cùng với sự tìm tòi, phát hiện để hiểu đúng bản chất của nó.
( Sưu Tầm)
Chiếc thuyền ngoài xa sáng tác năm 1983 là truyện ngắn xuất sắc nhất của ông ở thời kì sau; nội dung kể về chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh, qua đó thể hiện cách nhìn của tác giả về hiện thực cuộc sống, một cái nhìn thấu hiểu và thấm đẫm tình thương cùng sự băn khoăn, day dứt vể thân phận con người. Tác giả cùng gửi gắm trong truyện ngắn này những chiêm nghiệm sâu sắc của mình về nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn bó với cuộc đời. Người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách hời hợt, giản đơn mà cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người bằng cái nhìn tỉnh táo, sáng suốt của lí trí kết hợp với rung động chân thành của trái tim nhân ái.
Tác giả đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người lao động trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn và hành trình kiếm tìm hạnh phúc. Những “hạt ngọc tâm hồn” không hiện ra trong lửa đạn chiến tranh, mà lẩn khuất giữa đời thường đầy sóng gió.
Nói đến nghệ thuật viết truyện ngắn, người ta thường nhắc đến ba yếu tố: Nhân vật, giọng điệu trần thuật và tình huống truyện. Trong đó, việc sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo đóng vai trò then chốt, quyết định thành công của tác phẩm. Có ba loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn: tình huống hành động, tình huống tâm trạng và tình huống nhận thức. Nếu tình huống hành động chủ yếu nhằm tới hành động có tính bước ngoặt của nhân vật, tình huống tâm trạng chủ yếu khám phá diễn biến tình cảm, cảm xúc của nhân vật thì tình huống nhận thức chủ yếu cắt nghĩa giây phút “giác ngộ” chân lí của nhân vật. Chiếc thuyền ngoài xa sở dĩ được đánh giá là tác phẩm xuất sắc bởi tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện hết sức độc đáo. Đó là tình huống nhận thức và khám phá về cuộc sống và nghệ thuật của hai nhân vật Đẩu và Phùng.
Tình huống bất ngờ trong truyện đã làm thay đổi nhận thức của hai người trước những nghịch lí của cuộc sống. Trong khi thiên nhiên có vẻ đẹp toàn bích thì cảnh đời lại u ám, đáng buồn. Người có thiện chí giúp đỡ nạn nhân lại bị nạn nhân từ chối quyết liệt. Người vợ bị chồng hành hạ, ngược đãi, thế nhưng vẫn cam chịu, quyết không bỏ chồng mà lại còn bênh vực. Người chồng vẫn có trách nhiệm với gia đình nhưng ngày nào cũng hành hạ vợ.
Đứa con dám đánh bố vì quá thương mẹ…
Nội dung trên có thể tóm tắt như sau:
Phùng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh được trưởng phòng giao nhiệm vụ đi chụp một cảnh biển sớm mai để bổ sung vào bộ ảnh lịch. Anh về lại vùng ven biển miền Trung, nơi trước đây đã từng tham gia chiến đấu chống Mĩ. Phùng gặp lại Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa giờ là chánh án tòa án huyện và được Đẩu tận tình giúp đỡ. May mắn thay, sau mấy buổi sáng kiên nhẫn “mai phục”, Phùng đã bắt gặp khoảnh khắc kì diệu của Cái Đẹp nghệ thuật: Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đất” trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hưởng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trải tim như có gì bóp thắt vào.
Đoạn văn trên đẹp như một bài thơ. Nguyễn Minh Châu đã sử dụng ngôn ngữ rất tài tình để vẽ lên bức tranh cảnh biển buổi sáng mờ sương có đủ đường nét, ánh sáng, sắc màu và cả hình ảnh của con người. Trong màn sương sớm trắng như sữa, phớt chút ánh hồng ấm áp của ban mai, hình ảnh chiếc thuyền từ ngoài xa đang hướng mũi vào bờ đẹp như mơ. Trên mui thuyền, những dáng người ngồi im lặng đầy chất tạo hình. Cận cảnh là tấm lưới vó, viễn cảnh là chiếc thuyền thấp thoáng trong sương. Khung cảnh hài hòa đến độ toàn bích khiến trái tim người nghệ sĩ nhiếp ảnh như thắt lại vì cảm giác sung sướng và hạnh phúc. Đó chính là niềm hạnh phúc của sự khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận trước Cái Đẹp tuyệt diệu.
Dường như khi nhìn thấy hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa bồng bềnh giữa trời biển mờ sương, Phùng cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc, trở nên trong trẻo, tinh khôi bởi vẻ đẹp huyền diệu của thiên nhiên. Chẳng phải lựa chọn, xê dịch gì, anh nhanh nhẹn gác máy lên bánh xích của chiếc xe tăng hồng, bấm máy liên tục, thu vào một phần tư cuộn phim niềm hạnh phúc tột đỉnh của sự khám phá, sáng tạo ấy.
Khi cái cảm giác ngất ngây, thỏa mãn do cảnh đẹp tuyệt vời vừa mang lại cho mình chưa kịp tan đi thì ngay sau đó, Phùng tình cờ chửng kiến một cảnh tượng đau lòng xảy ra ngay trước mắt: Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng. Một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền. Họ phải lội qua một quãng bờ phả nước ngập đến quá đầu gối. Bất giác tôi nghe người đàn ông nói chõ lên thuyền như quát : “Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”.
Họ hiện ra ở một khoảng cách rất gần, đủ để Phùng nhận ra từng nét rõ trên khuôn mặt của người đàn bà và vẻ mặt độc ác đáng sợ của người đàn ông : Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rõ mặt Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ. Người đàn ông đi sau. Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà… Hai người đi qua trước mặt tôi. Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn. Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân.
Những gì xảy ra trước mắt khiến Phùng không thể tưởng tượng nổi. Bãi cát, nơi có xác chiếc xe rà phá mìn bị hỏng đã trở thành nơi hành tội : Khi người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng thì : Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa,… quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rĩ đau đớn : “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ồng nhờ!”.
Thật kì lạ là người đàn bà khốn khổ ấy không hề kêu rên một tiếng, không chống trả, không trốn chạy mà nhẫn nhục cam chịu. Cảnh tượng đó đã làm cho Phùng kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu… cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Khi anh vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới thì một thằng bé con giận dữ như một viên đạn lao tới đích đã nhắm thẳng vào lão đàn ông. Đứa bé với sức mạnh ghê gớm đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng… của lão. Giằng không được cái thắt lưng da, lão ta liền dang thẳng cánh cho thằng bé hai tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát… Đứa con đã liều lĩnh lao đến cứu mẹ, để chặn bàn tay tàn bạo của người cha đang trong cơn giận dữ điên cuồng.
Khi biết có người lạ chứng kiến cảnh bạo hành vừa xảy ra, người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn – vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã. Tiếng gọi: Phác, con ơi! của người đàn bà tội nghiệp cất lên đầy tủi nhục và cay đắng. Hình ảnh người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy… thật khác thường và cũng thật xúc động. Chị ta lạy đứa con mình vì sợ nó thương mẹ, bênh mẹ mà đánh bố là phạm vào tội bất hiếu. Và hình ảnh thằng nhỏ lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ lên khuôn mật người mẹ như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt đã để lại ấn tượng khó quên trong tâm trí Phùng.
Cảnh tượng diễn ra và kết thúc quá nhanh khiến Phùng ngơ ngác nhìn ra bờ phả khi người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh… đuổi theo lão đàn ông. Cả hai người lại trở về chiếc thuyền. Điều kì lạ là : Như trong câu chuyện cổ đầy quái đản, chiếc thuyền lưới vó đã biến mất khiến Phùng bàng hoàng, sững sờ không hiểu vì sao!
Nguyễn Minh Châu đã phản ánh một nghịch lí của cuộc sống: khung cảnh thiên nhiên thì toàn bích nhưng cảnh tượng đời thường thì tăm tối, đáng buồn.
Lần thứ hai chứng kiến cảnh bạo hành, Phùng chạy tới bênh vực người đàn bà. Lão đàn ông đánh anh bị thương. Anh được đưa về trạm y tế của tòa án huyện và tình cờ anh đã được nghe người đàn bà bất hạnh kể về gia cảnh của mình. Phùng và Đẩu lắng nghe với sự cảm thông và thương xót thật sự.
Sau khi thấy các biện pháp giáo dục, răn đe người chồng không có kết quả, Đẩu với tư cách là chánh án đã mời người đàn bà đến tòa án để trao đổi về vấn đề này. Tuy đây là lần thứ hai được mời đến tòa, nhưng người đàn bà vẫn có vẻ sợ sệt, lúng túng. Lúc đầu, chị ta chỉ dám ngồi ở góc tường, Đẩu mời lần nữa mới rón rén đến ngồi ghé vào mép chiếc ghế và cố thu người lại. Khi nghe vị chánh án hòi : Thế nào, chị đã nghĩ kĩ chưa ? thì người đàn bà ngước lên nhìn rồi lại cúi mặt xuống đáp nhò: Thưa …
Chánh án Đẩu tưởng người đàn bà hiểu được ý mình nên có thái độ thân tiện và chân thành hơn : Đẩu gật đầu. Anh đứng dậy. Tự nhiên anh rời chiếc bàn đến đứng vịn vào lưng ghế người đàn bà đang ngồi, giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án : – Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn. Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị : Chị sống không nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu ! Chị nghĩ thế nào ?
Đẩu khuyên chị ta nên li hôn để khỏi bị lão chồng hành hạ, ngược đãi. Có lẽ Đẩu tin rằng giải pháp mình đưa ra là đúng, nhưng sau buổi nói chuyện thì mọi lí lẽ của anh ta đều bị người đàn bà khốn khổ ấy bác bỏ.
Vị chánh án vừa dứt lời thì người đàn bà sợ hãi ngước lên nhìn rồi lại cúi mặt xuống. Chị ta chắp tay vái lia lịa và xưng con với Đẩu : Con lạy quý tòa… Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó… Đẩu ngạc nhiên bật hỏi : Sao, sao ? tỏ vẻ không hiểu được sự éo le đó. Còn Phùng, sau câu nói của người đàn bà, anh cảm thấy gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt quá.
Khi nghe vị chánh án đang gọi mình bằng chị bỗng chuyển sang gọi bằng bà và nói rõ chủ trương kêu gọi hòa thuận – nghĩa là đồng ý với sự cầu xin của mình thì người đàn bà ngơ ngác hết nhìn Đẩu lại nhìn Phùng. Đến lúc hiểu ra, chị ta liền thay đổi cách xưng hô, tự xưng là chị, gọi Đẩu, Phùng là các chủ bằng giọng điệu thân mật, chân tình: Chị cám ơn các chú !… Đây là chị nói thành thực, chị cảm ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chủ đâu có phải là người làm ăn… cho nên các chủ đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc…
Rồi chị ta tâm sự về chuyện lấy chồng của mình. Thời trẻ, vì xấu gái nên chị không được ai để mắt tới. Rồi chị có mang với anh chàng làm nghề đánh cá cục tính nhưng hiền lành lắm,… tức là lão chồng hung dữ bây giờ.
Chị ta than thở về gia cảnh nghèo nàn, chiếc thuyền lưới vó thì quá nhỏ hẹp. Chị lại đẻ nhiều quá, nuôi không xuể. Vì thế mà ra nông nỗi: …bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…
Đẩu và Phùng đã lắng nghe chị ta nói về nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền đánh cá không có đàn ông, nhất là những khi biển động. Giọng nói của chị ta như giãi bầy, mong được sự chia sẻ của người nghe : Mong các chứ cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tồi cần phải có người đàn ông đổ chèo chống khi phong ba, đó cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được ! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó Ị
Vẻ mặt của người đàn bà bớt sầu não phần nào khi kể rằng trong cuộc sống lam lũ, cực nhọc, đôi khi vẫn có niềm vui. Ấy là khi vợ chồng con cái sống hòa thuận vui vẻ, vui nhất là lúc nhìn đàn con được ăn no.
Chứng kiến cảnh người chồng vũ phu đánh đập người vợ một cách tàn nhẫn và nghe lời kể của nạn nhân, Phùng và Đẩu chợt nhận ra nghịch lí thứ hai của tình huống : Người vợ thường xuyên bị chồng đánh đập, ngược đãi ; nhưng vẫn nhẫn nhục cam chịu, quyết không bỏ chồng và lại còn bênh vực lão. Người chồng vẫn có trách nhiệm với gia đình nhưng ngày ngày cứ quen thói hành hạ vợ.
Tất cả những điều trên tác động đến Đẩu và Phùng, khiến họ có sự thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ và riêng Phùng đã có những phát hiện bất ngờ về quan hệ giữa hiện thực đời sống và nghệ thuật.
Trong Chiếc thuyền -ngoài xa, tình huống truyện giống như một vòng tròn đồng tâm mà nghệ sĩ Phùng cũng như chánh án Đẩu đều phải quay theo để rồi có được giây phút giác ngộ về bản chất của cuộc sống và vỡ lẽ ra nhiều điều mà trước kia họ chỉ suy nghĩ một chiều hoặc chưa bao giờ nghĩ tới. Chẳng hạn như đằng sau cái vô lí lại là cái có lí. Chuyện người đàn bà lam lũ bị chồng hành hạ tàn nhẫn thường xuyên là vô lí, nhưng người đàn bà ấy không muốn bỏ chồng lại rất có lí. Vấn đề tưởng chừng đơn giản hóa ra lại chất chửa nhiều điều phức tạp.
Phùng và Đẩu có nghề nghiệp khác nhau : một là nghệ sĩ, một là chánh án, nhưng sự thay đổi nhận thức của họ lại giống nhau và đều xuất phát từ tấm lòng nhân hậu, từ mục đích tốt đẹp. Sau khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài, cả hai đều ngạc nhiên, ngỡ ngàng, rồi vỡ ra nhiều điểu mới mẻ : Cuộc đời này đầy rẫy tình huống trái ngang mà sách vở chưa nói tới ; còn có nhiều góc khuất trong tâm hồn con người mà nghệ thuật chưa đề cập đến.
Là một chánh án, Đẩu vừa làm phận sự là người đại diện cho pháp luật vừa thực hiện mệnh lệnh của trái tim. Anh muốn giải thoát người đàn bà khỏi những trận đòn tàn bạo của lão chồng bằng lời khuyên li hôn. Anh tin lời khuyên của mình là đúng nhưng anh đã lầm. Ban đầu, Đẩu tưởng li hôn là cách giải quyết dứt điểm được sự bạo hành, là cứu vớt được người đàn bà bất hạnh, nhưng nghe chị ta tâm sự thì anh thấy quan hệ vợ chồng của họ phức tạp hơn nhiều. Từ đó, anh hiểu ra rằng: Muốn giải quyết những vấn đề phức tạp của cuộc sống, không chỉ dựa vào thiện chí, vào pháp luật hoặc lí thuyết sách vở, mà phải thấu hiểu và cần có giải pháp thiết thực. Hóa ra lòng tốt của anh là lòng tốt phi thực tế. Kiến thức sách vở mà anh đã được học trở thành vô nghĩa trước những lí lẽ mộc mạc nhưng sâu sắc của người đàn bà thất học. Sự yên ấm của gia đình và tương lai của những đứa con buộc chị ta phải câm lặng và chịu đựng tất cả. Chị ta chỉ có một nguồn an ủi duy nhất là cuộc sống của mình đâu phải chỉ toàn là những trận đòn tàn bạo của chồng, mà còn có những giây phút hạnh phúc như khi vợ chồng hòa thuận hoặc khi nhìn đàn con được ăn no.
Là người tính xuất ngũ về làm chánh án tòa án huyện vùng biển, Đẩu vẫn giữ nguyên chất lính thẳng thắn, nhiệt tình chống lại cái ác, cái xấu. Phẫn nộ trước sự ngược đãi của người chồng, xót thương người vợ bị bạo hành ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng nên anh đã đi ngược với phương châm lấy hòa giải làm đầu trong khi giải quyết các vụ án li hôn mà bảo thẳng với người đàn bà : Chị không sống nổi với lão đàn ông vũ phu ấy đâu ! Anh thực thi luật pháp bằng lí thuyết sách vở và những nguyên tắc đạo đức. Chính vì vậy mà anh đã phán quyết có phần đơn giản trước cảnh ngộ đặc biệt của người đàn bà hàng chài. Đáp lại lòng tốt của anh, người đàn bà đã tế sống anh và năn nỉ xin tòa đừng bắt con bỏ nó. Người đàn bà dân chài thất học nhưng bằng sự từng trải sâu sắc đã khiến một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công phố huyện. Có thể Đẩu bắt đầu hiểu ra rằng muốn giúp con người thoát khỏi cảnh sống đau khổ, tăm tối thì cần phải có những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ mà xa rời thực tiễn. Câu chuyện của người đàn bà giúp chúng ta hiểu rõ sự thật về nguyên nhân bi kịch bạo hành trong gia đình, đó là cảnh đói nghèo, bế tắc trong cuộc sống. Đồng thời, chúng ta cũng hiểu sâu hơn về đức hi sinh cùng tâm lí của người phụ nữ lao động trong mọi nghịch cảnh của cuộc đời.
Sau khi chứng kiến cuộc nói chuyện giữa người đàn bà hàng chài và chánh án Đẩu, Phùng bất chợt nhận ra nhiều điều. Cái đẹp của ngoại cảnh có khi che khuất cái xấu của đời sống. Ban đầu, Phùng ngây ngất trước vồ đẹp thơ mộng, huyền ảo của chiếc thuyền ngoài xa. Về sau, anh nhận ra rằng cái vẻ đẹp bên ngoài đó đã che giấu thực tế nhức nhối bên trong. Ngược lại, cái xấu cũng có thể lấn át cái đẹp. Tìm hiểu sâu về cảnh người đàn bà hàng chài, Phùng lại thấy thực tế nhức nhối đã làm cho những nét đẹp của con người bị lu mờ. Từ mối quan hệ phức tạp ấy, Phùng suy ngẫm và rút ra nhận xét: Để hiểu được bản chất của đời sống thì người nghệ sĩ không thể nhìn nhận một cách hời hợt, đơn giản, mà phải có cái nhìn đa chiều, tỉnh táo và sâu sắc. Phùng đã phát hiện ra những vẻ đẹp khác ẩn chứa đằng sau những bức ảnh và anh đã bỏ nhiều công sức mới chụp được. Nó không toàn bích như tấm ảnh chiếc thuyền ngoài xa mà phản ánh vẻ đẹp của đời thường đa đoan, đa sự. Người nghệ sĩ đừng bao giờ dùng cái nhìn đơn điệu, một chiều trước cuộc sống vốn phức tạp và bí ẩn. Nghịch lí cuộc đời vẫn luôn là điều thách thức đối với mỗi chúng ta nên đừng vì khao khát Cái Đẹp nghệ thuật mà quên đi hiện thực, bởi nghệ thuật chân chính được khơi nguồn từ cuộc đời và được sáng tạo ra vì cuộc đời. Trước khi là người nghệ sĩ biết rung động trước Cái Đẹp thì hãy là con người biết yêu, ghét, vui, buồn trước mọi lẽ thường tình, biết hành động vì những điều tốt đẹp của cuộc sống.
Sự thật trần trụi chứa đựng bên trong Chiếc thuyền ngoài xa chắc chắn đã làm cho cách nhìn, cách nghĩ và cảm quan nghệ thuật của Phùng thay đổi. Bức ảnh thế sự đã được Nguyễn Minh Châu phác họa, được nhà nhiếp ảnh chứng kiến và bấm máy thật giàu ý nghĩa. Nghệ thuật hướng về Cái Đẹp nhưng không thể là sự lừa dối. Lãng mạn hóa cuộc đời, bôi hồng tô son hiện thực cuộc đời là giả dối và vô nghĩa trong khi hiện thực cuộc đời còn nhiều mồ hôi và nước mắt.
Phùng bàng hoàng nhận ra sau cảnh đẹp như mơ của chiếc thuyền ngoài xa là bao nhiêu điều ngang trái, xót xa. Tình huống truyện được tạo nên bởi sự tương phản giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa với sự éo le trong gia đình hàng chài. Chính gánh nặng mưu sinh chồng chất trên vai đã biến người chồng thành kẻ vũ phu và khiến người vợ vì thương con, vì sự nghiệt ngã của nghề đi biển, vì hoàn cảnh sống thiếu thốn trên thuyền và nhất là vì sự thấu hiểu người chồng hiền lành nhưng cục tính nên đã nhẫn nhục chịu đựng những hành động tàn bạo của chồng. Nhưng người mẹ ấy không biết là mình đã làm tổn thương tâm hồn những đứa con. Thằng Phác vì thương mẹ, bênh vực mẹ mà thành ra căm ghét chính cha đẻ của mình.
Phùng cay đắng nhận ra bi kịch và cái ác lộng hành trong gia đình thuyển chài kia như thứ thuốc rửa quái đản, làm cho những thước phim huyền diệu mà anh dày công chụp được bỗng hiện hình khủng khiếp, ghê sợ. Giống như chiếc thuyền ngoài xa có vẻ đẹp huyền ảo trong sương sớm, khi ra khỏi khoảng cách xa xôi, huyền ảo hoặc phơi mình dưới ánh mặt trời thì sẽ trở nên xấu xí, tầm thường.
Sau khi gặp và nghe người đàn bà bất hạnh nói về chính mình ở tòa án huyện thì Phùng mới vỡ lẽ ra nhiều điều về con người và cuộc sống xung quanh. Anh đã hiểu vì sao người đàn bà ấy cam chịu đến nhẫn nhục, cắn răng chung sống với người đàn ông coi việc đánh vợ như phương thức duy nhất để giải tỏa khổ đau, uất ức. Thì ra, trên thuyền rất cần có một người đàn ông bởi nhiều khi biển động, sóng to gió cả. Vả lại, ông trời sinh ra người đàn bà để đẻ con và nuôi con khôn lớn. Người vợ cần có một người chồng để cùng làm lụng nuôi con. Chị ta hiểu rất đúng rằng chỉ vì đói nghèo, túng quẫn mà chồng mình hóa ra hung bạo. Tình thương con và lòng vị tha khiến chị quên đi nỗi đau triền miên như sóng biển, còn niềm hạnh phúc hiếm hoi như châu ngọc thì chị giữ lấy làm nguồn an ủi: Trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái hòa hợp vui vẻ,… Chị nói thật lòng: Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con được ăn no.
Câu chuyện khép lại bằng kết quả chuyến đi thực tế của Phùng. Bức ảnh Chiếc thuyền ngoài xa được đưa vào bộ lịch phong cảnh biển và được đánh giá rất cao:
Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm… Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đêm đông…
Với Phùng, có thể coi đây là một chuyến đi có ý nghĩa phát hiện và thức tỉnh: chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, ẩn hiện trong sương mù, còn sự thật cuộc đời thì lại trần trụi và ở ngay trước mắt. Qua đó, chúng ta thấy chân lí cuộc đời có lúc, có nơi không phải là chân lí nghệ thuật. Điều đó thể hiện ở chi tiết mỗi khi Phùng nhìn ngắm và thưởng thức vẻ đẹp của bức ảnh, anh đều cảm thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh.
Qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã nêu lên bài học về cái nhìn đa diện, cái nhìn khám phá trong sáng tạo nghệ thuật đối với các nghệ sĩ chân chính. Từ tình huống truyện có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống và qua sự thay đổi nhận thức của Phùng, của Đẩu, tác giả đã khẳng định mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực. Theo ông, bổn phận của người nghệ sĩ là phải phát hiện ra bản chất của cuộc đời. Cái Đẹp, cái Thiện trước hết phải là sự chân thực, Cuộc sống vốn phức tạp, chúng ta không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận con người và cuộc sống mà cần có cái nhìn tỉnh táo, sâu sắc cùng với sự tìm tòi, phát hiện để hiểu đúng bản chất của nó.
( Sưu Tầm)
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: