- Tác giả, tác phẩm
- Tác giả
- - Ma Văn Kháng, tên khai sinh Đinh Trọng Đoàn, sinh năm 1936, quê gốc ở phường Kim Liên, quận Đống Đa Hà Nội, là người đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự vận động và phát triển nhiều mặt của văn học nghệ thuật. Ông được tặng Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1998 và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
- - Truyện được tặng giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1986. Thông qua câu chuyện xảy ra trong gia đình ông Bằng, một gia đình nề nếp, luôn giữ gia pháp nay trở nên chao đảo trong những cơn địa chấn từ bên ngoài, nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc.
- Kn văn hóa: nt
- VH gia đình: Gia đình là một hình thức tổ chức cộng đồng của con người, một thiết chế xã hội đặc thù được hình thành, tồn tại và phát triển trên quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên.
- Nét đẹp lớn nhất mà ai cũng có thể nhận thấy, bắt nguồn từ thuở cha ông chảy mãi đến tận ngày nay, đó là mối quan hệ nghĩa tình trong gia đình. Gia đình - một tổ chức dựa trên quan hệ nghĩa tình. Đây là nét đặc trưng, một nét đẹp văn hoá mà có lẽ chỉ có ở một dân tộc hình thành từ nền nông nghiệp lúa nước, lại phải trường kỳ chịu cảnh thiếu thốn khó khăn, phải chống chọi với ngoại xâm, thiên tai và thú dữ.
- Thông điệp văn hóa:
- Đây là cảnh sum họp, toàn bộ chương II xoay quanh nội dung cụ thể của gia đình ông Bằng: Chiều 30 tết ( ngày đoàn viên, sum họp, lễ tất niên) => Sự trang trọng, tục lệ cổ truyền, dù ai đi đâu cũng về sum họp với gia đình, chuẩn bị đón 1 năm mới.
- Đây là bối cảnh đặc trưng.
- Trong xh thời buổi kinh tế thị trường thì việc cùng nhau chuẩn bị lễ tết ấy khiến cho không khí trang trọng, cuộc sống có khó khăn nhưng mọi thứ vẫn được chuẩn bị hết sức chu đáo.
- Tinh thần chu tất cho lễ tục cổ truyền, 1 tinh thần chuyển hóa: thời điểm 1 năm mới đến, tiến 1 năm mới qua đi→ Tết sum họp, tết đoàn viên.
- Sum họp và gắn với suy tư, tâm trạng của từng nhân vật:
- Mô tả một ngày Tết sum họp, ngòi bút Ma Vần Kháng như thăng hoa trong nhiệt hứng tạo dựng không khí điển hình của một cái Tết cổ truyền. Từng chi tiết được chọn lựa kĩ lưỡng, từng động tác, từng lời của nhân vật đều có khả năng hé mở tâm tính và tâm trạng:
- + “ Cầu được ước thấy. Người phụ nữ mà Lí và Phượng cùng ao ước hiện ra, thật như đã hiện ran gay trước cổng nhà, vào đúng lúc cả nhà đang tíu tít vào buổi cúng tất niên chiều 30 Tết.”
- Chị Hoài xuất hiện là niềm mong ước của cả nhà. Thể hiện mong ước đoàn viên, sum họp
Chị có mối lo toan riêng nhưng vẫn có mối liên hệ đặc biệt với gia đình chồng cũ
- Chị Hoài mang nét đẹp truyền thống từ dáng vẻ cho đến suy nghĩ, là hiện thân của văn hóa truyền thống.
- Tình cảm giữa các thành viên trong gia đình:
- Sự xuất hiện của chị Hoài và thái độ mừng rỡ vừa vồn vã, sôi nổi, vừa ý nhị, xót xa của mọi người là đỉnh điểm hạnh phúc sum họp. Bữa cỗ tất niên thành bữa tiệc đoàn viên, bữa tiệc của lòng người:
- + Chị Hoài tiêu biểu cho vẻ đẹp cúa người nông dân chất phác, xởi lởi, thật thà nhưng cũng không kém hiểu biết và bao dung.
- Chị "đẹp người, đẹp nết", "dù đã có gia đình riêng, những quan hệ riêng và lo toan riêng" nhưng vẫn không quên căn nhà đã từng ghi dấu một thời hạnh phúc và đau khổ của chị, "chị có quyền quên mà không ai được trách cứ". Chín năm xa cách, chị vẫn nguyên ý thức của người dâu cả, không cho mình quyền quên gia đình người chồng cũ, vẫn giữ liên lạc để biết tình hình của mọi người. Tạm gác lại công việc bộn bề của gia đình riêng, chị trở lại nhà ông Bằng đúng dịp đón năm mới là bời chị biết gia đình có chuyện không hay và nhất là "sợ ông buồn". Hoài khiến Phượng "cảm kích bất ngờ" khi nhận ra "người phụ nữ tướng như đã cắt hết mối dây liên hệ với gia đình này, vẫn giao cảm, vẫn chia sẽ buồn vui và cùng tham dự cuộc sống của gia đình này".
- Hoài hiện thân cho lối sống trọng nghĩa tình, "có thuỷ có chung", như tấm gương mà khi soi vào đấy, nhiều người phải giật mình.
- + Hoài hiện ra đột ngột không báo trước (chị đã đi bước nữa do anh Tường chồng chị hi sinh từ thời đánh Mĩ) không chỉ đem lại niềm vui ngỡ ngàng cho các thành viên gia đình ông Bằng mà còn khiến người đọc cũng thấy rưng rưng. Hoá ra chỉ cần có tấm lòng, chỉ cần biết nghĩ về nhau là thế giới vụt ấm áp, thơm thảo, là bất hạnh vợi bớt, nỗi đau mất mát được xoa dịu.
- + Hai người em dâu (Lí và Phượng) ao ước được gặp chị Hoài thì sung sướng, "reo lên", ríu rít, hồn nhiên như, hai đứa trẻ. Phượng "sôi nổi, nồng hậu", "mừng rỡ", "nắm tay",... Lí "ôm chầm" lấy chị "nức nở". Những lời hỏi thăm, những câu trò chuyện tới tấp,... Mọi người đều muốn biết công việc làm ăn, sức khoẻ của nhau - một cách quan tâm rất giản dị mà hậu tình , xa lạ với thói ích kỉ, lạnh lùng đang có nguy cơ thành phổ biến trong giao tiếp thời hiện đại.
- + Xúc động nhất là cảnh gặp gỡ giữa ông Bằng và chị Hoài. Ông Bằng sững lại, "mặt thoáng một chút ngơ ngẩn", mắt "chớp liên hồi", môi "lật bật không thành tiếng", như "sắp khóc oà", "giọng khê đặc, khàn rè",... Còn chị Hoài thì "gần như không chủ động được mình", "lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản, gót nứt nẻ thâm đen, giẫm trên nền đá lạnh", "thốt lên một tiếng như nấc". (Cái vẻ cuống quýt của Hoài mới đáng quý làm sao! Nếu chị không vì hấp tấp mà quên đi dép, làm sao mọi người thấy hết cuộc sống lam lũ của chị ?).
- Nỗi xúc động không chỉ do xa cách quá lâu, hay do sự gặp gỡ bất ngờ mà chủ yếu xuất phát từ tình cha con họ dành cho nhau. Trong niềm vui đoàn tụ, nhói buốt một cái tên, một hình bóng không ai nỡ thốt ra. Hai cha con gặp nhau mà như đang đón nhận lại nhau, như bị cái tình ruột thịt thiêng liêng dẫn dắt một cách vô thức, không sao kiểm soát được hành động và cảm xúc.
Biệt tài của Ma Văn Kháng trong miêu tả tâm lí là lấy cảm xúc này để khơi gợi cảm xúc khác, lấy tình thương để kêu gọi tình thương (Phượng ứa nước mắt trước đôi gót chân nứt nẻ của Hoài còn người đọc ứa nước mắt vì tấm lòng đồng cảm tinh tế của Phượng). Tình yêu thương biểu hiện qua phút gập gỡ, sum họp của một gia đình đã thể hiện tập trung nét đẹp trong văn hoá ứng xử, văn hoá sống của người Việt Nam : coi trọng đạo lí, tình cảm. Khắc họa không khí chung, nhà văn còn tạo "điểm nhấn" và "dư ba" bằng việc đưa lên "cận cảnh" chân dung những con người có tâm hồn nhân hậu, biết nuôi dưỡng ngọn lửa ấm trong mỗi gia đình (Phượng, Hoài và ông Bằng).