Phân tích Những ngôi sao xa xôi

Bạch Việt

New member
Xu
69
Phân tích Những ngôi sao xa xôi


Tôi muốn viết những dònh thơ tươi xanh
Vẫn nóng viết những dòng thơ lửa cháy .”


Tâm trạng đó đâu chỉ có ở riêng mình nhà thơ Tố Hữu mà còn có ở rất nhiều văn nghệ sĩ khác, trong đó có Lê Minh Khuê. Khi đất nước ta còn chia cắt, miền Nam chấy lửa căm hờn , các nhà văn đã khoác balô xuyên rừng đạp suối đến với cuộc chiến đấu gian khổ mà rất đỗi hào hùng của dân tộc. Bởi thế những trang viết của họ là những trang đời thấm đẫm cảm xúc, suy tư, ước mơ, và khát vọng của ND ta trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt , “Những ngôi sao xa xôi” là một trường hợp như thế. Qua truyện ngắn này , 1 bài ca về vẻ đẹp của con người Việt Nam đã cất lên tha thiết và hung hồn .

Truyện được kể từ ngôi kể thứ nhất và người kể chuyện cũng chính là nhân vật chính của tác phẩm, trực tiếp tham gia vào diễn biến của các sự việc. Sự lựa chon ngôi kể như vậy vừa phù hợp với nội dung tác phẩm vừa tạo đk thuận lợi để tác giả miêu tả thế giới tâm hồn nhân vật. Đồng thời với vai kê chuyện như thế nội dung câu chuyện sẽ chân thực cụ thể và sinh động hơn. “ Những ngôi sao xa xôi” viết về chiến tranh nhưng mục đích của tác giả không phải nói về đạn bom chết chóc và sự huỷ diệt mà chủ yếu để thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước thông qua 3 cô gái thanh niên xung phong.

Đặc điểm chung rất dễ nhận thấy ở họ là tuổi trẻ yêu nước. Vì lý tưởng , vì nhiệt huyết tuổi thanh xuân mà họ đã tới chiến trường miền Nam trong niềm tin phơi phới “ Xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Công việc của họ là trinh sát mặt đường , 1 cái tên đủ gợi sự khát khao về sự tích anh hùng .3 cô gái ấy đóng quân trong một cái hang giữa vùng trọng điểm trên tuyến đường trường sơn . Hàng ngày họ phải thay nhau đứng trên cao điểm đếm bon rơi đo khối lượng đất đá để phải san lấp và đánh dấu những quả bom chưa nổ sau đó họ bước vào công việc nguy hiểm nhất : phá bom . Đối mặt với thần chết_một tay không thích đùa , họ vẫn tỏ ngời phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ thanh niên xung phong. Đó là trách nhiệm cao với nhiệm vụ được giao , là lòng dũng cảm , gan dạ , sự khéo léo khôn ngoan và tinh thần sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc . Họ đoàn kết gắn bó tạo thành một khối sức mạnh diệu kì vượt lên khỏi mọi thử thách gian khó . Bên cạnh phẩm chất của người chiến sĩ anh hùng họ còn là những cô gái trẻ đáng quý đáng yêu: dễ cảm xúc hay mơ mộng nhiều khát khao thoắt vui thoắt buồn và hay trầm tư. Họ thích làm đẹp làm vui cho cuộc sống của mình dù trong hoàn cảnh chiến trường khốc liệt nhất . đây là những phẩm chất vừa bình dị vừa cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh .

Tuy nhiên . từ những nét chung ấy mỗi nhân vật lại hiện lên với một chân dung tính cách khác nhau khiến cho bức tranh ba cô gái mở đường thêm sinh động khó quên.

Chi Thao là tổ trưởng , ít nhiều có sự từng trải hay mơ ước và dự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn : Sau chiến tranh chị muốn trở thành y sĩ cứu chữa bệnh cho mọi người và chồng chị sẽ là một anh bộ đội đeo quân hàm trung uý.. Chao ôi! Uớc mơ của chị mới đơn sơ , bình dị và đẹp đẽ làm sao . Ai đó đã nói rất đúng rằng “ sống trên đời cần có những ước mơ” chính những ước mơ mà chị Thao ấp ủ trong tim sẽ nâng cánh , giúp chị bay lên khỏi những khó khăn khốc liệt hiện tại . Trong công việc chị thao cương quyết táo bạo đặc biệt là “ Bình tĩnh đến phát bực”. Máy bay địch đến đồng nghĩa với thần chết đang đến nhưng chị vẫn ung dung thong thả nhai bánh bicks quy, chi tiết nhỏ này phần nào làm sáng lên phẩm chất hiên ngang, cứng cỏi của người nữ trinh sát mặt đường . 1 đặc điểm rất khó quên ở chị Thao là chị rất sợ máu và vắt . Thì ra chị cũng là 1 phụ nữ mền yếu như bất cứ ai . Điều này khiến NV trở nên chân thực hơn , sống động hơn , người tổ trưởng ấy còn rất thích hát mặc dù chị hát “ sai nhạc be bét” giọng chua và chưa bao gìơ trôi chảy được 1 bài . Dẫu vậy tiếng hát của chị vẫn vang lên như át đi tiếng bom rơi đạn nổ . 1 con người như chị Thao hẳn đã đi vào tâm trí ban đọc như một ấn tượng khó phai.

Nhân vật Nho hiên lên là 1 cô gái trẻ trung , xinh xắn “ trong nó mát mẻ như một que kem trắng”. Nho dễ thương đến mức Phương Định muốn bế nó trên tay . Nho lại rất hồn nhiên , ngây thơ_ sự ngây thơ của trẻ thơ “ vừa tắm ở suối lên cứ quần áo ướt Nho ngồi đòi ăn kẹo “. Nho có một sở thích rất nữ tính là thích thêu hoa loè loẹt trên chăn gối . Cô gái trẻ này có mơ ước sau chiến tranh sẽ xin vào làm thợ trong nhà máy điện và trở thành 1 cầu thủ bóng chuyền của nhà máy . Cũng như mơ ước của chị Thao mơ ước của Nho mới bình dị và đẹp đẽ làm sao . Một vẻ đẹp rực rỡ sáng ngời ở nhân vật Nho : khi bị thương nằm trong hang Nho vẫn nhổm dậy xoè tay xin mấy viên đá mưa . Thì ra là như thế , bom đạn chết chóc đâu uy hiếp được tinh thần cô gái trẻ . Ngược lại cô vẫn hồn nhiên thanh thản sống như đúng bản chất hàng ngày của mình.

Cũng trẻ trung như Nho nhưng Phương Định là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm vô tư, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm thời thiếu nữ ngọt ngào , Phương Định là hình ảnh khá tiêu biểu của người con gái Hà Nội vào chiến trường đánh giặc . Phương Định nhạy cảm và quan tâm tới vẻ đẹp hình thức của mình ,cô tự quan sát và đánh gía “nói khiêm tốn , tôi là một cô gái khá , 2 bím tóc dày , tương đối mềm thẳng , một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn” Đôi mắt Phương Định nhìn xa xăm như những vì sao . Biết mình được các anh lính trẻ quan tâm để ý nhưng cô ko săn sóc vồn vập mà thường đứng xa khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác ,đây là sự kiêu kì đáng yêu của cô gái hn như chính cô đã thú nhận :”chẳng qua là tôi điệu đó thôi “. Gĩưa chiến trường bom rơi đạn nổ , nét duyên dáng yểu điệu đó của cô gái Hà thành thật đáng quý đáng yêu. Chính nó đã tạo nên 1 phần sức mạnh giúp các cô TNXP chiến đấu và chiến thắng . Trong cuộc sống PĐ gắn bó thân thiết với tổ trinh sát mặt đường như chị em ruột thịt . Cô chăm sóc lo lắng khi Nho bị thương . Chình tình đoàn kết ; tình đồng đội ấy đã đem lại cho cô niềm vui , ý nghĩa cuộc đời . PĐ có một quan niệm bịnh dị và đúng đắn về mẫu người đẹp nhất của thời đại chống Mỹ “những người đẹp nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”

PĐ là nhân vật giàu cá tính ,thưở nhỏ cô đã hay hát “hát say sưa ầm ĩ”sống trong cảnh đạn bom ác liệt , sự sống và cái chết mong manh trong gang tấc ,PĐ lại càng hay hát.Những bài hành khúc , những làn điệu dân ca đằm thắm ngọt ngào ngân vang như át đi tiếng bom rơi đạn nổ.Thích hát đồng nghĩa với việc cô gái trẻ này rất lạc quan yêu đời ,giữa chiến trường ta còn nhận ra 1 nét đẹp khác của PĐ khi cô phá bom ở đây có hai nét tâm trạng của cô gái :lúc đến gần qủ bom và lúc phá bom.Một mình trên đồi cao không khí vắng lặng làm phát sợ .Nhưng cô vẫn bám sát mặt đường để phá bom và một cảm giác ấm áp bỗng đến , khiến PĐ ko hề sợ hãi nữa đó là khi cô cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ dõi theo mình ,động viên, khích lệ.Vì thế cô hiên ngang đàng hoàng bước tới quả bom chứ không thèm đi lom khom ,lòng dũng cảm của cô như được khích lệ bởi sự tự trọng.Khi đã ở bên quả bom kề sát với thần chết từng cảm giác của PĐ trở nên sắc nhọn hơn và căng như dây đàn “thỉnh thoảng …tôi rung mình và bỗng thấy tại sao…”Có thể thấy ở nhân vật PĐ hội tụ những nét đẹp tiêu biểu của một cô gái Việt Nam:vừa dịu dàng xinh đẹp , vừa dũng cảm,kiên trung.

Trận mưa đá ở phần kết thúc câu truyện càng làm bừng sáng vẻ đẹp tâm hồn PĐ .Từ một PĐ gan góc căng thẳng lúc phá bom , giờ đây hiện ra một PĐ trong niềm vui con trẻ”say sưa , tràn đầy”
Cùng với trận mưa đá , những kỉ niệm thời thiếu nữ lại trào dâng tha thiết :người mẹ ,cái cửa sổ , con đường nhựa sau cơn mưa , hoa trong công viên và những ngôi sao trên bầu trời thành phố ….Vâng tất cả những hình ảnh thận thương bình dị đó đã khiến nỗi nhớ của cô gái trẻ trở nên da diết đằm thắm và cũng chính những hình ảnh đó đã nâng bước cho cô trên mọi nẻo đường Trường Sơn


Nối tiếp bản hùng ca về khắng chiến gian khổ hào hùng của dân tộc(Gửi em , cô TNXP_Phạm Tiến Duật,Khoảng trời hố bom _Lâm Thị Mỹ Dạ ,Là đỏ_Nguyễn Đình Thi…)Lê Minh KHuê đã góp thêm một nốt nhạc đẹp bằng truyện ngắn những ngôi sao xa xôi .Hình ảnh 3 cxô gái TNXP đẹp đẽ chói ngời trong những phẩm chất dũng cảm , lạc quan yêu đời,sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc và tin tưởng vào tương lai tất thắng của dân tộc.Vẻ đẹp của cô gái cũng chính là vẻ đẹp của con người việt Nam trong đạn bom khói lửa .Thế hệ trẻ hôm nay mãi biết ơn và tự hào với một thế hệ cha anh như thế

.


Sưu tầm

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1. Trong đội ngũ cả dân tộc ra trận thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, có sự góp mặt của một "binh chủng" đặc biệt: Thanh niên xung phong. Trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại nối liền Bắc - Nam, lực lượng thanh niên xung phong có một vai trò hết sức quan trọng: tham gia mở đường, phá bom, san lấp hố bom, bảo đảm cho con đường huyết mạch ấy luôn được thông suốt cho những đoàn quân, đoàn xe ra trận.

Viết về Trường Sơn, không thể thiếu hình ảnh các cô gái thanh niên xung phong - bởi chiếm số đông trong lực lượng này là nữ thanh niên. Văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã ghi lại được nhiều hình ảnh đẹp, chân thực, cao cả của các cô gái thanh niên xung phong, trong thơ Phạm Tiến Duật (Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây; Gửi em, cô gái thanh niên xung phong), Lâm Thị Mỹ Dạ (Khoảng trời - hố bom), Nguyễn Đình Thi (Lá đỏ), truyện ngắn của Đỗ Chu (Ráng đỏ), tiểu thuyết của Đào Vũ (Con đường mòn ấy)... Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê góp thêm những chân dung đẹp, chân thực và sinh động vào loại hình tượng nhân vật khá quen thuộc ấy của văn học một thời.

2. Truyện kể về cuộc sống và công việc thường ngày của một tổ trinh sát mặt đường gồm ba cô gái thanh niên xung phong tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom.

Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm, giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống của ba cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội dù mỗi người một cá tính.

Cũng như nhiều tác phẩm văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, truyện Những ngôi sao xa xôi đã làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng và vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam trong hoàn cảnh chiến tranh. Nhưng điều gì làm nên sức hấp dẫn riêng của truyện ngắn này, và cũng là đóng góp riêng của tác giả? Theo tôi, đó là nghệ thuật trần thuật và miêu tả tâm lý nhân vật.

3. Truyện được trần thuật theo ngôi thứ nhất - nhân vật xưng tôi, Phương Định, cũng là một nhân vật chính. Lựa chọn cách kể như vậy, mọi hình ảnh và sự kiện, con người ở nơi trọng điểm ác liệt của chiến tranh sẽ được hiện lên qua cái nhìn và thái độ của chính người trong cuộc. Đồng thời, cách kể ấy cũng tạo thuận lợi để tác giả miêu tả thế giới nội tâm nhân vật qua những độc thoại nội tâm.

Nhưng lựa chọn cách trần thuật này cũng là một thử thách không dễ với tác giả, vì người viết phải thực sự am hiểu nhân vật của mình và có khả năng hóa thân cao độ vào nhân vật xưng tôi trong truyện. Tác giả Lê Minh Khuê có thể làm được điều đó, thậm chí đã nhập vai nhân vật Phương Định một cách thuần thục, bởi vì nhà văn đã từng sống cuộc sống của những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

Sự lựa chọn vai kể như trên đi liền với một đặc điểm nữa trong nghệ thuật trần thuật của truyện. Đó là mạch truyện được triển khai theo dòng tâm trạng của nhân vật kể chuyện, không theo trình tự thời gian sự kiện, mà thường đan xen giữa hiện tại và hồi tưởng quá khứ. Có thể coi, đó là kiểu cốt truyện tâm lý. Riêng ở phần cuối, truyện được kể tập trung vào sự kiện một lần phá bom của tổ trinh sát, rồi Nho bị thương, và đoạn kết là cảnh các cô gái hồn nhiên, háo hức trước một cơn mưa đá đến bất chợt giữa vùng trọng điểm.

Thống nhất với sự lựa chọn vai kể như trên, truyện đã có một thứ ngôn ngữ và giọng điệu rất phù hợp với nhân vật. Truyện thường dùng các câu ngắn, loại câu kể xen với câu tả và cách diễn đạt rất gần với khẩu ngữ. Ví dụ đây là lời nhân vật Phương Định kể về công việc của các cô: Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày.

Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải là chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom
. Mối hiểm nguy và sự căng thẳng luôn phải đối mặt với cái chết đã được các cô gái cảm nhận với sự bình tĩnh, không chút sợ hãi, qua cái giọng bình thản pha một chút hóm hỉnh, nhưng vẫn rất tự nhiên, không hề lên gân, cao giọng. Đấy đúng là ngôn ngữ của tuổi trẻ ở giữa chiến trường. Chúng ta nhớ đến chi tiết về cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật: Em ở Thạch Kim sao lại đùa anh nói là Thạch Nhọn... Cái miệng em ngoa cho chúng bạn cười giòn.

4. Truyện có ba nhân vật: Phương Định, Nho và Thao. Ba cô gái có nhiều nét giống nhau và họ là một tập thể nhỏ rất gắn bó, yêu thương nhau. Nhưng mỗi nhân vật vẫn là một cá tính, và đó chính là thành công của tác giả trong xây dựng nhân vật.

Ba cô gái từ những miền quê khác nhau đến với con đường Trường Sơn, tại một vùng trọng điểm ác liệt và ở họ đều hình thành những phẩm chất chung của người chiến sĩ thanh niên xung phong: Tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hy sinh, tình đồng đội gắn bó. Ở họ còn có những nét chung của các cô gái trẻ: dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ trầm tư.

Họ cũng thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường (Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát). Trong ba người thì Nho và Phương Định trẻ hơn nên cũng hồn nhiên và giàu mơ mộng, còn chị Thao lớn tuổi hơn nên những mơ ước và dự định về tương lai cũng thiết thực hơn. Người tổ trưởng ấy chiến đấu rất dũng cảm, chỉ huy rất kiên cường nhưng lại rất sợ khi phải nhìn thấy máu và còn sợ cả vắt nữa. Phương Định là nhân vật kể chuyện, đồng thời cũng là nhân vật trung tâm của truyện.

Ở nơi trọng điểm ác liệt, hàng ngày giáp mặt với hiểm nguy và cái chết, chiến đấu dũng cảm, nhưng ở cô vẫn không mất đi sự hồn nhiên, nhạy cảm, tâm hồn trong sáng và nhiều mơ mộng. Cũng như các cô gái mới lớn, Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá, hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!". Cô biết mình được nhiều người, nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm. Điều đó làm cô thấy vui và cả tự hào, nhưng chưa dành riêng tình cảm cho một ai.

Nhạy cảm, nhưng cô lại không hay biểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo giữa đám đông, tưởng như là kiêu kỳ. Phương Định là cô gái hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát (Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình, Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng).

Phương Định là con gái Hà Nội vào chiến trường. Cô có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ, một căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh ở thành phố của mình. Những kỷ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường. (Để đỡ dài, văn bản truyện đưa vào sách giáo khoa đã lược đi nhiều đoạn hồi tưởng của nhân vật).
Tâm lý nhân vật Phương Định được bộc lộ qua những lời kể, lời tự bạch một cách tự nhiên như lời trò chuyện với bạn đọc - một kiểu độc thoại nội tâm đơn giản.

Đây là cảm giác của một người chạy trên cao điểm giữa ban ngày và giữa những loạt bom của máy bay địch. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ... Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang.

Tâm lý nhân vật Phương Định trong một lần phá bom đã được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát. Mặc dù đã rất quen công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phải phá tới năm quả bom, nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác.

Từ khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để rồi lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước đi. Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom.

Đoạn kết truyện cũng là một sáng tạo rất thành công của tác giả. Sau một trận chiến đấu của ba cô gái để phá bốn quả bom giữa vùng trọng điểm, căng thẳng, hồi hộp và cả sự lo lắng khi Nho bị sập hầm, bị thương, thì bất chợt một cơn mưa kéo đến, mà lại là một trận mưa đá. Cơn mưa ấy làm dịu cả bầu không khí ngột ngạt ở bên ngoài hang và cũng làm dịu mát tâm hồn ba côn gái sau những căng thẳng của một trận chiến đấu, nó đánh thức dậy sự hồn nhiên, vô tư của tuổi trẻ và gợi về những kỷ niệm tuổi thơ với những trận mưa nơi thành phố quê hương.

Đến đây thì người đọc đã cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của Những ngôi sao xa xôi - vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng và tâm hồn trong sáng của những cô gái thanh niên xung phong ở nơi trọng điểm ác liệt trên đường Trường Sơn, cũng là tiêu biểu cho vẻ đẹp của cả thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những ngôi sao lấp lánh một thứ ánh sáng không rực rỡ mà sáng trong, tưởng như xa mà lại rất gần.

Trong văn học thời kỳ này, người ta đã dùng nhiều hình ảnh biểu tượng để thể hiện vẻ đẹp giản dị mà giàu chất lãng mạn của những nhân vật như thế: Mảnh trăng cuối rừng trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Minh Châu, ráng đỏ trong truyện của Đỗ Chu, khoảng trời trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã được đưa vào tuyển tập Nghệ thuật truyện ngắn thế giới xuất bản ở Mỹ. Đó là một sự ghi nhận về thành công nghệ thuật của tác phẩm này.

5. Đọc Những ngôi sao xa xôi, tôi không thể nào không liên tưởng đến mười cô gái thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc. Tôi đã hơn một lần đến viếng mộ các cô ở nơi địa danh lịch sử ấy. Trên lưng chừng đồi trông xuống phía dưới là con đường, cách nơi ngã ba dẫn vào đường Trường Sơn năm xưa chừng 300 mét, mười nấm mộ xếp thành hai hàng ngay ngắn, như các cô vẫn đứng trong đội ngũ của một tiểu đội, dưới sự chỉ huy của tiểu đội trưởng Võ Thị Tần, chuẩn bị ra mặt đường làm nhiệm vụ. Trên mỗi bia mộ đều có gắn ảnh chân dung. Mười khuôn mặt trẻ trung, tươi sáng, mười cặp mắt trong trẻo, các cô sống mãi với tuổi hai mươi rất đẹp của một thời khốc liệt mà hào hùng.

.


Sưu tầm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
8yffMZbrc6ASKAAvFlMXzowUFoQaYwTDjuyAnI0PMkYFPUrOTAiRGjqonIY+wJkgYlzQtejMfEFytXCeegAVU3TNRQV3w84MH6C+WXuWqHIZRR9wVAC178
 
1. Trong đội ngũ cả dân tộc ra trận thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, có sự góp mặt của một "binh chủng" đặc biệt: Thanh niên xung phong. Trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại nối liền Bắc - Nam, lực lượng thanh niên xung phong có một vai trò hết sức quan trọng: tham gia mở đường, phá bom, san lấp hố bom, bảo đảm cho con đường huyết mạch ấy luôn được thông suốt cho những đoàn quân, đoàn xe ra trận. Viết về Trường Sơn, không thể thiếu hình ảnh các cô gái thanh niên xung phong - bởi chiếm số đông trong lực lượng này là nữ thanh niên. Văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã ghi lại được nhiều hình ảnh đẹp, chân thực, cao cả của các cô gái thanh niên xung phong, trong thơ Phạm Tiến Duật (Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây; Gửi em, cô gái thanh niên xung phong), Lâm Thị Mỹ Dạ (Khoảng trời - hố bom), Nguyễn Đình Thi (Lá đỏ), truyện ngắn của Đỗ Chu (Ráng đỏ), tiểu thuyết của Đào Vũ (Con đường mòn ấy)... Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê góp thêm những chân dung đẹp, chân thực và sinh động vào loại hình tượng nhân vật khá quen thuộc ấy của văn học một thời.
 
2. Truyện kể về cuộc sống và công việc thường ngày của một tổ trinh sát mặt đường gồm ba cô gái thanh niên xung phong tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm, giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống của ba cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội dù mỗi người một cá tính.
 
3. Truyện được trần thuật theo ngôi thứ nhất - nhân vật xưng tôi, Phương Định, cũng là một nhân vật chính. Lựa chọn cách kể như vậy, mọi hình ảnh và sự kiện, con người ở nơi trọng điểm ác liệt của chiến tranh sẽ được hiện lên qua cái nhìn và thái độ của chính người trong cuộc. Đồng thời, cách kể ấy cũng tạo thuận lợi để tác giả miêu tả thế giới nội tâm nhân vật qua những độc thoại nội tâm. Nhưng lựa chọn cách trần thuật này cũng là một thử thách không dễ với tác giả, vì người viết phải thực sự am hiểu nhân vật của mình và có khả năng hóa thân cao độ vào nhân vật xưng tôi trong truyện. Tác giả Lê Minh Khuê có thể làm được điều đó, thậm chí đã nhập vai nhân vật Phương Định một cách thuần thục, bởi vì nhà văn đã từng sống cuộc sống của những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
Sự lựa chọn vai kể như trên đi liền với một đặc điểm nữa trong nghệ thuật trần thuật của truyện. Đó là mạch truyện được triển khai theo dòng tâm trạng của nhân vật kể chuyện, không theo trình tự thời gian sự kiện, mà thường đan xen giữa hiện tại và hồi tưởng quá khứ. Có thể coi, đó là kiểu cốt truyện tâm lý. Riêng ở phần cuối, truyện được kể tập trung vào sự kiện một lần phá bom của tổ trinh sát, rồi Nho bị thương, và đoạn kết là cảnh các cô gái hồn nhiên, háo hức trước một cơn mưa đá đến bất chợt giữa vùng trọng điểm


.


Sưu tầm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Là cây bút chuyên về truyện ngắn ,trong chiến tranh Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn . “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay của bà ,được viết năm 1971 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra rất ác liệt.Truyện giúp ta hiểu hơn về cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn .

Truyện xoay quanh ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường . Họ là ba người nhưng công việc gắn bó họ thành một khối thống nhất. Họ cùng sống và chiến đấu tronh hoàn cảnh vô cùng gian khổ , ác liệt : ở trên một cao điểm trọng yếu của tuyến đường Trường Sơn, làm công việc đặc biệt nguy hiểm: “khi có bom nổ thì đo khối lượng đất lấp vào hố bom ,đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” . Nghĩa là họ ở nơi tập trung nhiều bom đạn , làm công việc luôn đối mặt với cái chết . Họ cảm nhận rõ ràng : “Đất bốc khói , không khí bàng hoàng , máy bay đang ầm ì xa dần .Thần kinh căng như chão , tim đập bất chấp cả nhịp điệu ,chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ .” Công việc thường ngày mạo hiểm ấy đòi hỏi họ phải là những người dũng cảm ,gan góc có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc ,không sợ gian khổ hy sinh .

Mặc dù phải sống cách biệt , ở xa đồng đội , làm công việc nguy hiểm song cả ba cô gái ấy sống gắn bó cùng nhau và không hề mất đi những nét tính cách đáng yêu của những cô gái trẻ .Họ luôn yêu thương, lo lắng ,chăm sóc cho nhau , tâm hồn họ trong sáng , giàu mơ ước , dễ vui , dễ buồn và đặc biệt , họ rất thích làm đẹp cho cuộc sống của mình .Chị Thao nhiều tuổi nhất , chăm chép bài hát , sợ máu và vắt. Nho thích thêu thùa , thích ăn kẹo , cô rất đáng yêu “trắng và tròn như một que kem mát lạnh”, có vẻ dịu dàng và gan góc . Người thứ 3 nổi bật nhất ,tiêu biểu cho tổ trinh sát mặt đường là Phương Định . Là một cô gái Hà Nội xinh xắn “hai bím tóc dày tương đối mềm ,một cái cổ cao , kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”và đôi mắt đẹp:“có cái nhìn sao mà xa xăm”.Vừa qua thời học sinh,cuộc sống chiến trường tôi luyện Định thành một chiến sỹ kiên cường , dũng cảm .Ngày nào Định cũng phá bom nhiều lần ,cô có nghĩ tới cái chết nhưng điều quan trọng hơn là “liệu mìn có nổ , bom có nổ không ?không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai ?”.Tâm trạng Phương Định khi phá bom được miêu tả cụ thể ,tinh tế đến từng cảm giác .Từ sự cảm nhận không khí đầy căng thẳng đến cảm giác “các anh cao xạ đang dõi theo từng cử chỉ ,động tác của mình” và lòng dũng cảm như được tăng lên bởi sự tự trọng :“Tôi đến gần quả bom …tôi sẽ không đi khom, các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới ”.Cảm giác căng thẳng của Định khi ở bên quả bom , kề sát cái chết im lìm và bất ngờ được miêu tả tỉ mỉ đến từng chi tiết :“thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom .Một tiếng động sắc đến gai người ,cứa vào da thịt tôi …Vỏ quả bom nóng .Một dấu hiệu chẳng lành .”Đó là công việc hàng ngày đã quen của Định . Công việc hiểm nguy ấy khiến ba cô gái thanh niên xung phong trở nên thật phi thường ,thật đáng khâm phục .

Tuy vậy sự ác liệt của chiến trường không làm vơi đi đời sống tâm hồn trong sáng, giàu cảm xúc của Định .Cô hay mơ mộng, thích hát ,thậm chí “bịa lời ra mà hát ”thích dân ca quan họ ,thích hành khúc , thích Cachiusa , thích dân ca Ý…Định còn hay ngồi bó gối mơ màng, sống với những hồi tưởng về gia đình,quê hương…Cô ý thức về mình ,tự hào vì được nhiều người để ý nhưng lại tỏ ra hờ hững như là kiêu kỳ .Tuy vậy trong suy nghĩ và tình cảm của cô thì “những người đẹp nhất ,thông minh ,can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục,có sao trên mũ”. Định thực sự là cô thiếu nữ mộng mơ ,hồn nhiên ,trong sáng và dũng cảm.

Ngôi kể thứ nhất ,cách kể chuyện tự nhiên ,ngôn ngữ sinh động ,trẻ trung cùng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc của tác giả đã góp phần không nhỏ trong việc khắc hoạ thành công thế giới tinh thần phong phú và trong sáng của những cô gái trẻ .

Những trang cuối cùng của truyện khép lại nhưng dư âm của câu chuyện vẫn còn đọng mãi trong em .Vẻ đẹp tâm hồn của họ ,những chiến công lặng thầm của họ mãi toả sáng ,lung linh , lấp lánh và bí ẩn như những ngôi sao xa xôi.


Nguồn: văn9
 
Nhắc đến khoảng trời Trường Sơn là nhắc đến biết bao sự hy sinh mất mát, nơi mà lính Mỹ đã thả bom dồn dập nhằm ngăn cản bước tiền dũng mãnh của các đoàn quân tiến về Sài Gòn giải phóng miền Nam. Nhưng Trường Sơn đâu chỉ mang trong mình bao sự thương đau, Trường Sơn con là nơi ghi dấu của những tâm hồn tự nhiên, lạc quan của những người chiến sĩ lái xe không kính, những chàng trai cô gái thanh niên xung phong đã hy sinh tuổi trẻ để cống hiến cho đất nước. Là một người đã từng gắn bó với khoảng trời bom đạn ấy, nhà văn Lê Minh Khuê đã khai thác đề tài quen thuộc đã làm nên nhiều tên tuổi lớn trân văn đàn chống Mỹ nhưng cùng với sự sáng tạo và một chút lãng mạn của mình, “Những ngôi sao xa xôi” của bà, đã khắc họa hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong, mà tiêu biểu là nhân vật Phương Định với những vẻ đẹp hồn nhiên vốn có của tuổi trẻ Việt Nam trong thời chống Mỹ.

Câu chuyện kể về ba cô gái, ba cô gái thanh niên xung phong Nho, Thao và Phương Định, sống trên một cao điểm giữa mênh mông khói bụi Trường Sơn, nơi mà “màu đất đỏ, trắng lẫn lộn”. Công việc của họ là “ngôi đây”,”khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hồ bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Trong lúc đơn vị thường làm việc khi mặt trời lặn, thì tổ trinh sát lại làm việc ban ngày, khi thần chết luôn “lẩn trong ruột những quả bom”, khi mà lính Mỹ thả bom nhiều nhất và cái chết luôn theo sát ba cô gái ấy. Công việc của họ là công việc quan trọng và cũng đầy gian khổ hy sinh, đòi hỏi tinh thần dũng cảm, sự nhạy bén quyết đoán và sự nhanh nhẹn. Trong hoàn cảnh ấy, ta mới thấy sáng ngời lên là những phẩm chất cao đẹp của ba nhân vật, và đặc biệt là Phương Định, nhân vật chính của truyện.

Phương Định là một cô gái Hà Nội, “một cô gái khá”, chỉ vừa mới bước ra khỏi cuộc đời hồn nhiên vô tư lự của mình. Cô có vẻ bề ngoài đáng yêu trẻ trung và xinh xắn, “ hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”, còn đôi mặt thì có “cái nhìn sao mà xa xăm”. Những nét đẹp của cô đã được những anh lái xe để ý đến, bằng chứng là những bức thư dài gửi đường dây mặc dù có thể chào nhau hằng ngày, nhưng Phương Định cũng không săn sóc vồn vã, cô gái vẫn hay đứng ra xa, khoanh tay trước mặt và nhìn đi nơi khác mỗi khi một đám con gái xúm lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy. Một hành động đó thôi đã làm Phương Định trở nên thật kiêu kì, cái điệu của cô thật đáng yêu và cũng thật phù hợp với một người con gái như vậy.

Tâm hồn cô giữa khoảng trời Trường Sơn thật làm cho người ta thật ngạc nhiên. Cô mê hát, “thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát”, lời cô bịa lộn xộn ngớ, ngẩn ngởn đến không ngờ, đôi lúc nó cũng làm cho cô bò ra mà cười một mình, cô thích “những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận”, cô thích “dân ca quan họ mềm mại dịu dàng” và kể cả “Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô”, “ ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh””. Và Phương Định hát khi có sự im lặng không bình thường, “tiếng máy bay trinh sát rè rè”, cô hát để cổ động viên hai người đồng đội Nho, Thao và cũng là hát để động viên chính bản thân mình. Chính những lúc mê hát ấy đã làm cô quên đi cái sự buồn chán của cuộc sống Trường Sơn, quên đi mùi khói bom đạn mà cô vẫn tiếp xúc hằng ngày, và đó cũng là bước đà để cô có được một tâm hồn mơ mộng khi cơn mưa đá vừa ập đến. Mang theo tuổi trẻ của mình vào Trường Sơn, Phương Định còn mang theo cả những kỉ niệm đẹp về góc phố Hà Nội của mình, đó là hình ảnh người mẹ, cái cửa sổ, tiếng rao của bà bán xôi có cái mủng đội trên đầu, kể cả những cú sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Cơn mưa đá đi nhanh cũng như lúc nó vừa đến, nhưng lại mang những dòng kí ức tuổi thơ về cho Phương Định, và tất cả như xoáy mạnh trong tâm trí cô. Có lẽ chính những điều ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho cô gái, để cô luôn nghĩ rằng, gia đình, bạn thân và cả những kỉ niệm kia sẽ luôn theo cô trong suốt quãng đời ở Trường Sơn.

Tâm hồn, tính cách của Phương Định hồn nhiên như thế, nhưng nổi bật lên trên tất cả vẫn là tinh thần dũng cảm, vượt lên trên hiểm nguy luôn ẩn chứa trong thân hình nhỏ bé của cô gái Hà Nội kia. Đó là những lúc mà bom của giặc Mỹ vẫn còn chưa nổ, và cô phải làm nhiệm vụ của mình, còn thần chết thì có vẻ vẫn đang “lẩn trong ruột những quả bom” chờ đợi cô. Tuy vậy, Phương Định vẫn tỏ ra thật bình thản, cái chết thì cô có nghĩ đến nhưng lại là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”, mà cô quan tâm nhất là liệu bom có nổ hay không, không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai, cô luôn đặt nhiệm vụ của mình lên hàng đầu. Và trong những lúc phá bom như vậy, ta vẫn còn thấy thấp thoáng cái sự nhạy cảm, tinh tế trong cảm xúc của cô, “một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.”, phải là một người bình tĩnh mới có dược những cảm nhận chân thực như vậy. Chính những lúc đó, ta mới thấy được cái sự dũng cảm của cô gái. Công việc không có một chút gì là an toàn, nhưng do “quen rồi”, ngày nào cũng phải phá bom đến năm lần, ngày nào ít thì ba lần, mà Phương Định luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Và trong cái sự dũng cảm ấy, ta vẫn thấy Phương Định luôn thường trực một tình cảm đồng chí đồng đội nồng ấm và chân thành. Đó là tấm lòng vị tha với mọi người mà cô quan tâm, cô lo lắng khi Thao lên cao điểm chưa về, cô tận tình, vỗ về chăm sóc Nho khi cô ấy bị thương lúc phá bom. Ngược lại, chính tình cảm đồng chí đồng đội, đã làm cho Phương Định thêm một chút tự tin, ấm lòng khi được sống giữa tình yêu thương của mọi người. Hiểu được công việc của mình là gian khổ, nhưng Phương Định vẫn luôn ngưỡng mộ “những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ” bởi họ là những đẹp nhất, thông mình, can đảm và cao thượng nhất. Những lúc chạy đi phá bom, vẫn mang một chút lo sợ trong người, nhưng nhờ những cái nhìn của những người chiến sĩ, đã dập tan đi nỗi sợ trong cô và chỉ còn một mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ, “ cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi mà có thể đàng hoàng mà bước tới”.
Trong truyện ngắn, nhân vật kể chuyện cũng là nhân vật chính, điều đó giúp cho tác phẩm càng trở nên chân thực, những cảm xúc, thế giới nội tâm của nhân vật đều được thể hiện tự nhiên rõ nét, vẽ lên một khoảng trời mộng mơ ngay giữa Trường Sơn mênh mông và ác liệt.

Mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, Phương Định xứng đáng là biểu tượng của những cô gái thanh niên thời chồng Mỹ, là hình tượng người con gái Việt Nam trong thời gian chiến đấu, là đại diện của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Cũng giống như tựa đề “Những ngôi sao xa xôi”, những con người được ví như vì sao lấp lánh giữa bầu trời đêm, mang trong mình những phẩm chất đáng quý, “xa xôi” là bởi vì phải ngắm nhìn thật kỹ thì mới có thể thấy được những tâm hồn cao đẹp ấy
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top