giangson911
New member
- Xu
- 0
Phân tích môi quan hệ giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn. Từ đó rút ra ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ này
(ĐVĐ): Trong mọi hoạt động của xã hội, của thế giới xung quanh ta, Nhận thức và hoạt động thực tiễn luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức là động lực và mục đích của nhận thức đồng thời thực tiễn cũng là tiêu chuẩn của chân lý. Hơn thế con người thông qua nhận thức mà tác động vào thế giới khách quan bắt đối tượng bộc lộ ra các đặc trưng và thuộc tính cơ bản để vừa kiểm tra nhận thức và để nâng cao nhận thức.
Nắm vững mối quan hệ này nó có ý nghĩa to lớn đối với nhận thức và thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
(GQVĐ): Để hiểu rõ hơn vệ mối quan hệ biện chứng giữa Nhận thức và hoạt động thực tiễn từ đó tìm ra ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ này chúng ta cần biết được bản chất của nhận thức là gì, và vai trò của hoạt động thực tiễn như thế nào:
Chúng ta đã biết Nhận thức là sự phản ảnh thế giới khách quan vào trong đầu óc con người. Nhưng đó không phải là sự phản ảnh giản đơn, thụ động, mà là sự phản ảnh chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ thể trước khách thểhay nói khác hơn Nhận thức đó là sự phản ảnh của chủ thể đối với khách thể trong đó chủ thể của nhận thức là con người còn khách thể của nhận thức là hiện thực khách quan trong phạm vi hoạt động của con người. Đó là thế giới vật chất, thế giới tinh thần đã được khách thể hóa. Còn Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có tính chất Lịch sử - Xã hội của con người nhằm cải tạo thế giới khách quan. Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất của con người tác động vào thế giới khách quan (tự nhiên, xã hội) nhằm biến đổi nó theo nhu cầu, lợi ích của con người.
Hoạt động thực tiễn rất phong phú, nhưng có 3 hình thức cơ bản đó là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học, trong đó hoạt động sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động cơ bản nhất vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Trong mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn luôn có sự tác động qua lại lần nhau trong đó hoạt động thực tiễn giữ vai trò quyết định, cụ thể của các mối quan hệ đó là:
Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức- có thể nói như vậy vì xét cho cùng mọi nhận thức của con người đều có nguồn gốc từ thực tiễn bởi chính từ khái niệm nhận thức là sự phản ánh thế giới hiện thực khách quan vào đầu óc con người, mà thực tiễn là nơi cung cấp những tài liệu hiện thực khách quan, làm cơ sở để con người nhận thức, thông qua nhận thức con người lại tác động trở lại thế giới khách quan bắt đối tượng bộc lộ ra những đặc trưng, thuộc tính, những quy luật vận động để con người nhận thức ở mức cao hơn. Ví dụ như thời tiết mùa hè thì nóng, mùa đông thì rét (đó là hiện thực khách quan) nó tác động vào nhận thức con người từ đó giúp con người nhận thức vấn đề và tác động trở lại để thích nghi với nó chẳng hạn như mùa đông thì phải có biện pháp chống rét và mùa hè thì có hoạt động chống hạn, chống nóng, từ đó làm nảy sinh nhận thức con người ở mức độ cao hơn.
Ngoài vai trò nêu trên thực tiễn còn là động lực và mục đích của nhận thức; xuất phát từ thực tế là thực tiễn nó không đứng yên mà nó thường xuyên vận động, phát triển và chính sự vận động phát triển đó nó luôn đặt ra những nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng mới cho nhận thức. Chúng ta đều biết hoạt động của con người bao giờ cũng có mục đích, yêu cầu và quá trình tổ chức thực hiện hoạt động đó như thế nào, tuy nhiên không phải bất cứ hoạt động nào nó cũng có sẳn trong đầu óc mà mang tính tiên đoán, dự liệu vì thế Nếu như mục đích, yêu cầu và cách thức tổ chức thực hiện đúng thì hoạt động thực tiễn thành công. Xét cho cùng thì mục đích nhận thức của con người không chỉ đơn thuần dừng lại ở chỗ chỉ để lý giải các hiện tượng, giải thích thế giới mà là tác động đến thế giới khách quan cải tạo thế giới theo yêu cầu và lợi ích của mình và hoạt động thực tiễn chính là cách mà con người tác động vào thế giới và cải tạo thế giới theo yêu cầu và mục đích của mình. Lấy ví dụ đất nước ta trong thời ký quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội đó chính là mục tiêu đúng đắn và phù hợp với yêu cầu phát triển lịch sử nhưng quá trình xây dựng từ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trước đây chúng ta vì nôn nóng nên có cách thức tổ chức không phù hợp vì thế vô hình dung nó thành nhân tố cản trở sự phát triển và thậm chí làm trị trệ trong thời gian dài.
Một vai trò nữa của thực tiến đối với nhận thức đó là: Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý - Sở dĩ thực tiến được xem là tiêu chuẩn của chân lý bởi thực tiễn cao hơn nhận thức vì nó là hiện thực phong phú, vừa có tính phổ biến là hoạt động vật chất khách quan, có tính lịch sử - xã hội. Hiện thực lịch sử xảy ra một lần nhưng có nhiều người nhận thức và nhận thức nhiều lần khác nhau.
Xuất phát từ chỗ hiện thực xảy ra một lần nhưng mỗi người nhận thức khác nhau và mỗi lần nhận thức cũng khác nhau do đó người ta không thể lấy nhận thức để kiểm tra nhận thức, không thể lấy nhận thức này làm chuẩn để kiểm tra nhận thức kia bởi chính bản thân nhận thức được dùng làm tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức khác chưa chắc đã là nhận thức đúng. Chỉ duy có thực tiễn mới là tiêu chuẩn thật sự, duy nhất của chân lý.
Bản thân thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý cũng vừa có tính tuyệt đối lại vừa có tính tương đối. Tính tuyệt đối ở chỗ thực tiễn chỉ có 1 và là cái duy nhất làm tiêu chuẩn của chân lý ngoài ra không có cái nào khác có thể làm tiêu chuẩn cho chân lý được. Còn tính tương đối của nó ở chỗ, thực tiễn ngay một lúc không thể khẳng định được cái đúng, bác bỏ cai sai một cách ngay lập tức. Hơn nữa bản thân, thực tiễn cũng có tính biện chứng, thực tiễn hôm qua khác thực tiễn hôm nay, thực tiễn nơi này khác thực tiễn nơi khác. Vì vậy lý luận trên không cho phép con người biến một hiểu biết bất kỳ thành chân lý vĩnh viễn, bất biến cho mọi lúc mọi nơi.
Nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn nó có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, xây dựng Chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thời gian qua, bởi có mục đích đúng về công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa thôi vẫn chưa đủ mà cần có đường lối chủ trương đúng và cách thức tổ chức vận dụng phù hợp với thực tiễn của đất nước. Hơn 25 năm đổi mới và xây dựng đất nước với những thành tựu to lớn đã đưa đất nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thiếu ăn thường xuyên trở nên một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới, công nghiệp và dịch vụ cũng tăng trưởng nhanh và mạnh, GDP bình quân tăng đều đặn ngay cả trong lúc kinh tế Thế giới rơi vào đà suy thoái, vị thế Chính trị của Việt Nam dần được khẳng định trong khu vực cũng như trên thế giới. Qua những thành tựu của đất nước trong hơn 25 năm đổi mới phát triển - đó chính là thực tiễn - để chúng ta có cơ sở khoa học để khẳng định rằng Đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày cáng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản. Tuy giai đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội vẫn còn dài, những thách thức đặt ra ở phía trước đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta còn nhiều nhưng qua những thành công bước đầu của công cuộc đổi mới cho phép chúng ta có cơ sở để tin tưởng rằng sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” nhất định thành công.
(KTVĐ): Qua phân tích mối quan hệ giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn cho thấy nhận thức và thực tiễn luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhận thức chính là sự phản ảnh của thực tiễn, của thế giới khách quan vào đầu óc con người nhưng đó không hoàn toàn là sự phản ánh thụ động tức thì mà một sự phản ánh chủ động, tích cực có sáng tạo để từ đó con người tiến hành các hoạt động vật chất tác động trở lại thế giới khách quan, tác động vào sự vật bắt đối tượng bộc lộ ra những đặc trưng, thuộc tính, những quy luật vận động để rồi con người nhận thức ngày càng cao hơn. Còn thực tiễn là toàn bộ các hoạt động vật chất có tính chất lịch sử - xã hội của con người . Thực tiễn luôn giữ vai trò quyết định đối với nhận thức nó là cơ sở và nguồn gốc của nhận thức, là động lực, và mục đích của nhận thức đồng thời thực tiễn cũng là tiêu chuẩn của chân lý.
Nhận thức và nắm vững mối quan hệ trên nó có ý nghĩa hết sức to lớn đối với công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước của Đảng, nhà nước và nhân dân ta bởi có mục đích đúng thôi vẫn chưa đủ mà cần có đường lối chủ trương đúng và cách thức tổ chức vận dụng phù hợp với thực tiễn của đất nước, việc vận dụng tốt mối quan hệ biện chứng trên sẽ là chìa khóa mở ra sự thành công đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ thành công tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
(ĐVĐ): Trong mọi hoạt động của xã hội, của thế giới xung quanh ta, Nhận thức và hoạt động thực tiễn luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức là động lực và mục đích của nhận thức đồng thời thực tiễn cũng là tiêu chuẩn của chân lý. Hơn thế con người thông qua nhận thức mà tác động vào thế giới khách quan bắt đối tượng bộc lộ ra các đặc trưng và thuộc tính cơ bản để vừa kiểm tra nhận thức và để nâng cao nhận thức.
Nắm vững mối quan hệ này nó có ý nghĩa to lớn đối với nhận thức và thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
(GQVĐ): Để hiểu rõ hơn vệ mối quan hệ biện chứng giữa Nhận thức và hoạt động thực tiễn từ đó tìm ra ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ này chúng ta cần biết được bản chất của nhận thức là gì, và vai trò của hoạt động thực tiễn như thế nào:
Chúng ta đã biết Nhận thức là sự phản ảnh thế giới khách quan vào trong đầu óc con người. Nhưng đó không phải là sự phản ảnh giản đơn, thụ động, mà là sự phản ảnh chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ thể trước khách thểhay nói khác hơn Nhận thức đó là sự phản ảnh của chủ thể đối với khách thể trong đó chủ thể của nhận thức là con người còn khách thể của nhận thức là hiện thực khách quan trong phạm vi hoạt động của con người. Đó là thế giới vật chất, thế giới tinh thần đã được khách thể hóa. Còn Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có tính chất Lịch sử - Xã hội của con người nhằm cải tạo thế giới khách quan. Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất của con người tác động vào thế giới khách quan (tự nhiên, xã hội) nhằm biến đổi nó theo nhu cầu, lợi ích của con người.
Hoạt động thực tiễn rất phong phú, nhưng có 3 hình thức cơ bản đó là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học, trong đó hoạt động sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động cơ bản nhất vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Trong mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn luôn có sự tác động qua lại lần nhau trong đó hoạt động thực tiễn giữ vai trò quyết định, cụ thể của các mối quan hệ đó là:
Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức- có thể nói như vậy vì xét cho cùng mọi nhận thức của con người đều có nguồn gốc từ thực tiễn bởi chính từ khái niệm nhận thức là sự phản ánh thế giới hiện thực khách quan vào đầu óc con người, mà thực tiễn là nơi cung cấp những tài liệu hiện thực khách quan, làm cơ sở để con người nhận thức, thông qua nhận thức con người lại tác động trở lại thế giới khách quan bắt đối tượng bộc lộ ra những đặc trưng, thuộc tính, những quy luật vận động để con người nhận thức ở mức cao hơn. Ví dụ như thời tiết mùa hè thì nóng, mùa đông thì rét (đó là hiện thực khách quan) nó tác động vào nhận thức con người từ đó giúp con người nhận thức vấn đề và tác động trở lại để thích nghi với nó chẳng hạn như mùa đông thì phải có biện pháp chống rét và mùa hè thì có hoạt động chống hạn, chống nóng, từ đó làm nảy sinh nhận thức con người ở mức độ cao hơn.
Ngoài vai trò nêu trên thực tiễn còn là động lực và mục đích của nhận thức; xuất phát từ thực tế là thực tiễn nó không đứng yên mà nó thường xuyên vận động, phát triển và chính sự vận động phát triển đó nó luôn đặt ra những nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng mới cho nhận thức. Chúng ta đều biết hoạt động của con người bao giờ cũng có mục đích, yêu cầu và quá trình tổ chức thực hiện hoạt động đó như thế nào, tuy nhiên không phải bất cứ hoạt động nào nó cũng có sẳn trong đầu óc mà mang tính tiên đoán, dự liệu vì thế Nếu như mục đích, yêu cầu và cách thức tổ chức thực hiện đúng thì hoạt động thực tiễn thành công. Xét cho cùng thì mục đích nhận thức của con người không chỉ đơn thuần dừng lại ở chỗ chỉ để lý giải các hiện tượng, giải thích thế giới mà là tác động đến thế giới khách quan cải tạo thế giới theo yêu cầu và lợi ích của mình và hoạt động thực tiễn chính là cách mà con người tác động vào thế giới và cải tạo thế giới theo yêu cầu và mục đích của mình. Lấy ví dụ đất nước ta trong thời ký quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội đó chính là mục tiêu đúng đắn và phù hợp với yêu cầu phát triển lịch sử nhưng quá trình xây dựng từ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trước đây chúng ta vì nôn nóng nên có cách thức tổ chức không phù hợp vì thế vô hình dung nó thành nhân tố cản trở sự phát triển và thậm chí làm trị trệ trong thời gian dài.
Một vai trò nữa của thực tiến đối với nhận thức đó là: Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý - Sở dĩ thực tiến được xem là tiêu chuẩn của chân lý bởi thực tiễn cao hơn nhận thức vì nó là hiện thực phong phú, vừa có tính phổ biến là hoạt động vật chất khách quan, có tính lịch sử - xã hội. Hiện thực lịch sử xảy ra một lần nhưng có nhiều người nhận thức và nhận thức nhiều lần khác nhau.
Xuất phát từ chỗ hiện thực xảy ra một lần nhưng mỗi người nhận thức khác nhau và mỗi lần nhận thức cũng khác nhau do đó người ta không thể lấy nhận thức để kiểm tra nhận thức, không thể lấy nhận thức này làm chuẩn để kiểm tra nhận thức kia bởi chính bản thân nhận thức được dùng làm tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức khác chưa chắc đã là nhận thức đúng. Chỉ duy có thực tiễn mới là tiêu chuẩn thật sự, duy nhất của chân lý.
Bản thân thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý cũng vừa có tính tuyệt đối lại vừa có tính tương đối. Tính tuyệt đối ở chỗ thực tiễn chỉ có 1 và là cái duy nhất làm tiêu chuẩn của chân lý ngoài ra không có cái nào khác có thể làm tiêu chuẩn cho chân lý được. Còn tính tương đối của nó ở chỗ, thực tiễn ngay một lúc không thể khẳng định được cái đúng, bác bỏ cai sai một cách ngay lập tức. Hơn nữa bản thân, thực tiễn cũng có tính biện chứng, thực tiễn hôm qua khác thực tiễn hôm nay, thực tiễn nơi này khác thực tiễn nơi khác. Vì vậy lý luận trên không cho phép con người biến một hiểu biết bất kỳ thành chân lý vĩnh viễn, bất biến cho mọi lúc mọi nơi.
Nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn nó có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, xây dựng Chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thời gian qua, bởi có mục đích đúng về công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa thôi vẫn chưa đủ mà cần có đường lối chủ trương đúng và cách thức tổ chức vận dụng phù hợp với thực tiễn của đất nước. Hơn 25 năm đổi mới và xây dựng đất nước với những thành tựu to lớn đã đưa đất nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thiếu ăn thường xuyên trở nên một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới, công nghiệp và dịch vụ cũng tăng trưởng nhanh và mạnh, GDP bình quân tăng đều đặn ngay cả trong lúc kinh tế Thế giới rơi vào đà suy thoái, vị thế Chính trị của Việt Nam dần được khẳng định trong khu vực cũng như trên thế giới. Qua những thành tựu của đất nước trong hơn 25 năm đổi mới phát triển - đó chính là thực tiễn - để chúng ta có cơ sở khoa học để khẳng định rằng Đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày cáng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản. Tuy giai đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội vẫn còn dài, những thách thức đặt ra ở phía trước đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta còn nhiều nhưng qua những thành công bước đầu của công cuộc đổi mới cho phép chúng ta có cơ sở để tin tưởng rằng sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” nhất định thành công.
(KTVĐ): Qua phân tích mối quan hệ giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn cho thấy nhận thức và thực tiễn luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhận thức chính là sự phản ảnh của thực tiễn, của thế giới khách quan vào đầu óc con người nhưng đó không hoàn toàn là sự phản ánh thụ động tức thì mà một sự phản ánh chủ động, tích cực có sáng tạo để từ đó con người tiến hành các hoạt động vật chất tác động trở lại thế giới khách quan, tác động vào sự vật bắt đối tượng bộc lộ ra những đặc trưng, thuộc tính, những quy luật vận động để rồi con người nhận thức ngày càng cao hơn. Còn thực tiễn là toàn bộ các hoạt động vật chất có tính chất lịch sử - xã hội của con người . Thực tiễn luôn giữ vai trò quyết định đối với nhận thức nó là cơ sở và nguồn gốc của nhận thức, là động lực, và mục đích của nhận thức đồng thời thực tiễn cũng là tiêu chuẩn của chân lý.
Nhận thức và nắm vững mối quan hệ trên nó có ý nghĩa hết sức to lớn đối với công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước của Đảng, nhà nước và nhân dân ta bởi có mục đích đúng thôi vẫn chưa đủ mà cần có đường lối chủ trương đúng và cách thức tổ chức vận dụng phù hợp với thực tiễn của đất nước, việc vận dụng tốt mối quan hệ biện chứng trên sẽ là chìa khóa mở ra sự thành công đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ thành công tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.