ngan trang
New member
- Xu
- 159
PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Hướng dẫn học sinh biết phân tích một bài văn nghị luận xã hội. Biết cách tìm ý, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội.
B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
-Sách GK, sách GV
-Giáo án lên lớp cá nhân
C.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: phát hiện, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.KIỂM TRA BÀI CŨ:
Cách gieo vần trong bài thơ Câu cá mùa thu có điểm gì đặc biệt ?
2.GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I.TÌM HIỂU CHUNG
1.PHÂN TÍCH ĐỀ
-Thao tác đọc kĩ đề bài
-Thao tác gạch chân những từ quan trọng
-Thao tác ngăn vế (nếu có)
Nêu lại các bướcphân tích đề?
Ba bước:
Bước Tìm hiểu nội dung đề
Bước Tìm hiểu về thao tác lập luận chính
Bước Xác định phạm vi dẫn chứng
& Phân nhóm học sinh:
@Nhóm I:
Nội dung đề I: xác định hành trang của con người khi bước vào thế kỉ mới.
Mối quan hệ giữa nhu cầu đời sống với ý thức phấn đấu của con người?
@Nhóm II:
Xác định thao tác lập luận chính
Đề I: Lập luận chính là bình luận, ngoài ra còn sử dụng thao tác giải thích, phân tích và chứng minh. (Dạng đề: đề mở, đề chìm)
@Nhóm III:
Xác định phạm vi dẫn chứng:
Yêu cầu của dẫn chứng (Tư liệu): phải chuẩn xác, tiêu biểu, đủ sức thuyết phục
Nêu các bước tìm ý?
Em hãy nêu các bước mở rộng bàn bạc một vấn đề?
2.TÌM Ý
Tìm ý còn gọi là lập ý
Lập ý là xác định luận điểm (ý lớn), luận cứ (ý nhỏ) và luận chứng (ý nhỏ hơn) ; Luận chứng thường là những dẫn chứng.
Các bước tìm ý :
Tìm ý phải căn cứ vào lập luận (Thao tác) của từng đề.
+Ba bước để mở rộng, bàn bạc một vấn đề :
Bước Giải thích và chứng minh vấn đề (Tại sao vấn đề lại như vậy ? vấn đề đó đúng hay sai ?)
Bước Mở rộng bằng liên tưởng so sánh,
đào sâu thêm khía cạnh nào đó của vấn đề.
Bước Lật ngược lại vấn đề (nếu có thể)
Em hãy cho biết công việc cụ thể của việc lập dàn ý?
3.LẬP DÀN Ý
+Lập dàn ýlà sắp xếp các ý theo một trình tự
+Lập dàn ý là tìm bố cục cho bài viết cụ thể
& Phân nhóm học sinh:
@Nhóm I:
Phần đặt vấn đề
Nhiều cách đặt vấn đề: Trực tiếp; Gián tiếp;
Đặt vấn đề gián tiếp bằng nhiều cách :
+Vào đề bằng một đoạn diễn dịch
+Vào đề bằng một đoạn quy nạp
+Vào đề bằng sự đối lập
+Vào đề bằng cách liên tưởng (tương liên)
+Vào đề bằng cách nhắc lại kỉ niệm
@Nhóm II:
Phần đặt giải quyết vấn đề
+Người Việt Nam có nhiều điểm mạnh:
-Thông minh....
-Nhạy bén với cái mới...
+Dẫn chứng thực tế ...
+Điểm yếu:
-Thiếu hụt về kiến thức cơ bản
-Khả năng thực hành, sáng tạo hạn chế
& Khuyến khích học sinh, thảo luận, phát biểu:
+Cần:
-Biết cách khắc phục điểm yếu...
-Phát huy điểm mạnh.....
-Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ XXI ...
-Cần ý thức, trí tuệ tập trung của mỗi người. .
@Nhóm III:
Phần kết thúc vấn đề
Tóm tắt lại ý chính
Liên hệ thực tế, rút ra bài học về tư tưởng, hành động với mỗi cá nhân.
4 Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau:
Thao tác lập luận phân tích.