Phát biểu về tập “Nhật kí trong tù”, nhà thơ Xuân Diệu có viết: “Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh”. (Yêu thơ Bác, tạp chí văn học số 5/1966)
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích các bài thơ trong tập Nhật kí trong tù để chứng minh.
Học tập thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều quan trọng nhất là chúng ta học được cách làm người của Bác kính yêu. Thơ Bác đẹp, hấp dẫn chúng ta trước hết bởi vì cuộc đời Bác đẹp, tâm hồn Bác đẹp. Phát biểu về tập Nhật kí trong tù, nhà thơ Xuân Diệu có viết: “Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh”.
Sự nghiệp chính của Bác là hoạt động cách mạng. Bác chưa một lần hối hận mình là nhà văn, nhà thơ. Nhật kí trong tù trước hết là một tập nhật kí của một người tù cộng sản nhằm ghi lại những sự việc bình thường hằng ngày mà tác giả trải qua. Thật may mắn, tập thơ đã đến với chúng ta, giúp chúng ta hiểu thêm một quãng đời gian khổ của vị lãnh tụ vĩ đại.Thông qua tập thơ, ta hiểu thêm về con người Bác. Đúng như nhà thơ Xuân Diệu đã nói” Cai hay vô song của tập thơ”, sợ chỉ đỏ xuyên suốt là phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh.
Nói đến “chất người cộng sản” trước hết nói đến những phẩm chất tốt đẹp của con người chân chính nói chung. Phẩm chất ấy được thể hiện qua tình yêu quê hương, đất nước và tình yêu con người; đấy chính là tình thần căm thù sự bất công tàn bạo. Đặc biệt phẩm chất người cộng sản được thử thách qua việc chiến đấu kiên cường sẵn sàng hy sinh phấn đấu vì lí tưởng cộng sản cao đẹp.
Chúng ta còn nhớ, vào năm 1942 trên đường sang Trung Quốc công tác, Bác đã bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam. Chúng giải Bác qua nhiều nhà lao, Bác đã phải chịu đựng bao gian khổ của chế độ nhà tù tàn bạo. Bị đọa đày, Bác vẫn bình tĩnh, lạc quan tin tưởng vào sự tất thắng của cách mạng, Bác có một tình yêu bao là rộng lớn. Trước hết, đấy là tình yêu con người. Bác cảm thông sâu sắc với những người bạn tù cùng cảnh ngộ. Nghe tiếng sáo của người bạn tù, Bác viết thành bài thơ:
Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu.
Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu:
Muốn dặm quan hà khôn xiết nỗi.
Lên lầu ai đó ngóng trông nhau.
Qua tiếng sáo, Bác hình dung ra không chỉ nỗi niềm của người thổi sao mà con vẽ lên được ở một vùng quê xa xôi kia có người vợ của người bạn tù dõi mắt ngóng về phía chân trời xa, nơi chồng mình bị giam cầm. Từ tình thương người bạn tù, Bác gửi nỗi niềm cảm thông của mình đến với những người thân của họ. Có lần, bỗng bác nghe thấy một cháu bé khóc, khi biết nguyên nhân phải vào tù, Bác đã xúc động viết bài Cháu bé trong nhà lao Tân Dương:
Oa…!Oa…!Oa…!
Cha trốn không đi lính nước nhà.
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha.
Trong lao tù, Bác phải chịu biết bao cay đắng cực khổ, nhưng ta ít thấy Bác nói về nỗi khổ của mình, có chăng nỗi khổ ấy được nói đến kèm theo một nụ cười hóm hỉnh, còn chủ yếu Hồ Chủ tịch nói về nỗi khổ của người khác với sự cảm thông chân thành. Đọc lại những bài thơ, chúng ta vô cùng xúc động trước tình thương bao la của Người dành cho những ai cùng cảnh ngộ, những ai bị đày đọa cực khổ trong chế độ xã hội bất công.
Yêu thương con người chân thành tha thiết, đồng thời Hồ Chủ tịch cũng là người yêu quí thiên nhiên. Thiên nhiên đối với Bác vừa gần gũi, vừa sinh động tươi đẹp. Người viết nhiều về thiên nhiên. Dường như, trong thơ Bác, thiên nhiên và con người có sự hòa hợp thật đáng quí. Dưới đây là một bài thơ Bác sáng tác ngay trên đường chuyển nhà lao:
Mặc dù bị trói chân tay,
Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng;
Vui say ai cấm ta đừng,
Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu.
Vượt lên sự đau khổ về thân xác, Bác hòa tâm hồn mình vào cảnh đất trời tươi đẹp, thưởng thức tiếng chim ca rộn rã ở chốn núi rừng ngào ngạt hương bay. Bác bị trói, giải đi đường mà ung dung tự tại như một tiên ông say cảnh thiên nhiên. Người đọc cũng cảm thấy lòng mình hứng khởi qua cách nhìn cảnh vật của Bác. Đằng sau vẻ đẹp của thiên nhiên là hình ảnh của một người tù cộng sản với niềm tin vô bờ vào ngày mai tươi sáng của Cách mạng. Người đã từng tâm niệm:
Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong lúc gian truân.
Tai ương rèn luyện tình thần thêm hăng.
Vì tin tưởng vào tiền đồ của dân tộc, của cách mạng nên Bác Hồ đã vượt qua mọi gian khổ, hy sinh chiến đấu. Bác coi lao tù chính trị là nơi thử thách dũng khí của người cộng sản. Dũng khí ấy được Bác thể hiện qua nhiều bài thơ. Phải chăng đó là những nhân tố tạo nên phẩm chất của người chiến sĩ cộng sản: trung thành với lí tưởng, suốt đời phấn đấu hi sinh vì lí tưởng cao đẹp? Kẻ thù có thể giam cầm được thân thể Bác, nhưng chúng không sao có thể giam cầm được tinh thần Bác. Bác đã nói về điều này một cách ngắn gọn và giản dị:
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao,
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao.
Ý thức được về hoàn cảnh xung quanh, có ý chí tận dụng mọi cơ hội để phụ sự lí tưởng là một đặc điểm trong nhân cách người cộng sản Hồ Chí Minh vĩ đại. Tổ quốc là hình ảnh luôn thường trực trong tâm trí Bác. Vì Tổ quốc, vì nhân dân, Người ra đi tìm đường cứu nước. Với hai bàn tay trắng, Bác đã đặt chân lên khắp châu Âu, châu Mĩ, đã làm đủ nghề cực nhọc để sinh sống, học hỏi và “tìm hình của nước”. Tổ quốc đây chính là nhân dân lao động, là đất nước đang đau thương đòi giải phóng…Cảm động biết bao khi chúng ta đọc được bài “Không ngủ được”.
Một canh…hai canh…lại ba canh,
Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
Sao vàng, đấy chính là hình ảnh của Tổ quốc, của đất nước. Bác trằn trọc băn khoăn biết bao đêm trường vì Tổ quốc. Vừa chợp mắt, hình ảnh thân thương ấy lại hiện về. Và hạnh phúc cho nhân dân, độc lập tự do cho Tổ quốc chính là khát vọng duy nhất, lớn lao trong suốt cả cuộc đời của Bác, của một người “nâng niu tất cả chỉ quên mình” (Tố Hữu).
Trong Nhật kí trong tù, chất người cộng sản thấm đượm vào từng bài thơ, từng câu thơ. Người đọc ngày càng phát hiện rõ chất người cộng sản trong bài Tự khuyên mình, Không ngủ được – những bài Bác viết về chính bản thân mình – và cũng có thể thể thấy được qua những bài ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp trên đất nước Trung Hoa như Cảnh ngoài đồng, Chiều tối…những bài viết về những người cùng cảnh ngộ lao tù với Bác: Vợ người tù đến thăm chồng, Cờ bạc…, những người lao động vất vả như Phu làm đường… chất người cộng sản cao quí này đã tạo nên trong thơ Bác chất thép cứng rắn thể hiện qua tình thần chiến đấu không mệt mỏi vì lí tưởng cộng sản “mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen” (Nguyễn Trãi), đồng thời nó cũng tạo nên tình yêu mênh mông trong thơ Bác, xuất phát từ con tìm thật dễ rung động trước một cuộc đời sẵn lòng chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với bao kiếp người cùng khổ. Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã nói hộ chúng ta những cảm nghĩ rất sâu sắc và sức hấp dẫn trong thơ của Hồ Chủ tịch:
Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép,
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
Nhận định của nhà thơ Xuân Diệu có phần thiên về mặt nội dung trong thơ của Bác. Thật ra, chất người cộng sản trong thơ của Bác có thể đến với chúng ta, chinh phục sự ngưỡng mộ của chúng ta lại còn nhờ vào tài năng của người chiến sĩ –thi sĩ Hồ Chí Minh. Thơ Bác thật giản dị, nhưng cũng thật sâu sắc. Thơ Bác nói ít gợi nhiều, Bác đề cập đến mọi đề tài. Từ chiếc gậy, cái răng rụng, đến con muỗi, con rệp…đều có thể đi một cách tự nhiên vào thơ Bác. Nhật kí trong tù tuy viết bằng chữ Hán, đề cập đến nhiều vấn đề hiện đại, thể hiện tư tưởng tình cảm của một chiến sĩ cộng sản, nhưng cả về mặt nội dung cũng như hình thức đều đậm đà tính dân tộc gần gũi với chúng ta, vừa cổ điển vừa hiện đại.
Ngày nay, đọc Nhật kí trong tù, trước hết làm chúng ta nhớ lại một quãng đường hoạt động cách mạng cực kì gian khổ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời chúng ta cũng có điều kiện hiểu biết về những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ. Những phẩm chất này đã được thể hiện khá sinh động qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù. Tựu trung lại, phẩm chất cao đẹp ấy là “chất người cộng sản” như nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét và chính nó đã tạo nên giá trị vô song cho tác phẩm.
Trước mắt chúng ta hiện nay còn không ít khó khăn gian khổ, thế hệ trẻ tìm thấy trong “chất người cộng sản Hồ Chí Minh” một nguồn cổ vũ lớn lao. Nhiều bài thơ của Bác, khi đọc lên đường như tiếp cho chúng ta sức mạnh để đi tới, để “không ngừng thế tấn công”. Tấn công vào cái tiêu cực của xã hội, tấn công vào nhứng tính toán nhỏ nhen ích kỉ trong lòng mình, hướng tới một điều tốt đẹp hơn, sẵn sàng đón nhận mọi phong ba thử thách…để có thể trở thành một công dân có ích.
Đọc thơ Người, học tập đạo lí làm người của Bác là một điều không phải là dễ dàng, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay. Nhưng, phải chăng đấy là cách tốt nhất để chúng ta tu dưỡng, rèn luyện để có thể tự tin bước vào đời với “chất người cộng sản” cao đẹp?
Kiều Thị Hoài Linh (học sinh)*
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích các bài thơ trong tập Nhật kí trong tù để chứng minh.
Bài làm
Học tập thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều quan trọng nhất là chúng ta học được cách làm người của Bác kính yêu. Thơ Bác đẹp, hấp dẫn chúng ta trước hết bởi vì cuộc đời Bác đẹp, tâm hồn Bác đẹp. Phát biểu về tập Nhật kí trong tù, nhà thơ Xuân Diệu có viết: “Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh”.
Sự nghiệp chính của Bác là hoạt động cách mạng. Bác chưa một lần hối hận mình là nhà văn, nhà thơ. Nhật kí trong tù trước hết là một tập nhật kí của một người tù cộng sản nhằm ghi lại những sự việc bình thường hằng ngày mà tác giả trải qua. Thật may mắn, tập thơ đã đến với chúng ta, giúp chúng ta hiểu thêm một quãng đời gian khổ của vị lãnh tụ vĩ đại.Thông qua tập thơ, ta hiểu thêm về con người Bác. Đúng như nhà thơ Xuân Diệu đã nói” Cai hay vô song của tập thơ”, sợ chỉ đỏ xuyên suốt là phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh.
Nói đến “chất người cộng sản” trước hết nói đến những phẩm chất tốt đẹp của con người chân chính nói chung. Phẩm chất ấy được thể hiện qua tình yêu quê hương, đất nước và tình yêu con người; đấy chính là tình thần căm thù sự bất công tàn bạo. Đặc biệt phẩm chất người cộng sản được thử thách qua việc chiến đấu kiên cường sẵn sàng hy sinh phấn đấu vì lí tưởng cộng sản cao đẹp.
Chúng ta còn nhớ, vào năm 1942 trên đường sang Trung Quốc công tác, Bác đã bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam. Chúng giải Bác qua nhiều nhà lao, Bác đã phải chịu đựng bao gian khổ của chế độ nhà tù tàn bạo. Bị đọa đày, Bác vẫn bình tĩnh, lạc quan tin tưởng vào sự tất thắng của cách mạng, Bác có một tình yêu bao là rộng lớn. Trước hết, đấy là tình yêu con người. Bác cảm thông sâu sắc với những người bạn tù cùng cảnh ngộ. Nghe tiếng sáo của người bạn tù, Bác viết thành bài thơ:
Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu.
Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu:
Muốn dặm quan hà khôn xiết nỗi.
Lên lầu ai đó ngóng trông nhau.
Qua tiếng sáo, Bác hình dung ra không chỉ nỗi niềm của người thổi sao mà con vẽ lên được ở một vùng quê xa xôi kia có người vợ của người bạn tù dõi mắt ngóng về phía chân trời xa, nơi chồng mình bị giam cầm. Từ tình thương người bạn tù, Bác gửi nỗi niềm cảm thông của mình đến với những người thân của họ. Có lần, bỗng bác nghe thấy một cháu bé khóc, khi biết nguyên nhân phải vào tù, Bác đã xúc động viết bài Cháu bé trong nhà lao Tân Dương:
Oa…!Oa…!Oa…!
Cha trốn không đi lính nước nhà.
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha.
Trong lao tù, Bác phải chịu biết bao cay đắng cực khổ, nhưng ta ít thấy Bác nói về nỗi khổ của mình, có chăng nỗi khổ ấy được nói đến kèm theo một nụ cười hóm hỉnh, còn chủ yếu Hồ Chủ tịch nói về nỗi khổ của người khác với sự cảm thông chân thành. Đọc lại những bài thơ, chúng ta vô cùng xúc động trước tình thương bao la của Người dành cho những ai cùng cảnh ngộ, những ai bị đày đọa cực khổ trong chế độ xã hội bất công.
Yêu thương con người chân thành tha thiết, đồng thời Hồ Chủ tịch cũng là người yêu quí thiên nhiên. Thiên nhiên đối với Bác vừa gần gũi, vừa sinh động tươi đẹp. Người viết nhiều về thiên nhiên. Dường như, trong thơ Bác, thiên nhiên và con người có sự hòa hợp thật đáng quí. Dưới đây là một bài thơ Bác sáng tác ngay trên đường chuyển nhà lao:
Mặc dù bị trói chân tay,
Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng;
Vui say ai cấm ta đừng,
Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu.
Vượt lên sự đau khổ về thân xác, Bác hòa tâm hồn mình vào cảnh đất trời tươi đẹp, thưởng thức tiếng chim ca rộn rã ở chốn núi rừng ngào ngạt hương bay. Bác bị trói, giải đi đường mà ung dung tự tại như một tiên ông say cảnh thiên nhiên. Người đọc cũng cảm thấy lòng mình hứng khởi qua cách nhìn cảnh vật của Bác. Đằng sau vẻ đẹp của thiên nhiên là hình ảnh của một người tù cộng sản với niềm tin vô bờ vào ngày mai tươi sáng của Cách mạng. Người đã từng tâm niệm:
Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong lúc gian truân.
Tai ương rèn luyện tình thần thêm hăng.
Vì tin tưởng vào tiền đồ của dân tộc, của cách mạng nên Bác Hồ đã vượt qua mọi gian khổ, hy sinh chiến đấu. Bác coi lao tù chính trị là nơi thử thách dũng khí của người cộng sản. Dũng khí ấy được Bác thể hiện qua nhiều bài thơ. Phải chăng đó là những nhân tố tạo nên phẩm chất của người chiến sĩ cộng sản: trung thành với lí tưởng, suốt đời phấn đấu hi sinh vì lí tưởng cao đẹp? Kẻ thù có thể giam cầm được thân thể Bác, nhưng chúng không sao có thể giam cầm được tinh thần Bác. Bác đã nói về điều này một cách ngắn gọn và giản dị:
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao,
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao.
Ý thức được về hoàn cảnh xung quanh, có ý chí tận dụng mọi cơ hội để phụ sự lí tưởng là một đặc điểm trong nhân cách người cộng sản Hồ Chí Minh vĩ đại. Tổ quốc là hình ảnh luôn thường trực trong tâm trí Bác. Vì Tổ quốc, vì nhân dân, Người ra đi tìm đường cứu nước. Với hai bàn tay trắng, Bác đã đặt chân lên khắp châu Âu, châu Mĩ, đã làm đủ nghề cực nhọc để sinh sống, học hỏi và “tìm hình của nước”. Tổ quốc đây chính là nhân dân lao động, là đất nước đang đau thương đòi giải phóng…Cảm động biết bao khi chúng ta đọc được bài “Không ngủ được”.
Một canh…hai canh…lại ba canh,
Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
Sao vàng, đấy chính là hình ảnh của Tổ quốc, của đất nước. Bác trằn trọc băn khoăn biết bao đêm trường vì Tổ quốc. Vừa chợp mắt, hình ảnh thân thương ấy lại hiện về. Và hạnh phúc cho nhân dân, độc lập tự do cho Tổ quốc chính là khát vọng duy nhất, lớn lao trong suốt cả cuộc đời của Bác, của một người “nâng niu tất cả chỉ quên mình” (Tố Hữu).
Trong Nhật kí trong tù, chất người cộng sản thấm đượm vào từng bài thơ, từng câu thơ. Người đọc ngày càng phát hiện rõ chất người cộng sản trong bài Tự khuyên mình, Không ngủ được – những bài Bác viết về chính bản thân mình – và cũng có thể thể thấy được qua những bài ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp trên đất nước Trung Hoa như Cảnh ngoài đồng, Chiều tối…những bài viết về những người cùng cảnh ngộ lao tù với Bác: Vợ người tù đến thăm chồng, Cờ bạc…, những người lao động vất vả như Phu làm đường… chất người cộng sản cao quí này đã tạo nên trong thơ Bác chất thép cứng rắn thể hiện qua tình thần chiến đấu không mệt mỏi vì lí tưởng cộng sản “mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen” (Nguyễn Trãi), đồng thời nó cũng tạo nên tình yêu mênh mông trong thơ Bác, xuất phát từ con tìm thật dễ rung động trước một cuộc đời sẵn lòng chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với bao kiếp người cùng khổ. Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã nói hộ chúng ta những cảm nghĩ rất sâu sắc và sức hấp dẫn trong thơ của Hồ Chủ tịch:
Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép,
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
Nhận định của nhà thơ Xuân Diệu có phần thiên về mặt nội dung trong thơ của Bác. Thật ra, chất người cộng sản trong thơ của Bác có thể đến với chúng ta, chinh phục sự ngưỡng mộ của chúng ta lại còn nhờ vào tài năng của người chiến sĩ –thi sĩ Hồ Chí Minh. Thơ Bác thật giản dị, nhưng cũng thật sâu sắc. Thơ Bác nói ít gợi nhiều, Bác đề cập đến mọi đề tài. Từ chiếc gậy, cái răng rụng, đến con muỗi, con rệp…đều có thể đi một cách tự nhiên vào thơ Bác. Nhật kí trong tù tuy viết bằng chữ Hán, đề cập đến nhiều vấn đề hiện đại, thể hiện tư tưởng tình cảm của một chiến sĩ cộng sản, nhưng cả về mặt nội dung cũng như hình thức đều đậm đà tính dân tộc gần gũi với chúng ta, vừa cổ điển vừa hiện đại.
Ngày nay, đọc Nhật kí trong tù, trước hết làm chúng ta nhớ lại một quãng đường hoạt động cách mạng cực kì gian khổ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời chúng ta cũng có điều kiện hiểu biết về những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ. Những phẩm chất này đã được thể hiện khá sinh động qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù. Tựu trung lại, phẩm chất cao đẹp ấy là “chất người cộng sản” như nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét và chính nó đã tạo nên giá trị vô song cho tác phẩm.
Trước mắt chúng ta hiện nay còn không ít khó khăn gian khổ, thế hệ trẻ tìm thấy trong “chất người cộng sản Hồ Chí Minh” một nguồn cổ vũ lớn lao. Nhiều bài thơ của Bác, khi đọc lên đường như tiếp cho chúng ta sức mạnh để đi tới, để “không ngừng thế tấn công”. Tấn công vào cái tiêu cực của xã hội, tấn công vào nhứng tính toán nhỏ nhen ích kỉ trong lòng mình, hướng tới một điều tốt đẹp hơn, sẵn sàng đón nhận mọi phong ba thử thách…để có thể trở thành một công dân có ích.
Đọc thơ Người, học tập đạo lí làm người của Bác là một điều không phải là dễ dàng, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay. Nhưng, phải chăng đấy là cách tốt nhất để chúng ta tu dưỡng, rèn luyện để có thể tự tin bước vào đời với “chất người cộng sản” cao đẹp?
Kiều Thị Hoài Linh (học sinh)*