Đề bài: Phân tích bức tranh đời sống con người qua tác phẩm “Chiều tối” của Hồ Chí Minh.
Hình ảnh cô gái xóm núi trong câu thơ lấp lánh tỏa ra ba nét đặc sắc:
Vẻ đẹp của thanh xuân: hai chữ “thiếu nữ” trong nguyên tác viết đẹp và đặc sắc hơn nhiều hai chữ “cô em” trong bản dịch, bởi từ “cô em” mang sắc thái bỡn cợt, đùa tếu, còn từ ‘thiếu nữ’ gợi sức khỏe thanh xuân tràn đầy sức sống.
Vẻ đẹp lao động: trong thơ cổ điển cũng xuất hiện thiếu nữ nhưng thường là những thiếu nữ đài các, sang trọng tạo sự yêu kiều. Còn thiếu nữ trong thơ Bác gắn với vẻ đẹp thường nhật “xay ngô tối”, ánh lửa đỏ, lò than nhuốm hồng lên thân hình cô gái đang làm việc mê mải, gợi một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, khỏe khoắn.
Vẻ đẹp của một quan điểm mỹ học hiện đại: hình tượng thiếu nữ trong bài thơ này là một cách tân nghệ thuật của Bác. Bởi trong thơ xưa con người chỉ là đường viền của thiên nhiên, là một cái chấm buồn giữa vũ trụ mênh mông;
Hình ảnh “lò than đã rực hồng” đẩy bài thơ từ bóng tối sang ánh sáng, đó là sự vận động cả về không gian, thời gian, tư tưởng, tình cảm. Hình tượng nghệ thuật ở đây, Bác đã dùng sáng để nói tối, vẽ mây để đẩy trăng. Sự hấp dẫn của hai câu thơ này còn ở kết cấu vòng tròn “ma bao túc – bao túc ma hoàn” gợi vong quay của những cối xay ngô chầm chậm trôi theo thời gian. Chữ “hồng” ở cuối câu thơ chính là nhãn tự, là con mắt thơ. Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết: “Với một chữ hồng Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải. Sự vội và, nặng nề diễn tả ở ba câu đầu. Ở câu thơ cuối đã làm sáng rực lên khuôn mặt cô em xay ngô tối. Với chữ “hồng” đó ai còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi mà chỉ thấy màu hồng đã nhuốm lên cả bóng đêm, đó là màu hồng của tình cảm Bác.
Với hình ảnh cô gái lao động bên bếp lửa thì trung tâm cảm hứng của nhà thơ là hướng về sự sống. Tuy viết về chiều tối lại tỏa sáng một tình yêu bao la. Bài thơ vận động từ bóng tối ra ánh sáng, từ tàn lụi đến sự sống, từ buồn đến vui, từ lạnh lẽo cô đơn đến ấm áp tình người. Đó là sự vận động rất khỏe khoắn trong mạch thơ Hồ Chí Minh.
Bài làm
Nếu như hai câu thơ mở đầu là bức tranh thiên nhiên mang phong vị cổ điển thì hai câu thơ cuối của bài thơ “Chiều tối” là bức tranh đời sống con người:“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng”
Dịch:Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng”
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng.”
Câu thơ thứ ba thực hiện được chức năng chuyển ý của nó, đó là chuyển về thời gian từ chiều sang tối, đó là sự chuyển về không gian từ bầu trời cao rộng đến không gian thấp hẹp, cuối cùng dừng lại ở lò than. Nhưng đặc sắc hơn cả là chuyển về bút pháp, từ bút pháp cổ điển sang bút pháp hiện đại. Bởi hiện lên trong cảnh chim chiều mây bạc này trong thơ cổ điển thường xuất hiện những con người và cảnh sắc toát lên sự lạnh lẽo cô đơn:Xay hết, lò than đã rực hồng.”
“Nghìn non bóng chim tắt
Muôn nẻo dấu người không
Thuyền đơn ông tới bến
Một mình câu tuyết sông”
(Sông tuyết – Liễu Tông Nguyên)
Trong thơ Bác, cảnh dẫu vẫn còn nỗi buồn song độc giả không bị chìm ngập vào nỗi buồn ấy bởi thơ Bác luôn có sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng, từ tàn lụi đến sự sống. Nói về chiều tối mà lòng đọc không thấy tối, thấy lạnh . Ngược lại vẫn thấy ấm áp, tràn đầy ánh sáng lạc quan.Muôn nẻo dấu người không
Thuyền đơn ông tới bến
Một mình câu tuyết sông”
(Sông tuyết – Liễu Tông Nguyên)
Hình ảnh cô gái xóm núi trong câu thơ lấp lánh tỏa ra ba nét đặc sắc:
Vẻ đẹp của thanh xuân: hai chữ “thiếu nữ” trong nguyên tác viết đẹp và đặc sắc hơn nhiều hai chữ “cô em” trong bản dịch, bởi từ “cô em” mang sắc thái bỡn cợt, đùa tếu, còn từ ‘thiếu nữ’ gợi sức khỏe thanh xuân tràn đầy sức sống.
Vẻ đẹp lao động: trong thơ cổ điển cũng xuất hiện thiếu nữ nhưng thường là những thiếu nữ đài các, sang trọng tạo sự yêu kiều. Còn thiếu nữ trong thơ Bác gắn với vẻ đẹp thường nhật “xay ngô tối”, ánh lửa đỏ, lò than nhuốm hồng lên thân hình cô gái đang làm việc mê mải, gợi một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, khỏe khoắn.
Vẻ đẹp của một quan điểm mỹ học hiện đại: hình tượng thiếu nữ trong bài thơ này là một cách tân nghệ thuật của Bác. Bởi trong thơ xưa con người chỉ là đường viền của thiên nhiên, là một cái chấm buồn giữa vũ trụ mênh mông;
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
(Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
Trong thơ Bác, con người được đưa vào nội cảnh, thiếu nữ được đặt giữa bức tranh thơ trở thành trung tâm của thế giới. Đó chính là tầm vóc con người trong thơ Bác. Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
(Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
Hình ảnh “lò than đã rực hồng” đẩy bài thơ từ bóng tối sang ánh sáng, đó là sự vận động cả về không gian, thời gian, tư tưởng, tình cảm. Hình tượng nghệ thuật ở đây, Bác đã dùng sáng để nói tối, vẽ mây để đẩy trăng. Sự hấp dẫn của hai câu thơ này còn ở kết cấu vòng tròn “ma bao túc – bao túc ma hoàn” gợi vong quay của những cối xay ngô chầm chậm trôi theo thời gian. Chữ “hồng” ở cuối câu thơ chính là nhãn tự, là con mắt thơ. Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết: “Với một chữ hồng Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải. Sự vội và, nặng nề diễn tả ở ba câu đầu. Ở câu thơ cuối đã làm sáng rực lên khuôn mặt cô em xay ngô tối. Với chữ “hồng” đó ai còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi mà chỉ thấy màu hồng đã nhuốm lên cả bóng đêm, đó là màu hồng của tình cảm Bác.
Với hình ảnh cô gái lao động bên bếp lửa thì trung tâm cảm hứng của nhà thơ là hướng về sự sống. Tuy viết về chiều tối lại tỏa sáng một tình yêu bao la. Bài thơ vận động từ bóng tối ra ánh sáng, từ tàn lụi đến sự sống, từ buồn đến vui, từ lạnh lẽo cô đơn đến ấm áp tình người. Đó là sự vận động rất khỏe khoắn trong mạch thơ Hồ Chí Minh.