Phân tích Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh để làm rõ nhận định sau:
“Đây là một tác phẩm nối tiếp tự nhiên các áng thiên cổ hùng văn trong quá khứ và có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận với chất văn chương mang tư tưởng lớn lao của thời đại mới”.
DÀN Ý CHI TIẾT
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả và tác phẩm.
- Đánh giá khái quát giá trị chủ yếu của tác phẩm, khẳng định sức chinh phục mạnh mẽ, lớn lao của Tuyên ngôn Độc lập là ở giá trị lịch sử to lớn và giá trị văn học xuất sắc.
II. Thân bài
1. Tuyên ngôn Độc lập là áng thiên cổ hùng văn nối tiếp tự nhiên các áng hùng văn trong quá khứ.
- Ra đời trong thời điểm quan trọng của dân tộc.
- Người viết là vị anh hùng dân tộc. Vừa là nhà chính trị, nhà lãnh đạo ưu tú, vừa là nhà văn xuất sắc.
- Nội dung và hình thức nghệ thuật giống nhau (chủ nghĩa yêu nước nồng nàn; văn giàu hình tượng và chặt chẽ. Bố cục như một bài nghị luận mẫu mực).
2. Tuyên ngôn Độc lập – một văn kiện mang giá trị lịch sử to lớn.
- Nêu thời gian và địa điểm ra đời của bản Tuyên ngôn.
- Sơ lược đôi nét về tình hình chính trị lúc bấy giờ (Tình hình quốc tế và tình hình trong nước, âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và những cường quốc muốn tái chiếm Việt Nam, can thiệp sâu vào tình hình chính trị của Việt Nam).
- Tầm vóc và sứ mệnh lịch sử của bản Tuyên ngôn (Chặn đứng mọi âm mưu chống phá mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám, chấm dứt một nghìn năm đô hộ phong kiến, 80 năm nô lệ thực dân Pháp, mở ra kỉ nguyên độc lập tự do cho dân tộc).
3. Tuyên ngôn Độc lập – một tác phẩm chính luận xuất sắc.
- Bố cục ngắn gọn, súc tích (Là một thông điệp chính trị, tác phẩm nhắc tới những mục đích tức thời, quan trọng, ưu tiên cho hàm lượng thông tin, triệt để tạo ra tác dụng chiến đấu, loại bỏ những âm mưu trực tiếp, nguy hiểm của kẻ thù).
- Lập luận chặt chẽ, đanh thép (Viện dẫn hai bản Tuyên ngôn của hai cường quốc Mĩ và Pháp, đồng thời suy rộng ra về quyền độc lập dân tộc bên cạnh quyền con người và quyền công dân. Tố cáo sự chà đạp chân lí đó của thực dân Pháp ở Việt Nam, đặc biệt là sự lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái. Lên án sự phản bội trắng trợn, đê hèn, sự vong ân bội nghĩa của chúng. Khẳng định quyền tự chủ chính đáng của nhân dân Việt Nam).
- Lí lẽ sắc bén, hùng hồn (Sức mạnh của lí lẽ chính là sự thật. Tác giả đã dùng hàng loạt thực tế lịch sử để chứng minh: thực dân Pháp đã không bảo hộ được Việt Nam, chúng đã phản bội Việt Nam, đã gieo rắc nhiều tội ác với nhân dân Việt Nam).
Dùng thực tế để đánh tan những mưu đồ về chính trị. Dùng thực tế để khẳng định công lao của Việt Minh – đại diện duy nhất cho nhân dân Việt Nam (Sự độc lập của Việt Nam phù hợp với lẽ phải, công lí và đạo lí).
- Ngôn từ chính xác, giàu sắc thái biểu cảm (Từ ngữ hết sức chọn lọc, súc tích). Dùng hàng loạt động từ, tính từ, quán từ… chính xác, giàu sắc thái biểu cảm. Cần chú ý thêm cách sử dụng hàng loạt điệp từ, điệp ngữ có tính chất khẳng định, nhấn mạnh).
4. Chất văn chương
- Giọng văn, lời văn nhiều cung bậc: khi nghiêm trang trí tuệ, khi trầm lắng tình cảm, khi tự hào khí thế…
Xây dựng được hình tượng thẩm mĩ:
+ Thực dân Pháp và phát xít Nhật từ một kẻ hung hãn, tàn bạo trở thành những kẻ teo tóp, thảm hại.
+ Dân tộc ta từ người nô lệ bị đày đọa, khổ nhục lớn mạnh thành người chủ nhân của đất nước.
III. Kết thúc vấn đề
- Khẳng định lại nội dung
- Giá trị tổng hợp của Tuyên ngôn Độc lập tạo nên áng văn bất hủ.
“Đây là một tác phẩm nối tiếp tự nhiên các áng thiên cổ hùng văn trong quá khứ và có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận với chất văn chương mang tư tưởng lớn lao của thời đại mới”.
DÀN Ý CHI TIẾT
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả và tác phẩm.
- Đánh giá khái quát giá trị chủ yếu của tác phẩm, khẳng định sức chinh phục mạnh mẽ, lớn lao của Tuyên ngôn Độc lập là ở giá trị lịch sử to lớn và giá trị văn học xuất sắc.
II. Thân bài
1. Tuyên ngôn Độc lập là áng thiên cổ hùng văn nối tiếp tự nhiên các áng hùng văn trong quá khứ.
- Ra đời trong thời điểm quan trọng của dân tộc.
- Người viết là vị anh hùng dân tộc. Vừa là nhà chính trị, nhà lãnh đạo ưu tú, vừa là nhà văn xuất sắc.
- Nội dung và hình thức nghệ thuật giống nhau (chủ nghĩa yêu nước nồng nàn; văn giàu hình tượng và chặt chẽ. Bố cục như một bài nghị luận mẫu mực).
2. Tuyên ngôn Độc lập – một văn kiện mang giá trị lịch sử to lớn.
- Nêu thời gian và địa điểm ra đời của bản Tuyên ngôn.
- Sơ lược đôi nét về tình hình chính trị lúc bấy giờ (Tình hình quốc tế và tình hình trong nước, âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và những cường quốc muốn tái chiếm Việt Nam, can thiệp sâu vào tình hình chính trị của Việt Nam).
- Tầm vóc và sứ mệnh lịch sử của bản Tuyên ngôn (Chặn đứng mọi âm mưu chống phá mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám, chấm dứt một nghìn năm đô hộ phong kiến, 80 năm nô lệ thực dân Pháp, mở ra kỉ nguyên độc lập tự do cho dân tộc).
3. Tuyên ngôn Độc lập – một tác phẩm chính luận xuất sắc.
- Bố cục ngắn gọn, súc tích (Là một thông điệp chính trị, tác phẩm nhắc tới những mục đích tức thời, quan trọng, ưu tiên cho hàm lượng thông tin, triệt để tạo ra tác dụng chiến đấu, loại bỏ những âm mưu trực tiếp, nguy hiểm của kẻ thù).
- Lập luận chặt chẽ, đanh thép (Viện dẫn hai bản Tuyên ngôn của hai cường quốc Mĩ và Pháp, đồng thời suy rộng ra về quyền độc lập dân tộc bên cạnh quyền con người và quyền công dân. Tố cáo sự chà đạp chân lí đó của thực dân Pháp ở Việt Nam, đặc biệt là sự lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái. Lên án sự phản bội trắng trợn, đê hèn, sự vong ân bội nghĩa của chúng. Khẳng định quyền tự chủ chính đáng của nhân dân Việt Nam).
- Lí lẽ sắc bén, hùng hồn (Sức mạnh của lí lẽ chính là sự thật. Tác giả đã dùng hàng loạt thực tế lịch sử để chứng minh: thực dân Pháp đã không bảo hộ được Việt Nam, chúng đã phản bội Việt Nam, đã gieo rắc nhiều tội ác với nhân dân Việt Nam).
Dùng thực tế để đánh tan những mưu đồ về chính trị. Dùng thực tế để khẳng định công lao của Việt Minh – đại diện duy nhất cho nhân dân Việt Nam (Sự độc lập của Việt Nam phù hợp với lẽ phải, công lí và đạo lí).
- Ngôn từ chính xác, giàu sắc thái biểu cảm (Từ ngữ hết sức chọn lọc, súc tích). Dùng hàng loạt động từ, tính từ, quán từ… chính xác, giàu sắc thái biểu cảm. Cần chú ý thêm cách sử dụng hàng loạt điệp từ, điệp ngữ có tính chất khẳng định, nhấn mạnh).
4. Chất văn chương
- Giọng văn, lời văn nhiều cung bậc: khi nghiêm trang trí tuệ, khi trầm lắng tình cảm, khi tự hào khí thế…
Xây dựng được hình tượng thẩm mĩ:
+ Thực dân Pháp và phát xít Nhật từ một kẻ hung hãn, tàn bạo trở thành những kẻ teo tóp, thảm hại.
+ Dân tộc ta từ người nô lệ bị đày đọa, khổ nhục lớn mạnh thành người chủ nhân của đất nước.
III. Kết thúc vấn đề
- Khẳng định lại nội dung
- Giá trị tổng hợp của Tuyên ngôn Độc lập tạo nên áng văn bất hủ.