Phân tích bài thơ "Tràng giang" của Huy Cận và phát biểu cảm nghĩ của em về khổ thơ cuối.

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Đề: Phân tích bài thơ "Tràng giang" của Huy Cận và phát biểu cảm nghĩ của em về khổ thơ cuối.

Bài làm

Nói đến Huy Cận là nói đến cảm xúc mênh mang về vũ trụ, nói đến nỗi buồn da diết của một kẻ tha hương. Trong số các bài thơ của thi sĩ, bài "Tràng giang" thể hiện tốt hơn hết tình cảm này:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
...
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.


Bài thơ mang cấu trúc rất cổ, rất xa đưa ta về lại dòng sông mênh mông sóng nước với con thuyền màu xám quạnh hiu:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song.


Ngay câu thơ đầu với từ láy "điệp điệp" không gian mở ra mênh mông bát ngát. Từng "gợn" sóng nhỏ trên dòng Tràng giang làm dòng sông càng trải rộng ra, dài ra mãi đến tận chân trời. Trong khoảng không bao la ấy, kiếp người thật nhỏ bé, chỉ là một chấm lẩn khuất vào sông nước. Ý thức được sự hữu hạn của mình đối với cái vô hạn của vũ trụ, lòng nhà thơ dâng lên nỗi buồn, nỗi buồn chồng lấp lên mãi, dâng lên thật cao, nỗi buồn "điệp điệp". Hình ảnh con thuyền hiện lên trong câu thơ nhuốm đầy màu cổ kính, rêu phong. Cả con thuyền dường như cũng cố co mình lại, ẩn kín trong nỗi buồn riêng, mệt nhoài trên dòng nước. Hình ảnh đặc sắc nhất của khổ thơ đầu là nhánh củi khô "lạc" trên dòng tràng giang sóng gợn: "Củi một cành khô lạc mấy dòng". Giữa không gian bao la, một cành củi khô càng trở nên lạc lõng, cô đơn hơn bao giờ hết. Nó gợi lên thân phận cô đơn, trôi nổi trong cuộc đời. Nhành củi làm đoạn thơ độc đáo hẳn lên, là cái "mới" duy nhất trong buổi chiêu xa xưa, cũ kĩ.

Quang cảnh bên sông bày ra trước mắt nhà thơ mờ mờ ảo ảo, "lơ thơ" vài ngọn cỏ run rẩy trong cơn gió "đìu hiu" se se trên da thịt. Cơn gió tạo nên cảm giác buồn bã, cô quạnh đến rợn người. Xung quanh vắng lặng, chỉ có sông, nước, trời mây "sâu chót vót" làm chowngs ngợp người đứng đó. Trước cái vô hạn của thiên nhien, lòng tác giả chợt ước ao có được một âm thanh bên tai, một hình ảnh trước mắt làm vơi đi sự cô đơn cùng cực của mình. Thê nhưng, âm thanh rời rạc, vắng lặng. Một chuyến đò ngang trong tưởng tượng của nhà thơ không làm bên sông đỡ quạnh quẽ mà càng làm cho dồng sông thêm mênh mông bất tận, và đôi bờ càng trải dài ra mãi, lặng lẽ đến khó hiểu bởi khoongcos cây cầu nào để gợi chút niềm thân mật. Những ước mơ của tác giả rơi vào hư vô càng lức càng trôi đi mãi chỉ là những khao khát xa vời.

Không đủ can đảm để nhìn tiếp dòng sông và đôi bờ vắng lặng, tác giả nâng tầm mắt lên cao để nhìn vào bầu trời, hy vọng sự cô đơn sẽ vơi đi. Thế nhưng, cả bầu trời đều mịt mù mây trắng:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.


Cả hoàng hôn đổ áo xuống theo cánh chim lẻ loi, yếu đuối, phủ tràn lên mọi vật. Và cũng chỉ là một cánh chim, bầu trời càng mênh mông, bát ngát, thân phận con người càng lẻ loi đến tội nghiệp. Nỗi buồn, nỗi cô đơn thâm trầm ngấm sâu vào da thịt nhà thơ gây nỗi nhung nhớ thiết tha về một quê nhà ấm áp tình người. Thôi Hiệu ngày xưa nhớ quê khi:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.


Nỗi nhớ quê hương cuộn trào trong tâm hồn nhà thơ khi thấy khói sóng nhẹ bay trên mặt sông. Làn khói bình yên gợi lên trong lòng người sự khao khát nghỉ ngơi, thư giãn trong nếp nhà giản đơn, thanh bạch, sau một ngày mệt nhọc. Đó là nơi êm ấm nhất để ta quay về. Thế nhưng nơi bến sông này:

Lòng quê dợn dợn vời non nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.


Đối với Huy Cận, chính cái "dợn dợn" đó càng khiên thi nhân nghĩ về quê nhà. Càng ngắm dòng sông, nhà thơ càng cảm nhận được cái hữu hạn của mình đối với sự vô cùng của thiên nhiên. Trước sự mênh mông của đất trời đó con người thật nhỏ bé, trơ trọi biết nhường nào. Dòng nước chảy cứ chảy mãi, vũ trụ tồn tại bất tử; chỉ có con người, đời người là ngắn ngủi mà thôi. Cả về không gian lẫn thời gian, con người đều quá mong manh. Quả như Lão Tử đã nói "sinh kí tử qui", sự sống của con người là tạm bợ. Trong vũ trụ, con người chỉ là nhánh tâm gửi nhỏ bé, ngơ ngác trước bao nhiêu thảm họa, bao sóng gió của cuộc đời. Chỉ khi nào "trở về làm cát bụi, hòa nhập vào vũ trụ, con người mới thực sự tìm được chỗ cho riêng mình". Ở đây cũng vậy, sự sợ hãi trước vẻ thần bí của thiên nhiên đã làm Huy Cận cuống quít, muốn tìm cánh tay nâng đỡ. Thể nhưng khi cả sông, cả trời đều lặng lẽ, đều bất lực trước sự cầu cứu của nhà thơ, ông mới xót xa nghĩ đến quê hương. Bao giờ cũng vậy, khi vui sướng ấm êm, ít khi người ta nghĩ về quê hương nghèo cực. Chỉ khi thất bại, cô đơn, lạc lõng giữa đời, ta mới cảm thấy cánh tay quê hương nhẹ nhàng ấm cúng. Quê hương vốn vẫn chung tình. Người đời có thể bạc bẽo nhưng quê hương vẫn đón tất cả vào lòng. Tất cả đều hạnh phúc trong quê hương. Ngay cả Thúy Kiều ngày xưa, khi bơ vơ nơi lầu ngưng Bích cũng đã nhớ về quê nhà:

Sân lai biết mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.


Quê hương hiện lên trong tâm trí nhà thơ không chỉ là con đò, bến nước, hàng cau mà là cõi cực lạc, cõi bồng lai, quê hương đích thực của mỗi con người. Bởi không chỉ mệt nhoài trên đường đời, tác giả còn mang nỗi sợ hãi trước thiên nhiên mênh mông vô tận. Huy Cận muốn hòa mình vào cùng vũ trụ, đến nơi không còn nỗi đau, nơi chỉ có tình yêu thương ngự trị. Chỉ đến đó, con người mới bất tử, cùng với Tiên Dung - Chử Đồng Tử cùng Tú Uyên... Sống cuộc sống đích thực của mình.

Ý nghĩa của quê hương đã giải đáp cho câu "Nhà thơ có bi quan không?"
Hoàn toàn không! Cảm xúc tinh tế trước vũ trụ gợi cho Huy Cận niềm khao khát được tồn tại. Nhà thơ muốn sống lắm chứ. Nhưng đó là nơi êm đềm nhất, thanh thản nhất bởi con người không nặng "lục dục, thất tình". Bài thơ xứng đáng với nhận định của Xuân Diệu: "Tràng giang là một bài thơ ca hát non sông, đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang san, Tổ Quốc."

Theo Ths.Phạm Ngọc Thắm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top