PHÂN TÍCH BÀI THƠ MÙA XUÂN NHO NHỎ CỦA THANH HẢI
PHÂN TÍCH BÀI THƠ MÙA XUÂN NHO NHỎ
PHÂN TÍCH BÀI THƠ MÙA XUÂN NHO NHỎ
Đề bài: Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
Bài làm
Thanh Hải là một nhà thơ được mọi người biết đến như một hiện tượng đặc biệt của thơ ca Việt Nam. Là con người tài hoa, giàu sức sống nghệ thuật và lắng nghe được nhiều âm thanh biến thái của cuộc đời, ngay cả những phút cận kề cái chết Thanh Hải vẫn khát khao sống, làm việc cống hiến cho đời chung. Mùa xuân nho nhỏ chứ không phải là cái gì lớn lao ồn ả nhưng thật tinh tuý, sâu xa lắng động của Thanh Hải để lại cho đời trước lúc ra đi. Những vần thơ nhỏ nhẹ trầm bổng mà ý tứ lắng sâu lạ kỳ. Và không thể thiếu được ở làng thơ xuân nếu ta quên đi một mùa xuân nho nhỏ của một nhà thơ tài hoa, mệnh bạc - Thanh Hải thì quả là thiếu sót. Bài thơ ra đời vào những năm 80 của thế kỉ XX được xem như một lời tâm niệm trẻ trung và đáng trân trọng của nhà thơ để lại cho đời trước lúc đi xa.
Mở đầu bài thơ, Thanh Hải đưa ta về với thiên nhiên tạo hoá đất trời. Sau những ngày đông lạnh lẽo, thiên nhiên lại được khoác một tấm áo tươi non, ấm áp của mùa xuân. Đất trời như rộng thêm ra, cao hơn được Thanh Hải phác họa bằng ba nét chấm phá. Một "dòng sông xanh, "bông hoa tím biếc", tiếng chim chiền chiện hót vang trời gợi ra một không gian cao rộng từ mặt đất đến bầu trời với những sắc màu tươi tắn, êm dịu, trong sáng. Những âm thanh vang vọng, tha thiết. Những đường nét đó đã khắc hoạ thành một bức tranh mùa xuân đẹp, yên ả, thanh bình, rạo rực niềm vui và tràn trề sức sống.
Đối tượng được nhà thơ miêu tả sâu sắc đó là hình ảnh:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Tôi đưa tay tôi hứng
Đây là chi tiết tạo hình và sự chuyển đổi cảm giác tuyệt vời trong thơ ca. "Giọt long lanh" ấy chính là những giọt xuân, mùa xuân đẹp, kì diệu với những sắc màu long lanh. Tác giả đã đưa tay hứng cả mùa xuân đất trời rất đỗi nâng niu, trìu mến, trân trọng và có cảm giác từng giọt xuân lung linh, ấm áp, mát dịu đang thấm vào da thịt, vào lòng người. Tất cả đang được tắm gội trong hương sắc mùa xuân say sưa, ngây ngất, ngọt ngào.
Và cảm hứng nhà thơ chuyển dần từ mùa xuân cảnh sắc thiên nhiên đất trời tươi đẹp sang mùa xuân đất nước Cách mạng:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân ng ười ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân ng ười ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
Từ mùa xuân đã được chuyển nghĩa theo cách hiểu thứ hai với hai nhiệm vụ sản xuất, chiến đấu, xây dựng vả bảo vệ trong tư thế đi lên đất nước.
Điệp từ "lộc" láy lại đầu câu có nhiều nghĩa khác nhau: "lộc" là chồi non, sức sống, mùa xuân; lộc là do con người mang đến cho mùa xuân, đất nước trong chiến đấu, sản xuất. Con người đi đến đâu mang mùa xuân đến đó, mang chồi non, lộc biếc cho cuộc sống sinh sôi nảy nở.
Âm hưởng của câu thơ, nhịp thơ hối hả, khấn trương kết hợp tả thực, tượng trưng liên tưởng từ quá khứ đến hiện tại, tương lai đất nước:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Động từ “cứ” như một mệnh đề thẳng tiến khẳng định bước đi vững chãi, tự tin của dân tộc sau mỗi mùa xuân nhìn lại mình, vững bước đi lên.
Từ mùa xuân chung của đất nước và cách mạng Thanh Hải ước nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ đóng góp vào cuộc đời chung.
Nếu nhịp điệu thơ ở những khổ thơ trên vừa hối hả, vừa khẩn trương, vừa tả thực, vừa tượng trưng hàm chứa nhiều ý nghĩa về mùa xuân của đất nước lớn lao, tự hào thì mùa xuân ở những khổ thơ dưới như sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
lại cất lên một cách nhỏ nhẹ, khiêm tốn nhưng thật tha thiết, cảm động, sâu lắng.
“Ta làm” là điệp ngữ vang lên ở đầu các câu thơ như một sự khẳng định những ước nguyện chính đáng, cao đẹp thể hiện tâm hồn khát khao được làm việc, được cống hiến nhiều nhất cho cuộc đời.
Hình ảnh đối ứng lặp lại ở đầu bài thơ “con chim”, “cành hoa”, “nốt trầm” là thể hiện mong ước cụ thể của nhà thơ được góp cái gì đó dù nhỏ bé nhưng có ích cho cuộc đời. Là con chim hãy mang lại những âm thanh vang vọng, những tính hót vui say lòng người. Là cành hoa hãy toả ngát hương thơm. Là nốt nhạc, nốt trầm trong bản nhạc nhưng không thể thiếu giàn hợp xướng, trong bản hoà ca tất cả mọi người.
Cũng trong khổ thơ này Thanh hải đã chuyển những cái bé nhỏ, riêng tư thành cái “ta” lớn lao, hoà chung mọi người. Giọng thơ nhỏ nhẹ, chân thành không khuôn thước, ồn ào mà ngược lại đằm thắm, lắng động, sâu xa tác động mạnh mẽ vào con tim, khối óc người đọc.
Khổ thơ tiếp theo là tiếng lòng cao cả của nhà thơ, của những con người biết hướng tới một mùa xuân đẹp, sống có lý tưởng, mục đích, ước mơ:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Tác giả nhắc lại nhan đề bài thơ như một lời nhắn nhủ, tâm tình gợi ra một lẽ sống cống hiến cho đời chung lặng lẽ, khiêm tốn, sống đẹp, sống có ích âm thầm đóng góp cho mùa xuân chung không kể gì tuổi tác, không kể gì thời gian.
Khổ thơ ánh lên và toả sáng vẻ đẹp tâm hồn luôn luôn khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp như một mùa xuân vang vọng đất trời để góp phần làm đẹp cho mùa xuân chung của đất nước. Tố Hữu viết:
Nếu là con chim chiếc là
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
Thơ xưa và nay thường gắn nhiều định ngữ với mùa xuân nhưng mùa xuân của Thanh Hải nho nhỏ mà không nhỏ chút nào. Nó nói lên được nhiều ý nghĩa hơn cả bởi đó là lời tâm niệm chân thành, sâu lắng nhất của một tâm hồn trước lúc đi xa, giã từ cuộc sống ngàn lần đáng yêu về với cõi vĩnh hằng hư vô.
Có phải khi con người ta đến gần cái chết là lúc họ khát khao muốn sống hơn bao giờ hết. Nhưng chúng ta còn khâm phục hơn ở Thanh Hải đó là một tấm lòng rộng mở, thanh thản, cao đẹp, sống có ý nghĩa đến những phút chót cuộc đời. Đúng như mong ước của nhà thơ “mùa xuân nho nhỏ” được phổ nhạc. Bài thơ lại một lần nữa được chắp thêm cánh bay xa góp vào bản hoà ca trong giàn hợp xướng một nốt trầm làm xao xuyến lòng người.
NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức - Trích từ Sách 100 bài làm văn hay lớp 9 *
(Xin vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn bài viết này. Cảm ơn!)
Tham khảo thêm 1 số bài về "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải dưới đây:
1. Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
2. Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
3. Hướng dẫn phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
4. Phân tích khổ thơ đầu bài "Mùa xuân nho nhỏ"
5. Suy nghĩ về 2 khổ thơ cuối bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
6. Dàn ý bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
7. Đọc - hiểu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: