Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Bài thơ Thương vợ giống như một bức thư, một dòng nhật kí mà nhà thơ Trần Tế Xương muốn gửi đến vợ mình. Nỗi lòng thương yêu mênh mông chân thành và sâu sắc của nhà thơ đối với người vợ chịu thương, chịu khó. Dưới đây là phân tích 4 câu thơ cuối bài Thương vợ mời bạn đọc tham khảo.
(Nguồn ảnh: Internet)
Dàn ý phân tích
1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả và tác phẩm Thương vợ của Trần Tế Xương
Bài thơ thể hiện tấm lòng trân quý và biết ơn người vợ đảm đang, giàu đức hi sinh cho chồng con.
2. Thân bài
a. Nêu ra những đức tính cao đẹp của bà Tú
Bà Tú là một người đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con, làm không quản ngày đêm khó khăn và cũng không than vãn lấy nửa lời:
Nuôi đủ năm con với một chồng
Hai câu thơ:
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Câu thơ một lần đã được Tú Xương nêu ra sự cảm phục sự quên mình của vợ
Duyên chỉ có một là nợ những hai nhưng bà Tú không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng con.
Nắng mưa chỉ sự vất vả, năm, mười là số lượng phiếm chỉ để nói số nhiều, được tách ra tạo nên một thành ngữ chéo, vừa nói lên sự vất vả gian truân, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.
b. Nêu ra sự thương xót của ông Tú với vợ
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Hai câu thơ cho thấy giọng thơ như nguyền rủa thói ăn ở bạc bẽo của chính nhà thơ.
Lời chửi trong hai câu kết là lời Tú Xương rủa mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông chửi "thói đời" bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân xâu xa khiến bà Tú phải khổ. Từ hoàn cảnh riêng, tác giả lên án thói đời bạc bẽo nói chung.
3. Kết bài
Xã hội xưa coi người phụ nữ là thân phận phụ thuộc. Một nhà nho như Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là "quan ăn lương vợ", không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn dám tự nhận khiếm khuyết. Một con người như thế là một nhân cách đẹp.
Liên hệ với thực trạng đời sống hiện nay: người phụ nữ hiện nay, sự trân trọng của người đàn ông dành cho phụ nữ được cải thiện
Bài văn mẫu
Trần Tế Xương (bút danh là Tú Xương) là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình (trong tiếng cười có nước mắt). Và “Thương vợ” tiêu biểu cho dòng thơ trữ tình của Tú Xương.
Trong đó, ở 4 câu thơ cuối, tác giả chuyển sang diễn tả nội tâm của bà Tú, lời thơ như lời độc thoại của người vợ:
“Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công”
Nhân dân ta thường nói “vợ chồng là duyên nợ”. Nhà thơ Tú Xương đã chỉ từ ghép “duyên nợ” thành hai từ đơn: “duyên - nợ”. “Duyên” thì thiêng liêng rồi vì đã có sự tham gia của đấng vô hình (ông Tơ bà Nguyệt), còn “nợ” thì đã thành trách nhiệm nặng nề. “Một duyên hai nợ” đã diễn tả được sự vận động trong tâm trí của bà Tú. “Một duyên hai nợ âu đành phận” là bà Tú đã thuận theo lòng trời và thuận theo lòng người (tấm lòng của chính bà!). Nói gọn lại là bà Tú đã chấp nhận! Và chấp nhận cuộc hôn nhân duyên nợ này, bà chấp nhận một ông đồ nho ngông “tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”, bà chấp nhận vị quan “ăn lương vợ” nên bà đâu “dám quản công”:
“Năm nắng mười mưa dám quản công”
Thành ngữ “dầm mưa dãi nắng” được tác giả vận dụng sáng tạo thành “năm nắng mười mưa”. Phải nói những con số trong thơ Tú Xương rất có thần. Ta đã thấm thía với hai số năm - một trong câu thừa đề (Nuôi đủ năm con với một chồng). Giờ đây là sự linh diệu của những con số một - hai và năm - mười trong câu luận. “Một duyên hai nợ” đối với “Năm nắng mười mưa”, cho thấy gian khổ cứ tăng lên, bà Tú chịu đựng hết.
Trước người vợ giỏi giang, tần tảo, chịu đựng mọi gian lao vất vả để “nuôi đủ năm con với một chồng” thì nhà thơ chỉ còn biết tự trách mình:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Vì quá thương vợ mà nhà thơ tự trách mình, trách một cách nặng nề. “Cha mẹ thói đời...” thì đã thành lời xỉ vả mình. Thật ra là một cách ông Tú nhún mình để cho công trạng của bà Tú nổi lên, chứ Tú Xương đâu phải là người “ăn ở bạc”. Ăn chơi sa đà thì có, “hờ hững” nữa, thì nhà thơ đã thành thật nói rồi, chứ bạc tình, bạc nghĩa thì không. Gang thép với cường quyền mà nhũn với vợ như thế thì thật là con người đáng kính.
Bài thơ độc đáo, đầy tình cảm “Thương vợ” dường như cũng đã lại thể hiện rõ phong cách nghệ thuật thơ Tú Xương cho dù nghiêm sang trọng nhưng vẫn hài hước, tự trào. Thông qua bài thơ người đọc như nhận thấy được một sự chân thành thấm thía của Tú Xương về cuộc đời về thời cuộc mà ông sống.
Sưu tầm
(Nguồn ảnh: Internet)
Dàn ý phân tích
1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả và tác phẩm Thương vợ của Trần Tế Xương
Bài thơ thể hiện tấm lòng trân quý và biết ơn người vợ đảm đang, giàu đức hi sinh cho chồng con.
2. Thân bài
a. Nêu ra những đức tính cao đẹp của bà Tú
Bà Tú là một người đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con, làm không quản ngày đêm khó khăn và cũng không than vãn lấy nửa lời:
Nuôi đủ năm con với một chồng
Hai câu thơ:
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Câu thơ một lần đã được Tú Xương nêu ra sự cảm phục sự quên mình của vợ
Duyên chỉ có một là nợ những hai nhưng bà Tú không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng con.
Nắng mưa chỉ sự vất vả, năm, mười là số lượng phiếm chỉ để nói số nhiều, được tách ra tạo nên một thành ngữ chéo, vừa nói lên sự vất vả gian truân, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.
b. Nêu ra sự thương xót của ông Tú với vợ
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Hai câu thơ cho thấy giọng thơ như nguyền rủa thói ăn ở bạc bẽo của chính nhà thơ.
Lời chửi trong hai câu kết là lời Tú Xương rủa mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông chửi "thói đời" bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân xâu xa khiến bà Tú phải khổ. Từ hoàn cảnh riêng, tác giả lên án thói đời bạc bẽo nói chung.
3. Kết bài
Xã hội xưa coi người phụ nữ là thân phận phụ thuộc. Một nhà nho như Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là "quan ăn lương vợ", không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn dám tự nhận khiếm khuyết. Một con người như thế là một nhân cách đẹp.
Liên hệ với thực trạng đời sống hiện nay: người phụ nữ hiện nay, sự trân trọng của người đàn ông dành cho phụ nữ được cải thiện
Bài văn mẫu
Trần Tế Xương (bút danh là Tú Xương) là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình (trong tiếng cười có nước mắt). Và “Thương vợ” tiêu biểu cho dòng thơ trữ tình của Tú Xương.
Trong đó, ở 4 câu thơ cuối, tác giả chuyển sang diễn tả nội tâm của bà Tú, lời thơ như lời độc thoại của người vợ:
“Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công”
Nhân dân ta thường nói “vợ chồng là duyên nợ”. Nhà thơ Tú Xương đã chỉ từ ghép “duyên nợ” thành hai từ đơn: “duyên - nợ”. “Duyên” thì thiêng liêng rồi vì đã có sự tham gia của đấng vô hình (ông Tơ bà Nguyệt), còn “nợ” thì đã thành trách nhiệm nặng nề. “Một duyên hai nợ” đã diễn tả được sự vận động trong tâm trí của bà Tú. “Một duyên hai nợ âu đành phận” là bà Tú đã thuận theo lòng trời và thuận theo lòng người (tấm lòng của chính bà!). Nói gọn lại là bà Tú đã chấp nhận! Và chấp nhận cuộc hôn nhân duyên nợ này, bà chấp nhận một ông đồ nho ngông “tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”, bà chấp nhận vị quan “ăn lương vợ” nên bà đâu “dám quản công”:
“Năm nắng mười mưa dám quản công”
Thành ngữ “dầm mưa dãi nắng” được tác giả vận dụng sáng tạo thành “năm nắng mười mưa”. Phải nói những con số trong thơ Tú Xương rất có thần. Ta đã thấm thía với hai số năm - một trong câu thừa đề (Nuôi đủ năm con với một chồng). Giờ đây là sự linh diệu của những con số một - hai và năm - mười trong câu luận. “Một duyên hai nợ” đối với “Năm nắng mười mưa”, cho thấy gian khổ cứ tăng lên, bà Tú chịu đựng hết.
Trước người vợ giỏi giang, tần tảo, chịu đựng mọi gian lao vất vả để “nuôi đủ năm con với một chồng” thì nhà thơ chỉ còn biết tự trách mình:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Vì quá thương vợ mà nhà thơ tự trách mình, trách một cách nặng nề. “Cha mẹ thói đời...” thì đã thành lời xỉ vả mình. Thật ra là một cách ông Tú nhún mình để cho công trạng của bà Tú nổi lên, chứ Tú Xương đâu phải là người “ăn ở bạc”. Ăn chơi sa đà thì có, “hờ hững” nữa, thì nhà thơ đã thành thật nói rồi, chứ bạc tình, bạc nghĩa thì không. Gang thép với cường quyền mà nhũn với vợ như thế thì thật là con người đáng kính.
Bài thơ độc đáo, đầy tình cảm “Thương vợ” dường như cũng đã lại thể hiện rõ phong cách nghệ thuật thơ Tú Xương cho dù nghiêm sang trọng nhưng vẫn hài hước, tự trào. Thông qua bài thơ người đọc như nhận thấy được một sự chân thành thấm thía của Tú Xương về cuộc đời về thời cuộc mà ông sống.
Sưu tầm
Sửa lần cuối: