Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Bài thơ tự tình 2 của nữ sĩ Hồ Xuân Hương được chia làm 2 phần: 4 câu đầu (đề và thực), 4 câu cuối (luận và kết). Tương ứng với nó sẽ là hai dạng đề thường gặp. Sau đây là những hướng dẫn phân tích 4 câu thơ đầu của bài thơ Tự tình 2 thuộc chương trình văn 11.
(Nguồn ảnh: Internet)
DÀN Ý PHÂN TÍCH 4 CÂU THƠ ĐẦU
1. Mở bài
- Giới thiệu Hồ Xuân Hương
- Giới thiệu tác phẩm “Tự tình II” và bốn câu thơ đầu trong bài thơ:
2. Thân bài
* HCST: Nằm trong chùm Tự tình (3 bài. Nếu bài thơ “Mời trầu” được HXH sáng tác ở giai đoạn đầu khi nữ sĩ mới bước vào con đường tình duyên thì “Tự tình” có lẽ ra đời trong giai đoạn bà đã trải qua quá nhiều sóng gió trong đời sống hôn nhân.
a. Hai câu đề: Cảnh cô đơn trong đêm khuya vắng:
- Hai câu đề mở ra thời gian, không gian và hoàn cảnh mang tính bi kịch của nhân vật. Thời gian đêm khuya, thanh vắng, thời điểm thích hợp để con người đối diện với chính mình, để thương xót, để tự vấn, để nhìn ngắm lại bản thân mình. Khôgn gian vắng lặng, mênh mông, chỉ có tiếng trống canh báo hiệu thời gian đã trôi qua.
+ Văng vẳng: từ láy (mô típ quen thuộc) cảm nhận sự trôi đi của thời gian bằng thính giác.
+ Trống canh dồn: bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng.
Bút pháp lấy động tả tĩnh quen thuộc trong thơ cổđã làm nổi bật Cảm nhận rất Á Đông của 1 người thiếu phụ đối điện với nước non nghìn trùng trong đêm vắng đang lắng nghe từng giọt buồn.
- Con người:
+ Trơ được đảo ngữ nhấn mạnh sự rơ trọi, cô đơn, tủi hổ, bẽ bàng đồng thời còn là Thách thức bản lĩnh (Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt – “Thăng Long thành hoài cổ”.BHTQ)
+ Cái hồng nhan: rẻ rúng, mỉa mai, thân phận nhỏ bé.
+ Nước non: KG rộng lớn, con người xuất hiện trong tư thế đối lập với KG mênh mông, cái cá thể trơ trọi trước cái vô cùng, cái rộng lớn.
-> Các yếu tố nghệ thuật hô ứng nhau nhằm nhấn mạnh nỗi niềm trơ trọi, cô đơn đến tận cùng của người phụ nữ - ý thức nỗi đau thân phận. Nhịp 1/3/3 và NT đối bên ngoài là bản lĩnh, bên trong là nỗi đau. tâm trạng cô đơn, buồn tủi, bẽ bàng về duyên phận. Trong đêm khuya vắng, người phụ nữ cô đơn cảm thấy thương cho thân phận mình.
b. Hai câu thực: Nỗi niềm cay đáng, chán chường:
- Chén rượu hương đưa: nhân vật mượn rượu giải sầu cho quên sự đời, say lại tỉnh, lúc tỉnh ra, người phụ nữ cô đơn, trơ trọi ấy chẳng thể vơi bớt nỗi sầu. Người phụ nữ cô đơn tìm men rượu che giấu nỗi buồn nhưng nỗi buồn không thể nhạt phai. Cái vòng lẩn quẩn, tình duyên thành trò đùa của con tạo càng cảm nhận nỗi đau thân phận.
+ Uống rượu để giải sầu, để sẻ chia nhưng say lại tỉnh, nỗi đau khổ nhân lên vạn lần
- Vầng trăng: tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc nhưng lại bóng xế khuyết chưa tròn, hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn vẫn chưa tròn – tình duyên chưa vẹn.
=> Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh thể hiện tâm trạng sầu muộn, xót xa khi tuổi thanh xuân đã trôi qua mà nhân duyên vẫn không trọn vẹn – nỗi đau về tuổi lỡ thời.
3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề
THAM KHẢO
Bài văn mẫu số 1
Hồ Xuân Hương là nữ sĩ tài ba ở nước ta vào cuối thế kỉ XVIII — đầu thế kỉ XIX. Ngoài tập "Lưu Hương kí" bà còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm, phần lớn là thơ đa nghĩa, vừa có nghĩa thanh vừa có nghĩa tục. Một số bài thơ trữ tình đằm thắm, thiết tha, buồn tủi thể hiện sâu sắc thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, với bao khao khát sống và hạnh phúc tình duyên.
Chùm thơ "Tự tình" phản ánh tâm tư tình cảm của Hồ Xuân Hương, của một người phụ nữ lỡ thì quá lứa, duyên phận hẩm hiu. Bài thơ này là bài thứ hai trong chùm thơ Tự tình" ba bài. Trong đó hai câu thơ đầu là nổi bật cho tâm trạng nữ sĩ.
Thi sĩ Xuân Diệu trong bài "Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm" đã viết: "Bộ ba bài thơ trữ tình này cùng với bài "Khóc vua Quang Trung" của công chúa Ngọc Hân làm một khóm riêng biệt, làm tiếng lòng chân thật của người đàn bà tự nói về tình cảm bản thân của đời mình trong văn học cổ điển Việt Nam..."
Ông lại nhận xét thêm về điệu thơ, giọng thơ: "trong bộ ba bài thơ tâm tình này, bên cạnh bài thơ vần "ênh hẻ nênh và bài thơ vần "om" oán hận, thì bài thơ vần "on" này mong đợi, chon von".
"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!".
Hai trong ba bài thơ, nữ sĩ đều nói về đêm khuya, canh khuya. "Tự tình" bà vi "Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom - Oán hận trông ra khắp mọi chòm". Ở bài thơ này cũng vậy, bà tỉnh dậy lúc canh khuya, hay thao thức suốt đêm khuya, tâm trạng ngổn ngang phiền muộn. Âm thanh "văng vẳng" của tiếng trống từ một chòi canh xa đưa lại như thúc giục thời gian trôi nhanh, tuổi đời người đàn bà trôi nhanh: "Canh khuya văng vẳng trống canh dồn".
"Hồng nhan" là sắc mặt hồng, chỉ người phụ nữ. "Trơ" nghĩa là lì ra, trơ ra, chai đi, mất hết cảm giác. "Nước non": chỉ cả thế giới tự nhiên và xã hội. Câu thơ: "Trơ cái hồng nhan với nước non" nói lên một tâm trạng: con người đau buồn nhiều nỗi, nay nét mặt thành ra trơ đi trước cảnh vật, trước cuộc đời, tựa như gỗ đá, mất hết cảm giác. Nỗi đau buồn đã đến cực độ. Từ "cái" gắn liền với chữ "hồng nhan" làm cho giọng thơ trĩu xuống, làm nổi bật cái thân phận, cái duyên phận, cái duyên số đã quá hẩm hiu rồi.
Ta có cảm giác tiếng trống dồn canh khuya, thời gian như cơn gió lướt qua cuộc đời, lướt qua số phận và thân xác nhà thơ. Con người đang than thân trách phận ấy đã có một thời son trẻ tự hào: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn", có phẩm hạnh một "tấm lòng son" trọn vẹn, lại tài năng, thế mà nay đang trải qua những đêm dài cay đắng. Qua đó, ta thấy cái xã hội phong kiến buổi ấy chính là tác nhân đã làm xơ xác, khô héo phận hồng nhan.
Đằng sau hai câu đề là những tiếng thở dài ngao ngán. Cố vẫy vùng để thoát ra, bươn ra khỏi cái nghịch cảnh nhưng đâu dễ! Tiếp theo là hai câu thực:"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn".Nghệ thuật đối rất thần tình: "Chén rượu" với "vầng trăng", trên thì "hương đưa", dưới lại có "bóng xế", đặc biệt ba chữ "say lại tỉnh" vời "khuyết chưa tròn" đăng đối, hô ứng nhau làm nổi bật bi kịch về thân phận người đàn bà dang dở, cô đơn.
Muốn mượn chén rượu để khuây khoả lòng mình, nhưng vừa nâng chén rượu lên môi mùi hương phả vào mặt, đưa vào mũi. Tưởng uống rượu cho say để quên đi bao nỗi buồn, nhưng càng uống càng tỉnh. "Say lại tỉnh" để rồi tỉnh lại say, cái vòng luẩn quẩn ấy về duyên phận của nhiều phụ nữ đương thời, trong đó có Hồ Xuân Hương như một oan trái.
Buồn tủi cho thân phận, bao đêm dài thao thức đợi chờ, nhưng tuổi đời ngày một "bóng xế". Bao hi vọng đợi chờ. Đến bao giờ vầng trăng mới "tròn"? Đến bao giờ hạnh phúc đến trong tầm tay, được trọn vẹn, đầy đủ? Sự chờ mong gắn liền với nỗi niềm khao khát. Càng cô đơn càng chờ mong, càng chờ mong càng đau buồn, đó là bi kịch của những người đàn bà quá lứa lỡ thì, tình duyên ngang trái, trong đó có Hồ Xuân Hương.
Hai câu đầu của "Tự tình" là lời tự than, tự thương xót, buồn tủi cho duyên số, duyên phận hẩm hiu của mình. Càng thao thức cô đơn, càng buồn tủi. Càng buồn tủi, càng khao khát được sống trong hạnh phúc trọn vẹn, đầy đủ. Thực tại nặng nề, cay đắng bủa vây, khiến cái hồng nhan phơi ra, "trơ" ra với nước non, với cuộc đời. Người đọc vô cùng cảm thông với nỗi lòng khao khát sống, khao khát hạnh phúc của nữ sĩ và người phụ nữ trong xã hội cũ.
Bài văn mẫu số 2
Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ luôn là tấm gương oan khổ của những éo le, bất công. Sống trong xã hội với quan điểm “trọng nam khinh nữ”, có những người trầm lặng cam chịu, nhưng cũng có những người ý thức sâu sắc được bi kịch bản thân, cất lên tiếng nói phản kháng mạnh mẽ. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những người phụ nữ làm được điều đó. Bài thơ “Tự tình II” nằm trong chùm thơ bao gồm ba bài là tác phẩm thể hiện rõ điều này. Bốn câu thơ đầu trong bài thơ đã làm nổi bật hoàn cảnh cũng như tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất muốn vượt lên trên số phận của nữ sĩ:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.
Tâm trạng của tác giả đã được gợi lên trong đêm khuya, và cảm thức về thời gian đã được tô đậm, nhấn mạnh để làm nền cho cảm thức tâm trạng:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Thời gian lúc nửa đêm nên không gian thật vắng lặng, tịch mịch, chỉ nghe tiếng trống cầm canh từ xa vẳng lại, vạn vật đã chìm sâu trong giấc ngủ, chỉ có nhà thơ còn trăn trở thao thức với tâm sự riêng tây.
Đã nghe văng vẳng thì không thể có tiếng trống thúc dồn dập được. Âm thanh tiếng trống trở thành âm vang của cõi lòng nôn nao, bồn chồn. (Mỏ thảm không khua mà cũng cốc/ Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om). Bao sức sống dồn nén trong chữ dồn ấy như chực trào ra.
Lẻ loi trước thời gian đêm khuya và bẽ bàng trước không gian non nước nên cái hồng nhan trơ ra. Cách dùng từ sáng tạo và đầy bất ngờ: hồng nhan là một vẻ đẹp thanh quý mà dùng từ cái tầm thường để gọi thì thật là rẻ rúng, đầy mỉa mai chua xót. Trơ là một nội động từ chỉ trạng thái bất động, hàm nghĩa đơn độc, chai sạn trước nắng gió cuộc đời. Biện pháp đảo ngữ trơ cái hồng nhan đã nhấn mạnh nỗi đơn độc, trơ trọi, bẽ bàng của thân phận. Câu thơ chứa đựng nỗi dau của kiếp hồng nhan. Đặt cái hồng nhan trong mối tương quan với nước non quả là táo bạo, thách thức, cho thấy tính cách mạnh mẽ của nữ thi sĩ, khao khát bứt phá khỏi cái lồng chật hẹp của cuộc đời người phụ nữ phong kiến.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xê khuyết chưa tròn.
Hai câu thơ có hai hình ảnh ẩn dụ. Hương rượu như hương tình, lúc lên men dậy sóng nhưng cũng chóng nhạt phai nên cuộc đời chao đảo, ngả nghiêng. Thật là trớ trêu cho con tạo. Cái ngọt ngào nồng nàn chỉ thoảng qua còn lại là dư vị chua chát, đắng cay. Say rồi lại tỉnh gợi cái vòng luẩn quẩn, dở dang. Còn vầng trăng khuya càng thêm chơ vơ, lạnh lẽo. Trăng đã xế như tuổi đã luống mà chưa bao giờ có được hạnh phúc trọn vẹn. Hai hình ảnh gợi hai lần đau xót. Vầng trăng của Thuý Kiều (Truyện Kiều - Nguyễn Du) là vầng trăng vỡ, còn của Xuân Hương mãi mãi là vầng trăng khuyết.
Như vậy, thông qua cách sử dụng ngôn ngữ giàu giá trị biểu đạt kết hợp với những biện pháp tu từ như đảo ngữ, cùng những sáng tạo trong việc xây dựng hình tượng, bốn câu thơ đầu của bài thơ “Tự tình II” đã làm nổi bật cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng buồn tủi cũng như ý thức sâu sắc về bi kịch duyên phận đầy éo le, ngang trái của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.Chính những yếu tố trên đã giúp bà trở thành “Bà Chúa thơ Nôm”, đồng thời cũng là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương và tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh.
Sưu tầm
(Nguồn ảnh: Internet)
DÀN Ý PHÂN TÍCH 4 CÂU THƠ ĐẦU
1. Mở bài
- Giới thiệu Hồ Xuân Hương
- Giới thiệu tác phẩm “Tự tình II” và bốn câu thơ đầu trong bài thơ:
2. Thân bài
* HCST: Nằm trong chùm Tự tình (3 bài. Nếu bài thơ “Mời trầu” được HXH sáng tác ở giai đoạn đầu khi nữ sĩ mới bước vào con đường tình duyên thì “Tự tình” có lẽ ra đời trong giai đoạn bà đã trải qua quá nhiều sóng gió trong đời sống hôn nhân.
a. Hai câu đề: Cảnh cô đơn trong đêm khuya vắng:
- Hai câu đề mở ra thời gian, không gian và hoàn cảnh mang tính bi kịch của nhân vật. Thời gian đêm khuya, thanh vắng, thời điểm thích hợp để con người đối diện với chính mình, để thương xót, để tự vấn, để nhìn ngắm lại bản thân mình. Khôgn gian vắng lặng, mênh mông, chỉ có tiếng trống canh báo hiệu thời gian đã trôi qua.
+ Văng vẳng: từ láy (mô típ quen thuộc) cảm nhận sự trôi đi của thời gian bằng thính giác.
+ Trống canh dồn: bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng.
Bút pháp lấy động tả tĩnh quen thuộc trong thơ cổđã làm nổi bật Cảm nhận rất Á Đông của 1 người thiếu phụ đối điện với nước non nghìn trùng trong đêm vắng đang lắng nghe từng giọt buồn.
- Con người:
+ Trơ được đảo ngữ nhấn mạnh sự rơ trọi, cô đơn, tủi hổ, bẽ bàng đồng thời còn là Thách thức bản lĩnh (Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt – “Thăng Long thành hoài cổ”.BHTQ)
+ Cái hồng nhan: rẻ rúng, mỉa mai, thân phận nhỏ bé.
+ Nước non: KG rộng lớn, con người xuất hiện trong tư thế đối lập với KG mênh mông, cái cá thể trơ trọi trước cái vô cùng, cái rộng lớn.
-> Các yếu tố nghệ thuật hô ứng nhau nhằm nhấn mạnh nỗi niềm trơ trọi, cô đơn đến tận cùng của người phụ nữ - ý thức nỗi đau thân phận. Nhịp 1/3/3 và NT đối bên ngoài là bản lĩnh, bên trong là nỗi đau. tâm trạng cô đơn, buồn tủi, bẽ bàng về duyên phận. Trong đêm khuya vắng, người phụ nữ cô đơn cảm thấy thương cho thân phận mình.
b. Hai câu thực: Nỗi niềm cay đáng, chán chường:
- Chén rượu hương đưa: nhân vật mượn rượu giải sầu cho quên sự đời, say lại tỉnh, lúc tỉnh ra, người phụ nữ cô đơn, trơ trọi ấy chẳng thể vơi bớt nỗi sầu. Người phụ nữ cô đơn tìm men rượu che giấu nỗi buồn nhưng nỗi buồn không thể nhạt phai. Cái vòng lẩn quẩn, tình duyên thành trò đùa của con tạo càng cảm nhận nỗi đau thân phận.
+ Uống rượu để giải sầu, để sẻ chia nhưng say lại tỉnh, nỗi đau khổ nhân lên vạn lần
- Vầng trăng: tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc nhưng lại bóng xế khuyết chưa tròn, hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn vẫn chưa tròn – tình duyên chưa vẹn.
=> Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh thể hiện tâm trạng sầu muộn, xót xa khi tuổi thanh xuân đã trôi qua mà nhân duyên vẫn không trọn vẹn – nỗi đau về tuổi lỡ thời.
3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề
THAM KHẢO
Bài văn mẫu số 1
Hồ Xuân Hương là nữ sĩ tài ba ở nước ta vào cuối thế kỉ XVIII — đầu thế kỉ XIX. Ngoài tập "Lưu Hương kí" bà còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm, phần lớn là thơ đa nghĩa, vừa có nghĩa thanh vừa có nghĩa tục. Một số bài thơ trữ tình đằm thắm, thiết tha, buồn tủi thể hiện sâu sắc thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, với bao khao khát sống và hạnh phúc tình duyên.
Chùm thơ "Tự tình" phản ánh tâm tư tình cảm của Hồ Xuân Hương, của một người phụ nữ lỡ thì quá lứa, duyên phận hẩm hiu. Bài thơ này là bài thứ hai trong chùm thơ Tự tình" ba bài. Trong đó hai câu thơ đầu là nổi bật cho tâm trạng nữ sĩ.
Thi sĩ Xuân Diệu trong bài "Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm" đã viết: "Bộ ba bài thơ trữ tình này cùng với bài "Khóc vua Quang Trung" của công chúa Ngọc Hân làm một khóm riêng biệt, làm tiếng lòng chân thật của người đàn bà tự nói về tình cảm bản thân của đời mình trong văn học cổ điển Việt Nam..."
Ông lại nhận xét thêm về điệu thơ, giọng thơ: "trong bộ ba bài thơ tâm tình này, bên cạnh bài thơ vần "ênh hẻ nênh và bài thơ vần "om" oán hận, thì bài thơ vần "on" này mong đợi, chon von".
"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!".
Hai trong ba bài thơ, nữ sĩ đều nói về đêm khuya, canh khuya. "Tự tình" bà vi "Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom - Oán hận trông ra khắp mọi chòm". Ở bài thơ này cũng vậy, bà tỉnh dậy lúc canh khuya, hay thao thức suốt đêm khuya, tâm trạng ngổn ngang phiền muộn. Âm thanh "văng vẳng" của tiếng trống từ một chòi canh xa đưa lại như thúc giục thời gian trôi nhanh, tuổi đời người đàn bà trôi nhanh: "Canh khuya văng vẳng trống canh dồn".
"Hồng nhan" là sắc mặt hồng, chỉ người phụ nữ. "Trơ" nghĩa là lì ra, trơ ra, chai đi, mất hết cảm giác. "Nước non": chỉ cả thế giới tự nhiên và xã hội. Câu thơ: "Trơ cái hồng nhan với nước non" nói lên một tâm trạng: con người đau buồn nhiều nỗi, nay nét mặt thành ra trơ đi trước cảnh vật, trước cuộc đời, tựa như gỗ đá, mất hết cảm giác. Nỗi đau buồn đã đến cực độ. Từ "cái" gắn liền với chữ "hồng nhan" làm cho giọng thơ trĩu xuống, làm nổi bật cái thân phận, cái duyên phận, cái duyên số đã quá hẩm hiu rồi.
Ta có cảm giác tiếng trống dồn canh khuya, thời gian như cơn gió lướt qua cuộc đời, lướt qua số phận và thân xác nhà thơ. Con người đang than thân trách phận ấy đã có một thời son trẻ tự hào: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn", có phẩm hạnh một "tấm lòng son" trọn vẹn, lại tài năng, thế mà nay đang trải qua những đêm dài cay đắng. Qua đó, ta thấy cái xã hội phong kiến buổi ấy chính là tác nhân đã làm xơ xác, khô héo phận hồng nhan.
Đằng sau hai câu đề là những tiếng thở dài ngao ngán. Cố vẫy vùng để thoát ra, bươn ra khỏi cái nghịch cảnh nhưng đâu dễ! Tiếp theo là hai câu thực:"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn".Nghệ thuật đối rất thần tình: "Chén rượu" với "vầng trăng", trên thì "hương đưa", dưới lại có "bóng xế", đặc biệt ba chữ "say lại tỉnh" vời "khuyết chưa tròn" đăng đối, hô ứng nhau làm nổi bật bi kịch về thân phận người đàn bà dang dở, cô đơn.
Muốn mượn chén rượu để khuây khoả lòng mình, nhưng vừa nâng chén rượu lên môi mùi hương phả vào mặt, đưa vào mũi. Tưởng uống rượu cho say để quên đi bao nỗi buồn, nhưng càng uống càng tỉnh. "Say lại tỉnh" để rồi tỉnh lại say, cái vòng luẩn quẩn ấy về duyên phận của nhiều phụ nữ đương thời, trong đó có Hồ Xuân Hương như một oan trái.
Buồn tủi cho thân phận, bao đêm dài thao thức đợi chờ, nhưng tuổi đời ngày một "bóng xế". Bao hi vọng đợi chờ. Đến bao giờ vầng trăng mới "tròn"? Đến bao giờ hạnh phúc đến trong tầm tay, được trọn vẹn, đầy đủ? Sự chờ mong gắn liền với nỗi niềm khao khát. Càng cô đơn càng chờ mong, càng chờ mong càng đau buồn, đó là bi kịch của những người đàn bà quá lứa lỡ thì, tình duyên ngang trái, trong đó có Hồ Xuân Hương.
Hai câu đầu của "Tự tình" là lời tự than, tự thương xót, buồn tủi cho duyên số, duyên phận hẩm hiu của mình. Càng thao thức cô đơn, càng buồn tủi. Càng buồn tủi, càng khao khát được sống trong hạnh phúc trọn vẹn, đầy đủ. Thực tại nặng nề, cay đắng bủa vây, khiến cái hồng nhan phơi ra, "trơ" ra với nước non, với cuộc đời. Người đọc vô cùng cảm thông với nỗi lòng khao khát sống, khao khát hạnh phúc của nữ sĩ và người phụ nữ trong xã hội cũ.
Bài văn mẫu số 2
Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ luôn là tấm gương oan khổ của những éo le, bất công. Sống trong xã hội với quan điểm “trọng nam khinh nữ”, có những người trầm lặng cam chịu, nhưng cũng có những người ý thức sâu sắc được bi kịch bản thân, cất lên tiếng nói phản kháng mạnh mẽ. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những người phụ nữ làm được điều đó. Bài thơ “Tự tình II” nằm trong chùm thơ bao gồm ba bài là tác phẩm thể hiện rõ điều này. Bốn câu thơ đầu trong bài thơ đã làm nổi bật hoàn cảnh cũng như tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất muốn vượt lên trên số phận của nữ sĩ:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.
Tâm trạng của tác giả đã được gợi lên trong đêm khuya, và cảm thức về thời gian đã được tô đậm, nhấn mạnh để làm nền cho cảm thức tâm trạng:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Thời gian lúc nửa đêm nên không gian thật vắng lặng, tịch mịch, chỉ nghe tiếng trống cầm canh từ xa vẳng lại, vạn vật đã chìm sâu trong giấc ngủ, chỉ có nhà thơ còn trăn trở thao thức với tâm sự riêng tây.
Đã nghe văng vẳng thì không thể có tiếng trống thúc dồn dập được. Âm thanh tiếng trống trở thành âm vang của cõi lòng nôn nao, bồn chồn. (Mỏ thảm không khua mà cũng cốc/ Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om). Bao sức sống dồn nén trong chữ dồn ấy như chực trào ra.
Lẻ loi trước thời gian đêm khuya và bẽ bàng trước không gian non nước nên cái hồng nhan trơ ra. Cách dùng từ sáng tạo và đầy bất ngờ: hồng nhan là một vẻ đẹp thanh quý mà dùng từ cái tầm thường để gọi thì thật là rẻ rúng, đầy mỉa mai chua xót. Trơ là một nội động từ chỉ trạng thái bất động, hàm nghĩa đơn độc, chai sạn trước nắng gió cuộc đời. Biện pháp đảo ngữ trơ cái hồng nhan đã nhấn mạnh nỗi đơn độc, trơ trọi, bẽ bàng của thân phận. Câu thơ chứa đựng nỗi dau của kiếp hồng nhan. Đặt cái hồng nhan trong mối tương quan với nước non quả là táo bạo, thách thức, cho thấy tính cách mạnh mẽ của nữ thi sĩ, khao khát bứt phá khỏi cái lồng chật hẹp của cuộc đời người phụ nữ phong kiến.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xê khuyết chưa tròn.
Hai câu thơ có hai hình ảnh ẩn dụ. Hương rượu như hương tình, lúc lên men dậy sóng nhưng cũng chóng nhạt phai nên cuộc đời chao đảo, ngả nghiêng. Thật là trớ trêu cho con tạo. Cái ngọt ngào nồng nàn chỉ thoảng qua còn lại là dư vị chua chát, đắng cay. Say rồi lại tỉnh gợi cái vòng luẩn quẩn, dở dang. Còn vầng trăng khuya càng thêm chơ vơ, lạnh lẽo. Trăng đã xế như tuổi đã luống mà chưa bao giờ có được hạnh phúc trọn vẹn. Hai hình ảnh gợi hai lần đau xót. Vầng trăng của Thuý Kiều (Truyện Kiều - Nguyễn Du) là vầng trăng vỡ, còn của Xuân Hương mãi mãi là vầng trăng khuyết.
Như vậy, thông qua cách sử dụng ngôn ngữ giàu giá trị biểu đạt kết hợp với những biện pháp tu từ như đảo ngữ, cùng những sáng tạo trong việc xây dựng hình tượng, bốn câu thơ đầu của bài thơ “Tự tình II” đã làm nổi bật cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng buồn tủi cũng như ý thức sâu sắc về bi kịch duyên phận đầy éo le, ngang trái của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.Chính những yếu tố trên đã giúp bà trở thành “Bà Chúa thơ Nôm”, đồng thời cũng là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương và tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh.
Sưu tầm
Sửa lần cuối: