Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm văn học quan trọng của chương trình ngữ văn lớp 12. Tô Hoài đã kể lại rằng: “Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và con người miền Tây đã để thương, để nhớ trong tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên. Tôi không thể bao giờ quên được lúc vợ chồng A Phủ tiễn tôi ra khỏi hốc núi làng Tà Sùa rồi cùng vẫy tay gọi theo: Chéo lù! Chéo lù!". Có lẽ đây chính là lí do để ông viết tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” như lời tri ân dành cho con người nơi rẻo cao Tây Bắc.
ĐỀ BÀI
Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã viết: Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.
(Trích “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài)
Phân tích nỗi thống khổ của Mị sau khi làm dâu nhà thống lý Pá Tra trong truyện. Từ đó nhận xét ngòi bút hiện thực của nhà văn Tô Hoài.
BÀI LÀM THAM KHẢO
Phân tích nỗi thống khổ của Mị sau khi làm dâu nhà thống lý Pá Tra trong truyện. Từ đó nhận xét ngòi bút hiện thực của nhà văn Tô Hoài.
Tề Bạch Thạch từng nhận định rằng: “Nghệ thuật vừa giống, vừa không giống với cuộc đời. Nếu hoàn toàn giống với cuộc đời thì đó là nghệ thuật mị đời. Còn nếu hoàn toàn không giống với cuộc đời thì đó là nghệ thuật dối đời”. Do đó mà nhà văn chưa bao giờ chỉ nhìn đời ở bề ngoài của nó, mà phải lặn sâu, không chỉ phát nghĩa đơn tuyến của cuộc đời, mà còn phải tìm ra cái ngoại tuyến mới. Và tác phẩm văn học, không thể chỉ đơn thuần là tấm gương soi chiếu hiện thực, mà nó còn được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn, được nhào nặn bằng bàn tay nghệ thuật, được thổi vào đó không chỉ là hơi thở của thời đại mà còn là sức sống, tư tưởng và tâm hồn người viết. Và ngòi bút hiện thực của nhà văn Tô Hoài cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm tưởng của độc giả Việt Nam đến thế, để truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” như là một minh chứng, là cảm xúc, nổi bật lên được nỗi thống khổ của Mị sau khi làm dâu nhà thống lý Pá Tra và ý đồ nghệ thuật được gửi gắm trong truyện ngắn. Là gương mặt tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn Tô Hoài không chỉ đóng góp các tác phẩm nhiều về số lượng, đa dạng về thể loại, giàu có về đề tài, phong phú và nhất quán về tư tưởng, mà còn góp phần vào nền văn xuôi một phong cách tự sự độc đáo. Tô Hoài tâm huyết rằng: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có”. Với phong cách của nhà văn, người ta nói đến sự hòa hợp giữa yếu tố phong tục với yếu tố hiện đại, giữa chất thơ với chất hồi kí, giữa một
ngôn ngữ chân xác dân dã với một giọng trần thuật trầm tĩnh tinh thông và không thiếu phần tinh quái. Trang văn Tô Hoài hấp dẫn người đọc bằng vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, phong tục tập quán và con người của nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước. Người nghệ sĩ không ngừng trăn trở, tâm huyết sáng tạo với mảnh đất, con người Tây Bắc trong chuyến đi thực tế. Ý thiết tha với đề tài này, nỗi niềm thể hiện trên con chữ trong truyện “Vợ chồng A Phủ” - một thành quả lao động đẹp trong mùa thu hoạch đầu tiên trên quê hương văn học mới, gây xốn xang cho bạn đọc. Và tác phẩm cũng là nơi thể hiện những nỗi niềm, số phận của nhân vật Mị, A Phủ; càng khẳng định hơn khát khao sống trước thần quyền, cường quyền, hủ tục… Tác phẩm nghệ thuật đã đánh dấu sự đổi mới trong sự nghiệp văn học nhà văn Tô Hoài thế kỉ XX.
Miền rẻo cao Tây Bắc với những phong tục tập quán đặc biệt, với những lễ hội xuân và dấu ấn văn hóa rất riêng đi sâu vào lòng người. Nếu Thúy Kiều với tài sắc “mười phân vẹn mười”, thì Mị với “tài thổi lá hay như thổi sáo”, biết bao nhiêu chàng trai đi theo Mị, xinh đẹp vô cùng. Tiếng thổi sáo của Mị đã dẫn lối bao nhiêu trái tim, khả năng nghệ thuật thiên phú ấy cũng là dự báo cho tương lai đầy u tối. Nếu “ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa (…) cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Nhà văn đã sử dụng thủ pháp đối lập giữa cái u buồn tù túng nơi Mị ở “cái lỗ vuông trăng trắng, nhìn ra không biết là sương hay là nắng, mà bao giờ trông ra đó, đến chết mà thôi” với cảnh sầm uất nhà thống lí để thấy được cái cực khổ của Mị. Một cú đánh ngã tự do, một cái rơi thật sự thật. Mị đi từ cuộc đời xinh đẹp như bông hoa ban rừng, đẹp như trong tranh xuống hố sâu của địa ngục – nơi mà kẻ khác sống bằng âm thanh của tiếng than và hít thở hơi của mùi máu, mà mỗi bước đi là một nỗi tủi nhục đến tột cùng. Cả hai người con gái tài năng, sắc diện và nhân phẩm tuyệt vời, đều có kết cục chung vì chế độ xấu xa mục rữa, những thiên hương vô phúc sinh nhầm thời, những cánh hoa tươi xinh trôi dạt trong bão dữ. Cái thực tại xám xịt này là hệ lụy của chế độ thực dân phong kiến thối tha, là kết cục bi thương của con người lành tính. Nhận xét về điều này, GS. Hà Minh Đức khẳng định: “Bản chất của văn chương Tô Hoài là phong cách, bút pháp đậm đà bản sắc dân tộc. Phẩm chất ấy là sự tích tụ của cả một đời gắn bó với đất nước và nhiều miền quê hương, trân trọng và yêu thương những con người lao động mang tâm hồn và tính cách của con người Việt Nam”. Cái chốn địa ngục trần gian ấy đã giam cầm cuộc đời Mị, chôn vùi tuổi xuân, chôn vùi ký ức, chôn vùi đi những ước mơ của một cô gái đương thời xuân sắc với cái ô cửa lỗ vuông bằng bàn tay, “lúc nào trông ra cũng như thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Mị bị nô lệ hóa, bị biến thành công cụ lao động vô tri vô giác, điều khiến Mị “càng ngày càng câm nín, cứ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khổ, Mị quen rồi”. Cái gương mặt buồn rười rượi kia, cái dáng vẻ cúi mặt không thèm ngẩng mặt lên ấy cũng gợi cho người ta biết bao thương xót. Chúng ta còn đau đớn hơn khi thấy, cô gái hồn nhiên thổi sáo năm nào nay chỉ là cái xác vô hồn, câm nín “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, Mị chẳng nói chẳng rằng, chỉ câm lặng với cái ánh nhìn xa xăm như xát muối vào trái tim người đọc vậy. Mị buông xuôi, câm nín, chấp nhận bởi lẽ, ở trong nhà thống lý Mị phải làm việc cả ngày lẫn đêm với những công việc lặp đi lặp lại, “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa con trâu còn có lúc đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu vào việc làm cả đêm cả ngày”. Không chỉ khổ về thể xác, Mị còn khổ về tinh thần. Đau đớn hơn cả không phải sự thay đổi về ngoại hình và ý thức, mà là tâm hồn một cô Mị trẻ trung, yêu đời đã trở nên chai sạn, khô cứng, chẳng còn thiết tha và trong lòng cô lúc này đầy ắp vô cảm: vô cảm với tất cả mọi người và vô cảm với chính cả cuộc đời của mình. Tuy bố Mị mất nhưng Mị không còn tưởng đến việc ăn lá ngón để tự tử nữa. “Sống trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Cuộc sống của Mị không chỉ bị đày đọa về thể xác và tinh thần, mà ngay cả trong giấc ngủ, trong khi thức, trong giấc mơ, Mị cũng chỉ toàn thấy bóng tối bủa vây, bởi Mị sống cô đơn, thầm lặng trong căn buồng chỉ có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng như nhà ngục giam cầm tâm hồn, như nấm mồ vùi chôn thanh xuân. Mị tê liệt, chai sạn và sống như thể đang tồn tại qua ngày. Chân dung Mị là một mảng màu đối nghịch tương phản gay gắt với khung cảnh thế lực nhà thống lí Pá Tra. Nhà thống lí Pá Tra tấp nập đông vui bao nhiêu thì Mị cô đơn thui thủi bấy nhiêu. Nhà thống lí Pá Tra giàu có sang trọng bao nhiêu thì Mị cơ cực bấy nhiêu. Nhà thống lí danh gái, quyền lực bao nhiêu thì Mị khổ sở bấy nhiêu. Hình bóng của Mị chìm dần vào những vật vô tri, vô giác lẫn vào thân trâu ngựa. Lặng câm ôm nỗi buồn, nỗi nhục của kiếp nô lệ chung thân phải chăng Mị cũng đang hóa đá và thân phận của Mị cũng tủi nhục có khác nào kiếp ngựa trâu? Đi sâu vào mới biết, cô gái ấy có cuộc sống thống khổ, khổ cả về thể xác lẫn tinh thần. Chúng ta từng thốt lên bao nỗi xót xa cho những trang đời đẫm lệ của Kiều, từng ai oán cho hoàn cảnh người con gái Nam Xương nặng kiếp “hồng nhan bạc mệnh” là thế! Bởi vậy nên khi đến với văn học hiện đại, cái cảm giác xót thương, đau đớn vẫn cứ dai dẳng bám lấy con người ta khi chứng kiến nỗi khổ đau khi bán con của chị Dậu. Để rồi khi “gửi hồn lên Tây Bắc” tìm “hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn”, người đọc cũng không tránh khỏi nỗi thương cảm, khi đọc tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Câu chuyện của cô gái tên Mị đã khơi lên, làm rung lên trong người đọc những nhịp đập thổn thức. Đương vào độ xuân sắc nhất, cô gái trẻ ấy lại phải chôn vùi cuộc đời mình vào bóng đen của chế độ phong kiến miền núi với những hủ tục lạc hậu. Đặc tả vẻ mặt cùng chân dung của Mị trong thế đối nghịch với gia cảnh nhà thống lí Pá Tra, Tô Hoài đã hé mở thân phận bất hạnh, éo le ngang trái đầy bất hạnh, bi kịch của Mị. Tiếng là con dâu nhà quan nhưng Mị lại mang
thân phận của đứa con ở, kẻ nô lệ, suốt đời chỉ biết cúi mặt, cam chịu. Thế mạnh của nhà văn Tô Hoài khi viết về đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc chính là quá trình “trải nghiệm nỗi đau của quần chúng, hướng tới lẽ sống của nhân dân”. Nhà văn Tô Hoài từng nói: “Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi”. Nhà văn là người biết cách chắt lọc, trau chuốt ngôn từ một cách đẹp nhất. Tô Hoài sử dụng rất nhiều thủ pháp nghệ thuật như so sánh, liệt kê hoặc nghệ thuật trần thuật và đặc sắc chính là cách xây dựng các chi tiết để làm đẩy lên cao trào nhất, đỉnh điểm nhất của cảm xúc. Thành công của Tô Hoài chính là sử dụng được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật để thấy được trạng thái tinh thần của Mị trong kiếp sống làm dâu gạt nợ: mất hết ý thức, tê liệt tinh thần, mất sức phản kháng. Chỉ bằng một chi tiết truyện nhỏ: “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” trong đoạn văn, Tô Hoài cho con người thấy được rõ nỗi thống khổ của Mị sau khi làm dâu nhà thống lý Pá Tra. Sự hiện diện song song giữa cô gái – tàu ngựa – tảng đá cho thấy sự ngang tầm giữa các chủ thể: Người và súc vật, súc vật và vô tri. Hay đó cũng chính là ngầm ý của tác giả đối với xã hội đương thời. Cái khát khao nội tâm, mong muốn sống, sự đồng cảm và tấm lòng nhân đạo mà tác giả đã dụng ý gửi gắm trong câu chuyện. Cảm phục những trang văn gần gũi như con người của nhà văn Tô Hoài, nhà văn Hoàng Quốc Hải còn được nghe nhiều chuyện kể về những chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc: “Trong những chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc, nhà văn Tô Hoài luôn có tác phong vừa nghe người ta nói, vừa xem họ làm, vừa sinh hoạt với họ, đồng thời còn ghi chép lại. Có những đoạn ông ghi lại tiếng chim gáy trong rừng sâu, tiếng chim gáy ở đồng bằng, hay như tiếng chim nuôi trong lồng, nhốt trong thành phố thế nào… Những đoạn ghi chép ấy ông đều đọc phần “khai phá sơn thạch” – một mảnh đất hoang vu, xa xôi, đặc biệt là mang đến một cái nhìn
nhân đạo, có chiều sâu về cuộc sống con người. Nhà văn cũng tố cáo mạnh mẽ tội ác của thế lực
phong kiến miền núi, bày tỏ niềm xót thương và đồng cảm chân thành với cuộc đời đau khổ, bất hạnh, bị tước đi quyền sống, quyền được hạnh phúc của người dân miền núi. Viết văn như Tô Hoài chính là sáng tác tác phẩm gắn liền với thời cuộc, thời đại. “Bản thân hiện thực là sự hướng dẫn, bản thân nó là tác phẩm, bản thân nó là bài ca hùng tráng, bài ca trữ tình, nó thành thật dâng sẵn, đón chờ?” (Phạm Văn Đồng). Một nhà văn nước ngoài cho rằng văn chương có những niềm hạnh phúc trong nỗi đau tột cùng mà chỉ người nghệ sĩ mới hiểu được. Sáng tạo ra cái mới chính là kết quả của công phu và tài năng, nó tạo sức mạnh cho người nghệ sĩ chiến thắng quy luật băng hoại của thời gian. Chính niềm tin nhà văn vào thiện căn con người, khao khát của nhà văn về một cuộc sống xứng đáng, lương thiện đã làm cho trang viết của nhà văn thấm đẫm, lan tỏa sự ấm áp của tình người, hi vọng. Xây dựng nghệ thuật trần thuật uyển chuyển, linh hoạt, cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật Mị biến hóa đa dạng nhưng vẫn nằm trong vòng tình lí của sự sống. Ông đã tuân theo nguyên tắc của phép biện chứng tâm hồn để tái hiện lại chặng tâm lí đầy phức tạp nhưng vẫn hợp lí, mạch lạc. Văn phong của Tô Hoài trong sáng, đầy biểu cảm, đậm đà màu sắc văn hóa, phong vị Tây Bắc. Lời văn bay bổng, giàu chất thơ, mở ra cả một không gian Tây Bắc vời vợi, xa xôi mà đầy cuốn hút.
Bằng tâm huyết và năng lực, Tô Hoài xứng đáng là hạt ngọc của nền văn học Việt Nam: “Văn chương Tô Hoài sẽ còn mãi, xanh biếc theo thời gian”. Nhìn lại toàn bộ cuộc đời cầm bút sáng tác văn học của nhà văn Tô Hoài, Giáo sư Phong Lê khẳng định: “Tô Hoài là một trong những tác gia lớn nhất của thế kỉ 20. Ông thuộc thế hệ vàng mà tôi quan niệm thế hệ sinh năm 20, từ năm 1920 ngược về trước. Đó là thế hệ vàng của văn chương hiện đại, làm nên mùa gặt ngoạn mục nhất của văn học thế kỉ 20 - làm nên mùa màng 1930-1945, cùng với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố,
Xuân Diệu, Huy Cận”. “Văn học nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ riêng mình nó không chấp nhận quy luật của cái chết”. Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng là thế giới được tái tạo bằng cái nhìn riêng, cảm nhận riêng của người nghệ sĩ và cả bạn đọc để “không bao giờ đạt được cái giới hạn cuối cùng của văn bản”. Có lẽ bởi “đất nước và con người miền Tây đã để thương để nhớ cho nhà văn Tô Hoài nhiều, không thể bao giờ quên...” nên truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” đã thể hiện phần nào hơi thở của cuộc sống luôn đầy ắp và hiện rõ trên từng trang viết của nhà văn Tô Hoài, đưa ông cùng nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi khác làm nên “mùa gặt ngoạn mục nhất của văn học Việt Nam thế kỉ XX”.
Sưu tầm
ĐỀ BÀI
Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã viết: Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.
(Trích “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài)
Phân tích nỗi thống khổ của Mị sau khi làm dâu nhà thống lý Pá Tra trong truyện. Từ đó nhận xét ngòi bút hiện thực của nhà văn Tô Hoài.
BÀI LÀM THAM KHẢO
Phân tích nỗi thống khổ của Mị sau khi làm dâu nhà thống lý Pá Tra trong truyện. Từ đó nhận xét ngòi bút hiện thực của nhà văn Tô Hoài.
Tề Bạch Thạch từng nhận định rằng: “Nghệ thuật vừa giống, vừa không giống với cuộc đời. Nếu hoàn toàn giống với cuộc đời thì đó là nghệ thuật mị đời. Còn nếu hoàn toàn không giống với cuộc đời thì đó là nghệ thuật dối đời”. Do đó mà nhà văn chưa bao giờ chỉ nhìn đời ở bề ngoài của nó, mà phải lặn sâu, không chỉ phát nghĩa đơn tuyến của cuộc đời, mà còn phải tìm ra cái ngoại tuyến mới. Và tác phẩm văn học, không thể chỉ đơn thuần là tấm gương soi chiếu hiện thực, mà nó còn được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn, được nhào nặn bằng bàn tay nghệ thuật, được thổi vào đó không chỉ là hơi thở của thời đại mà còn là sức sống, tư tưởng và tâm hồn người viết. Và ngòi bút hiện thực của nhà văn Tô Hoài cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm tưởng của độc giả Việt Nam đến thế, để truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” như là một minh chứng, là cảm xúc, nổi bật lên được nỗi thống khổ của Mị sau khi làm dâu nhà thống lý Pá Tra và ý đồ nghệ thuật được gửi gắm trong truyện ngắn. Là gương mặt tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn Tô Hoài không chỉ đóng góp các tác phẩm nhiều về số lượng, đa dạng về thể loại, giàu có về đề tài, phong phú và nhất quán về tư tưởng, mà còn góp phần vào nền văn xuôi một phong cách tự sự độc đáo. Tô Hoài tâm huyết rằng: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có”. Với phong cách của nhà văn, người ta nói đến sự hòa hợp giữa yếu tố phong tục với yếu tố hiện đại, giữa chất thơ với chất hồi kí, giữa một
ngôn ngữ chân xác dân dã với một giọng trần thuật trầm tĩnh tinh thông và không thiếu phần tinh quái. Trang văn Tô Hoài hấp dẫn người đọc bằng vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, phong tục tập quán và con người của nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước. Người nghệ sĩ không ngừng trăn trở, tâm huyết sáng tạo với mảnh đất, con người Tây Bắc trong chuyến đi thực tế. Ý thiết tha với đề tài này, nỗi niềm thể hiện trên con chữ trong truyện “Vợ chồng A Phủ” - một thành quả lao động đẹp trong mùa thu hoạch đầu tiên trên quê hương văn học mới, gây xốn xang cho bạn đọc. Và tác phẩm cũng là nơi thể hiện những nỗi niềm, số phận của nhân vật Mị, A Phủ; càng khẳng định hơn khát khao sống trước thần quyền, cường quyền, hủ tục… Tác phẩm nghệ thuật đã đánh dấu sự đổi mới trong sự nghiệp văn học nhà văn Tô Hoài thế kỉ XX.
Miền rẻo cao Tây Bắc với những phong tục tập quán đặc biệt, với những lễ hội xuân và dấu ấn văn hóa rất riêng đi sâu vào lòng người. Nếu Thúy Kiều với tài sắc “mười phân vẹn mười”, thì Mị với “tài thổi lá hay như thổi sáo”, biết bao nhiêu chàng trai đi theo Mị, xinh đẹp vô cùng. Tiếng thổi sáo của Mị đã dẫn lối bao nhiêu trái tim, khả năng nghệ thuật thiên phú ấy cũng là dự báo cho tương lai đầy u tối. Nếu “ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa (…) cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Nhà văn đã sử dụng thủ pháp đối lập giữa cái u buồn tù túng nơi Mị ở “cái lỗ vuông trăng trắng, nhìn ra không biết là sương hay là nắng, mà bao giờ trông ra đó, đến chết mà thôi” với cảnh sầm uất nhà thống lí để thấy được cái cực khổ của Mị. Một cú đánh ngã tự do, một cái rơi thật sự thật. Mị đi từ cuộc đời xinh đẹp như bông hoa ban rừng, đẹp như trong tranh xuống hố sâu của địa ngục – nơi mà kẻ khác sống bằng âm thanh của tiếng than và hít thở hơi của mùi máu, mà mỗi bước đi là một nỗi tủi nhục đến tột cùng. Cả hai người con gái tài năng, sắc diện và nhân phẩm tuyệt vời, đều có kết cục chung vì chế độ xấu xa mục rữa, những thiên hương vô phúc sinh nhầm thời, những cánh hoa tươi xinh trôi dạt trong bão dữ. Cái thực tại xám xịt này là hệ lụy của chế độ thực dân phong kiến thối tha, là kết cục bi thương của con người lành tính. Nhận xét về điều này, GS. Hà Minh Đức khẳng định: “Bản chất của văn chương Tô Hoài là phong cách, bút pháp đậm đà bản sắc dân tộc. Phẩm chất ấy là sự tích tụ của cả một đời gắn bó với đất nước và nhiều miền quê hương, trân trọng và yêu thương những con người lao động mang tâm hồn và tính cách của con người Việt Nam”. Cái chốn địa ngục trần gian ấy đã giam cầm cuộc đời Mị, chôn vùi tuổi xuân, chôn vùi ký ức, chôn vùi đi những ước mơ của một cô gái đương thời xuân sắc với cái ô cửa lỗ vuông bằng bàn tay, “lúc nào trông ra cũng như thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Mị bị nô lệ hóa, bị biến thành công cụ lao động vô tri vô giác, điều khiến Mị “càng ngày càng câm nín, cứ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khổ, Mị quen rồi”. Cái gương mặt buồn rười rượi kia, cái dáng vẻ cúi mặt không thèm ngẩng mặt lên ấy cũng gợi cho người ta biết bao thương xót. Chúng ta còn đau đớn hơn khi thấy, cô gái hồn nhiên thổi sáo năm nào nay chỉ là cái xác vô hồn, câm nín “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, Mị chẳng nói chẳng rằng, chỉ câm lặng với cái ánh nhìn xa xăm như xát muối vào trái tim người đọc vậy. Mị buông xuôi, câm nín, chấp nhận bởi lẽ, ở trong nhà thống lý Mị phải làm việc cả ngày lẫn đêm với những công việc lặp đi lặp lại, “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa con trâu còn có lúc đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu vào việc làm cả đêm cả ngày”. Không chỉ khổ về thể xác, Mị còn khổ về tinh thần. Đau đớn hơn cả không phải sự thay đổi về ngoại hình và ý thức, mà là tâm hồn một cô Mị trẻ trung, yêu đời đã trở nên chai sạn, khô cứng, chẳng còn thiết tha và trong lòng cô lúc này đầy ắp vô cảm: vô cảm với tất cả mọi người và vô cảm với chính cả cuộc đời của mình. Tuy bố Mị mất nhưng Mị không còn tưởng đến việc ăn lá ngón để tự tử nữa. “Sống trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Cuộc sống của Mị không chỉ bị đày đọa về thể xác và tinh thần, mà ngay cả trong giấc ngủ, trong khi thức, trong giấc mơ, Mị cũng chỉ toàn thấy bóng tối bủa vây, bởi Mị sống cô đơn, thầm lặng trong căn buồng chỉ có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng như nhà ngục giam cầm tâm hồn, như nấm mồ vùi chôn thanh xuân. Mị tê liệt, chai sạn và sống như thể đang tồn tại qua ngày. Chân dung Mị là một mảng màu đối nghịch tương phản gay gắt với khung cảnh thế lực nhà thống lí Pá Tra. Nhà thống lí Pá Tra tấp nập đông vui bao nhiêu thì Mị cô đơn thui thủi bấy nhiêu. Nhà thống lí Pá Tra giàu có sang trọng bao nhiêu thì Mị cơ cực bấy nhiêu. Nhà thống lí danh gái, quyền lực bao nhiêu thì Mị khổ sở bấy nhiêu. Hình bóng của Mị chìm dần vào những vật vô tri, vô giác lẫn vào thân trâu ngựa. Lặng câm ôm nỗi buồn, nỗi nhục của kiếp nô lệ chung thân phải chăng Mị cũng đang hóa đá và thân phận của Mị cũng tủi nhục có khác nào kiếp ngựa trâu? Đi sâu vào mới biết, cô gái ấy có cuộc sống thống khổ, khổ cả về thể xác lẫn tinh thần. Chúng ta từng thốt lên bao nỗi xót xa cho những trang đời đẫm lệ của Kiều, từng ai oán cho hoàn cảnh người con gái Nam Xương nặng kiếp “hồng nhan bạc mệnh” là thế! Bởi vậy nên khi đến với văn học hiện đại, cái cảm giác xót thương, đau đớn vẫn cứ dai dẳng bám lấy con người ta khi chứng kiến nỗi khổ đau khi bán con của chị Dậu. Để rồi khi “gửi hồn lên Tây Bắc” tìm “hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn”, người đọc cũng không tránh khỏi nỗi thương cảm, khi đọc tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Câu chuyện của cô gái tên Mị đã khơi lên, làm rung lên trong người đọc những nhịp đập thổn thức. Đương vào độ xuân sắc nhất, cô gái trẻ ấy lại phải chôn vùi cuộc đời mình vào bóng đen của chế độ phong kiến miền núi với những hủ tục lạc hậu. Đặc tả vẻ mặt cùng chân dung của Mị trong thế đối nghịch với gia cảnh nhà thống lí Pá Tra, Tô Hoài đã hé mở thân phận bất hạnh, éo le ngang trái đầy bất hạnh, bi kịch của Mị. Tiếng là con dâu nhà quan nhưng Mị lại mang
thân phận của đứa con ở, kẻ nô lệ, suốt đời chỉ biết cúi mặt, cam chịu. Thế mạnh của nhà văn Tô Hoài khi viết về đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc chính là quá trình “trải nghiệm nỗi đau của quần chúng, hướng tới lẽ sống của nhân dân”. Nhà văn Tô Hoài từng nói: “Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi”. Nhà văn là người biết cách chắt lọc, trau chuốt ngôn từ một cách đẹp nhất. Tô Hoài sử dụng rất nhiều thủ pháp nghệ thuật như so sánh, liệt kê hoặc nghệ thuật trần thuật và đặc sắc chính là cách xây dựng các chi tiết để làm đẩy lên cao trào nhất, đỉnh điểm nhất của cảm xúc. Thành công của Tô Hoài chính là sử dụng được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật để thấy được trạng thái tinh thần của Mị trong kiếp sống làm dâu gạt nợ: mất hết ý thức, tê liệt tinh thần, mất sức phản kháng. Chỉ bằng một chi tiết truyện nhỏ: “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” trong đoạn văn, Tô Hoài cho con người thấy được rõ nỗi thống khổ của Mị sau khi làm dâu nhà thống lý Pá Tra. Sự hiện diện song song giữa cô gái – tàu ngựa – tảng đá cho thấy sự ngang tầm giữa các chủ thể: Người và súc vật, súc vật và vô tri. Hay đó cũng chính là ngầm ý của tác giả đối với xã hội đương thời. Cái khát khao nội tâm, mong muốn sống, sự đồng cảm và tấm lòng nhân đạo mà tác giả đã dụng ý gửi gắm trong câu chuyện. Cảm phục những trang văn gần gũi như con người của nhà văn Tô Hoài, nhà văn Hoàng Quốc Hải còn được nghe nhiều chuyện kể về những chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc: “Trong những chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc, nhà văn Tô Hoài luôn có tác phong vừa nghe người ta nói, vừa xem họ làm, vừa sinh hoạt với họ, đồng thời còn ghi chép lại. Có những đoạn ông ghi lại tiếng chim gáy trong rừng sâu, tiếng chim gáy ở đồng bằng, hay như tiếng chim nuôi trong lồng, nhốt trong thành phố thế nào… Những đoạn ghi chép ấy ông đều đọc phần “khai phá sơn thạch” – một mảnh đất hoang vu, xa xôi, đặc biệt là mang đến một cái nhìn
nhân đạo, có chiều sâu về cuộc sống con người. Nhà văn cũng tố cáo mạnh mẽ tội ác của thế lực
phong kiến miền núi, bày tỏ niềm xót thương và đồng cảm chân thành với cuộc đời đau khổ, bất hạnh, bị tước đi quyền sống, quyền được hạnh phúc của người dân miền núi. Viết văn như Tô Hoài chính là sáng tác tác phẩm gắn liền với thời cuộc, thời đại. “Bản thân hiện thực là sự hướng dẫn, bản thân nó là tác phẩm, bản thân nó là bài ca hùng tráng, bài ca trữ tình, nó thành thật dâng sẵn, đón chờ?” (Phạm Văn Đồng). Một nhà văn nước ngoài cho rằng văn chương có những niềm hạnh phúc trong nỗi đau tột cùng mà chỉ người nghệ sĩ mới hiểu được. Sáng tạo ra cái mới chính là kết quả của công phu và tài năng, nó tạo sức mạnh cho người nghệ sĩ chiến thắng quy luật băng hoại của thời gian. Chính niềm tin nhà văn vào thiện căn con người, khao khát của nhà văn về một cuộc sống xứng đáng, lương thiện đã làm cho trang viết của nhà văn thấm đẫm, lan tỏa sự ấm áp của tình người, hi vọng. Xây dựng nghệ thuật trần thuật uyển chuyển, linh hoạt, cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật Mị biến hóa đa dạng nhưng vẫn nằm trong vòng tình lí của sự sống. Ông đã tuân theo nguyên tắc của phép biện chứng tâm hồn để tái hiện lại chặng tâm lí đầy phức tạp nhưng vẫn hợp lí, mạch lạc. Văn phong của Tô Hoài trong sáng, đầy biểu cảm, đậm đà màu sắc văn hóa, phong vị Tây Bắc. Lời văn bay bổng, giàu chất thơ, mở ra cả một không gian Tây Bắc vời vợi, xa xôi mà đầy cuốn hút.
Bằng tâm huyết và năng lực, Tô Hoài xứng đáng là hạt ngọc của nền văn học Việt Nam: “Văn chương Tô Hoài sẽ còn mãi, xanh biếc theo thời gian”. Nhìn lại toàn bộ cuộc đời cầm bút sáng tác văn học của nhà văn Tô Hoài, Giáo sư Phong Lê khẳng định: “Tô Hoài là một trong những tác gia lớn nhất của thế kỉ 20. Ông thuộc thế hệ vàng mà tôi quan niệm thế hệ sinh năm 20, từ năm 1920 ngược về trước. Đó là thế hệ vàng của văn chương hiện đại, làm nên mùa gặt ngoạn mục nhất của văn học thế kỉ 20 - làm nên mùa màng 1930-1945, cùng với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố,
Xuân Diệu, Huy Cận”. “Văn học nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ riêng mình nó không chấp nhận quy luật của cái chết”. Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng là thế giới được tái tạo bằng cái nhìn riêng, cảm nhận riêng của người nghệ sĩ và cả bạn đọc để “không bao giờ đạt được cái giới hạn cuối cùng của văn bản”. Có lẽ bởi “đất nước và con người miền Tây đã để thương để nhớ cho nhà văn Tô Hoài nhiều, không thể bao giờ quên...” nên truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” đã thể hiện phần nào hơi thở của cuộc sống luôn đầy ắp và hiện rõ trên từng trang viết của nhà văn Tô Hoài, đưa ông cùng nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi khác làm nên “mùa gặt ngoạn mục nhất của văn học Việt Nam thế kỉ XX”.
Sưu tầm