Phân chia khu vực ảnh hưởng và đối đầu Đông Tây.

Trang Dimple

New member
Xu
38
Đầu năm 1945, trong bối cảnh Hồng quân Liên Xô đang truy quét bọn phát xít ra khỏi biên giới đất nước và chuẩn bị tác chiến trên lãnh thổ các nước Đông Âu đang chịu sự chiếm đóng của Đức quốc xã và quân đội Đồng minh Mỹ - Anh cũng giành được thắng lợi trong nỗ lực mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu và mặt trận Thái Bình Dương, nguyên thủ của ba cường quốc giữ vai trò nòng cốt trong phe Đồng minh (Liên Xô, Anh, Mỹ) đã gặp nhau tại thành phố Ianta (bán đảo Crưm, Liên Xô) nhằm đưa ra các biện pháp quan trọng nhằm đánh bại nhanh chóng các nước phát xít Đức, Nhật, kết thúc chiến tranh, đồng thời thiết lập một nền hòa bình lâu dài trên trái đất.



1.Sự phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới.

Sự phân chia khu vực ảnh hưởng giữa các nước sau chiến tranh thế giới thứ hai, được xác định từ hội nghị Ianta (tháng 2/1945) - khi chiến tranh chưa kết thúc.

Đầu năm 1945, trong bối cảnh Hồng quân Liên Xô đang truy quét bọn phát xít ra khỏi biên giới đất nước và chuẩn bị tác chiến trên lãnh thổ các nước Đông Âu đang chịu sự chiếm đóng của Đức quốc xã và quân đội Đồng minh Mỹ - Anh cũng giành được thắng lợi trong nỗ lực mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu và mặt trận Thái Bình Dương, nguyên thủ của ba cường quốc giữ vai trò nòng cốt trong phe Đồng minh (Liên Xô, Anh, Mỹ) đã gặp nhau tại thành phố Ianta (bán đảo Crưm, Liên Xô) nhằm đưa ra các biện pháp quan trọng nhằm đánh bại nhanh chóng các nước phát xít Đức, Nhật, kết thúc chiến tranh, đồng thời thiết lập một nền hòa bình lâu dài trên trái đất.

Cuộc gặp thượng đỉnh tam cường diễn ra từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 2 năm 1945 với sự tham gia của Stalin, Roosevelt và Churchill. Do liên quan đến lợi ích của mỗi cường quốc thắng trận mà hội nghị tại Ianta đã diễn ra trong bầu không khí căng thẳng và sự tranh giành quyết liệt. Tuy nhiên, vì lợi ích chung có liên quan trực tiếp tới nền hòa bình, an ninh và trật tự thế giới mới sau chiến tranh nên cuối cùng các bên tham gia hội nghị cũng đã đạt được sự đồng thuận trên một số vấn đề chủ yếu sau:

Ở Châu Âu: Về vấn đề nước Đức, Liên Xô, Anh và Mỹ đã thống nhất với nhau rằng, cần phải đánh bại hoàn toàn và tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức. Sau khi Hitler bị đánh bại, nước Đức sẽ bị lực lượng Đồng minh chiếm đóng. Theo thỏa thuận giữa ba cường quốc, Liên Xô sẽ chiếm đóng vùng Đông Đức, Anh chiếm đóng vùng Tây-Bắc, còn Mỹ sẽ chiếm đóng vùng Tây – Nam của nước Đức. Do sự ủng hộ của Mỹ nên Pháp cũng có thể tham gia vào việc chiếm đóng nước Đức ( đại diện Mỹ từng cho rằng: “không thể tưởng tượng một châu Âu ổn định mà không có một nước Pháp mạnh và có ảnh hưởng”). Thủ đô Béclin cũng bị phân chia thành những vùng chịu sự chiếm đóng và kiểm soát của bốn cương quốc (Liên Xô, Anh, Mỹ và Pháp). Nhằm phối hợp hành động và thi hành những chính sách đã thỏa thuận áp dụng cho nước Đức, một Ủy ban kiểm soát Trung ương sẽ được thành lập ở Béclin. Cơ quan này đảm nhiệm chức năng là Chính quyền tối cao ở Đức, với sự tham gia của những người đứng đầu các lực lượng vũ trang ba cường quốc (Liên Xô, Anh và Mỹ) trên lãnh thổ Đức. Pháp cũng được mời tham gia vào ủy ban này (sau đổi tên thành Hội đồng kiểm soát của Đồng minh). Như vậy,quân đội Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát Đông Đức và Đông Béclin. Quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng và kiểm soát Tây Đức, Tây Béclin.

Ở các khu vực khác của Châu Âu như Italia và một số nước Tây Âu khác thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ ; vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô; Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.

Ở châu Á: Do việc Liên Xô chấp nhận tham chiến chống Nhật, Mĩ và Anh đã chấp nhận những yêu cầu của Liên Xô: duy trì nguyên trạng của CHND Mông Cổ; trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và quần đảo Curin bị Nhật chiếm từ sau chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905); quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản; trả lại cho Trung Quốc quần đảo Bành Hồ và Mãn Châu bị Nhật chiếm từ sau năm 1895; quân đội Liên Xô và Mĩ rút khỏi Trung Quốc; Trung Quốc tiến tới thành lập một chính phủ liên hiệp có sự tham gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc; Mĩ có quyền lợi ở Trung Quốc; Triều Tiên sẽ trở thành một nước độc lập, nhưng trước mắt quân đội Liên Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát Bắc và Nam vĩ tuyến 38; các vùng lãnh thổ còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á) vẫn thuộc phạm vi truyền thống của các nước phương Tây.



Có thể thấy, những kết quả đạt được giữa Liên Xô, Anh và Mỹ tại Ianta vào tháng 2 năm 1945 không chỉ thiết lập một sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các nước thuộc phe Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống lại chủ nghĩa phát xít ở giai đoạn cuối cùng mà còn đặt những cơ sở có tính chất nền tảng cho việc hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh mà lịch sử gọi là Trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực với các khu ảnh hưởng của mỗi nước. Liên xô và Mĩ về cơ bản đã đạt được những mục tiêu mà mình theo đuổi.

2.Sự đối đầu Đông Tây.

Sự đối đầu Đông Tây được thế hiện rõ qua Chiến tranh lạnh.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình thế giới chuyển biến mau lẹ ngày càng có lợi cho Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, bất lợi cho Mĩ và các đồng minh của Mĩ. Đầu năm 1947, ở các nước Đông Âu, khu vực ảnh hưởng của Liên Xô, chính quyền lần lượt chuyển vào tay nhân dân lao động, ở Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp phong trào đấu tranh vũ trang do Đảng Cộng sản lãnh đạo phát triển mạnh mẽ. Ở Pháp, Bỉ và Italia đại diện của Đảng Cộng sản đã tham gia Chính phủ, ở các nước này đã diễn ra một loạt những cải cách kinh tế - xã hội có lợi cho người lao động. Ở châu Á, cách mạng Trung Quốc phát triển mạnh, so sánh lực lượng ngày càng có lợi cho Đảng Cộng sản.

Trong bối cảnh như thế, Mĩ không thể không có những phản ứng lại. Tháng 3 – 1947, Tổng thống Mĩ Truman đã đọc diễn văn tại Quốc hội Mĩ, chính thức đưa ra học thuyết của mình. Theo Truman thì các nước Đông Âu “vừa mới bị cộng sản thôn tính” và những đe dọa tương tự đang diễn ra nhiều nước khác ở châu Âu, ở Italia, Pháp và cả Đức nữa. Vì vậy, Mĩ phải đứng ra “đảm nhận sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do” phải giúp đỡ các dân tộc thế giới chống lại “sự đe dọa” của chủ nghĩa cộng sản, chống lại sự “bành trướng” của nước Liên Xô. Tổng thống Mĩ đã phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

“Chiến tranh lạnh” là khái niệm do Baruch, tác giả của kế hoạch nguyên tử lực của Mĩ ở Liên hợp quốc đưa ra, xuất hiện trên báo chí từ ngày 26 – 07 – 1947. Theo Mĩ, “chiến tranh lạnh”“chiến tranh không nổ súng, không đổ máu” nhưng “luôn luôn ở tình trạng chiến tranh” nhằm “ngăn chặn” rồi “tiêu diệt” Liên Xô.

Nhiều nhà nghiên cứu cũng đưa ra định nghĩa của mình về “chiến tranh lạnh”. Tựu trung lại, đó là sự đe dọa sử dụng bạo lực quân sự, bao vây kinh tế, phá hoại chính trị, chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh, làm cho tình hình thế giới luôn luôn căng thẳng.

Mục tiêu của chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là Mĩ tiến tới lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự đe dọa của chủ nghĩa cộng sản, chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn chủ nghĩa xã hội không cho lan ra các khu vực khác

Nguyễn Thị Huyền Trang
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top