• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Phân biệt tên ba nhân vật lịch sử đời Tây Sơn: Đặng Tiến Đông ,Đặng Tiến Giản, Đô đốc Long?

trucdiepthanh

New member
Xu
0
Trao đổi về sử học- Phân biệt như thế nào giữa tên ba nhân vật lịch sử:Đặng Tiến Đông,Đặng Tiến Giản Đô đốc Long? LNĐ-Nhà Tây Sơn đã suy vong cách đây hơn hai thế kỷ nhưng gần đây lại dậy lên trong dư luận thắc mắc về ba nhân vật đời Tây Sơn:Đô đốc Long,Đô đốc Đặng Tiến Đông,Đô đóc Đặng Tiến Giản.Có ý kiến nói là 3 người,có ý kiến là 2,có ý kiến là 1!.Xin đóng góp một số ý kiến nhằm sáng tỏ nghi vấn trên . Trúc Diệp Thanh Trước tiên cần khẳng định tên Đô đốc Long (hoặc Mưu)đã có trong sách sử chép về Tây Sơn ngay từ đầu trong cuốn Hoàng Lê nhất thống chí (cuối thế kỷ 18) và liên tục xuất hiện trên các sách sử chép về Tây Sơn trong các thế kỷ 19,20.Riêng Đặng Tiến Đông Đặng Tiến Giản mới xuất hiện trên sách,báo Việt nam từ sau những năm 70 của thế kỷ 20.Tên Đô đốc Đặng Tiến Đông xuất hiện trước (khoảng năm 1973),tên Đô đốc Đặng Tiến Giản xuất hiện sau(1999).Điều đáng lưu ý là cả 2 cái tên Đô đốc Đặng Tiến Đông và Đô đốc Đặng tiến Giản đã phát sinh từ cùng một nguyên liệu sử học gốc là bộ ba di bản đời Tây Sơn:Đặng gia phả ký,bản Sắc phong và văn bia Tông đức thế tự bi ở Lương Xá(nay thuộc xã Lam Điền,huyện Chương Mỹ,Hà Nội).Qua khai thác nguồn nguyên liệu lịch sử trên,các nhà nghiên cứu đã có 2 kết luận khác nhau:GS Phan Huy Lê,người đầu tiên phát hiện và khai thác ba di bản trên vào năm 1973 đã đưa ra kết luận:Đô đốc Đặng Tiến Đông trong các di bản này chính là Đô đốc Long,lập luận của GS Lê được Viện Sử học,Viện Hán nôm (thuộc Viên KHXHVN)công nhận và cũng từ những năm 80 Đô đốc Đặng Tiến Đông đã thay thế Đô đốc Long trên các cơ quan truyền thông đại chúng,đưa vào từ mục trong Từ điển Bách Khoa VN,giới thiệu trong Bảo tàng lịch sử ở Hà Nội,ở Bình Định(quê hương phong trào Tây Sơn),đưa vào sách giáo khoa,đặt tên đường phố,được bổ sung trong gia phả Đặng tộc ở Lương Xá…Mọi việc tưởng đã được an bài thì đầu năm 1999,trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 3 tháng 5-6 có đăng bài nghiên cứu về “Đô đốc Đặng Tiến Đông”của Đỗ Văn Ninh(nhà Khảo cổ học,sau này là PGS-TS khoa học Đỗ Văn Ninh).Cũng qua tiếp xúc khai thác các di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá mà GS Phan Huy Lee từng phát hiện và khai thác năm 1973,nhưng tác giả Đỗ Văn Ninh lại đưa ra kết luận hoàn toàn khác:tên nhân vật chữ Hán không phải là “Đông” phải đọc là“Giản” (Đặng Tiến Giản)và Đô đốc Đặng Tiến Giản là một tướng Tây Sơn khác không phải là Đô đốc Long.Phát hiện qua bài báo trên của Đỗ Văn Ninh đã gây chấn động dư luận,được sự đồng tình của nhiều nhà khoa học cả trong và ngoài nước.Tiếp đến năm 2000 cuốn Đối thoại sử học(Nxb Thanh Niên-2000)đã giới thiệu chùm bài của các tác giả Đô Văn Ninh,Trần Văn Quý(sử học,Hán nôm)Lê Trọng Khánh(sử học) trên những giác độ khác nhau nhưng cùng thống nhất trên cơ sỏ khai thác ba di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá đã khẳng định tên nhân vật chữ Hán phải đọc là “Giản”(chữ Hán 2 chữ Giản và Đông hoàn toàn khác nhau không thể nhầm lẫn),và Đô đốc Đặng Tiến Giản là vị đại tướng Tây Sơn được Nguyễn Huệ giao cầm quân đánh ra Thăng Long năm Mậu Thân(1788) không phải là Đô đốc Long đánh quân Thanh dịp Tết năm Kỷ Dậu(1789) như gỉa thuyết của GS Phan Huy Lê nêu từ năm 1973.Như vậy cả 2 ông Phan Huy Lê và nhóm nhà khoa học,tác giả các bài báo trên “Đôi thoại sử học”đều dựa vào ba di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá,chủ yếu là văn bia Tông đức thế tự bi(một trong ba di bản)nhưng đã dẫn đến 2 kết luận khác nhau về nhân vật được nêu trong các di bản.Vậy giữa 2 kết luận nêu trên ai đúng ai sai? Cần phân biệt:nghiên cứu về Đô đốc Long và nghiên cứu về Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long là thuộc 2 phạm trù nghiên cứu khác nhau.Với “Đô đốc Long”,đã sẵn có một khối lớn tư liệu lịch sử tích lũy qua hơn 2 thế kỷ còn đối với đề tài“Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long” là một giả thuyết lịch sử do GS Phan Huy Lê phát hiện qua khai thác ba di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá.đầu những năm 70.Đến năm 1999,cũng qua tiếp xúc khai thác những tư liệu lịch sử trên.ông Đỗ Văn Ninh đã nêu phản biện bác giả thuyết của GS Phan Huy Lê với việc xác minh vị Đặng Đô đốc ở Lương Xá là Đô đốc Đặng Tiến Giản,người được Nguyễn Huệ giao cầm đạo tiên phong đánh ra Thăng Long đầu năm Mậu Thân(1788)để trừng phạt phản nghich Nguyễn Hửu Chỉnh.Điều đáng lưu ý là lập luận”Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long”của GS Phan Huy Lê chỉ mới là một “giả thuyết” như chính GS đã thừa nhận qua bài “Về nhân vật Đặng Tiến Đông”đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 4 tháng 7-8/1999.Sự thật đúng là như vậy vì bất cứ ai có điều kiện tiếp xúc với các di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá đều công nhận trong cả ba di bản không có một câu chữ nào khẳng định“Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long”.Song”giả thuyết”này lại được một số cơ quan quản lý NN về khoa học xã hội(Viện Sử học,Viện Hán nôm)công nhân như “chính sử”.Nhưng đã là“giả thuyết”thì không thể loại trừ “phản biện”.Cuộc tranh luận xung quanh “Đặng Tiến Đông” hình thành 2 phía:-phía “giả thuyết”nhưng được mang danh “chính sử”công nhận “Đặng Tiến Đông và Đô đóc Long chỉ là một”-phia phản biện cho rằng:Đặng Tiến Đông phải đọc là Đặng Tiến Giản và Đặng Tiến Giản và Đô đốc Long là 2 vị Đô đốc Tây Sơn khác nhau.Ai đứng về phía “giả thuyết”thì tha hồ sử dụng các tư liệu lịch sử sẵn có về Đô đốc Long để nói về “Đặng Tiến Đông”(ví dụ về “rồng lửa”).Người đứng về phía “phản biện” không thừa nhận :”Đô đốc Đặng Tiến Đông chính là Đô Đốc Long” không có nghĩa là phía phản biện không thừa nhận sự thật về Đô đốc Long mà chỉ bác giả thuyết gán tên Đặng Tiến Đông-một cái tên không có cơ sở,với lai lịch Đô đốc Long.Do đó dể chứng minh vị Đô đốc Tây Sơn ở Lương Xá là ai,nhóm phản biện chỉ căn cứ vào ba di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá cúng là những nguyên liệu lịch sử GS Phan Huy Lê từng sử dụng để cấu tạo giả thuyết “Đô dốc Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long”.Và cũng chỉ cần khai thác ba di bản này nhóm phản biện kết luận về lai lịch sự nghiệp Đô đốc Đặng Tién Giản theo đúng nội dung các di bản...Hiện có trang web lịch sử đứng về phía “giả thuyết”(với danh nghía chính sử)giới thiệu “Đặng Tiến Đông kèm theo chú giải-tức Đặng Tiến Giản,chính là Đô đốc Long” lại còn giới thiệu toàn văn lời dịch văn bia Tông đức thế tự bi” phía phản biện sử dụng(khác về bản chất lời dịch cùng đoạn văn bia trên của GS Phan Huy Lê) là điều lẫn lộn đáng tiếc. Nghi án lịch sử “Đặng Tiến Đông” không khó xem xét kết luận vì các di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá-những nguyên liệu lịch sủ để làm căn cứ khai thác đang được lưu trữ,được biên dịch và trưng bày rộng rái cho những ai quan tâm muốn nghiên cứu.. Với trình độ kiến thức về sử học,về Hán nôm học của đội ngủ cán bộ khoa học trong các viện sử học,viện nghiên cúu Hán nôm(trực thuộc viện KHXHVN),trong Hội khoa học lịch sử…hoàn toàn có khả năng giải quyết. Hiện nay tuy chưa có kết luận cuối cùng về nghi án lịch sử này song đã có đủ bằng chứng để chứng minh sự thật lịch sử: *:Một là: tên nhân vật bằng chữ Hán chép trong Đặng gia phả ký do chính Đặng Đô đốc biên soạn cũng như đã chép trong “Sắc phong” và khắc trong văn bia “Tông đức thế tự bi” là chữ (Giản) không phải là chữ[FONT=&quot]東[/FONT](Đông). *Hai là:căn cứ lịch sử duy nhất để xác định Đặng Tiến Giản phục vụ Tây Sơn trong trận đánh nào là một đoạn văn bia Tông đức thế tự bi do Phan Huy Ích biên soạn,Ngô Thì Nhậm nhuận sắc lập năm 1797(Cảnh Thịnh năm thứ 5) trong đoạn văn bia này hai ông Phan,Ngô chép năm xảy ra trận đánh là năm Mậu Thân(tức 1788).Trong văn bia không hề có dấu hiệu nào nói đến trận đánh năm Kỷ Dậu(tức 1789). *Ba là:chính GS Phan Huy Lê cũng thừa nhận:”không tìm thấy tên Đặng Tiến Đông trong bất cứ sách sử nào chép về Tây Sơn trước năm 1793”(năm phát hiện các di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá).Song tên nhân vật”Đô đốc Đặng Giản,hậu duệ Đặng Nghĩa Huấn ở Lương Xá” được “Nguyễn Huệ giao cầm đạo tiên phong trong đạo quân do Tiết Chế Vũ Văn Nhậm chỉ huy đánh ra Thăng Long để trừng phat phản nghịch Nguyên Hửu Chỉnh” đã được chép trong cuốn Tây Sơn thuật lược (sách bằng chữ Hán xuất bản dưới triều Nguyễn,được đăng trên tạp chí Nam Phong số 148 đã được chuyên viên Hán học Viện Khảo cố Sàigòn Tạ Quang Phát dịch đăng trên tạp san Sử địa (Sàigòn)số Xuân Mậu Thân năm 1968). Ba điều trên là những bằng chứng khách quan,khoa học chứng minh giả thuyết của GS Phan Huy Lê nêu “Đô đốc Đặng Tiến Đông ở Lương Xá chính là Đô đốc Long”là không có cơ sở và kết luận của phía phản biện không phải là “giả thuyết” mà là kết luận rút ra từ thông điệp của các di bản ở Lương Xá và cũng phù hợp với thực tiễn lịch sử đã được chép trong sách sử có từ thời Tây Sơn. Nói tóm lại kết quả khai thác một cách khoa học các di bản đời Tây Sơn ở Lương xá cho thấy Đô đốc Long, một danh tướng huyền thoại của Tây Sơn,tuy lai lịch còn chưa rõ nhưng không hề dính líu đến dòng họ Đặng ở Lương Xá.Còn Đô đốc Đặng Tiến Đông và Đô đốc Đặng Tiến Giản thực chất chỉ là một người với 2 tên gọi khác nhau.Tên nhân vật đọc đúng theo di bản phải là “Đặng Tiến Giản”và Đặng Tiến Giản không phải là Đô đốc Long.. Trên đây chỉ là “lời bàn” tham gia với công luận và góp ý cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết để trả lại sự thật cho lịch sử không chỉ vì hôm nay mà cả cho mai sau. Hà Nội 12/2011
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top