Gửi các anh chị.
1. Em hiểu: Market là chợ chung chung, có thể nói như chợ quê của VN, hoặc hiểu là thị trường với nghĩa như thị trường chứng khoán, nhà đất... Tương tự mình có Super-market là siêu thị: chợ rất to, bán đủ các thứ hoa quả, văn phòng phẩm... Store là cửa hàng cụ thể, như quán tạp hóa. Shop là cửa hiệu chuyên bán một mặt hàng nào đó như quần áo, mỹ phẩm, đồ hiệu, hàng hiệu. Em hỏi: vậy đã đúng chưa? Và nếu như cửa hàng vật liệu xây dựng, được kinh doanh theo kiểu hộ gia đình, được gọi là Store (cụ thể) hay Shop (chuyên biệt một loại hàng)? Cảm ơn các anh chị. Mong phúc đáp. 2. Em hiểu: Portrait là bức họa chân dung: họa sĩ vẽ hình người. Photo là bức chụp ảnh kĩ thuật số nói chung. Picture là ảnh về thiên nhiên, cảnh vật. Image và picture thì cũng hay dùng với ảnh kĩ thuật số. Hi vọng các anh chị sẽ gợi ý giúp về cách hiểu. Trân trọng cảm ơn.
Trả lời:
Cám ơn bạn đã kiên nhẫn chờ câu trả lời. Qua nhận xét của bạn về nghĩa của những chữ market, shop, và store và trong câu hỏi số hai về chữ portrait, picture, photo, image, tôi có lời khen bạn có óc tỉ mỉ, so sánh để từ đó phân biệt những nghĩa khác nhau của những từ trông tưởng là đồng nghĩa mà có cách dùng khác nhau. Tôi đề nghị bạn tiến thêm một bước nữa: nghĩa là không ngừng ở nghĩa tiếng Việt của một từ, mà hãy xem cụm từ đó được dùng trong câu tiếng Anh thế nào.
Thí dụ như hai tiếng shop và store. Gốc chữ shop từ tiếng Anh có nghĩa là cửa tiệm nhỏ trong đó vật dụng được chế tạo (made or shaped) còn store là cửa tiệm trong đó chứa vật dụng.
Shop:
-Ở bên Anh, người ta ưa dùng shop hơn store, nhất là cửa tiệm bán đồ sang như exclusive shop. Khi sang tiếng Mỹ, người ta cũng dùng shop như shoe repair shop (tiệm sửa giầy), cabinet shop (tiệm đóng tủ bằng gỗ); barber shop (tiệm hớt tóc). Bên Mỹ, a shopman là một công nhân làm trong một xưởng máy workshop; còn bên Anh, a shopman là người bán hàng sau quầy.
-Trong tiếng Mỹ, a closed shop chỉ một hãng mà muốn vào làm thì phải gia-nhập nghiệp đoàn lao công trong hãng (union), hay chủ nhân phải liên-lạc với nghiệp đoàn để mướn công nhân. Còn an open shop là một công ty hay hãng không có nghiệp đoàn lao công—nhân viên có thể ở trong union hay không vẫn có thể kiếm việc trong hãng. (Shop steward=đại diện nghiệp đoàn công nhân sở tại.)
Store:
-Trong tiếng Mỹ, store là cửa tiệm mà trong tiếng Anh gọi là shop.
-Tiếng Anh dành chữ store để chỉ nhà chứa đồ như storehouse (hay warehouse), tiếng Mỹ dùng store như tiệm thuốc tây (drugstore, ngày xưa bán cà đồ tạp hoá và ice-cream chứ không phải chỉ bán thuốc tây mà thôi); store clothes=quần áo may sẵn, mua ở tiệm, thay vì may ở nhà. Ðôi khi cũng còn dùng chữ shoppe, một cách viết cổ của chữ shop. Ye Olde Candy Shop (tiệm kẹo).
Xem thêm:
Shop class="m"ôn dạy cách sử dụng dụng cụ để chế tạo hay sửa chữa
Print shop=nhà in
Workshop=xưởng máy, lớp tu nghiệp
Shopaholic=người mê mua sắm đồ
Shoplift=ăn cằp đồ trong tiệm. Shoplifter=người ăn cắp đồ trong tiệm
Go shopping=đi chợ, đi mua sắm
Shopping cart=xe đựng đồ trong supermarket
Shopping plaza=khu nhiều tiệm bách hoá
Thành ngữ:
To shop talk=nói chuyện về công viêc chuyên môn của mình mà người không ở trong nghề nghe thấy chán.
Sau đây là nghĩa chữ store khác với nghĩa chữ shop: (Source: The Random House Thesaurus)
Our store of fuel is running low=Phần tích trữ nhiên liệu sắp hết.
He puts great store (faith) in her advice=Anh ta tin lời khuyên của bà ta.
Grandpa always had a store of great anecdotes=Ông nội lúc nào cũng có sẵn một kho giai thoại.
Squirrels stored (verb) nuts for the winter=Những con sóc tích trữ hạt cho mùa đông.
* Ðề nghị: Những câu hỏi của bạn và câu hỏi về những chữ portrait, image, photo, picture có thể tìm bằng cách dùng một cuốn từ điển đồng nghĩa và trái nghĩa gọi là thesaurus, vì khi ta tra nghĩa một tiếng, chẳng những ta biết được những tiếng đồng nghĩa hay trái nghĩa mà ta lại biết được chúng được dùng trong câu như thế nào. Thí dụ: The Random House Thesaurus by Jess Stein and Stuart Berg Flexner.
1. Em hiểu: Market là chợ chung chung, có thể nói như chợ quê của VN, hoặc hiểu là thị trường với nghĩa như thị trường chứng khoán, nhà đất... Tương tự mình có Super-market là siêu thị: chợ rất to, bán đủ các thứ hoa quả, văn phòng phẩm... Store là cửa hàng cụ thể, như quán tạp hóa. Shop là cửa hiệu chuyên bán một mặt hàng nào đó như quần áo, mỹ phẩm, đồ hiệu, hàng hiệu. Em hỏi: vậy đã đúng chưa? Và nếu như cửa hàng vật liệu xây dựng, được kinh doanh theo kiểu hộ gia đình, được gọi là Store (cụ thể) hay Shop (chuyên biệt một loại hàng)? Cảm ơn các anh chị. Mong phúc đáp. 2. Em hiểu: Portrait là bức họa chân dung: họa sĩ vẽ hình người. Photo là bức chụp ảnh kĩ thuật số nói chung. Picture là ảnh về thiên nhiên, cảnh vật. Image và picture thì cũng hay dùng với ảnh kĩ thuật số. Hi vọng các anh chị sẽ gợi ý giúp về cách hiểu. Trân trọng cảm ơn.
Trả lời:
Cám ơn bạn đã kiên nhẫn chờ câu trả lời. Qua nhận xét của bạn về nghĩa của những chữ market, shop, và store và trong câu hỏi số hai về chữ portrait, picture, photo, image, tôi có lời khen bạn có óc tỉ mỉ, so sánh để từ đó phân biệt những nghĩa khác nhau của những từ trông tưởng là đồng nghĩa mà có cách dùng khác nhau. Tôi đề nghị bạn tiến thêm một bước nữa: nghĩa là không ngừng ở nghĩa tiếng Việt của một từ, mà hãy xem cụm từ đó được dùng trong câu tiếng Anh thế nào.
Thí dụ như hai tiếng shop và store. Gốc chữ shop từ tiếng Anh có nghĩa là cửa tiệm nhỏ trong đó vật dụng được chế tạo (made or shaped) còn store là cửa tiệm trong đó chứa vật dụng.
Shop:
-Ở bên Anh, người ta ưa dùng shop hơn store, nhất là cửa tiệm bán đồ sang như exclusive shop. Khi sang tiếng Mỹ, người ta cũng dùng shop như shoe repair shop (tiệm sửa giầy), cabinet shop (tiệm đóng tủ bằng gỗ); barber shop (tiệm hớt tóc). Bên Mỹ, a shopman là một công nhân làm trong một xưởng máy workshop; còn bên Anh, a shopman là người bán hàng sau quầy.
-Trong tiếng Mỹ, a closed shop chỉ một hãng mà muốn vào làm thì phải gia-nhập nghiệp đoàn lao công trong hãng (union), hay chủ nhân phải liên-lạc với nghiệp đoàn để mướn công nhân. Còn an open shop là một công ty hay hãng không có nghiệp đoàn lao công—nhân viên có thể ở trong union hay không vẫn có thể kiếm việc trong hãng. (Shop steward=đại diện nghiệp đoàn công nhân sở tại.)
Store:
-Trong tiếng Mỹ, store là cửa tiệm mà trong tiếng Anh gọi là shop.
-Tiếng Anh dành chữ store để chỉ nhà chứa đồ như storehouse (hay warehouse), tiếng Mỹ dùng store như tiệm thuốc tây (drugstore, ngày xưa bán cà đồ tạp hoá và ice-cream chứ không phải chỉ bán thuốc tây mà thôi); store clothes=quần áo may sẵn, mua ở tiệm, thay vì may ở nhà. Ðôi khi cũng còn dùng chữ shoppe, một cách viết cổ của chữ shop. Ye Olde Candy Shop (tiệm kẹo).
Xem thêm:
Shop class="m"ôn dạy cách sử dụng dụng cụ để chế tạo hay sửa chữa
Print shop=nhà in
Workshop=xưởng máy, lớp tu nghiệp
Shopaholic=người mê mua sắm đồ
Shoplift=ăn cằp đồ trong tiệm. Shoplifter=người ăn cắp đồ trong tiệm
Go shopping=đi chợ, đi mua sắm
Shopping cart=xe đựng đồ trong supermarket
Shopping plaza=khu nhiều tiệm bách hoá
Thành ngữ:
To shop talk=nói chuyện về công viêc chuyên môn của mình mà người không ở trong nghề nghe thấy chán.
Sau đây là nghĩa chữ store khác với nghĩa chữ shop: (Source: The Random House Thesaurus)
Our store of fuel is running low=Phần tích trữ nhiên liệu sắp hết.
He puts great store (faith) in her advice=Anh ta tin lời khuyên của bà ta.
Grandpa always had a store of great anecdotes=Ông nội lúc nào cũng có sẵn một kho giai thoại.
Squirrels stored (verb) nuts for the winter=Những con sóc tích trữ hạt cho mùa đông.
* Ðề nghị: Những câu hỏi của bạn và câu hỏi về những chữ portrait, image, photo, picture có thể tìm bằng cách dùng một cuốn từ điển đồng nghĩa và trái nghĩa gọi là thesaurus, vì khi ta tra nghĩa một tiếng, chẳng những ta biết được những tiếng đồng nghĩa hay trái nghĩa mà ta lại biết được chúng được dùng trong câu như thế nào. Thí dụ: The Random House Thesaurus by Jess Stein and Stuart Berg Flexner.
Bài viết sưu tầm